1000 câu trắc nghiệm dược lý 1 – Phần 2

Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: ĐH Y HN
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên dược
Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: ĐH Y HN
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên dược

Mục Lục

1000 câu trắc nghiệm Dược lý 1 Phần 2 là một phần quan trọng của bộ tài liệu ôn tập dành cho sinh viên năm ba ngành Dược học tại các trường đại học y dược hàng đầu như Đại học Y Dược Hà Nội. Tài liệu này được biên soạn dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, một giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lý. Phần 2 tập trung vào các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến hệ tim mạch, hệ hô hấp, và các thuốc điều trị các bệnh lý phổ biến khác. Với 1000 câu hỏi được chọn lọc kỹ lưỡng, sinh viên có thể rèn luyện khả năng phân tích, ghi nhớ, và áp dụng kiến thức vào thực tế lâm sàng, chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá tài liệu này và bắt đầu ôn tập ngay nhé!

Bộ đề 1000 câu trắc nghiệm dược lý 1 – phần 2(Có đáp án) 

Câu 101: Hợp chất nào qua chuyển hóa ở pha II lại trở nên khó tan trong nước
A. Acid salisylic
B. Dextran
C. Sulfamid
D. Albumin

Câu 102: Loại phản ứng nào sẽ xảy ra trong quá trình chuyển hóa ở pha II
A. Phản ứng oxy hóa
B. Phản ứng liên hợp
C. Phản ứng khử
D. Phản ứng thủy phân

Câu 103: Chất nội sinh nào không tham gia liên hợp ở pha II
A. Acid glucuronic
B. Glutathion
C. Sulfat
D. Albumin

Câu 104: Dẫn xuất nào của Sulfanilamid sau khi chuyển qua pha II bị lắng đọng gây đái máu, vô niệu
A. Dẫn xuất acetyl hóa
B. Dẫn xuất ester hóa
C. Dẫn xuất amino hóa
D. Dẫn xuất amid hóa

Câu 105: Men G6PD là viết tắt của cụm từ nào sau đây
A. Glucose 6 phosphat dehydrogenase
B. Glycose 6 phosphat dehydrogenase
C. Glycine 6 phosphat dehydrogenase
D. Glucagon 6 phosphat dehydrogenase

Câu 106: Sử dụng probenecid cùng với kháng sinh họ beta lactam như penicillin sẽ giúp
A. Tăng chuyển hóa penicillin
B. Giảm thải trừ penicillin
C. Tăng hấp thu penicillin
D. Tăng phân phối penicillin vào mô

Câu 107: Dược lực học nghiên cứu
A. Tác dụng của thuốc lên cơ thể sống
B. Giải thích cơ chế của các tác dụng sinh hóa và sinh lý của thuốc
C. Phân tích càng đầy đủ các tác dụng cung cấp được những cơ sở cho việc dùng thuốc hợp lý
D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 108: Hai chức năng của receptor là
A. Nhận biết các phân tử thông tin (ligand)
B. Chuyển tác dụng tương hỗ giữa ligand và receptor thành một tín hiệu để gây ra được đáp ứng tế bào
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai

Câu 109: Chọn câu sai về đặc điểm receptor
A. Receptor là một thành phần đại phân tử
B. Tồn tại với một lượng giới hạn trong một số tế bào đích
C. Có thể nhận biết một cách đặc hiệu chỉ một phân tử
D. Chỉ nhận biết một cách đặc hiệu các phân tử nội sinh

Câu 110: Thành phần đại phân tử của receptor là
A. Protein
B. Lipid
C. Hydrocarbon
D. Tất cả đều đúng

Câu 111: Kết quả tương hỗ giữa phân tử thông tin gắn với receptor nhằm mục đích
A. Gây ra một tác dụng sinh học đặc hiệu
B. Đưa thuốc vào tế bào
C. Tạo sự cộng hưởng tăng tác dụng
D. Tất cả đều sai

Câu 112: Nhận biết các phân tử thông tin (hay còn gọi là ligand) bằng sự gắn đặc hiệu các phân tử này vào receptor theo các liên kết hóa học, chọn câu sai
A. Liên kết ion
B. Liên kết carbon
C. Liên kết Van – der – Waals
D. Liên kết cộng hoá trị

Câu 113: Các phân tử thông tin của receptor còn gọi là gì?
A. Ligand
B. Bigand
C. Ligrand
D. Bigrand

Câu 114: Có 2 vị trí receptor đó là
A. Trong nhân tế bào, ngoài bào tương
B. Trong nhân tế bào, ngoài màng tế bào
C. Trong tế bào chất, ngoài màng tế bào
D. Trong nhân bào tương, ngoài màng tế bào

Câu 115: Các phân tử thông tin gắn với receptor trong nhân tế bào
A. Gây ra sự sao chép các gen đặc hiệu
B. Làm sản xuất ra các phân tử trung gian
C. Gây ra sự biến tính gen
D. Tất cả đều sai

Câu 116: Các phân tử thông tin gắn với receptor ngoài màng tế bào
A. Làm sản xuất ra các phân tử nước
B. Làm sản xuất ra ATP, GTP, IP3, Mg2+, diacetyl glycerol
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 117: Chọn câu đúng về receptor nằm ngoài màng tế bào
A. Gây ra sự sao chép các gen đặc hiệu
B. Không tham gia trực tiếp vào các chương trình biểu hiện của gen
C. Đóng vai trò là người truyền tin thứ 2
D. Nằm trong các vùng điều hòa gen

Câu 118: Receptor của hormon steroid, vitamin D3 nằm ở đâu?
A. Ngoài màng tế bào
B. Trong nhân tế bào
C. Trên cảm thụ quan
D. Trên mạng lưới nội bào tương

Câu 119: Khi các phân tử thông tin gắn lên receptor trong nhân tế bào sẽ gây
A. Sản xuất ra các phân tử trung gian
B. Sản xuất các chất truyền tin thứ 2
C. Sản xuất các AMPv, GMPv, IP3, Ca2+, diacetyl glycerol
D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 120: Vai trò của chất truyền tin thứ hai, chọn câu sai
A. Gây ra một loạt phản ứng trong tế bào
B. Dẫn tới một thay đổi chuyển hóa trong tế bào
C. Luôn không có sự thay đổi về biểu hiện gen
D. Là các phân tử trung gian

Câu 121: Receptor của adrenalin, benzodiazepine nằm ở đâu
A. Nằm trên nhiễm sắc thể
B. Nằm trong nhân tế bào
C. Nằm trên màng tế bào
D. Nằm trong bào tương

Câu 122: Nhận định nào sau đây là sai
A. Thuốc gắn vào receptor của tế bào có thể không gây ra tác dụng sinh lý
B. Receptor câm là khi thuốc gắn vào mà không gây ra tác dụng gì
C. Digitalis không gắn vào gan, phổi, thận
D. Nơi tiếp nhận (acceptor) hoặc receptor câm (silent receptor) là một

Câu 123: Chọn câu đúng
A. Hai thuốc có cùng receptor, thuốc nào có ái lực cao hơn sẽ đẩy được thuốc khác ra
B. Hai thuốc có cùng receptor, thuốc nào có kích thước phân tử nhỏ hơn sẽ đẩy được thuốc khác ra
C. Hai thuốc có cùng receptor, thuốc nào có kích thước phân tử lớn hơn sẽ đẩy được thuốc khác ra
D. Hai thuốc có cùng receptor, thuốc nào có trọng lượng phân tử lớn hơn sẽ đẩy được thuốc khác ra

Câu 124: Tác động của thuốc lên receptor giống với tác động của chất nội sinh được gọi là
A. Chất đồng hành
B. Chất đồng hoạt
C. Chất đồng vận
D. Tất cả đúng

Câu 125: Receptor của thuốc có thể là
A. Protein
B. Enzym
C. Ion
D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 126: Những thuốc tác dụng không thông qua receptor như
A. MgSO4, mannitol
B. Hydroxyd nhôm, magnesi oxyd
C. Câu A, B đều đúng
D. Câu A, B đều sai

Câu 127: Tác dụng tại chỗ, chọn câu sai
A. Thuốc tác dụng ngay tại nơi thuốc tiếp xúc
B. Khi thuốc chưa được hấp thu vào máu
C. Thuốc sát khuẩn ngoài da, thuốc bọc niêm mạc đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm) là những thuốc tác dụng tại chỗ
D. Là những thuốc tác dụng ngoài da không đưa vào cơ thể

Câu 128: Tác dụng toàn thân
A. Là tác dụng xảy ra khi thuốc đã được hấp thu vào cơ quan
B. Là tác dụng xảy ra khi thuốc đã được hấp thu vào não
C. Là tác dụng xảy ra khi thuốc đã được hấp thu vào máu
D. Là tác dụng xảy ra khi thuốc đã được hấp thu vào tế bào

Câu 129: Chọn câu sai
A. Tác dụng toàn thân là tác dụng xảy ra sau khi thuốc đã được hấp thu vào máu
B. Thuốc tác dụng toàn thân có thể được hấp thu qua các đường như đường hô hấp, đường tiêu hóa hay đường tiêm
C. Tác dụng toàn thân có nghĩa là thuốc tác dụng khắp cơ thể
D. Thuốc tác dụng toàn thân: thuốc lợi tiểu, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc trị suy tim…

Câu 130: Tác dụng chính
A. Là tác dụng dùng để điều trị
B. Ví dụ Nifedipin, thuốc chẹn kênh calci dùng điều trị tăng huyết áp
C. Ví dụ Nifedipin, thuốc chẹn kênh calci gây phù chân, tụt huyết áp
D. Câu A, B đúng

Câu 131: Tác dụng phụ
A. Là tác dụng của thuốc nhưng không có ý nghĩa trong điều trị
B. Là tác dụng của thuốc nhưng ít xảy ra
C. Là tác dụng thứ phát của thuốc
D. Tất cả đều sai

Câu 132: Một trong những mục đích của phối hợp thuốc nhằm
A. Tăng tác dụng chính
B. Giảm tác dụng không mong muốn
C. Tăng tác dụng chính và giảm tác dụng không mong muốn
D. Tất cả đều sai

Câu 133: Tác dụng chọn lọc
A. Là tác dụng điều trị xảy ra hợp với chỉ định nhất
B. Là tác dụng điều trị xảy ra sớm nhất, rõ rệt nhất
C. Là tác dụng điều trị mà không có chống chỉ định
D. Là tác dụng điều trị xảy ra sớm nhất

Câu 134: Ý nghĩa của một thuốc có tác dụng chọn lọc
A. Giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn
B. Giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn
C. Giúp cho việc điều trị ít tác dụng phụ
D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 135: Thay đổi tác dụng dược lý của thuốc liên quan đến
A. Thay đổi về đặc điểm của thuốc
B. Thay đổi về đối tượng dùng thuốc
C. Câu A, B sai
D. Câu A, B đúng

Câu 136: Thay đổi cấu trúc của thuốc có thể
A. Chỉ thay đổi dược lực của thuốc
B. Luôn luôn thay đổi dược động của thuốc
C. Có thể thay đổi dược lực hoặc dược động của thuốc
D. Tất cả đều đúng

Câu 137: Chọn câu sai
A. Từ dạng thuốc có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng
B. Ngoài ra dạng thuốc còn được bào chế sao cho tiện bảo quản, vận chuyển, sử dụng
C. Cùng một hoạt chất nhưng có thể bào chế thành nhiều dạng thuốc khác nhau
D. Tất cả đều sai

Câu 138: Về trạng thái dược chất của thuốc
A. Dạng tinh thể dễ tan hơn dạng rắn vô định hình
B. Dạng rắn vô định hình dễ tan hơn dạng tinh thể
C. Hai dạng có độ tan như nhau
D. Không phụ thuộc dạng, chỉ phụ thuộc kích thước

Câu 139: Vai trò của tá dược ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của thuốc
A. Tá dược chỉ là chất độn
B. Ảnh hưởng đến độ hoà tan, khuếch tán…của thuốc
C. Tá dược làm viên thuốc to dễ dùng
D. Không câu nào đúng

Câu 140: Nhận định nào sau đây là đúng
A. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại
B. Chỉ cần giảm liều thuốc của người lớn thì thành liều của trẻ em
C. Không có sự khác biệt về dược động học ở trẻ em so với người lớn
D. Tất cả đều sai

Câu 141: Khi dùng thuốc ở trẻ em cần chú ý những đặc điểm gì trên đối tượng này
A. Hệ thần kinh chưa phát triển nên thuốc dễ thấm qua và tế bào thần kinh
B. Hệ enzym chuyển hoá thuốc, hệ thải trừ thuốc chưa phát triển
C. Tế bào chứa nhiều nước, không chịu được thuốc gây mất nước
D. Tất cả đều đúng

Câu 142: Những chú ý khi dùng thuốc ở người cao tuổi
A. Các hệ enzym đều kém hoạt động vì đã “lão hoá”
B. Các tế bào ít giữ nước nên cũng không chịu được thuốc gây mất nước
C. Phải dùng nhiều thuốc một lúc nên cần rất chú ý tương tác thuốc
D. Cả 3 ý trên đúng

Câu 143: Khi sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai cần lưu ý nhất thời điểm
A. 3 tháng đầu
B. 3 tháng giữa
C. 3 tháng cuối
D. 1 tháng cuối

Câu 144: Khi sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú cần quan tâm
A. Thuốc có thải trừ qua đường sữa hay không
B. Nếu là thuốc thải trừ qua sữa mẹ thì chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 145: Những thuốc tránh dùng trên phụ nữ cho con bú như
A. Thuốc phiện và dẫn xuất của thuốc phiện (thuốc ho, codein…)
B. Thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc chống động kinh đều gây mơ màng và li bì cho trẻ
C. Các loại corticoid, Cloramphenicol và thuốc phối hợp sulfametoxazol + trimethoprim
D. Tất cả các thuốc trên

Câu 146: ADR có nghĩa là
A. Phản ứng chính
B. Phản ứng có hại của thuốc
C. Viết tắt của từ tiếng Anh “Adverse Drug Reactions”
D. Câu B, C đúng

Câu 147: ADR xảy ra ở liều
A. Thường dùng cho người
B. Cao hơn liều thường dùng
C. Thấp hơn liều thường dùng
D. Bất kỳ liều nào

Câu 148: ADR xảy ra với tỉ lệ bao nhiêu
A. 8-30%
B. 1%
C. 2%
D. 5%

Câu 149: Vì sao benzocain, procain, sulfonamid, sulfonylurea dễ gây mẫn cảm
A. Vì thuốc có mang nhóm -CH3 ở vị trí para, sản phẩm oxy hoá sẽ dễ gắn với nhóm -SH của protein nội sinh để thành kháng nguyên
B. Vì thuốc có mang nhóm -NH2 ở vị trí para, sản phẩm oxy hoá sẽ dễ gắn với nhóm -SH của protein nội sinh để thành kháng nguyên
C. Vì thuốc có mang nhóm -SO2 ở vị trí para, sản phẩm oxy hoá sẽ dễ gắn với nhóm -SH của protein nội sinh để thành kháng nguyên
D. Không câu nào đúng

Câu 150: Vì sao thầy thuốc cần phải hỏi kỹ tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân
A. Vì phản ứng dị ứng thuốc có thể rất nặng dẫn đến tử vong
B. Vì phản ứng dị ứng không liên quan đến liều lượng thuốc dùng, số lần dùng và thường có dị ứng chéo
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 151: Người thiếu G6PD hoặc glutathion reductase dễ bị thiếu máu tan máu khi dùng các thuốc sau
A. Thuốc chống dị ứng
B. Thuốc trợ tim mạch
C. Thuốc chống trầm cảm
D. Thuốc sốt rét như Primaquin, Quinin, Pamaquin, Sulfamid, Nitrofuran

Câu 152: Người thiếu G6PD thường gặp ở
A. Nam giới, da đen
B. Nữ giới, da đen
C. Nữ giới, da trắng
D. Không phân biệt nam nữ, màu da

Câu 153: Người thiếu enzym Methemoglobin Reductase dễ bị methemoglobin khi dùng các thuốc nào sau đây
A. Sulfonylureas
B. Paracetamol, Cloramphenicol
C. Sulfamid
D. Isoniazid

Câu 154: Hiện tượng quen thuốc là gì
A. Là hiện tượng không còn dị ứng với một thuốc như trước đây
B. Là sự đáp ứng với thuốc yếu hơn hẳn so với người bình thường dùng cùng liều
C. Là độ nhạy cảm cá nhân bẩm sinh với thuốc
D. Không cần tăng liều dùng

Câu 155: Để tránh hiện tượng quen thuốc
A. Thường dùng thuốc ngắt quãng hoặc luân phiên thay đổi các nhóm thuốc
B. Ngưng dùng khi có hiện tượng quen thuốc
C. Giảm liều
D. Thay đổi đường dùng

Câu 156: Nghiện thuốc làm cho người nghiện
A. Phụ thuộc cả về tâm lý và thể chất
B. Vật vã, lăn lộn, dị cảm, vã mồ hôi, tiêu chảy khi thiếu thuốc
C. Thuốc làm thay đổi tâm lý và thể chất theo hướng xấu
D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 157: Phát biểu không đúng khi nói về thuốc ngủ:
A. Ức chế thần kinh trung ương, thuốc ngủ tạo ra giấc ngủ gần với giấc ngủ sinh lý
B. Liều thấp có tác dụng an thần, liều cao gây mê
C. Barbitarat được sử dụng nhiều hiện nay hơn so với benzodiazepin do ít tác dụng phụ
D. Benzodiazepin được sử dụng nhiều do ít gây quen thuốc và ít tác dụng phụ

Câu 158: Acid barbituric:
A. Được tạo thành từ acid malonic và amoniac
B. Là acid yếu, kém phân ly nên khó khuếch tán qua màng sinh học
C. Thay H ở C5 bằng các gốc R1 và R2, có tác dụng ức chế thần kinh trung ương
D. Câu A và C đúng

Câu 159: Liên quan cấu trúc và tác dụng của acid barbituric:
A. Không thay thế H ở C5: tác dụng yếu
B. Thay thế hai H ở C5 tác dụng yếu
C. Tác dụng ức chế thần kinh trung ương sẽ mạnh hơn khi R1 và R2 là chuỗi thẳng
D. Thay H ở C5 bằng một gốc phenyl, thuốc có tác dụng co giật

Câu 160: Phenobarbital được tạo thành khi biến đổi acid barbituric theo hướng:
A. Thay thế H ở C5 bằng một gốc phenyl
B. Thay thế H ở C5 bằng hai gốc phenyl
C. Thay hai H ở C5 bằng O và phenyl
D. Thay H ở C2 bằng O và H ở C5 bằng phenyl

Câu 161: Thay O ở C2 của acid barbituric bằng S, ta được:
A. Phenobarbital
B. Thiopental
C. Hexobarbital
D. Diazepam

Câu 162: Thuốc ngủ trong cấu tạo có chứa lưu huỳnh, tác dụng gây mê nhanh và ngắn:
A. Thiopental
B. Diazepam
C. Phenobarbital
D. Hexobarbital

Câu 157: Tác dụng dược lý của barbiturat trên thần kinh:
A. Tạo giấc ngủ giống với giấc ngủ sinh lý, không làm giảm tỷ lệ của giấc ngủ nghịch thường so với giấc ngủ sinh lý
B. Liều gây mê, ức chế tủy sống, làm giảm phản xạ đa synap
C. Barbiturat đối lập với cơn co giật do strychnin, độc tố uốn ván…
D. Câu A, B và C đúng

Câu 158: Cơ chế tác dụng của barbiturat:
A. Ức chế chức phận của hệ lưới, ngăn cản xung tác thần kinh qua các trục hệ lưới – vỏ não, ngoại biên – đồi não – vỏ não…
B. Tác dụng gián tiếp thông qua GABA, làm giảm thời lượng mở kênh Cl
C. Barbiturat có khả năng tăng cường hoặc bắt chước tác dụng ức chế synap của GABA, tuy nhiên tính chọn lọc kém các benzodiazepin
D. Câu A và C đúng

Câu 159: Tác dụng của barbiturat trên hệ hô hấp:
A. Giảm biên độ và tần số các nhịp thở
B. Hủy hoại trung tâm hô hấp, tăng đáp ứng với CO2
C. Tăng sử dụng Oxy ở não trong lúc gây mê
D. Câu A và C đúng

Câu 160: Tác dụng của barbiturat:
A. Chỉ có tác dụng ức chế thần kinh khi sử dụng liều cao
B. Gây ngủ gần với giấc ngủ sinh lý, không có tác dụng chống co giật
C. Giảm biên độ và tần số các nhịp thở, liều cao hủy hoại trung tâm hô hấp
D. Liều gây mê làm giảm lưu lượng tim và luôn gây ức chế tim

Câu 161: Tác dụng không mong muốn của phenobarbital:
A. Buồn ngủ
B. Hồng cầu to trong máu ngoại vi
C. Rung giật nhãn cầu, lo lắng, sợ hãi
D. Tất cả đúng

Câu 162: Nồng độ phenobarbital trong máu gây tử vong:
A. 10 microgam/mL
B. 30 microgam/mL
C. 60 microgam/mL
D. 80 microgam/mL

Câu 163: Ngộ độc cấp của phenobarbital không chứa triệu chứng:
A. Buồn ngủ, mất dần phản xạ
B. Đồng tử co
C. Giãn mạch dưới da, hạ thân nhiệt
D. Giảm hô hấp, giảm huyết áp

Câu 164: Cách xử trí khi ngộ độc cấp phenobarbital:
A. Đảm bảo thông khí
B. Dạ dày bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc KMnO4 0,1%
C. Uống than hoạt để hấp phụ chất độc
D. Tất cả đúng

Câu 165: Khi tăng đào thải barbiturat, không được áp dụng biện pháp này:
A. Truyền dung dịch đẳng trương, lợi tiểu thẩm thấu
B. Acid hóa huyết tương
C. Lọc ngoài thận, chạy thận nhân tạo
D. Ở những bệnh nhân có tụt huyết áp, suy vành hoặc suy tim, lọc màng bụng sẽ có hiệu quả hơn thận nhân tạo

Câu 166: Thuốc làm tăng tác dụng, tăng độc tính của phenobarbital:
A. Cortison
B. Vitamin D
C. Estrogen
D. Cimetidin

Câu 167: Thuốc giảm tác dụng khi sử dụng chung với barbiturat:
A. Vitamin D
B. Cloramphenicol
C. Cimetidin
D. Câu A và B đúng

Câu 168: Tác dụng gây ngủ của barbiturat tăng lên khi phối hợp chung với thuốc:
A. Cloramphenicol
B. Cimetidin
C. Doxycyclin
D. Câu A và B đúng

Câu 169: Tác dụng của benzodiazepin:
A. An thần giải lo âu
B. Giãn cơ
C. Chống co giật
D. Tất cả đúng

Câu 170: Benzodiazepin khác với barbiturat ở đặc điểm:
A. Không có tác dụng an thần
B. Đa số không gây mê ở liều cao
C. Không có tác dụng chống co giật
D. Không gây giãn cơ vân

Câu 171: Thuốc an thần mới ít tác dụng phụ hơn nhóm benzodiazepin:
A. Diazepam
B. Buspiron
C. Oxazepam
D. Triazolam

Câu 172: Benzodiazepin có tác dụng gây mê:
A. Diazepam
B. Midazolam
C. Flurazepam
D. Câu A và B đúng

Câu 173: Chỉ định không phải của benzodiazepin:
A. Co cơ
B. An thần
C. Chống co giật
D. Gây ngủ, tiền mê

Câu 174: Chống chỉ định của diazepam:
A. Suy hô hấp
B. Nhược cơ
C. Suy gan, vận hành máy móc
D. Tất cả đúng

Câu 175: Theo quan niệm trước đây, rượu ức chế thần kinh trung ương do:
A. Tăng khả năng gắn của GABA trên receptor GABAA
B. Ức chế khả năng mở kênh Ca2+ của glutamat
C. Làm tan ra lớp lipid của màng
D. Câu A và B đúng

Câu 176: Rượu ức chế thần kinh trung ương do:
A. Tăng khả năng gắn của GABA trên receptor GABAA
B. Ức chế khả năng mở kênh Ca2+ của glutamat
D. Câu A và B đúng

Câu 177: Rượu có tác dụng sát khuẩn tốt nhất:
A. 50°
B. 60°
C. 70°
D. 90°

Câu 178: Rượu 90° ít tính sát khuẩn hơn do:
A. Nồng độ chưa đủ để sát khuẩn
B. Không thấm sâu vào trong da do làm hẹp lỗ tiết mồ hôi
C. Không có khả năng đông protein của vi khuẩn
D. Tất cả đúng

Câu 179: Nồng độ rượu giúp hỗ trợ tốt cho việc hấp thu thức ăn:
A. 8°
B. 20°
C. 30°
D. 40°

Câu 180: Rượu không gây nên tác dụng:
A. Giãn cơ tim, phì đại tâm thất
B. Nồng độ < 10° làm giảm tiết acid dịch vị
C. Ức chế trung tâm vận mạch gây giãn mạch
D. Giãn cơ trơn

Câu 181: Dược động học của rượu:
A. Hấp thu chậm, đạt nồng độ tối đa trong máu sau 3 giờ
B. Nồng độ rượu trong mô lớn hơn nồng độ trong máu rất nhiều
C. 80% được đào thải nguyên vẹn qua phổi
D. Qua được nhau thai, 90% oxy hóa ở gan

Câu 182: Con đường chuyển hóa chính của rượu:
A. Chuyển hóa qua alcool dehydrogenase
B. Chuyển hóa qua hệ microsomal ethanol oxidizing system
C. Đào thải qua phổi
D. Câu A và C đúng

Câu 183: Ở người nghiện rượu, sự chuyển hóa rượu qua hệ nào tăng lên:
A. Chuyển hóa qua alcool dehydrogenase
B. Chuyển hóa qua hệ microsomal ethanol oxidizing system
C. Đào thải qua phổi
D. Đào thải qua mật

Câu 184: Sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của rượu:
A. Carbonic
B. Acetaldehyd
C. Acid acetic
D. Acid formic

Câu 185: Mục đích khi tiêm rượu vào dây thần kinh bị viêm:
A. Gây ngủ
B. Giảm đau
C. Sát khuẩn
D. Chống co giật

Câu 186: Chất chuyển hóa của rượu (ethanol) gây độc tính cao:
A. Carbonic
B. Acetaldehyd
C. Acid acetic
D. Acid formic

Câu 187: Khi ngộ độc mạn tính rượu, bệnh nhân sẽ có biểu hiện:
A. Loét dạ dày tá tràng
B. Táo bón, hạ huyết áp
C. Viêm dây thần kinh, rối loạn tâm thần
D. Câu A và C đúng

Câu 188: Biểu hiện run tay, viêm dây thần kinh ngoại biên ở người nghiện rượu do thiếu vitamin:
A. A
B. B1
C. B12
D. E

Câu 189: Các biện pháp điều trị ngộ độc cấp do rượu:
A. Rửa dạ dày, bổ sung kali
B. Đảm bảo thông khí
C. Truyền glucose máu
D. Tất cả đúng

Câu 190: Để làm giảm bớt các thương tổn thần kinh do rượu gây ra, có thể sử dụng:
A. Dung dịch glucose
B. Vitamin B1, B3, B9
C. Vitamin B1, B6
D. Bổ sung kali và vitamin E

Câu 191: Mục đích truyền dung dịch glucose khi ngộ độc cấp rượu:
A. Tránh hạ đường huyết và tránh tăng thể ceton máu
B. Ngăn hạ huyết áp
C. Tránh thiếu nước và muối
D. Câu B và C đúng

Câu 192: Disulfiram được dùng chữa nghiện rượu do:
A. Tăng đào thải rượu ra khỏi cơ thể
B. Ức chế aldehyd oxydase, làm tăng nồng độ acetaldehyd
C. Ức chế cyt P450, làm tăng nồng độ acid acetic nên gây độc
D. Tất cả đúng

Câu 193: Biểu hiện của người nghiện rượu sau khi uống Disulfiram 1 giờ:
A. Đỏ bừng mặt, nhức đầu dữ dội
B. Buồn nôn, nôn, ra mồ hôi
C. Tăng huyết áp và hạ đường huyết
D. Câu A và B đúng

Câu 194: Thuốc không gây biểu hiện giống disulfiram khi dùng chung với rượu ethylic:
A. Metronidazol
B. Aspirin
C. Cephalosporin
D. Gliclazid

Câu 195: Thuốc làm tăng nguy cơ tổn thương gan khi dùng chung với rượu:
A. Isoniazid
B. Paracetamol
C. Aspirin
D. Câu A và B đúng

Câu 196: Thuốc làm tăng nguy cơ loét dạ dày khi uống cùng rượu:
A. Paracetamol
B. Metformin
C. Aspirin
D. Carbamazepin

Câu 197: Rượu dùng chung với nhóm thuốc này làm tăng acid lactic máu:
A. Metformin
B. Acarbose
C. Cumarin
D. Diazepam

Câu 198: Khi ngộ độc rượu, bệnh nhân có thể bị mù do rượu có chứa:
A. Methanol
B. Ethanol
C. Ethylen glycol
D. Propanol

Câu 199: Khi ngộ độc alcol này, có thể gây acid chuyển hóa và suy thận:
A. Methanol
B. Ethanol
C. Ethylen glycol
D. Propanol

Câu 200: Thời gian thuốc ngủ benzodiazepin được tổng hợp:
A. Năm 1929
B. Năm 1945
C. Năm 1956
D. Năm 1965

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)