1000 câu trắc nghiệm dược lý 1 – Phần 4

Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: ĐH Y Huế
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên dược
Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: ĐH Y Huế
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên dược

Mục Lục

1000 câu trắc nghiệm Dược lý 1 Phần 4 là phần cuối cùng trong bộ tài liệu ôn tập dành cho sinh viên năm ba ngành Dược học tại các trường đại học y dược như Đại học Y Dược Huế. Tài liệu này được biên soạn bởi PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng, một giảng viên uy tín và giàu kinh nghiệm trong giảng dạy Dược lý. Phần 4 tập trung vào các câu hỏi trắc nghiệm về thuốc điều trị các bệnh lý thần kinh, tâm thần, và các nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau, cùng với các dược phẩm điều trị ung thư. Các câu hỏi này giúp sinh viên củng cố kiến thức chuyên sâu, rèn luyện kỹ năng phân tích, và chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi quan trọng trong chương trình học. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá tài liệu này và bắt đầu ôn tập ngay hôm nay!

Bộ đề 1000 câu trắc nghiệm dược lý 1 – phần 4(Có đáp án) 

Câu 301: Phát biểu nào đúng với Regular insulin, ngoại trừ
A. Là tinh thể insulin kẽm hóa tan.
B. Khởi đầu tác động nhanh, thời gian tác động ngắn.
C. Tiêm truyền tĩnh mạch đặc biệt hiệu quả trong chữa trị nhiễm acid – ceton do tiểu đường.
D. Khởi đầu tác động và thời gian tác động đều dài.

Câu 302: Thời gian bán hủy của insulin trong huyết tương khoảng:
A. 5 – 6 phút ở người bình thường.
B. 15 – 30 phút ở người bình thường.
C. 1 giờ ở người bình thường.
D. Tất cả đều sai.

Câu 303: Khi nhịn đói, tụy tạng tiết khoảng:
A. 60 mcg insulin mỗi giờ
B. 50 mcg insulin mỗi giờ
C. 40 mcg insulin mỗi giờ
D. 30 mcg insulin mỗi giờ

Câu 304: Các tác nhân gây bài tiết insulin là:
A. Đường huyết tăng
B. Kích thích thần kinh phế vị
C. Enzym của dịch ruột như gastrin, pancreozymin.
D. Tất cả đều đúng

Câu 305: Tác dụng của Insulin, chọn câu sai
A. Insulin kích thích sự thu nhận và chuyển hóa glucose ở mô cơ và mô mỡ.
B. Tăng phân hủy glucid.
C. Ngăn thủy giải triglycerid và kích thích tổng hợp triglycerid.
D. Kích thích tổng hợp protid và ngăn phân hủy protid.

Câu 306: Tác dụng của Insulin trên chuyển hóa glucid:
A. Kích thích sự thu nhận và chuyển hóa glucose ở mô cơ và mô mỡ
B. Insulin giảm phân hủy glucid và tăng đồng hóa glucid
C. a, b đúng
D. a, b sai

Câu 307: Tác dụng của Insulin trên chuyển hóa lipid:
A. Giảm thủy giải triglycerid
B. Tăng tổng hợp triglycerid
C. a, b đúng
D. a, b sai

Câu 308: Insulin được chỉ định cho:
A. Bệnh nhân tiểu đường type 1
B. Bệnh nhân tiểu đường do cắt tụy
C. Bệnh nhân tiểu đường type 2 khi không còn hiệu quả với thuốc hạ đường huyết dùng đường uống
D. Tất cả đều đúng

Câu 309: Insulin được chỉ định cho những bệnh nhân sau, ngoại trừ:
A. Bệnh nhân tiểu đường do cắt tụy
B. Bệnh nhân tiểu đường type 2 còn hiệu quả với thuốc hạ đường huyết dùng đường uống
C. Bệnh nhân tiểu đường type 1
D. Bệnh nhân tiểu đường type 2 khi không còn hiệu quả với thuốc hạ đường huyết dùng đường uống

Câu 310: Tác dụng phụ khi tiêm Insulin là:
A. Nhiễm acid lactic
B. Tăng cân, phù
C. Thiếu máu
D. Teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ nơi tiêm chích

Câu 311: Điều nào sau đây không phải tác dụng phụ của Insulin:
A. Nhiễm acid lactic
B. Không insulin
C. Dị ứng insulin thường xảy ra khi dùng insulin lấy từ súc vật
D. Teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ nơi tiêm chích

Câu 312: Chọn phát biểu sai về Regular insulin:
A. Là tinh thể insulin kẽm hóa tan.
B. Là loại insulin tác động cực nhanh.
C. Được sử dụng khi nhu cầu insulin thay đổi nhanh chóng như sau khi phẫu thuật hoặc sau khi nhiễm trùng.
D. Tiêm truyền tĩnh mạch đặc biệt hiệu quả trong chữa trị nhiễm acid – ceton do tiểu đường.

Câu 313: Regular insulin:
A. Khởi đầu tác động cực nhanh
B. Khởi đầu tác động cực chậm
C. Khởi đầu tác động nhanh, thời gian tác động ngắn
D. Khởi đầu tác động chậm, thời gian tác dụng dài

Câu 314: Insulin lispro:
A. Khởi đầu tác động cực nhanh
B. Khởi đầu tác động cực chậm
C. Khởi đầu tác động nhanh, thời gian tác động ngắn
D. Khởi đầu tác động chậm, thời gian tác dụng dài

Câu 315: Chọn phát biểu đúng về Lente insulin:
A. Là hỗn hợp của 30% semilent insulin và 70% ultralent insulin.
B. Là kết hợp 2 phần tinh thể kẽm hóa tan với một phần protamin kẽm insulin.
C. Khởi đầu tác động nhanh, thời gian tác động ngắn.
D. Sự kết hợp với protamin làm chậm hấp thu insulin nên thời gian tác dụng dài.

Câu 316: Loại Insulin nào khởi đầu tác dụng nhanh nhất:
A. Ultralent insulin
B. Regular insulin
C. Lente insulin
D. Insulin lispro

Câu 317: Loại Insulin nào có thời gian tác dụng dài nhất:
A. Regular insulin
B. NPH insulin
C. Ultralent insulin
D. Insulin lispro

Câu 318: Phát biểu nào không đúng với Ultralent insulin, ngoại trừ:
A. Là tinh thể insulin kẽm rất khó tan
B. Khởi đầu tác động dài.
C. Thời gian tác động dài.
D. Thời gian tác động ngắn

Câu 319: Lente insulin thường phối hợp với loại insulin nào để đạt nồng độ tối ưu trị tiểu đường loại 1:
A. Regular insulin
B. NPH insulin
C. Ultralent insulin
D. Tất cả đều đúng

Câu 320: Chế phẩm duy nhất của Insulin dùng đường tĩnh mạch:
A. Regular insulin (Insulin kẽm tinh thể)
B. Lente insulin
C. NPH insulin
D. Tất cả đều sai

Câu 321: Thuốc trị tiểu đường nào tác dụng bằng cách kích thích tế bào β tuyến tụy tiết insulin:
A. Tolazamide
B. Gliclazide
C. Glimepiride
D. Tất cả đều đúng

Câu 322: Thuốc nào thuộc Nhóm sulfonylurea thế hệ 2:
A. Tolbutamide
B. Acetohexamide
C. Chlorpropamide
D. Glimepiride

Câu 323: Nhóm sulfonylurea chủ yếu dùng điều trị:
A. Bệnh tiểu đường type 1
B. Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em
C. Bệnh nhân tiểu đường do cắt tụy
D. Bệnh tiểu đường type 2 ở người lớn

Câu 324: Các thuốc sau thuộc nhóm sulfonylurea thế hệ 1, ngoại trừ:
A. Carbutamide
B. Acetohexamide
C. Chlorpropamide
D. Glipizide

Câu 325: Thuốc trị tiểu đường nào thuộc Nhóm biguanid:
A. Metformin
B. Chlorpropamide
C. Buformin
D. a, c đúng

Câu 326: Cơ chế tác động của nhóm Biguanid:
A. Tăng sử dụng glucose ở mô ngoại biên
B. Kích thích phân hủy glucose theo đường kỵ khí.
C. Ức chế tân tạo glucose ở gan.
D. Tất cả đều đúng

Câu 327: Thuốc trị tiểu đường nào ức chế men Alpha-glucosidase:
A. Rosiglitazon
B. Glipizide
C. Acarbose
D. Chlorpropamide

Câu 328: Khi sưng viêm hay nghẽn ruột thì không được dùng thuốc trị tiểu đường:
A. Metformin
B. Glipizide
C. Acarbose
D. Pioglitazon

Câu 329: Cơ chế tác động chính của Sulfonylurea là:
A. Kích thích tuyến tụy bài tiết insulin
B. Tăng nhạy cảm với insulin ở cơ, mô mỡ và gan
C. Thủy phân tinh bột thành monosaccharid
D. Tăng sử dụng glucose ở mô ngoại biên

Câu 330: Thuốc hạ đường huyết nào giữ nước do tăng cường tác động của ADH trên ống thận:
A. Insulin
B. Chlorpropamide
C. Tolbutamide
D. Tất cả đều sai

Câu 331: Tại sao Ultralent insulin khởi đầu tác dụng dài
A. Vì là tinh thể insulin kẽm rất khó tan
B. Vì là tinh thể insulin kẽm rất dễ tan
C. Do sự kết hợp 2 phần tinh thể kẽm hóa tan với một phần protamin kẽm insulin.
D. Vì là hỗn hợp của 30% semilent insulin (kết tủa vô định hình của insulin với kẽm) và 70% ultralent insulin (tinh thể không tan của kẽm và insulin)

Câu 332: Các thuốc nào có cùng cơ chế kích thích tiết insulin từ tế bào β của tụy tạng, ngoại trừ
A. Chlorpropamide
B. Tolbutamide
C. Acarbose
D. Gliclazide

Câu 333: Không được sử dụng Nhóm sulfonylurea trong trường hợp sau, ngoại trừ
A. Tiểu đường type 1
B. Tiểu đường type 2
C. Còi thai, cho con bú
D. Trẻ em

Câu 334: Thuốc nào dùng trị tiểu đường type 2 dạng béo mập không đáp ứng với sulfonylurea
A. Glimepiride
B. Metformin
C. Acarbose
D. Insulin

Câu 335: Độc tính nào làm hạn chế sử dụng metformin
A. Chán ăn và sụt cân
B. Miệng có vị kim loại
C. Nhiễm acid lactic
D. Buồn nôn, tiêu chảy

Câu 336: Thuốc nào dùng điều trị tiểu đường type 2 không phải insulin
A. Rosiglitazon
B. Metformin
C. Pioglitazon
D. a và c đúng

Câu 337: Thuốc trị tiểu đường nào khi sử dụng phải theo dõi chức năng gan
A. Rosiglitazon
B. Insulin
C. Acarbose
D. Chlorpropamide

Câu 338: Thuốc hạ đường huyết nào sẽ không có tác dụng trên bệnh nhân bị cắt bỏ tuyến tụy
A. Acarbose
B. Tolbutamide
C. Glimepiride
D. b, c đúng

Câu 339: Insulin U100 nghĩa là
A. Nồng độ Insulin là 100 đơn vị trong 1ml
B. Nồng độ insulin là 100mcg trong 1ml
C. Nồng độ insulin là 100mg trong 1ml
D. Tất cả đều sai

Câu 340: Thuốc nào thuộc nhóm sulfonylurea có tác dụng trị bệnh đái tháo đường do tăng cường tác động của ADH trên ống thu của thận
A. Acetohexamide
B. Tolbutamide
C. Chlorpropamide
D. Glipizide

Câu 341: Loại Insulin nào dùng tiêm truyền tĩnh mạch đặc biệt hiệu quả trong chữa trị nhiễm acid – ceton do tiểu đường
A. Lente insulin
B. Ultralent insulin
C. Regular insulin
D. Insulin lispro

Câu 342: Các thuốc trị tiểu đường nào có cùng cơ chế tác dụng với Chlorpropamide
A. Tolbutamide
B. Glipizide
C. Glyburide
D. Tất cả đều đúng

Câu 343: Tại sao Regular insulin khởi đầu tác dụng nhanh, thời gian tác động ngắn
A. Vì là tinh thể insulin kẽm rất khó tan
B. Vì là tinh thể insulin kẽm rất dễ tan
C. Do sự kết hợp 2 phần tinh thể kẽm hóa tan với một phần protamin kẽm insulin.
D. Vì là hỗn hợp của 30% semilent insulin (kết tủa vô định hình của insulin với kẽm) và 70% ultralent insulin (tinh thể không tan của kẽm và insulin)

Câu 344: Metformin được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân nào sau đây
A. Tiểu đường type 2 dạng béo mập
B. Bệnh nhân tiểu đường type 1
C. Bệnh nhân tiểu đường do cắt tụy
D. a, b đúng

Câu 345: Phát biểu nào sau đây sai về nhóm sulfonylurea
A. Tất cả sulfonylurea đều chuyển hóa ở gan và đào thải qua nước tiểu.
B. Các sulfonylurea thế hệ II có hoạt tính yếu hơn thế hệ I.
C. Tất cả đều có hiệu quả khi dùng đường uống
D. Được chỉ định cho bệnh tiểu đường type 2 ở người lớn (trẻ em không dùng).

Câu 346: Chọn câu đúng
A. Insulin bị phân hủy chủ yếu bởi gan, thận. Vì vậy không thể dùng insulin bằng đường uống.
B. Insulin bị phân hủy chủ yếu bởi gan, thận. Vì vậy có thể dùng insulin bằng đường uống
C. Insulin không bị phân hủy chủ yếu bởi gan, thận. Vì vậy thường dùng insulin bằng đường uống.
D. Insulin không bị phân hủy chủ yếu bởi gan, thận. Vì vậy không thể dùng insulin bằng đường uống

Câu 347: Trường hợp nào sau đây không có chỉ định dùng Insulin
A. Bệnh nhân tiểu đường type 1
B. Bệnh nhân tiểu đường do cắt tụy
C. Bệnh nhân tiểu đường type 2 còn hiệu quả thuốc hạ đường huyết đường uống
D. Bệnh tiểu đường type 2 ở phụ nữ có thai

Câu 348: Bệnh nhân bị hôn mê do đường huyết tăng cao nên dùng thuốc nào để cấp cứu
A. Insulin Regular tiêm tĩnh mạch
B. Metformin
C. Acarbose
D. Glimepiride

Câu 349: Các phát biểu sau đây về Insulin và bệnh đái tháo đường là đúng
A. Dùng cho tất cả các bệnh nhân tiểu đường type 1, bệnh nhân tiểu đường type 2 khi không còn hiệu quả bằng thuốc hạ đường huyết dùng đường uống.
B. Thời gian bán hủy của insulin trong huyết tương là 1 giờ ở người bình thường.
C. Trên chuyển hóa glucid: Insulin tăng phân hủy glucid và giảm đồng hóa glucid
D. Bệnh tiểu đường được định nghĩa như là một sự rối loạn chuyển hóa lipid do thiếu insulin.

Câu 350: Để cấp cứu một người đang bị hạ đường huyết thì
A. Tiêm ngay Insulin Regular tĩnh mạch
B. Cho uống ngay 1 ly nước đường hoặc 1 ly sữa
C. Cho thở Oxygen
D. Tiêm ngay Insulin lispro để có tác dụng nhanh

Câu 351: Nitrat hữu cơ làm giãn tiểu động mạch và tĩnh mạch là do
A. Làm tăng GMP vòng, GMP vòng xúc tác phản ứng tạo myosin – LC là chất gây giãn cơ trơn mạch máu.
B. Làm tăng AMP vòng, AMP vòng xúc tác phản ứng tạo myosin – LC là chất gây giãn cơ trơn mạch máu.
C. Làm tăng NO, NO xúc tác phản ứng tạo myosin – LC là chất gây giãn cơ trơn mạch máu.
D. Tất cả đều sai

Câu 352: Tác dụng của nhóm Nitrat hữu cơ, ngoại trừ
A. Giãn tiểu động mạch và tĩnh mạch nhưng chủ yếu trên động mạch
B. Không ảnh hưởng hoặc hơi tăng lưu lượng mạch vành.
C. Lâu ngày làm tăng tuần hoàn phụ ở vùng cơ tim bị thiếu máu.
D. Sự giãn tĩnh mạch làm giảm tiền gánh nên góp phần giảm tiêu thụ oxy của cơ tim.

Câu 353: Khi sử dụng thường xuyên Nitrat hữu cơ để phòng ngừa Đau Thắt Ngực do gắng sức phải lưu ý điều gì
A. Độc gan
B. Loét dạ dày tá tràng
C. Dung nạp thuốc
D. Suy hô hấp

Câu 354: Thuốc chống đau thắt ngực dạng xịt
A. Nitro glycerin
B. Amyl nitrit
C. Isosorbid dinitrat
D. Tất cả đều đúng

Câu 355: Chất chuyển hóa có hoạt tính của Nitrat có thời gian bán hủy dài (1 – 3h). Lợi dụng tính chất đó được dùng đường uống để có tác động dài hơn
A. Nitro glycerin
B. Isosorbid dinitrat
C. Isosorbid mononitrat
D. b, c đúng

Câu 356: Tác dụng phụ của nhóm Nitrat
A. Hạ huyết áp thế đứng.
B. Chứng da đỏ bừng.
C. Có thể tăng áp suất trong sọ.
D. Tất cả đều đúng

Câu 357: Nitro glycerin, amlodipin, nifedipin có chung tác dụng phụ nào
A. Hạ huyết áp thế đứng.
B. Chứng da đỏ bừng.
C. a, b đúng
D. a, b sai

Câu 358: Tác dụng của nhóm Beta – blocker trong điều trị đau thắt ngực
A. Làm giảm nhịp tim và làm giảm co bóp cơ tim nên làm giảm tiêu thụ oxygen ở cơ tim
B. Giãn động mạch và tĩnh mạch
C. Hiệu quả trong đau thắt ngực do co thắt mạch vành, đau thắt ngực Prinzmetal
D. Tăng tuần hoàn phụ ở vùng cơ tim bị thiếu máu

Câu 359: Propranolol được chỉ định trong trường hợp nào sau đây
A. Đau thắt ngực mạn tính do gắng sức
B. Đau thắt ngực do co thắt mạch vành
C. Đau thắt ngực Prinzmetal
D. Tăng huyết áp kèm suy tim

Câu 360: Tác dụng phụ nhóm Beta – blocker
A. Đỏ bừng mặt
B. Suy tim, nhịp tim chậm, ức chế nhĩ thất.
C. Hạ huyết áp tư thế
D. a, c đúng

Câu 361: Các thuốc sau đây có tác dụng ngừa đau thắt ngực trên 4 giờ, ngoại trừ
A. Nitroglycerin (uống)
B. Pentalrythritol tetranitrat
C. Nitroglycerin (thuốc mỡ)
D. Amyl nitrit

Câu 362: Các phát biểu sau đây về nhóm Beta – blocker là không đúng
A. Làm tăng tiêu thụ oxygen ở cơ tim
B. Không hiệu quả trong đau thắt ngực do co thắt mạch vành, đau thắt ngực Prinzmetal
C. Chỉ định trị đau thắt ngực mạn tính do gắng sức
D. Khi sử dụng có thể có tác dụng phụ là suy tim, nhịp tim chậm, ức chế nhĩ thất

Câu 363: Các phát biểu sau đây về nhóm Nitrat hữu cơ là không đúng
A. Sử dụng liều cao và trong thời gian dài gây dung nạp thuốc.
B. Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi cho tác động từ 6-8 giờ
C. Giãn tiểu động mạch và tĩnh mạch nên vừa giảm tiền tải vừa giảm hậu tải
D. Pentalrythritol tetranitrat là loại tác dụng dài

Câu 364: Tác dụng phụ nào không phải của nhóm Nitrat
A. Đỏ bừng mặt
B. Phản xạ nhịp nhanh
C. Sử dụng liều cao và trong thời gian dài gây dung nạp thuốc.
D. Suy tim

Câu 365: Tác dụng dược lực của nhóm ức chế kênh calci
A. Ức chế sự xâm nhập của Ca2+ vào cơ tim ở pha 2 của điện thế hoạt động nên gây giãn cơ.
B. Giãn mạch vành nên tăng cung cấp oxy cho cơ tim.
C. Giãn mạch ngoại vi nên gây giảm hậu gánh
D. Tất cả đều đúng

Câu 366: Điều nào sau đây không đúng về Nhóm dihydropyridin (DHP)
A. Tác động ưu thế trên mạch
B. Gây tim nhanh do phản xạ
C. Ở liều điều trị, nhóm này ảnh hưởng đến dẫn truyền qua nút nhĩ thất, ức chế co bóp cơ tim.
D. Gồm có: amlodipin, nifedipin, felodipin, isardipin

Câu 367: Điều nào sau đây không đúng về Nhóm Non-dihydropyridin (N-DHP)
A. Gồm có diltiazem, verapamil
B. Tác động ưu thế trên mạch
C. Làm giảm co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền tim
D. Gây nhịp tim chậm.

Câu 368: Thuốc nào sau đây hiệu quả nhất với đau thắt ngực Prinzmetal
A. Propranolol
B. Metoprolol
C. Verapamil
D. Nitrat

Câu 369: Khi sử dụng Verapamil gây các tác dụng phụ sau, ngoại trừ
A. Tim chậm, ức chế dẫn truyền nhĩ thất
B. Suy tim sung huyết
C. Phản xạ nhịp nhanh
D. Tào bón

Câu 370: Tác dụng phụ nào làm hạn chế sử dụng Nifedipin trong đau thắt ngực
A. Tim nhanh do phản xạ
B. Giảm co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền tim
C. Tào bón
D. Tất cả đều đúng

Câu 371: Chống chỉ định nào không phải của nhóm ức chế canxi
A. Suy tim
B. Block nhĩ thất độ 2 – 3
C. Suy thận
D. Hạ huyết áp nặng

Câu 372: Khi sử dụng nhóm Nhóm dihydropyridin (DHP) thường gây tác dụng phụ là
A. Nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt
B. Hạ huyết áp tư thế
C. Phù
D. Tất cả đều đúng

Câu 373: Khi sử dụng nhóm Nhóm Non-dihydropyridin (N-DHP) thường gây tác dụng phụ là
A. Nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt
B. Tim chậm, ức chế dẫn truyền nhĩ thất
C. Tăng nhịp tim do phản xạ
D. Tất cả đều đúng

Câu 374: Điều nào không đúng khi phối hợp Nitrat, β – blocker và thuốc ức chế kênh calci để trị đau thắt ngực
A. Nitrat và β – blocker để loại bỏ tác dụng phụ của nhau
B. Nhóm β – blocker sẽ loại bỏ tác dụng phụ tăng nhịp tim của thuốc ức chế calci loại N-DHP.
C. Thuốc ức chế calci và nitrat: bổ sung tác động giảm tiêu thụ oxy.
D. Thuốc ức chế calci, β – blocker và nitrat: bổ sung tác động giảm tiêu thụ oxygen.

Câu 375: Để cấp cứu bệnh nhân trong cơn đau thắt ngực thì dùng
A. Nitroglycerin uống
B. Nitroglycerin thuốc mỡ
C. Pentalrythritol tetranitrat
D. Nitroglycerin 0,4mg ngậm dưới lưỡi, lặp lại mỗi 5 phút.

Câu 376: Thuốc nào dùng trong nhồi máu cơ tim do có tác dụng làm giảm đau và giảm lo âu
A. Atenolol
B. Nadolol
C. Morphin
D. Nitrat

Câu 377: Thuốc làm tan huyết khối
A. Streptokinase
B. Urokinase
C. Heparin
D. Anistreptilase

Câu 378: Trong cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể dùng, ngoại trừ
A. Isosorbid dinitrat ngậm dưới lưỡi
B. Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi
C. Amyl nitrit
D. Verapamil

Câu 379: Thuốc trị đau thắt ngực ức chế thụ thể β-adrenergic
A. Nitroglycerin
B. Propranolol
C. Metoprolol
D. b,c đúng

Câu 380: Thuốc trị đau thắt ngực làm ức chế dòng Canxi đi vào cơ tim
A. Diltiazem
B. Nadolol
C. Anistreptilase
D. Isosorbid dinitrat

Câu 381: Các thuốc Nitrat giúp cải thiện tình trạng Đau Thắt ngực và Nhồi máu cơ tim là do
A. Làm tăng mức oxy cho cơ tim.
B. Làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim.
C. Làm phân bố lại máu có lợi cho vùng bị thiếu oxy.
D. Tất cả đều đúng

Câu 382: Tác dụng chống đau thắt ngực của Propranolol, ngoại trừ
A. Làm giảm nhịp tim và làm giảm co bóp cơ tim
B. Giảm tiêu thụ oxygen ở cơ tim
C. Giãn mạch vành
D. Tác dụng phụ gây suy tim, nhịp tim chậm

Câu 383: Thuốc nào gây nhịp tim nhanh ở liều thông thường
A. Propranolol
B. Nifedipin
C. Verapamil
D. Atenolol

Câu 384: Các thuốc trị đau thắt ngực sau đây gây tác dụng phụ hạ huyết áp tư thế đứng
A. Nitroglycerin
B. Amlodipin
C. a, b đúng
D. a, b sai

Câu 385: Điều nào đúng khi phối hợp giữa nitrat, β – blocker và thuốc ức chế kênh calci
A. β – blocker và thuốc ức chế calci để loại bỏ tác dụng phụ của nhau
B. Nhóm β – blocker sẽ loại bỏ tác dụng phụ tăng nhịp tim của thuốc ức chế calci loại DHP.
C. Nitrat và β – blocker bổ sung tác động giảm tiêu thụ oxy
D. Tất cả đều đúng

Câu 386: Để phòng ngừa cơn đau thắt ngực có thể dùng
A. Propranolol
B. Amyl nitrit (ngửi hít)
C. Nitroglycerin (ngậm dưới lưỡi)
D. b,c đúng

Câu 387: Thuốc nào dùng để điều trị người đau thắt ngực kèm suy tim
A. Propranolol
B. Diltiazem
C. Verapamil
D. Isosorbid dinitrat

Câu 388: Thuốc nào sử dụng được cho người đau thắt ngực kèm nhịp nhanh
A. Diltiazem
B. Amlodipin
C. Verapamil
D. a,c đúng

Câu 389: Tránh phối hợp Nitroglycerin với thuốc nào sau đây
A. Metoprolol
B. Nifedipin
C. Acebutolol
D. Verapamil

Câu 390: Metoprolol có thể phối hợp với các thuốc sau trong điều trị đau thắt ngực
A. Nitrat: để loại tác dụng phụ tăng nhịp tim của nhau
B. Amlodipin: để loại tác dụng phụ tăng nhịp tim của Amlodipin
C. a,b đúng
D. a, b sai

Câu 391: Anistreptilase được dùng làm thuốc trị nhồi máu cơ tim là do có tác dụng
A. Tác động trên plasminogen làm tan huyết khối
B. Giãn động mạch và tĩnh mạch
C. Giảm đau và giảm lo âu trong nhồi máu cơ tim
D. Tất cả đều đúng

Câu 392: Tác dụng nào không đúng của Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi
A. Gây giãn tiểu động mạch và tĩnh mạch
B. Làm giảm lưu lượng mạch vành
C. Gây tác dụng phụ hạ huyết áp thế đứng
D. Thời gian tác động ngắn

Câu 393: Nifedipin có các tác dụng sau, ngoại trừ
A. Tác động ưu thế trên mạch
B. Sử dụng được cho người đau thắt ngực kèm nhịp tim chậm
C. Sử dụng được cho người đau thắt ngực kèm nhịp tim nhanh
D. Làm giãn mạch vành và mạch ngoại vi

Câu 394: Phối hợp nào có thể được dùng trong điều trị đau thắt ngực
A. Verapamil và Diltiazem
B. Propranolol và Metoprolol
C. Felodipin và Isosorbid dinitrat
D. Propranolol và Felodipin

Câu 395: Thuốc nào sau đây không gây chậm nhịp
A. Verapamil
B. Diltiazem
C. Amlodipin
D. Metoprolol

Câu 396: Để tránh hiện tượng dung nạp khi dùng Nitroglycerin
A. Dùng cách khoảng ít nhất 8 giờ
B. Khởi đầu liều cao nhất
C. Dùng dạng dán
D. Tất cả đều đúng

Câu 397: Isosorbid dinitrat ngậm dưới lưỡi được sử dụng trong trường hợp nào
A. Nhịp tim nhanh
B. Suy tim
C. Tăng huyết áp cấp
D. Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim

Câu 398: Để phòng ngừa cơn đau thắt ngực xảy ra khi gắng sức thì nên dùng
A. Propranolol
B. Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi
C. Metoprolol
D. Amlodipin

Câu 399: Cách phối hợp thuốc nào giúp đạt tác dụng cao trong điều trị đau thắt ngực
A. Atenolol, Diltiazem, Verapamil
B. Atenolol, Propranolol, Isosorbid
C. Isosorbid, Atenolol, Diltiazem
D. Isosorbid, Nitroglycerin, Metoprolol

Câu 400: Khi bị nhồi máu cơ tim cấp sẽ chống chỉ định với
A. Urokinase
B. Aspirin
C. Morphin
D. Diltiazem

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)