1000 câu trắc nghiệm dược lý 1 – Phần 3

Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý học
Trường: ĐH Y Cần Thơ
Người ra đề: PGS.TS. Lê Hoàng Oanh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên dược
Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý học
Trường: ĐH Y Cần Thơ
Người ra đề: PGS.TS. Lê Hoàng Oanh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên dược

Mục Lục

1000 câu trắc nghiệm Dược lý 1 Phần 3 là phần tiếp theo trong bộ tài liệu ôn tập quan trọng dành cho sinh viên năm ba ngành Dược học tại các trường đại học y dược, nổi bật là trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tài liệu này được biên soạn bởi PGS.TS. Lê Hoàng Oanh, một giảng viên có chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực Dược lý học. Phần 3 của bộ tài liệu tập trung vào các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến thuốc điều trị các bệnh lý nội tiết, tiêu hóa, và kháng sinh. Các câu hỏi được thiết kế để giúp sinh viên nắm vững cơ chế tác dụng, cách sử dụng, chỉ định, và các tác dụng phụ của từng nhóm thuốc, đồng thời nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức trong thực tiễn. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá tài liệu này và bắt đầu ôn tập ngay nhé!

Bộ đề 1000 câu trắc nghiệm dược lý 1 phần 3 (Có đáp án)

Câu 201:Kỷ nguyên hiện đại của hóa trị liệu kháng khuẩn được bắt đầu từ việc tìm ra nhóm kháng sinh:
A. Penicillin
B. Sulfamid
C. Quinolon
D. Macrolid

Câu 202: Thời gian penicillin được tổng hợp dùng trong lâm sàng:
A. 1929
B. 1936
C. 1941
D. 1963

Câu 203: Nhóm kháng sinh do Alexander Fleming tìm ra:
A. Penicillin
B. Phenicol
C. Quinolon
D. Aminosid

Câu 204: Nhóm kháng sinh được tổng hợp nhân tạo:
A. Quinolon
B. Penicillin
C. Phenicol
D. Cephalosporin

Câu 205: Kháng sinh có bao nhiêu cơ chế tác động:
A. 2
B. 3
C. 5
D. 7

Câu 206: Kháng sinh có cơ chế tác động khác các kháng sinh còn lại:
A. Penicillin G
B. Tetracyclin
C. Amikacin
D. Cloramphenicol

Câu 207: Cơ chế tác động của Tetracyclin:
A. Ức chế tổng hợp vách tế bào
B. Gắn vào thụ thể 30S của riboxom, làm ức chế tổng hợp protein
C. Gắn vào thụ thể 50S của riboxom, làm ức chế tổng hợp protein
D. Ức chế tổng hợp acid folic

Câu 208: Kháng sinh ức chế tổng hợp acid folic:
A. Sulfamid
B. Trimethorprim
C. Doxycyclin
D. Câu A và B đúng

Câu 209: Phổ kháng khuẩn được định nghĩa:
A. Mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định, gọi là phổ kháng khuẩn
B. Tỉ lệ MBC/MIC > 4: kháng sinh diệt khuẩn
C. Tỉ lệ MBC/MIC gần bằng 1: kháng sinh kìm khuẩn
D. Tất cả đúng

Câu 210: Nhóm kháng sinh kìm khuẩn:
A. Penicillin
B. Macrolid
C. Quinolon
D. Aminosid

Câu 211: Kháng sinh ức chế tạo cầu peptid:
A. Cloramphenicol
B. Tetracyclin
C. Streptomycin
D. Amoxicillin

Câu 212: Cơ chế chung của nhóm kháng sinh β lactam:
A. Ức chế tổng hợp vách tế bào
B. Ức chế tổng hợp protein
C. Ức chế tổng hợp acid citric
D. Câu A và C đúng

Câu 213: Sự khác biệt giữa vi khuẩn gram dương và gram âm:
A. Vi khuẩn gram dương lớp peptidoglycan mỏng hơn
B. Hai loại vi khuẩn bắt màu khác nhau với thuốc nhuộm
C. Vi khuẩn gram âm có lớp lipopolysaccharid ngoài cùng
D. Câu B và C đúng

Câu 214: Penicillin ức chế tạo vách tế bào do:
A. Gắn với men transpeptidase
B. Gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom
C. Gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom
D. Cạnh tranh với PAPA

Câu 215: Dựa theo cấu trúc hóa học, kháng sinh β lactam được chia thành:
A. 3 nhóm
B. 4 nhóm
C. 5 nhóm
D. 6 nhóm

Câu 216: Cấu trúc của nhóm cephem:
A. Vùng A có 5 cạnh bảo hòa, gồm các penicilin và các chất phong toả β lactamase
B. Vùng A có 6 cạnh không bảo hòa, gồm các cephalosporin
C. Vùng A có 5 cạnh không bảo hòa, gồm các imipenem, ertapenem
D. Không có vùng A, là kháng sinh có thể tổng hợp như aztreonam

Câu 217: Cephalosporin thuộc cấu trúc nhóm:
A. Penam
B. Cephem
C. Penem
D. Monobactam

Câu 218: Kháng sinh penicillin được tìm ra bởi nhà khoa học:
A. Alexander Fleming
B. Galien
C. Louis Pasteur
D. Domagk

Câu 219: Kháng sinh penicillin G:
A. Kém bền trong môi trường acid nên sử dụng đường tiêm
B. Phổ kháng khuẩn hẹp, tác dụng chủ yếu trên gram âm
C. Thời gian bán thải ngắn, từ 30 – 60 phút
D. Câu a và c đúng

Câu 220: Sự khác biệt chủ yếu của penicillin G và V:
A. Penicillin V không dùng đường uống
B. Penicillin G kháng được penicillase
C. Penicillin G dùng đường tiêm, Penicillin V dùng được đường uống
D. Penicillin G không tác dụng được vi khuẩn gram âm, penicillin V tác dụng tốt trên gram âm

Câu 221: Đặc điểm không thuộc về penicillin G:
A. Bền trong môi trường pH = 6 – 6.5
B. Dùng đường tiêm do kém bền trong acid dịch vị
C. Tác dụng lên các vi khuẩn tiết penicillase
D. Khó thấm vào xương và não

Câu 222: Penicillin tác dụng tốt trên tụ cầu vàng:
A. Methicilin
B. Ampicillin
C. Cloxacilin
D. Câu A và C đúng

Câu 223: Kháng sinh penicillin không dùng bằng đường uống:
A. Penicillin G
B. Methicillin
C. Amoxicillin
D. Câu A và B đúng

Câu 224: Chọn câu đúng:
A. Gồm amoxicillin, ampicillin và oxacilin
B. Kháng được vi khuẩn tiết men penicillase
C. Amoxicillin hấp thu đường uống tốt hơn ampicillin
D. Tất cả đúng

Câu 225: Kháng sinh ưu tiên sử dụng trong trường hợp nhiễm trực khuẩn mủ xanh, Proteus, Enterobacter hoặc nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện:
A. Ampicillin
B. Amoxicillin
C. Ticarcilin
D. Penicillin V

Câu 226: Các cephalosporin được chia làm:
A. 3 thế hệ
B. 4 thế hệ
C. 5 thế hệ
D. 6 thế hệ

Câu 227: Cephalosporin thế hệ 1:
A. Có phổ kháng khuẩn gần với meticilin và penicilin A
B. Kháng được men cephalosporinase
C. Không tác dụng trên Salmonella, Shigella
D. Câu A và B đúng

Câu 228: Cephalosporin thế hệ 1:
A. Cefalexin
B. Cefuroxim
C. Cefexim
D. Câu A và B đúng

Câu 229: Ưu điểm của cephalosporin thế hệ 2 so với thế hệ 1:
A. Phổ mở rộng hơn trên gram âm
B. Dung nạp tốt hơn
C. Đều sử dụng đường uống do hấp thu tốt
D. Câu A và B đúng

Câu 230: Đặc điểm cephalosporin thế hệ 3:
A. Tác dụng trên gram dương tốt hơn thế hệ 1
B. Đa phần sử dụng đường uống
C. Tác dụng tốt trên chủng tiết β lactamase hơn thế hệ 1
D. Một số kháng sinh nhóm này: cefuroxim, ceftriaxon, cefotaxim

Câu 231: Cephalosporin thế hệ 4:
A. Ceftriaxon
B. Cefepim
C. Cefuroxim
D. Cefalexin

Câu 232: Cấu trúc chung của các chất ức chế β lactamase:
A. Penam
B. Cephem
C. Penem
D. Monobactam

Câu 233: Thành phần của Augmentin:
A. Amoxicillin và ampicillin
B. Ampicillin và acid clavulanic
C. Amoxicillin và acid clavulanic
D. Sulbactam và ampicillin

Câu 234: Thành phần của Unasyn:
A. Amoxicillin và ampicillin
B. Ampicillin và sulbactam
C. Ampicillin và acid clavulanic
D. Amoxicillin và acid clavulanic

Câu 235: Kháng sinh vancomycin:
A. Ức chế transglycosylase nên ngăn cản kéo dài và tạo lưới peptidoglycan
B. Đây là kháng sinh kìm khuẩn, hấp thu kém qua đường tiêu hóa
C. Chỉ diệt khuẩn Gram (+): phần lớn các tụ cầu gây bệnh, kể cả tụ cầu tiết β lactamase và không methicilin
D. Câu A và C đúng

Câu 236: Đặc tính chung của nhóm kháng sinh aminoglycosid:
A. Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa
B. Cùng cơ chế tác dụng
C. Chủ yếu dùng diệt vi khuẩn yếm khí gram âm
D. Độc tính chủ yếu trên tai và mắt

Câu 237: Kháng sinh tiêu biểu trong nhóm aminoglycosid dùng trong điều trị lao:
A. Streptomycin
B. Amikacin
C. Neltimycin
D. Erythromycin

Câu 238: Kháng sinh streptomycin:
A. Streptomycin gắn vào tiểu phần 50 S của ribosom, làm vi khuẩn đọc sai mã thông tin mARN
B. Có tác dụng kìm khuẩn mạnh
C. pH tối ưu ở 5.5 nên acid hóa nước tiểu khi điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
D. Dùng đường tiêm bắp, thuốc gây độc nhiều trên tai

Câu 239: Kháng sinh aminoglycosid ít độc tính trên tai:
A. Kanamycin
B. Amikacin
C. Neltimycin
D. Streptomycin

Câu 240: Kháng sinh aminoglycosid có hoạt tính mạnh nhất trong nhóm:
A. Kanamycin
B. Streptomycin
C. Amikacin
D. Neltimycin

Câu 241: Kháng sinh gây độc tính suy tủy và hội chứng xám:
A. Streptomycin
B. Doxycyclin
C. Cloramphenicol
D. Sulfamethoxazol

Câu 242: Kháng sinh cloramphenicol:
A. Là kháng sinh hoàn toàn tổng hợp, có tác dụng diệt khuẩn
B. Cơ chế: gắn vào tiểu phần 50 S của ribosom nên ngăn cản mARN gắn vào ribosom
C. Phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu trên vi khuẩn gram âm, tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn
D. Câu A và C đúng

Câu 243: Độc tính cloramphenicol:
A. Suy tủy loại không phụ thuộc liều: giảm huyết cầu toàn thể do suy tuỷ thực sự, tỷ lệ tử vong từ 50 – 80%
B. Hội chứng xám: gặp ở trẻ lớn hơn 6 tuổi sau khi dùng liều cao theo đường tiêm: nôn, đau bụng, tím tái, mất nước, người mềm nhũn, trụy tim mạch và chết
C. Dùng cloramphenicol liều cao trong trị bệnh thương hàn nặng, bệnh nhân dễ tử vong
D. Câu A và C đúng

Câu 244: Hiện nay, khi điều trị bệnh thương hàn nên ưu tiên sử dụng:
A. Cloramphenicol
B. Ceftriaxon
C. Ofloxacin
D. Câu B và C đúng

Câu 245: Ưu điểm của thiophenicol so với cloramphenicol:
A. Độc tính ít hơn, dễ dung nạp
B. Tác dụng mạnh hơn
C. Liều dùng thấp hơn 2 lần
D. Dùng được cho người suy thận

Câu 246: Cơ chế chung của nhóm kháng sinh tetracyclin:
A. Ức chế tổng hợp vách tế bào
B. Ức chế tổng hợp protein bằng cách gắn vào tiểu phần 30 S của ribosom
C. Ức chế tổng hợp protein bằng cách gắn vào tiểu phần 50 S của ribosom
D. Ức chế tổng hợp acid folic

Câu 247: Kháng sinh tetracyclin hấp thu tốt qua đường uống:
A. Doxycylin
B. Tetracyclin
C. Clotetracyclin
D. Oxytetracyclin

Câu 248: Đối tượng cần lưu ý khi sử dụng tetracyclin:
A. Phụ nữ mang thai
B. Trẻ < 8 tuổi
C. Người bất thường về thính giác
D. Câu A và B đúng

Câu 249: Độc tính của tetracyclin cần lưu ý:
A. Vàng răng ở trẻ nhỏ
B. Độc với gan và gây sỏi thận
C. Độc trên tai và gây tổn thương gót chân
D. Câu A và C đúng

Câu 250: Lưu ý khi sử dụng các kháng sinh nhóm tetracyclin:
A. Không sử dụng cho trẻ nhỏ do gây hội chứng xám
B. Uống nhiều nước
C. Không dùng kèm với sữa hoặc dùng kèm với antacid
D. Câu A và C đúng

Câu 251: Kháng sinh ưu tiên sử dụng cho trường hợp tiêu chảy do du lịch:
A. Amoxicillin
B. Doxycyllin
C. Sulfadoxin
D. Cloramphenicol

Câu 252: Kháng sinh đại diện cho nhóm macrolid:
A. Kanamycin
B. Erythromycin
C. Lincosamid
D. Gentamycin

Câu 253: Đặc tính của nhóm macrolid và lincosamid:
A. Tác dụng trên các chủng đã kháng penicillin và tetracyclin
B. Giữa chúng có kháng chéo do cơ chế tương tự.
C. Ít độc và dung nạp tốt.
D. Tất cả đúng

Câu 254: Kháng sinh ngăn cản sự gắn kết của tARN vào phức hợp ribosom mARN:
A. Cloramphenicol
B. Streptomycin
C. Tetracyclin
D. Amoxicillin

Câu 255: Tác dụng phụ thường gặp của nhóm macrolid:
A. Vàng răng
B. Điếc tai
C. Rối loạn tiêu hóa
D. Nhạy cảm ánh sáng

Câu 256: Kháng sinh quinolon thế hệ 1:
A. Ofloxacin
B. Ciprofloxacin
C. Acid nalidixic
D. Spiramycin

Câu 257: Điều không đúng khi nói về quinolon:
A. Đây là kháng diệt khuẩn
B. Ức chế men tháo xoắn AND gyrase
C. Đều là các acid yếu
D. Chia làm 4 thế hệ

Câu 258: Fluoroquinolon thế có tác động cân bằng trên cả 2 enzym ADN gyrase và topoisomerase IV:
A. Levofloxacin
B. Norfloxacin
C. Ofloxacin
D. Ciprofloxacin

Câu 259: Điều nào không đúng khi nói về acid nalidixic:
A. Đây là kháng sinh quinolon thế hệ 1
B. Dễ hấp thu qua đường tiêu hóa, dùng trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
C. Chỉ ức chế ADN gyrase
D. Không tác động trên vi khuẩn gram âm

Câu 260: Chỉ định của kháng sinh quinolon:
A. Bệnh lậu
B. Đau mắt hột, mụn trứng cá
C. Nhiễm khuẩn xương khớp và mô mềm
D. Câu A và C đúng

Câu 261: Nguyên nhân chính không dùng quinolon cho trẻ nhỏ:
A. Làm vàng răng
B. Tổn thương sụn
C. Gây suy tủy
D. Suy gan và điếc tai

Câu 262: Lý do fluoroquinolon dùng rộng rãi hơn các kháng sinh khác:
A. Thời gian bán thải ngắn, từ 3 – 5 giờ
B. Phổ hẹp, chủ yếu trên gram âm hiếu khí
C. Hấp thu tốt, rẻ tiền, ít tác dụng phụ
D. Tất cả đúng

Câu 263: Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn của Nitroimidazol:
A. Chọn lọc trên các vi khuẩn kỵ khí
B. Nhóm nitro của thuốc bị khử bởi các protein vận chuyển electron, tạo ra các sản phẩm độc, diệt được vi khuẩn
C. Phổ kháng khuẩn trên mọi cầu khuẩn kỵ khí, trực khuẩn kỵ khí Gram (-), trực khuẩn kỵ khí Gram (+) tạo được bào tử
D. Tất cả đúng

Câu 264: Nhóm kháng sinh được phát hiện từ phẩm nhuộm:
A. Sulfamid
B. Tetracyclin
C. Macrolid
D. Cephalosporin

Câu 265: Kháng sinh cạnh tranh với PABA, dẫn đến vi khuẩn không tổng hợp được acid folic:
A. Doxycyclin
B. Sulfadoxin
C. Streptomycin
D. Câu A và B đúng

Câu 266: Cơ chế của nhóm kháng sinh sulfamid:
A. Cạnh tranh với PABA
B. Ức chế dihydrofolat synthetase, một enzym tham gia tổng hợp acid folic
C. Ức chế tổng hợp vách tế bào
D. Câu A và B đúng

Câu 267: Điều nào sai khi nói về dược động học của các kháng sinh sulfamid:
A. Các sulfamid được hấp thu nhanh qua dạ dày và ruột nhanh nhất là sulfaguanidin
B. Khuếch tán rất dễ dàng vào các mô, vào dịch não tủy, qua được nhau thai
C. Các sản phẩm acetyl hóa rất ít tan, dễ gây tai biến khi thải trừ qua thận
D. Thải trừ chủ yếu qua thận

Câu 268: Sulfamid hấp thu nhanh và thải trừ nhanh:
A. Sulfadiazin
B. Sulfadoxin
C. Sulfaguanidin
D. Pyrimethamin

Câu 269: Sulfamid ưu tiên dùng chữa viêm ruột, viêm loét đại tràng do hấp thu rất ít:
A. Sulfaguanidin
B. Sulfamethoxazol
C. Sulfadiazin
D. Sulfacetamid

Câu 270: Sulfamid chủ yếu dùng để trị các vết thương ngoài da do ít tan trong nước:
A. Sulfaguanidin
B. Sulfadiazin
C. Sulfacetamid
D. Câu B và C đúng

Câu 271: Khắc phục tác dụng phụ của sulfamid trên thận:
A. Uống nhiều nước
B. Dùng kèm với Natri bicarbonat
C. Uống vào buổi sáng
D. Câu A và B đúng

Câu 272: Độc tính có thể gặp của sulfamid:
A. Vàng da, rối loạn tiêu hóa
B. Sỏi thận, vùi niệu
C. Thiếu máu tan máu
D. Tất cả đúng

Câu 273: Thành phần chính của Co-trimoxazol hoặc Bactrim:
A. Sulfamethoxazol và pyrimethamin
B. Sulfadoxin và pyrimethamin
C. Sulfamethoxazol và trimethoprim
D. Câu A và B đúng

Câu 274: Tỉ lệ sulfamethoxazol và trimethoprim trong các chế phẩm:
A. 100mg : 200mg
B. 110mg : 210mg
C. 400mg : 80mg
D. 320mg : 80mg

Câu 275: Điều không đúng về kháng sinh sulfamid:
A. Đây là nhóm kháng sinh kìm khuẩn
B. Sản phẩm liên hợp với acid glucuronic kém tan, dễ gây sỏi thận
C. Phổ kháng khuẩn rộng, tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc tăng do lạm dụng nhiều
D. Vi khuẩn đề kháng bằng cách thay đổi con đường chuyển hóa

Câu 276: Vi khuẩn đề kháng sulfamid bằng cách:
A. Tạo men lactamase phân hủy thuốc
B. Thay đổi điểm tác động trên màng vi khuẩn
C. Thay đổi tình thấm với sulfamid hoặc vi khuẩn không sử dụng PABA
D. Câu A và B đúng

Câu 277: Thành phần của Fansidar:
A. Sulfamethoxazol và pyrimethamin
B. Sulfadoxin và pyrimethamin
C. Sulfamethoxazol và trimethoprim
D. Câu A và B đúng

Câu 278: Chỉ định chính của Fansidar:
A. Điều trị nhiễm giun tròn đường tiêu hóa
B. Trị sốt rét
C. Trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
D. Câu A và C đúng

Câu 279: Mục đích phối hợp sulfamethoxazol và trimethoprim:
A. Tăng tác dụng diệt khuẩn
B. Mở rộng phổ tác dụng, tăng hiệu lực của kháng sinh
C. Giảm tỷ lệ đề kháng
D. Tất cả đúng

Câu 280: Nguyên tắc dùng kháng sinh:
A. Chỉ dùng khi có nhiễm khuẩn và virus
B. Dùng càng sớm càng tốt
C. Dùng đủ thời gian, khi hết sốt phải ngừng thuốc ngay
D. Tất cả đúng

Câu 281: Lưu ý khi sử dụng kháng sinh:
A. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
B. Nếu không hết sốt sau 2 ngày sử dụng, phải thay kháng sinh
C. Dùng liều thấp rồi tăng dần
D. Câu A và B đúng

Câu 282: Thời gian sử dụng kháng sinh đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ:
A. 1 – 2 ngày
B. 4 – 5 ngày
C. 7 – 10 ngày
D. Khi hết sốt phải ngừng ngay

Câu 283: Nguyên nhân thất bại trong việc dùng kháng sinh:
A. Chọn kháng sinh không đúng phổ tác dụng
B. Nồng độ kháng sinh không đủ tại chỗ nhiễm khuẩn
C. Vi khuẩn kháng thuốc
D. Tất cả đúng

Câu 284: Trường hợp đề kháng giả:
A. Vi khuẩn tiết men phân hủy kháng sinh
B. Vi khuẩn thay đổi tình thấm
C. Kháng sinh không tới được chỗ nhiễm khuẩn
D. Câu A và C đúng

Câu 285: Trường hợp đề kháng thật:
A. Vi khuẩn thay đổi con đường chuyển hóa
B. Vi khuẩn thay đổi tình thấm
C. Kháng sinh không tới được chỗ nhiễm khuẩn
D. Câu A và B đúng

Câu 286: Phối hợp kháng sinh khi:
A. Hai kháng sinh cùng họ
B. Hai kháng sinh cùng cơ chế
C. Nhiễm khuẩn nặng
D. Câu A và C đúng

Câu 287: Không phối hợp kháng sinh khi:
A. Hai kháng sinh cùng độc tính
B. Hai kháng sinh khác cơ chế
C. Nhiễm nhiều vi khuẩn cùng lúc
D. Câu A và C đúng

Câu 288: Phối hợp kháng sinh làm tăng hoạt tính:
A. Penicillin + tetracyclin
B. Chất có cấu trúc giống PABA + sulfamethoxazol
C. Amoxicillin + acid clavulanic
D. Tất cả đúng

Câu 289: Trường hợp không nên phối hợp kháng sinh:
A. Amoxicillin + acid clavulanic
B. Penicillin + tetracyclin
C. Penicillin + streptomycin
D. Trimethoprim + sulfamethoxazol

Câu 290: Nhược điểm khi phối hợp kháng sinh:
A. Làm vi khuẩn dễ kháng thuốc
B. Giảm độc tính nhưng lại tăng giá thành điều trị
C. Làm phổ kháng khuẩn thu hẹp
D. Câu A và B đúng

Câu 291: Mục đích phối hợp kháng sinh:
A. Giảm độc tính của thuốc
B. Giảm thời gian sử dụng thuốc
C. Mở rộng phổ tác dụng, tăng hiệu lực của kháng sinh
D. Tất cả đúng

Câu 292: Phối hợp kháng sinh bị xem là đối kháng:
A. Penicillin + streptomycin
B. Penicillin + tetracyclin
C. Quinolon + cloramphenicol
D. Câu B và C đúng

Câu 293: Phối hợp kháng sinh làm tăng độc tính trên thận:
A. Aminoglycosid và phenicol
B. Aminoglycosid và vancomycin
C. Aminoglycosid và sulfamid
D. Tetracyclin và penicillin

Câu 294: Kháng sinh gây độc tính nhiều trên huyết học:
A. Sulfamid và cloramphenicol
B. Sulfamid và aminoglycosid
C. Tetracyclin và quinolon
D. Penicillin và cephalosporin

Câu 295: Các yếu tố ảnh hưởng đến đường dùng kháng sinh:
A. Khả năng hấp thu thuốc bằng đường uống của bệnh nhân
B. Địa điểm nhiễm khuẩn
C. Tình khẩn cấp trong trị liệu
D. Câu A và C đúng

Câu 296: Kháng sinh an toàn cho người suy gan:
A. Aminoglycosid
B. Rifampicin
C. Cloramphenicol
D. Metronidazol

Câu 297: Kháng sinh được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai:
A. Penicillin
B. Spiramycin
C. Streptomycin
D. Câu A và B đúng

Câu 298: Kháng sinh thận trọng cho trẻ nhỏ:
A. Cefalexin
B. Ofloxacin
C. Erythromycin
D. Amoxicillin

Câu 299: Kháng sinh có hoạt tính mạnh nhất trong nhóm tetracyclin:
A. Doxycyclin
B. Tetracyclin
C. Minocyclin
D. Oxytetracyclin

Câu 300: Kháng sinh hấp thu gần như hoàn toàn khi dùng đường uống:
A. Minocyclin
B. Tetracyclin
C. Oxytetracyclin
D. Clotetracyclin

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)