Đề thi trắc nghiệm môn Phương pháp nghiên cứu khoa học HUB

Năm thi: 2023
Môn học: Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Trường: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Người ra đề: TS Phạm Thị Tuyết Trinh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi hết môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học
Năm thi: 2023
Môn học: Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Trường: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Người ra đề: TS Phạm Thị Tuyết Trinh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi hết môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học

Mục Lục

Tìm hiểu cấu trúc đề thi bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học với đề thi trắc nghiệm Phương pháp nghiên cứu khoa học HUB. Được thiết kế để giúp bạn làm quen và nắm vững các kỹ thuật nghiên cứu khoa học, bộ đề thi này không chỉ bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng mà còn cung cấp các đáp án chính xác để bạn dễ dàng kiểm tra và cải thiện kiến thức. Từ những khái niệm cơ bản đến các ứng dụng thực tiễn, bộ đề thi này sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc chuẩn bị cho các kỳ thi và nâng cao kỹ năng nghiên cứu của bạn. Bộ tài liệu được tổng hợp mới nhất vào năm 2023 do các giảng viên của trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp biên soạn. Tài liệu này sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp bạn ôn tập dễ dàng và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Hãy bắt đầu ôn luyện ngay hôm nay để tự tin vượt qua kỳ thi và đạt được kết quả xuất sắc!

Đề thi kết thúc học phần môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

Câu 1 Hai chức năng chính của thiết kế nghiên cứu là
A. Nhấn mạnh phương pháp nghiên cứu và đảm bảo chất lượng của các thủ tục hợp lệ, khách quan, chính xác
B. Hình thành kế hoạch và biết cách viết cơ sở lý thuyết
C. Là một phần của đề cương nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
D. Xây dựng thủ tục hay hậu cần cần thiết và đảm bảo chất lượng của các thủ tục hợp lệ, khách quan, chính xác

Câu 2 Trích dẫn (citation) là gì?
B. Ghi nhận lập luận, kết quả của các nghiên cứu liên quan.
A. Viết tên tất cả các tác giả viết cùng chủ đề.
C. Nội dung (1) (2) đều sai.
D. Tìm toàn văn một bài báo.

Câu 3 Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG về nghiên cứu khoa học?
C. Sử dụng các qui trình, phương pháp và kỹ thuật đã được kiểm định về tính hiệu lực và đáng tin cậy.
A. Được thiết kế mang tính chủ quan và thiên lệch.
B. Mang tính học thuật và hoàn toàn không thể ứng dụng trong thực tế.
D. Nội dung (1), (2) và (3) đều đúng.

Câu 4 Sự khác biệt giữa câu hỏi nghiên cứu (CHNC) và mục tiêu nghiên cứu (MTNC) là gì?
B. CHNC sử dụng từ để hỏi, MTNC sử dụng các động từ hành vi.
A. Không có sự khác biệt giữa CHNC và MTNC.
C. MTNC được phát biểu bởi nhà nghiên cứu, CHNC thì không.
D. CHNC được phát biểu bởi nhà nghiên cứu, MTNC thì không.

Câu 5 Nếu mục tiêu nghiên cứu trả lời cho câu hỏi ______ thì phạm vi nghiên cứu trả lời cho câu hỏi _____
A. “nghiên cứu vấn đề gì và như thế nào”; “nghiên cứu trên đối tượng nào và trong bao lâu”
B. “làm cái gì và trong bao lâu”; “làm sao để khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu”
C. “đạt được những cái cụ thể gì”; “để làm gì hay phục vụ cho cái gì”
D. “đối tượng khảo sát là ai”; “vì sao phải nghiên cứu”

Câu 6 Đặc điểm nào sau đây KHÔNG nói về vấn đề nghiên cứu tốt:
D. Không cần phù hợp với trình độ chuyên môn người thực hiện
A. Vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và khoa học
B. Có tính khả thi
C. Người thực hiện có đủ nguồn lực về tài chính và thời gian

Câu 7 Trong phương pháp phỏng vấn cấu trúc (structured interview)?
D. Nhà nghiên cứu hỏi một loạt các câu hỏi xác định trước theo một trật tự nhất định trong bảng câu hỏi.
A. Nội dung phỏng vấn linh hoạt.
B. Các câu hỏi phỏng vấn có thể thay đổi tùy tình huống cụ thể.
C. Trật tự phỏng vấn linh hoạt tùy hoàn cảnh.

Câu 8 Nếu anh chị trích dẫn bài luận hoặc nghiên cứu của người khác, hành động nào sau đây là KHÔNG phù hợp với đạo đức nghiên cứu (xét theo hướng dẫn của tiêu chuẩn trích dẫn APA):
C. Nếu phần trích dẫn ở dạng nguyên bản nhưng chỉ là cụm từ ngắn (ví dụ, “nghịch lý cá nhân hóa – quyền riêng tư”) thì không cần thiết phải trích dẫn tài liệu tham khảo.
A. Nếu độ dài trích dẫn vượt quá 40 từ, cần phải đặt tách riêng thành đoạn độc lập.
B. Tổng độ dài trích dẫn trong ngoặc kép không nên vượt quá 500 từ. Nếu độ dài vượt quá 500 từ, cần có sự đồng ý từ tác giả.
D. Trích dẫn trong phạm vi 40 từ, sử dụng trích dẫn tài liệu tham khảo và đặt phần trích dẫn trong dấu ngoặc kép.

Câu 9 Dữ liệu thứ cấp có ưu điểm:
B. Tiết kiệm chi phí cho nghiên cứu.
A. Dễ đánh giá được mức độ chính xác của nguồn dữ liệu.
C. Dễ đánh giá được mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.
D. Phù hợp nhất với nghiên cứu.

Câu 10 Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ:
C. Nội dung (1), (2) và (3) đều đúng.
A. Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
B. Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.
D. Luận văn, luận án và các đề tài nghiên cứu khác.

Câu 11 Lược khảo lý thuyết (literature review) giúp ích trong các vấn đề nào dưới đây:
B. Nội dung (1), (2) và (3) đều đúng.
A. Thiết kế phương pháp tiếp cận.
C. Thu thập dữ liệu.
D. Bình luận, đánh giá các nghiên cứu trước đây.

Câu 12 Cách nào hiệu quả nhất để định vị các tạp chí liên quan?
D. Tìm kiếm từ các nguồn cơ sở dữ liệu có phân loại theo ngành/lĩnh vực
A. Xem trong thư viện
B. Xem các bản tin
C. Theo dõi tài liệu tham khảo trong bài viết

Câu 13 Dữ liệu thứ cấp có ưu điểm:
B. Tiết kiệm chi phí cho nghiên cứu.
A. Đơn vị đo lường phù hợp với nghiên cứu.
C. Phù hợp nhất với nghiên cứu.
D. Mức độ nguồn dữ liệu chính xác.

Câu 14 Quá trình nghiên cứu phải chuẩn xác và không có hạn chế nào. Quá trình được thông qua và các phương thức được sử dụng phải được phản biện nghiêm túc. Đây là đặc điểm nào của nghiên cứu khoa học:
A. Tính nghiêm ngặt (Rigorous)
B. Tính phê phán (Critical)
C. Tính kiểm soát (Controlled)
D. Tính hệ thống (Systematic)

Câu 15 Nghiên cứu có mục tiêu làm sáng tỏ mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tên nào sau đây là phù hợp cho nghiên cứu?
D. Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
A. Chi tiêu chính phủ tại Việt Nam có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia này như thế nào?
B. Nghiên cứu về Việt Nam tập trung vào mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
C. Ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại tại Việt Nam.

Câu 16 Trong khoa học xã hội, các biến ngoại lai trong nghiên cứu:
A. Không thể loại bỏ nhưng kiểm soát được
B. Không tồn tại
C. Dễ dàng bị loại bỏ
D. Không thể định lượng tác động

Câu 17 Giáo sư A, người hướng dẫn nghiên cứu thí nghiệm, đột ngột yêu cầu dữ liệu từ thí nghiệm. Tuy nhiên, sinh viên B, người hỗ trợ giáo sư tiến hành thí nghiệm, phát hiện ra 3 kết quả không đo lường được. Để đảm bảo dữ liệu được báo cáo đúng hạn, B điền số ngẫu nhiên vào 3 ô kết quả. Hành vi của B:
B. Chế và làm sai lệch dữ liệu nghiên cứu (Fabricating and falsifying research data)
A. Gọi là đạo văn (Plagiarism)
C. Lặp lại dữ liệu và kết quả từ một nghiên cứu đã công bố
D. Vi phạm thủ tục thu thập dữ liệu (Inappropriate data collection procedure)

Câu 18 Bất cứ kết luận nào cũng phải dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, kết quả này là chính xác và có thể được xác nhận bởi nhà nghiên cứu và những người khác. Đây là đặc điểm nào của nghiên cứu khoa học:
B. Tính chính xác và có thể kiểm chứng (Valid and verifiable)
A. Tính nghiêm ngặt (Rigorous)
C. Tính hệ thống (Systematic)
D. Tính kiểm soát (Controlled)

Câu 19 Ưu điểm của nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional studies):
B. Thiết kế đơn giản, dễ phân tích
A. Có thể đo lường sự thay đổi
C. Có thể so sánh 2 giai đoạn khác nhau
D. Chỉ tiếp xúc với tổng thể 2 lần

Câu 20 Bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu là:
D. Tìm kiếm nguồn thông tin để xác định vị trí vấn đề.
A. Xác định mục tiêu nghiên cứu.
B. Phát triển giả thuyết nghiên cứu.
C. Tìm kiếm giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.

Câu 21 Độ lệch chuẩn của một biến là đơn vị đo lường:
C. Sự phân tán.
A. Độ lệch.
B. Xu thế.
D. Độ đối xứng.

Câu 22 Một phát biểu câu hỏi nghiên cứu tốt KHÔNG cần có đặc điểm nào sau đây?
D. Việc trả lời câu hỏi sẽ giúp đạt được mục tiêu nghiên cứu.
A. Được rút ra từ vấn đề nghiên cứu.
B. Có thể kiểm chứng được.
C. Dưới dạng một câu hỏi có thể trả lời được.

Câu 23 Lấy mẫu ngẫu nhiên là phương pháp:
D. Không có điều nào ở trên.
A. Sử dụng phán đoán của nhà nghiên cứu về khả năng của người trả lời đóng góp cho nghiên cứu.
B. Lấy mẫu từ một người, sau đó nhờ người đó giới thiệu để tiếp tục khảo sát, phỏng vấn.
C. Dựa trên sự thuận tiện trong việc tiếp cận mẫu trên tổng thể.

Câu 24 Hình thành thiết kế nghiên cứu (research design) là một bước trong giai đoạn nào của quy trình nghiên cứu:
A. Lập kế hoạch nghiên cứu
B. Thực hiện nghiên cứu
C. Nội dung (1), (2), (3) đều đúng
D. Quyết định vấn đề nghiên cứu

Câu 25 Một nghiên cứu định lượng (quantitative research) thường tập trung vào:
B. Đo lường và phân tích dữ liệu số liệu để rút ra các kết luận có thể tổng quát hóa.
A. Khám phá ý kiến, quan điểm và cảm nhận cá nhân.
C. Mô tả các hiện tượng và sự kiện thông qua các trường hợp cụ thể.
D. Xây dựng các lý thuyết mới dựa trên sự quan sát không có cấu trúc.

Câu 26 Số liệu nghiên cứu được thu thập từ dữ liệu thống kê ở địa phương hoặc từ nhật ký và lịch sử đời sống của một cộng đồng nào đó, thực hiện bởi phương pháp:
A. Sử dụng thông tin có sẵn
B. Thảo luận nhóm
C. Đối chiếu
D. Phỏng vấn sâu

Câu 27 Trong phương pháp nghiên cứu, “biến độc lập” (independent variable) là gì?
C. Biến mà nhà nghiên cứu thay đổi để quan sát sự thay đổi ở biến phụ thuộc.
A. Biến mà giá trị của nó bị ảnh hưởng bởi các biến khác.
B. Biến không thể đo lường được.
D. Biến không liên quan đến mục tiêu nghiên cứu.

Câu 28 Hình thức nghiên cứu nào sau đây thường sử dụng bảng hỏi (questionnaire) làm công cụ thu thập dữ liệu?
C. Nghiên cứu khảo sát (survey research)
A. Nghiên cứu trường hợp (case study)
B. Nghiên cứu hành động (action research)
D. Nghiên cứu điển hình (exemplary research)

Câu 29 Một nghiên cứu liên quan đến việc quan sát và ghi chép sự thay đổi hành vi của học sinh trong lớp học trong suốt một học kỳ thuộc loại hình nghiên cứu nào?
A. Nghiên cứu quan sát (observational research)
B. Nghiên cứu thí nghiệm (experimental research)
C. Nghiên cứu mô tả (descriptive research)
D. Nghiên cứu phân tích (analytical research)

Câu 30 Sự khác biệt chính giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng là gì?
B. Nghiên cứu định tính tập trung vào các ý nghĩa và hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu không số, trong khi nghiên cứu định lượng tập trung vào đo lường và phân tích dữ liệu số.
A. Nghiên cứu định tính sử dụng dữ liệu số, còn nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu mô tả.
C. Nghiên cứu định lượng thường không yêu cầu thiết kế nghiên cứu rõ ràng.
D. Nghiên cứu định tính thường sử dụng các phương pháp thí nghiệm hơn là các cuộc khảo sát.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: