1000 câu trắc nghiệm dược lý 1 – Phần 7

Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: Đại học Y Dược Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: Đại học Y Dược Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

1000 câu trắc nghiệm Dược lý 1 – Phần 7 là phần mở rộng cuối cùng trong chuỗi tài liệu ôn tập chuyên sâu, được thiết kế dành cho sinh viên năm ba ngành Dược học tại các trường đại học y dược như Đại học Y Dược Hà Nội. Phần này được biên soạn bởi PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, một giảng viên uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu Dược lý. Đây là phần tài liệu giúp sinh viên không chỉ củng cố kiến thức mà còn phát triển tư duy lâm sàng, chuẩn bị sẵn sàng cho các kỳ thi tốt nghiệp và thực hành nghề nghiệp. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá tài liệu này và bắt đầu ôn tập ngay hôm nay!

Bộ đề 1000 câu trắc nghiệm dược lý 1 phần 7 (Có đáp án)

Câu 601: Nêu đặc điểm của thuốc khi ở trong huyết tương:
A. Dạng gắn với protein huyết tương thì có tác dụng sinh học
B. Dạng tự do (không kết hợp) chưa có tác dụng sinh học
C. Dạng kết hợp dễ thấm qua mạch máu và có hoạt tính
D. Sự gắn kết giữa thuốc và protein huyết tương có tính thuận nghịch

Câu 602: Những yếu tố làm giảm nguy cơ nhiễm độc thuốc:
A. Phạm vi điều trị hẹp
B. Phạm vi điều trị rộng
C. Suy chức năng gan
D. Thuốc có tích lũy trong cơ thể

Câu 603: Các đặc điểm đưa thuốc vào tĩnh mạch, NGOẠI TRỪ:
A. Tác dụng nhanh
B. Tác dụng chậm
C. Phải kiểm soát chặt chẽ về liều độ
D. Thuốc phải tuyệt đối vô khuẩn

Câu 604: Các biện pháp loại trừ chất độc ra khỏi đường tiêu hóa, NGOẠI TRỪ:
A. Rửa dạ dày khi bệnh nhân chưa hôn mê
B. Gây nôn bằng kích thích vùng hầu họng
C. Rửa dạ dày khi bệnh nhân bị ngộ độc acid mạnh
D. Sau rửa dạ dày cho bệnh nhân uống than hoạt

Câu 605: Quá trình nào (tham gia) thúc đẩy hấp thu thuốc ở dạ dày, ruột ngược chiều với bậc thang nồng độ:
A. Vận chuyển tích cực
B. Lọc
C. Khuếch tán thuận lợi
D. Thẩm thấu

Câu 606: Dung dịch tanin dùng rửa dạ dày để:
A. Kết tủa các alcaloid và kim loại
B. Làm thải nhanh các loại chất độc
C. Tạo chelat với kim loại nặng
D. Hấp phụ các chất độc

Câu 607: Một vài biểu hiện của phản ứng dị ứng:
A. Khó thở, ho khạc đờm kéo dài > 15 ngày
B. Mẩn đỏ, ngứa, khó thở, hạ huyết áp
C. Mẩn đỏ, giảm thị lực, thính lực
D. Chán ăn, chậm tiêu, ợ hơi, ợ chua

Câu 608: Hiện tượng quen thuốc có các đặc điểm nào sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Số lượng receptor thuốc không có giới hạn
B. Có hại cho bản thân và xã hội
C. Do cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở microsom gan
D. Muốn tiếp tục dùng thuốc vì bị lệ thuộc

Câu 609: Đặc điểm về phía cơ thể của hấp thu thuốc ở ruột non là do:
A. Diện tích hấp thu nhỏ
B. Không có van ngang, không có nhung mao
C. Ít được tưới máu
D. Khoảng pH rộng

Câu 610: Khi tiêm bắp thịt, thuốc:
A. Được hấp thu nhanh hơn khi tiêm tĩnh mạch
B. Hấp thu chậm hơn so với tiêm dưới da
C. Không gây tai biến gì
D. Hấp thu nhanh hơn so với tiêm dưới da

Câu 611: Sự giảm đáp ứng của cơ thể đối với thuốc khi dùng nhắc lại gọi là hiện tượng:
A. Nghiện thuốc
B. Quen thuốc
C. Cảm ứng enzym
D. Độc do tích lũy thuốc

Câu 612: Nơi xảy ra các biến đổi sinh học của thuốc gồm:
A. Mô cơ
B. Mô liên kết
C. Mô mỡ
D. Gan

Câu 613: Ngộ độc thuốc nào cần toan hóa nước tiểu:
A. Ngộ độc thuốc có bản chất base yếu
B. Ngộ độc thuốc có bản chất acid yếu
C. Ngộ độc tất cả các thuốc
D. Ngộ độc thuốc bay hơi

Câu 614: Có nhiều thuốc vẫn phát huy tác dụng dược lý mà không cần gắn vào receptor như:
A. Thiazit làm tăng thải nước – muối
B. Glucose
C. Insulin làm hạ đường máu
D. Manitol làm giảm phù não

Câu 615: Thuốc vượt qua hàng rào máu não trẻ sơ sinh nhanh hơn ở người lớn, lý do:
A. Thành phần myelin cao
B. Hàng rào máu não chưa hoàn chỉnh
C. Lưu lượng máu / đơn vị thời gian não trẻ sơ sinh thấp hơn so với người lớn
D. Tỷ lệ não / trọng lượng cơ thể trẻ sơ sinh thấp hơn so với người lớn

Câu 616: Dùng than hoạt điều trị ngộ độc thuốc vì than hoạt:
A. Làm thải nhanh các loại chất độc
B. Tạo chelat với kim loại nặng
C. Kết tủa các alcaloid
D. Hấp phụ các chất độc

Câu 617: Các thuốc kháng acid (antacid) là các thuốc có tác dụng:
A. Ức chế receptor H2-histamin
B. Trung hòa HCl ở dịch dạ dày
C. Ức chế bài tiết pepsin ở dạ dày
D. Điều hòa sự bài tiết HCl và pepsin ở dạ dày

Câu 618: Các đặc điểm khi đưa thuốc qua đường uống, NGOẠI TRỪ:
A. Phụ thuộc tốc độ làm rỗng dạ dày
B. Chịu tác dụng của hệ enzym tiêu hóa
C. Thuốc vào ngay tuần hoàn chung, không qua gan
D. Không thực hiện được ở bệnh nhân bị hôn mê

Câu 619: Dung dịch nào để kiềm hóa nước tiểu trong ngộ độc thuốc cấp tính:
A. Dung dịch Natri hydrocarbonat 2,5% tiêm tĩnh mạch
B. Dung dịch Natri hydrocarbonat 5% tiêm tĩnh mạch
C. Dung dịch Natri hydrocarbonat 0,14% truyền tĩnh mạch
D. Dung dịch Natri hydrocarbonat 1,4% tiêm bắp

Câu 620: Nghiện thuốc không có các đặc điểm sau:
A. Thay đổi tâm lý, thể chất, lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc
B. Giảm chuyển hóa thuốc
C. Tìm mọi cách để có được thuốc, có hại cho bản thân và xã hội
D. Tăng chuyển hóa thuốc

Câu 621: Quen thuốc có các đặc điểm:
A. Ít phải tăng liều dùng thuốc
B. Tăng chuyển hóa thuốc
C. Không thể cai thuốc
D. Tìm mọi cách để có được thuốc, có hại cho bản thân và xã hội

Câu 622: Muốn được vận chuyển theo cách tích cực qua màng sinh học, thuốc cần:
A. Phải có nồng độ tương đương ở bề mặt màng
B. Đòi hỏi năng lượng do ATP thủy phân
C. Không cần các bơm đặc hiệu
D. Không cần năng lượng do ATP thủy phân

Câu 623: Đây là đặc điểm gì của sự vận chuyển tích cực “Mỗi carrier chỉ tạo phức với vài chất có cấu trúc đặc hiệu với nó”:
A. Tính bảo hòa
B. Tính đặc hiệu
C. Tính cạnh tranh
D. Tính ức chế

Câu 624: Đây là đặc điểm gì của sự vận chuyển tích cực “số lượng carrier có hạn”:
A. Tính bảo hòa
B. Tính đặc hiệu
C. Tính cạnh tranh
D. Tính ức chế

Câu 625: Đây là đặc điểm gì của sự vận chuyển tích cực “các thuốc có cấu trúc gần giống nhau có thể gắn cạnh tranh với một carrier, chất nào có ái lực mạnh hơn sẽ gắn được nhiều hơn”:
A. Tính bảo hòa
B. Tính đặc hiệu
C. Tính cạnh tranh
D. Tính ức chế

Câu 626: Đây là đặc điểm gì của sự vận chuyển tích cực “một số thuốc làm carrier mất khả năng gắn các thuốc khác”:
A. Tính bảo hòa
B. Tính đặc hiệu
C. Tính cạnh tranh
D. Tính ức chế

Câu 627: Amphetamin tạo tác dụng thông qua việc làm giải phóng chất gì?
A. Adrenalin
B. NO
C. Steroid
D. Histamin

Câu 628: Thời gian để thuốc đạt được nồng độ tối đa Cmax dùng để đánh giá tỷ lệ:
A. Thời gian tác động
B. Cường độ tác động
C. Tốc độ hấp thu
D. Thời gian thuốc bắt đầu có tác động

Câu 629: Chất chủ vận từng phần là gì?
A. Có ái lực với receptor nhưng hoạt tính yếu hơn chất chủ vận
B. Có ái lực từng phần tùy theo trường hợp
C. Hoàn toàn không có ái lực với receptor
D. Ít có ái lực với receptor

Câu 630: Nếu bão hòa receptor thì hoạt tính chất chủ vận từng phần như thế nào?
A. Không dự đoán được
B. Giảm
C. Tăng mạnh
D. Có tăng nhưng hoạt tính vẫn không bằng chất chủ vận

Câu 631: Chọn phát đúng khi nói về chất chuyển hóa qua gan:
A. Chất chuyển hóa là chất có độc tính
B. Chất chuyển hóa là chất có hoạt tính
C. Chất chuyển hóa hình thành từ pha 2 không có hoạt tính
D. Khi qua pha 1 thuốc ở dạng tan trong lipid trở nên phân cực

Câu 632: Trong các chất ức chế beta, chất nào là chất chủ vận từng phần trên hệ giao cảm:
A. Propranolol
B. Atenolol
C. Acebutolol
D. Timolol

Câu 633: Chất chủ vận là gì:
A. Là chất tác dụng chủ động lên receptor
B. Là chất khi tác dụng lên receptor gây ra hiệu quả giống chất nội sinh
C. Là chất quan trọng trong cơ thể
D. Là chất cạnh tranh với các chất nội sinh

Câu 634: Chất đối kháng là gì?
A. Là chất ức chế chất nội sinh gắn vào receptor
B. Là chất không gây ra tác dụng dược lý
C. Là chất chủ vận từng phần
D. Là chất làm cơ thể suy yếu

Câu 635: Pilocarpin tác động trên receptor nào:
A. M – muscarinic
B. M – cholinergic
C. M – adrenergic
D. M – noradrenergic

Câu 636: Pilocarpin là chất:
A. Chủ vận từng phần
B. Chủ vận
C. Đối kháng
D. Không phân loại được

Câu 637: d-tubocurarin tranh chấp với chất nào sau đây trên receptor N của cơ vân:
A. Acetylcholin
B. Cholinergic
C. Adrenalin
D. Myolin

Câu 638: d-tubocurarin là chất:
A. Chủ vận từng phần
B. Chủ vận
C. Đối kháng
D. Không phân loại được

Câu 639: Cơ chế tác dụng của thuốc tê thông qua kênh ion nào:
A. Kênh K+
B. Kênh Na+
C. Kênh Ca++
D. Kênh Cl-

Câu 640: Cơ chế tác dụng của thuốc an thần thông qua kênh ion nào:
A. Kênh K+
B. Kênh Na+
C. Kênh Ca++
D. Kênh Cl-

Câu 641: Novocain gây ra được tác dụng dược lý là do ức chế kênh:
A. Kênh K+
B. Kênh Na+
C. Kênh Ca++
D. Kênh Cl-

Câu 642: Benzodiazepin gây ra được tác dụng dược lý là do tăng mở kênh:
A. Kênh K+
B. Kênh Na+
C. Kênh Ca++
D. Kênh Cl-

Câu 643: Kháng sinh Sulfamid có cấu trúc gần giống với chất nào của vi khuẩn:
A. PABA
B. PAPA
C. BAPA
D. BABA

Câu 644: Khi thuốc gắn vào tế bào mà không gây ra tác dụng gì, nơi gắn thuốc được gọi là:
A. Receptor bất hoạt
B. Receptor câm
C. Receptor đơn thuần
D. Receptor biến tính

Câu 645: Receptor câm còn được gọi là:
A. Nơi tiếp nhận
B. Nơi dung nạp
C. Nơi bất hoạt
D. Nơi không tín hiệu

Câu 646: Tác dụng của atropin quan sát được trên lâm sàng là:
A. Tăng tiết dịch, giãn đồng tử, nhịp tim nhanh…
B. Khô miệng, co đồng tử, nhịp tim nhanh…
C. Khô miệng, giãn đồng tử, nhịp tim chậm…
D. Khô miệng, giãn đồng tử, nhịp tim nhanh…

Câu 647: Tác dụng của atropin quan sát được chính là tác dụng của sự thiếu vắng:
A. Acetylcholin
B. Adrenalin
C. Noradrenalin
D. Histamin

Câu 648: Phenobarbital có pKa=7.2. Nếu muốn phenobarbital ion hóa 50% thì pH nước tiểu phải là:
A. 7.2
B. <7.2
C. >7.2
D. >8

Câu 649: Các acid amin vận chuyển từ máu mẹ qua thai nhi theo phương thức vận chuyển nào?
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển tích cực
C. Vận chuyển thuận lợi
D. Vận chuyển bằng cách lọc

Câu 650: Một số thuốc tan trong lipid thường bị tích lũy rất lâu trong đâu?
A. Mô mỡ
B. Nhau thai
C. Tủy xương
D. Hạch thần kinh

Câu 651: Cho biết công thức tính liều dựa trên thể tích phân bố và nồng độ thuốc trong huyết tương?
A. D = Vd x Cp
B. D = Vd x Cp x F
C. D = Vd x Cp / F
D. D = Vd / Cp x F

Câu 652: Trong quá trình chuyển hóa thuốc, các nhóm chức sau đây (-OH, -COOH, -NH2, -SH…) được tạo ra ở pha nào:
A. Pha I
B. Pha II
C. Pha III
D. Pha IV

Câu 653: Acid amin đóng vai trò cơ chất nội sinh chủ yếu của các phản ứng ở pha II là:
A. Glycin
B. Alanine
C. Histamine
D. Globulin

Câu 654: Về di truyền, sắc dân nào có tỉ lệ acetyl hóa chậm cao nhất:
A. Người da trắng
B. Người da đen
C. Người da vàng
D. Tỉ lệ tương đương giữa các chủng tộc

Câu 655: Sự vận chuyển glucose trong cơ thể thuộc loại nào sau đây?
A. Vận chuyển bằng cách lọc
B. Vận chuyển tích cực thuận lợi
C. Vận chuyển thụ động
D. Vận chuyển tích cực thực thụ

Câu 656: Ưu điểm của việc dùng thuốc theo đường đặt dưới lưỡi:
A. Thuốc không gây dị ứng
B. Thuốc không bị chuyển hóa qua gan lần thứ nhất
C. Thuốc không bị thải trừ
D. Thuốc không bị ion hóa

Câu 657: Khi tăng pH nước tiểu thì chất nào sẽ tăng đào thải:
A. Các base yếu
B. Các acid yếu
C. Cả acid yếu, base yếu
D. Các ion kim loại nặng

Câu 658: So với dạ dày thì ruột non có lưu lượng máu như thế nào:
A. Ít hơn
B. Bằng nhau
C. Nhiều hơn
D. Tùy từng thời điểm trong ngày

Câu 659: Tổng diện tích hấp thu của ruột non có thể lên đến bao nhiêu:
A. >10 m²
B. >15 m²
C. >20 m²
D. >40 m²

Câu 660: Độ thanh thải Creatinin = 30 ml/phút có ý nghĩa gì?
A. Trong một phút có 30 ml máu được lọc qua thận
B. Trong một phút thận lọc sạch hoàn toàn 30 ml máu có chứa thuốc hoặc độc tố
C. Trong một phút thận lọc sạch hoàn toàn Creatinin ra khỏi 30 ml máu
D. Trong một phút thận lọc sạch hoàn toàn Creatinin và các chất khác ra khỏi 30 ml máu

Câu 661: So với đường uống, ưu điểm của hấp thu qua đường ngậm dưới lưỡi là:
A. Thuốc không bị dịch vị phá hủy
B. Thuốc sử dụng dễ dàng hơn
C. Hoạt chất tan ra nhanh
D. Hoạt chất chậm thải trừ

Câu 662: Vì sao calci clorid không được tiêm bắp? A. Khó hấp thu
B. Gây hoại tử cơ
C. Gây tổn thương dây thần kinh
D. Khi sử dụng bằng đường tiêm này sẽ có hiện tượng phân phối lại

Câu 663: Thông số Cmax trong dược động học có ý nghĩa gì?
A. Là cường độ tác động tối đa của thuốc
B. Là nồng độ cao nhất còn an toàn trong trị liệu
C. Là nồng độ thuốc đạt được trong máu trong quá trình hấp thu
D. Là nồng độ tối đa thuốc đạt được trong máu trong quá trình hấp thu

Câu 664: Thông số Tmax trong dược động học có ý nghĩa gì?
A. Là thời gian để thải trừ thuốc hoàn toàn ra khỏi cơ thể
B. Là thời gian tối đa để thuốc hấp thu hoàn toàn
C. Là thời gian cần để thuốc đạt được nồng độ tối đa
D. Là thời gian kết thúc quá trình dược động học

Câu 665: Phản ứng nào không thuộc pha 1 của quá trình chuyển hóa?
A. Phản ứng khử amin hóa
B. Phản ứng thủy phân
C. Phản ứng acetyl hóa
D. Phản ứng thủy phân

Câu 666: Một trong những lý do cần giảm liều thuốc ở người già là do?
A. Lượng protein máu giảm
B. Lượng protein máu tăng
C. Lượng lipid máu tăng
D. Lượng lipid máu giảm

Câu 667: Khi một thuốc làm tăng tác dụng của một thuốc khác, đó là?
A. Tác dụng hiệp đồng
B. Giải độc thuốc
C. Tương kỵ thuốc
D. Tác dụng đối kháng

Câu 668: EDTA và BAL có hiệu quả trong trường hợp nào sau đây?
A. Nhuận tràng
B. Thông tiểu
C. Giải độc kim loại nặng
D. Chống mất nước

Câu 669: Cơ chế tác dụng của EDTA và BAL?
A. Tạo dẫn chất có khả năng tan tốt trong lipid
B. Thay đổi tính pH
C. Tăng áp lực thủy tĩnh
D. Tạo phức chelat với các ion kim loại hóa trị 2

Câu 670: Các chất tác dụng dựa trên tính chất lý hóa sẽ?
A. Tác động không thông qua receptor
B. Tác động thông qua receptor
C. Tác động trung gian
D. Tác động kép

Câu 671: Các lợi tiểu thẩm thấu như manitol tác động bằng cách nào?
A. Tác động thông qua receptor
B. Tác động không thông qua receptor
C. Tác động trung gian
D. Tác động kép

Câu 672: Khi sử dụng tanin làm săn se niêm mạc ruột là tác dụng gì?
A. Tác dụng tại chỗ
B. Tác dụng tức thời
C. Tác dụng toàn thân
D. Tác dụng đặc hiệu

Câu 673: Chất đối kháng với receptor được phân chia thành mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 674: Chất đối kháng không thuận nghịch là?
A. Chất đối kháng gắn vào receptor làm biến dạng receptor trong một thời gian dài
B. Chất đối kháng gắn vào receptor làm bất hoạt receptor trong một thời gian dài
C. Chất đối kháng gắn vào receptor trong một thời gian dài
D. Chất đối kháng gắn vào receptor cố định

Câu 675: Phenoxybenzamin là chất?
A. Đối kháng thuận nghịch
B. Đối kháng không thuận nghịch
C. Đối kháng cạnh tranh
D. Đối kháng không cạnh tranh

Câu 676: Chất đối kháng không thuận nghịch có đặc điểm nào sau đây?
A. Dù có tăng liều chất chủ vận cũng không gây lại được hoạt tính của chất chủ vận
B. Khi tăng liều chất chủ vận có thể gây lại được hoạt tính của chất chủ vận
C. Hoạt tính thay đổi tùy từng trường hợp
D. Bất hoạt vĩnh viễn receptor

Câu 677: Receptor của captopril là?
A. Kênh ion
B. Enzym
C. Không có receptor chỉ tác động thông qua tính chất lý hóa
D. Các nucleotid

Câu 678: Cấu tạo của enzyme là?
A. Phospholipid
B. Protein
C. Lipid
D. Lipid và đường

Câu 679: Các ion kim loại sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các enzym?
A. Hoạt hóa enzym
B. Ức chế enzym
C. Phá hủy enzym
D. Tăng thời gian bán thải

Câu 680: Captopril và các thuốc cùng nhóm với nó tác động lên receptor là?
A. Men chuyển
B. Acetylcholin
C. Nicotinic
D. Muscarinic

Câu 681: Tác dụng của thuốc không thông qua receptor sẽ?
A. Có tính đặc hiệu
B. Có tính không đặc hiệu
C. Có tính phân lập
D. Có tính không phân lập

Câu 682: MgSO4 khi tiêm tĩnh mạch sẽ có tác dụng gì?
A. Nhuận tràng
B. Tẩy sổ
C. Chữa phù não
D. Chữa viêm phổi

Câu 683: Tác dụng chọn lọc là?
A. Tác dụng duy nhất
B. Tác dụng xảy ra sớm nhất, rõ rệt nhất
C. Tác dụng không hồi phục
D. Tác dụng có tính giảm dần theo thời gian

Câu 684: Một thuốc có tác dụng chọn lọc sẽ có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp điều trị hiệu quả hơn, tránh được tác dụng không mong muốn
B. Giúp giảm liều dùng trong ngày
C. Giúp giảm số lần dùng trong ngày
D. Giúp mở rộng phổ tác dụng

Câu 685: Liên quan đến ảnh hưởng của tá dược đến sinh khả dụng của thuốc, nhận định nào sau đây là sai?
A. Tá dược ảnh hưởng đến độ hòa tan
B. Tá dược ảnh hưởng đến độ khuếch tán
C. Tá dược chỉ là chất độn
D. Tá dược là bí mật riêng của mỗi nhà sản xuất

Câu 686: Khi thay calci sulfat bằng lactose để dập viên diphenylhydantoin sẽ gây ra kết quả gì?
A. Tăng chuyển diphenylhydantoin
B. Tăng đào thải diphenylhydantoin
C. Giảm tác dụng phụ của diphenylhydantoin
D. Ngộ độc diphenylhydantoin

Câu 687: Nguyên tắc khi sử dụng thuốc trên trẻ em?
A. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại
B. Trẻ em dùng thuốc của người lớn nhưng phải giảm liều
C. Trẻ em và người lớn có cấu tạo cơ thể hoàn toàn giống nhau
D. Trẻ em dùng thuốc dạng dung dịch

Câu 688: Phản ứng dị ứng với kháng sinh họ beta-lactam thuộc loại?
A. Phản ứng phản vệ
B. Phản ứng lành tính
C. Phản ứng dị ứng đơn thuần
D. Phản ứng quá mẫn

Câu 689: Đặc điểm tế bào thần kinh của trẻ cần lưu ý là?
A. Tế bào chứa nhiều myelin, không chịu được thuốc gây mất nước
B. Tế bào chứa nhiều nước, không chịu được thuốc gây mất nước
C. Tế bào chứa nhiều muối khoáng
D. Tế bào chứa nhiều amino acid

Câu 690: Thuốc tiêm vitamin B1 chống chỉ định với đường dùng nào sau đây?
A. Tiêm bắp thịt
B. Tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm dưới da
D. Uống

Câu 691: Phụ nữ có thai có hàm lượng protein huyết tương như thế nào?
A. Thấp hơn bình thường
B. Cao hơn bình thường
C. Không thay đổi
D. Thay đổi liên tục

Câu 692: Phản ứng dị ứng type 2 còn gọi là?
A. Phản ứng hủy tế bào
B. Phản ứng phản vệ
C. Phản ứng trung gian
D. Phản ứng chậm

Câu 693: Đặc điểm của phản ứng dị ứng thuốc?
A. Không liên quan đến liều lượng thuốc dùng
B. Có liên quan đến liều lượng thuốc dùng
C. Không có dị ứng chéo
D. Không nguy hiểm đến tính mạng

Câu 694: Dạng bào chế của kháng sinh nào gây dị ứng cao nhất?
A. Thuốc bột
B. Thuốc viên
C. Thuốc tiêm
D. Thuốc nước

Câu 695: Nhóm thuốc nào không gây tăng acid uric máu?
A. Các thuốc chống lao
B. Các thuốc lợi tiểu
C. Các thuốc hạ huyết áp
D. Các thuốc kháng sinh

Câu 696: Thuốc nào sau đây có tác dụng hạ đường huyết?
A. Chloramphenicol
B. Rifampicin
C. Amphotericin B
D. Amoxicillin

Câu 697: Quinolon có tác dụng gì?
A. Tăng tác dụng của thuốc uống hạ đường huyết
B. Giảm tác dụng của thuốc uống hạ đường huyết
C. Gây loét đường tiêu hóa
D. Gây độc với gan

Câu 698: Khi dùng Chloramphenicol liều cao kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Thiếu máu bất sản
B. Thiếu máu hồng cầu nhỏ
C. Thiếu máu hồng cầu to
D. Thiếu máu nhược sắc

Câu 699: Loại kháng sinh nào cần thận trọng khi dùng với bệnh nhân có thai hoặc cho con bú?
A. Beta-lactam
B. Aminoglycosid
C. Cephalosporin
D. Tetracyclin

Câu 700: Khi dùng thuốc kháng sinh dài ngày cần kết hợp thuốc chống nấm như?
A. Ketoconazol
B. Metronidazol
C. Nystatin
D. Griseofulvin

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)