1000 câu trắc nghiệm dược lý 1 – Phần 8

Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM.
Người ra đề: PGS.TS. Đỗ Thị Minh Nguyệt
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM.
Người ra đề: PGS.TS. Đỗ Thị Minh Nguyệt
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

1000 câu trắc nghiệm Dược lý 1 Phần 8 là phần tiếp theo trong bộ tài liệu ôn tập chuyên sâu, được thiết kế để hỗ trợ sinh viên năm ba ngành Dược học tại các trường đại học y dược hàng đầu, đặc biệt là Đại học Y Dược TP.HCM. Phần này được biên soạn bởi PGS.TS. Đỗ Thị Minh Nguyệt, một giảng viên giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy Dược lý. Đây là tài liệu giúp sinh viên nắm bắt những kiến thức mới nhất trong ngành Dược lý, nâng cao khả năng phân tích và ứng dụng vào các tình huống lâm sàng thực tế. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá tài liệu này và bắt đầu ôn tập ngay hôm nay!

Bộ đề 1000 câu trắc nghiệm dược lý 1 phần 8 (Có đáp án)

Câu 701: Mất ngủ đầu hôm là đặc điểm của mất ngủ ở lứa tuổi nào:
A. Người trẻ
B. Người trung niên
C. Người > 60 tuổi
D. Người > 80 tuổi

Câu 702: Việc lựa chọn thuốc ngủ cho người trẻ tuổi như thế nào cho phù hợp?
A. Thuốc khởi đầu tác dụng nhanh và thời gian tác động dài
B. Thuốc khởi đầu tác dụng trung bình và thời gian tác động ngắn
C. Thuốc khởi đầu tác dụng dài và thời gian tác động ngắn
D. Thuốc khởi đầu tác dụng nhanh và thời gian tác động ngắn

Câu 703: Lựa chọn tiêu chuẩn của một thuốc ngủ lý tưởng, ngoại trừ:
A. Khởi phát nhanh
B. Có khoảng điều trị hẹp
C. Không gây dung nạp và lệ thuộc thuốc
D. Dễ hiệu chỉnh liều

Câu 704: Việc sử dụng thuốc ngủ nhóm Barbiturate so với Benzodiazepin hiện nay như thế nào?
A. Thông dụng hơn
B. Ít sử dụng hơn
C. Như nhau
D. Chưa thống kê được

Câu 705: Để tổng hợp ra acid barbituric, chúng ta cần 2 chất nào sau đây?
A. Ure và acid malonic
B. Nitơ và acid malonic
C. Ure và acid benzoic
D. Ure và natri benzoat

Câu 706: Chất dẫn truyền thần kinh GABA có tác dụng gì?
A. Ức chế
B. Kích thích
C. Trung gian
D. Là nguồn năng lượng cho tế bào

Câu 707: Cơ chế tác động của GABA thông qua kênh ion nào sau đây?
A. Kênh K+
B. Kênh Na+
C. Kênh Ca++
D. Kênh Cl-

Câu 708: Barbiturat tác dụng ức chế thần kinh mạnh hơn benzodiazepin là do?
A. Tăng số lần mở kênh Cl-
B. Kéo dài thời lượng mở kênh Cl-
C. Tăng số lần mở kênh Na+
D. Kéo dài thời lượng mở kênh Na+

Câu 709: Sử dụng barbiturate gây mê sẽ có tác dụng không mong muốn nào?
A. Loạn nhịp
B. Tăng huyết áp
C. Hạ huyết áp
D. Suy thận

Câu 710: Barbiturate ảnh hưởng như thế nào đến microsom gan?
A. Cảm ứng enzym gan
B. Ức chế enzym gan
C. Không ảnh hưởng đến enzym gan
D. Tùy từng trường hợp

Câu 711: Barbiturate nào được lựa chọn để giải độc Strychnyn?
A. Phenobarbital
B. Thiopental
C. Thiobarbiturat
D. Hexobarbital

Câu 712: Ngộ độc thuốc ngủ xảy ra với liều?
A. Gấp 2-3 lần liều gây ngủ
B. Gấp 5-10 lần liều gây ngủ
C. Gấp 20 lần liều gây ngủ
D. Gấp 30 lần liều gây ngủ

Câu 713: Triệu chứng nào không xảy ra khi ngộ độc barbiturat:
A. Nhịp thở chậm
B. Hạ thân nhiệt
C. Nhịp tim nhanh
D. Giảm huyết áp

Câu 714: Loại an thần gây ngủ Seduxen có hoạt chất là gì?
A. Lorazepam
B. Diazepam
C. Flunitrazepam
D. Nitrazepam

Câu 715: Chống chỉ định thuốc an thần gây ngủ trên những đối tượng nào sau đây?
A. Lái tàu xe
B. Ngộ độc cấp rượu
C. Suy gan
D. Tất cả các đối tượng trên

Câu 716: Rượu có tác dụng kích thích tiêu hóa ở độ rượu nào?
A. 10°
B. 20°
C. 30°
D. 35°

Câu 717: Độ rượu nào gây viêm niêm mạc dạ dày?
A. 10°
B. 20°
C. 30°
D. 40°

Câu 718: Rượu gây tử vong khi nồng độ trong máu:
A. > 200 mg/dl
B. > 300 mg/dl
C. > 400 mg/dl
D. > 500 mg/dl

Câu 719: Khi bị ngộ độc rượu sẽ dẫn đến tình trạng nào sau đây?
A. Tăng đường huyết
B. Hạ đường huyết
C. Tăng Kali huyết
D. Tăng nhịp tim

Câu 720: Thuốc hỗ trợ điều trị cai rượu disulfiram:
A. Ức chế không thuận nghịch enzym ADH
B. Ức chế không thuận nghịch enzym ALDH
C. Ức chế thuận nghịch enzym ADH
D. Ức chế thuận nghịch enzym ALDH

Câu 721: Lưu ý khi dùng Disulfiram:
A. Không dùng trong trường hợp ngộ độc rượu cấp tính
B. Hiệu quả thể hiện sau khi dùng khoảng 1 ngày
C. Thuốc khó hấp thu qua đường tiêu hóa
D. Là chất cảm ứng enzym gan

Câu 722: Người dùng Disulfiram nếu có uống rượu sẽ có những biểu hiện nào sau đây, ngoại trừ?
A. Đỏ mặt
B. Nhức đầu
C. Nôn
D. Tăng huyết áp

Câu 723: Hội chứng cai rượu cấp xảy ra ở người nghiện rượu khi nào?
A. Xuất hiện 6-24 giờ sau khi ngừng uống rượu
B. Xuất hiện 24-30 giờ sau khi ngừng uống rượu
C. Xuất hiện 24-48 giờ sau khi ngừng uống rượu
D. Xuất hiện 48-72 giờ sau khi ngừng uống rượu

Câu 724: Hội chứng cai rượu cấp không bao gồm triệu chứng nào sau đây?
A. Run tay
B. Lòng bàn tay ẩm
C. Lòng bàn tay khô, nóng
D. Đau đầu

Câu 725: Cơ chế tác dụng của Naltrexon:
A. Kích thích các thụ thể morphin trên não bệnh nhân
B. Ức chế các thụ thể morphin trên não bệnh nhân
C. Làm tăng tiết morphin
D. Làm giảm tiết morphin

Câu 726: Khi dùng Disulfiram, liều dùng thay đổi như thế nào?
A. Ban đầu dùng liều thấp sau đó tăng dần
B. Ban đầu dùng liều cao sau đó giảm liều
C. Dùng một liều ổn định
D. Tăng liều nếu bệnh nhân dung nạp thuốc

Câu 727: Khi dùng Naltrexon, liều dùng thay đổi như thế nào?
A. Ban đầu dùng liều thấp sau đó tăng dần
B. Ban đầu dùng liều cao sau đó giảm liều
C. Dùng một liều ổn định
D. Tăng liều nếu bệnh nhân dung nạp thuốc

Câu 728: Để bệnh nhân thích nghi tốt khi không có rượu, thời gian tối thiểu dùng Naltrexon là:
A. 1 tháng
B. 10 tháng
C. 1 năm
D. 2 năm

Câu 729: Nhận định nào sai khi xử trí ngộ độc barbiturate:
A. Rửa dạ dày trong những trường hợp mới ngộ độc
B. Rửa dạ dày kể cả những trường hợp ngộ độc từ lâu
C. Base hóa huyết tương
D. Đảm bảo thông khí

Câu 730: Mức độ nhạy cảm với độc tính của rượu ở hai giới như thế nào?
A. Như nhau
B. Phụ nữ nhạy cảm hơn
C. Nam giới nhạy cảm hơn
D. Tùy từng độ tuổi

Câu 731: Loại rượu nào khi ngộ độc có thể dẫn đến mù?
A. Ethylic
B. Ethylen glycol
C. Methylic
D. Tất cả đều sai

Câu 732: Thời điểm dùng Naltrexol vào:
A. Buổi sáng
B. Buổi trưa
C. Buổi chiều
D. Buổi tối

Câu 733: Thuốc kháng sinh có nguồn gốc không từ vi sinh vật:
A. Neomycin
B. Metronidazol
C. Ofloxacin
D. Sulfamethoxazol

Câu 734: Cơ chế tác dụng chính của amoxicilin đối với vi khuẩn là:
A. Ức chế tiểu phần 50S của ribosom
B. Ức chế tạo vách vi khuẩn
C. Ức chế BETA – lactamase
D. Ức chế tiểu phần 30S của ribosom

Câu 735: Ngộ độc thuốc nào cần kiềm hóa nước tiểu?
A. Ngộ độc thuốc bay hơi
B. Ngộ độc thuốc có bản chất base yếu
C. Ngộ độc thuốc có bản chất acid yếu
D. Ngộ độc thuốc thải trừ chậm

Câu 736: Một trong những chống chỉ định của furosemid và acid ethacrinic là:
A. Phối hợp với các kháng sinh nhóm cyclin: tetracyclin, doxycyclin.
B. Phối hợp với các kháng sinh nhóm aminoglycosid: streptomycin, gentamicin.
C. Phối hợp với các kháng sinh nhóm 5-nitroimidazol: metronidazol, tinidazol.
D. Phối hợp với các kháng sinh nhóm β-lactam: ampicilin, amoxicilin.

Câu 737: Kháng sinh nhóm macrolid gồm:
A. Clarithromycin
B. Meticilin
C. Bacitracin
D. Paromomycin

Câu 738: Chloramphenicol có tác dụng không khuẩn:
A. Salmonella typhi và paratyphi
B. Mycobacterium leprae
C. Staphylococcus aureus
D. Plasmodium vivax

Câu 739: Kháng sinh nhóm macrolid gồm:
A. Clindamycin
B. Spiramycin
C. Ornidazol
D. Clotrimazol

Câu 740: Kháng sinh gây cảm ứng enzym oxy hóa thuốc (cytochrom P450) ở microsom gan:
A. Tyrothricin
B. Gentamicin
C. Ampicilin
D. Rifampicin

Câu 741: Khi thuốc còn đang ở trong huyết tương thì:
A. Dạng kết hợp dễ bị chuyển hóa làm mất hoạt tính
B. Dạng kết hợp không tham gia vào chuyển hóa
C. Dạng kết hợp có vai trò như một tổng kho dự trữ thuốc
D. Dạng kết hợp không bị thải trừ

Câu 742: Mục đích sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng:
A. Làm cho ổ loét chóng liền sẹo.
B. Diệt xoắn khuẩn HP.
C. Làm giảm bài tiết HCl ở dạ dày.
D. Chống bội nhiễm sau khi dùng cimetidin kéo dài.

Câu 743: Điều nào sau đây đúng khi nói về lincomycin:
A. Không qua sữa mẹ
B. Thải trừ rất ít qua mật
C. Phân phối nhiều vào xương
D. Thấm rất mạnh vào dịch não tủy

Câu 744: Kháng sinh không hấp thu khi uống:
A. Tyrothricin
B. Nitrofurantoin
C. Cefaclor
D. Ampicilin

Câu 745: Kháng sinh tạo phức chelat với ion kim loại hóa trị 2,3 là:
A. Griseofulvin, Tetracyclin
B. Tetracyclin, quinolon
C. Cloxacilin, quinolon
D. Amphotericin B, Griseofulvin

Câu 746: Cơ chế tác dụng chính của fluorquinolon đối với vi khuẩn là:
A. Ức chế tiểu phần 30S của ribosom
B. Ức chế tại vách vi khuẩn
C. Ức chế tiểu phần 50S của ribosom
D. Ức chế ADN – gyrase 

Câu 747: Phối hợp kháng sinh hợp lý là:
A. Oxacilin và amoxycilin
B. Chloramphenicol và spiramycin
C. Erythromycin và lincomycin
D. Spiramycin và metronidazol

Câu 748: Para amino benzoic acid của vi khuẩn có cấu trúc gần giống với cấu trúc của kháng sinh nào:
A. Sulfamid
B. Cloramphenicol
C. Macrolid
D. Lincomycin

Câu 749: Kháng sinh nào có phổ tương tự penicilin:
A. Roxithromycin
B. Clarithromycin
C. Spiramycin
D. Tất cả các chất trên

Câu 750: Penicilin nào kháng được trực khuẩn mủ xanh:
A. Carbenicillin
B. Ticarcillin
C. Piperacillin
D. Tất cả các chất trên 

Câu 751: Cephalosphorin nào qua được hàng rào máu não:
A. Cephalexin
B. Cephalostinin
C. Cefuroxine
D. Ceftriaxone

Câu 752: Kháng sinh không sử dụng cho phụ nữ có thai:
A. Quinolone
B. Cloramphenicol
C. Tetracyclin
D. Tất cả các chất trên 

Câu 753: Kháng sinh nào không được hấp thu bằng đường uống:
A. Nistastin
B. Amoxicillin
C. Lincomycin
D. Gentamycin

Câu 754: Penicilin bán tổng hợp có phổ kháng khuẩn rộng nhất:
A. Erythromycin
B. Gentamycin
C. Ampicillin
D. Tetracylin

Câu 755: Tác nhân nào sau đây gây bất lợi cho việc hấp thu tetracyclin:
A. Glucose
B. Sữa
C. Men vi sinh
D. Muối ăn

Câu 756: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Tetracylin làm hỏng men răng ở trẻ em
B. Thức ăn trong dạ dày làm giảm hấp thu ampicillin
C. Neomycin là aminoglycosid chỉ dùng bằng đường tiêm
D. Cloramphenicol gây hội chứng xám ở trẻ sơ sinh

Câu 757: Một thuốc có nồng độ huyết tương ban đầu là 120 mg/l và t1/2 = 3h. Hỏi sau 12h nồng độ thuốc trong máu là bao nhiêu?
A. 60 mg/l
B. 30 mg/l
C. 15 mg/l
D. 7.5 mg/l

Câu 758: Al3+ và Ca2+ ức chế hấp thu thuốc nào sau đây?
A. Ciprofloxacin
B. Metronidazol
C. Cephalexin
D. Lincomycin

Câu 759: Biết rằng thuốc được hấp thu hoàn toàn và thời gian bán thải của thuốc là 8 giờ, hỏi sau 32 giờ thì lượng thuốc còn lại trong cơ thể là bao nhiêu?
A. 250 mg
B. 150 mg
C. 75 mg
D. 31 mg

Câu 760: Khi uống tetracyclin với sữa sẽ bị ảnh hưởng gì?|
A. Tetracyclin tạo phức với canxi của sữa sẽ bị giảm hấp thu
B. Tăng hấp thu Tetracyclin
C. Tăng thải trừ Tetracyclin
D. Tăng chuyển hóa Tetracyclin

Câu 761: Lincomycin làm tăng tác dụng của Digoxin do hiện tượng nào sau đây?
A. Tiêu diệt hệ tạp khuẩn đường ruột
B. Tăng tốc độ làm rỗng dạ dày
C. Ức chế enzym chuyển hóa thuốc
D. Cạnh tranh gắn kết trên protein huyết tương

Câu 762: Bệnh nhân dị ứng với gentamycin có thể bị dị ứng với thuốc nào sau đây?
A. Streptomycin
B. Rifampicin
C. Ethambutol
D. INH

Câu 763: Tính liều kháng sinh đường uống để đạt nồng độ thuốc trong huyết tương là 3 mg/l. Vd là 8 lít/kg và sinh khả dụng là 60 %, bệnh nhân nặng 50 kg:
A. 0.4 g
B. 0.5 g
C. 1 g
D. 2 g

Câu 764: Cefaclor là cephalosporin thế hệ mấy?
A. Thế hệ 1
B. Thế hệ 2
C. Thế hệ 3
D. Thế hệ 4

Câu 765: Cefuroxim là cephalosporin thế hệ mấy?
A. Thế hệ 1
B. Thế hệ 2
C. Thế hệ 3
D. Thế hệ 4

Câu 766: Cefotaxim là cephalosporin thế hệ mấy?
A. Thế hệ 1
B. Thế hệ 2
C. Thế hệ 3
D. Thế hệ 4

Câu 767: Điểm khác biệt giữa các cephalosporin thế hệ sau so với thế hệ đầu là gì?
A. Mở rộng phổ kháng khuẩn trên Gram (-) nhiều hơn
B. Bề vững hơn với men cephalosporinase
C. Dung nạp tốt hơn
D. Tất cả đều đúng

Câu 768: Đường dùng của các cephalosporin thế hệ 3 là?
A. Đường uống
B. Ngậm dưới lưỡi
C. Đường tiêm
D. Tùy từng hoạt chất

Câu 769: Các chất ức chế beta-lactam hoạt động thông qua cơ chế nào?
A. Gắn không hồi phục với men beta-lactamase
B. Gắn có hồi phục với men beta-lactamase
C. Hoạt hóa men beta-lactamase
D. Biến dạng protein của vi khuẩn

Câu 770: Amoxicillin có tác dụng hiệp đồng khi phối hợp với chất nào sau đây?
A. Sulbactam
B. Acid clavulanic
C. Tozobactam
D. Ampicillin

Câu 771: Kháng sinh nào sau đây thuộc nhóm beta-lactam dùng trị các nhiễm trùng nặng do vi khuẩn bệnh viện?
A. Imipenem
B. Erythromyci
C. Sulbactam
D. Amoxicillin

Câu 772: Kháng sinh nào sau đây có phổ tương tự với cephalosporin thế hệ 3 và có thể dùng cho bệnh nhân không dung nạp với penicillin?
A. Cloramphenicol
B. Lincomycin
C. Aztreonam
D. Gentamycin

Câu 773: Chỉ định chính của Vancomycin là:
A. Viêm phổi
B. Viêm gan mạn
C. Viêm đường tiết niệu
D. Viêm màng trong tim do tụ cầu không methicillin

Câu 774: Khi bị viêm ruột kết màng giả, kháng sinh nào sau đây được lựa chọn?
AMetronidazol
B. Lincomycin
C. Ticarcillin
D. Vancomycin

Câu 775: Lựa chọn đường dùng đúng cho kháng sinh nhóm Aminoglycosid:
A. Dùng đường uống
B. Dùng đường tiêm
C. Chỉ có tác dụng tại chỗ
D. Tùy thuộc vào cấu trúc của từng hoạt chất cụ thể

Câu 776: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về các kháng sinh nhóm Aminoglycosid?
A. Cấu trúc hóa học đều mang các đường và chức amin
B. Hầu hết không hấp thu qua đường tiêu hóa vì có PM cao
C. Phổ kháng khuẩn rộng, chủ yếu trên vi khuẩn gram (-)
D. Độc tính chủ yếu trên mắt và thận 

Câu 777: Về cơ chế tác dụng, kháng sinh aminoglycosid gắn vào tiểu đơn vị nào của ribosom?
A. 30S
B. 70S
C. 50S
D. 80S

Câu 778: Kháng sinh nào sau đây có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong nhóm aminoglycosid?
A. Gentamycin
B. Amikacin
C. Streptomycin
D. Neomycin

Câu 779: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về các kháng sinh Cloramphenicol?
A. Thấm dễ dàng vào các mô
B. Thấm tốt vào dịch não tủy, trừ trường hợp màng não bị viêm
C. Là kháng sinh kiềm khuẩn
D. Bền vững ở nhiệt độ thường và ít tan trong nước

Câu 780: Hội chứng xám thường gặp ở nhũ nhi khi sử dụng kháng sinh nào gây nhiễm?
A. Penicillin
B. Cloramphenicol/strong>
D. Amikacin

Câu 781: Nguyên tắc khi điều trị thương hàn nặng bằng Cloramphenicol là:
A. Dùng liều thấp
B. Dùng liều cao, giảm dần
C. Dùng thời gian dài
D. Không dùng Cloramphenicol trong trường hợp thương hàn nặng

Câu 782: Cloramphenicol ảnh hưởng như thế nào lên sự chuyển hóa thuốc?
A. Là chất ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan
B. Là chất cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan
C. Làm tăng chuyển hóa các thuốc dùng chung
D. Làm tăng dạng tự do của các thuốc dùng chung

Câu 783: Chống chỉ định nhóm tetracyclin trong trường hợp nào sau đây?
A. Phụ nữ có thai
B. Trẻ em < 8 tuổi
C. Suy gan, thận
D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 784: Trong các kháng sinh nhóm Cyclin, kháng sinh nào có hoạt tính mạnh nhất?
A. Tetracyclin
B. Minocyclin
C. Doxycyclin
D. Clotetracyclin

Câu 785: Thức ăn không làm ảnh hưởng đến hấp thu kháng sinh nào?
A. Minocyclin
B. Tetracyclin
C. Oxytetracyclin
D. Clotetracyclin

Câu 786: Nhóm kháng sinh nào sau đây được xem là an toàn cho phụ nữ có thai vì ít độc tính?
A. Aminoglycosid
B. Macrolid
C. Quinolon
D. 5-nitro-imidazol

Câu 787: Nhóm kháng sinh nào sau đây được thải trừ chủ yếu qua gan?
A. Aminoglycosid
B. Macrolid
C. Quinolon
D. Penicillin

Câu 788: Trong các kháng sinh nhóm Macrolid, kháng sinh nào ít ảnh hưởng đến enzym chuyển hóa thuốc ở gan?
A. Erythromycin
B. Lincomycin
C. Azithromycin
D. Spiramycin

Câu 789: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về các kháng sinh Quinolon?
A. Là các base yếu
B. Là các chất nhạy cảm với ánh sáng
C. Acid nalidixic là chất kinh điển thuộc nhóm này
D. Khi gắn clo vào vị trí số 6, phổ kháng khuẩn được mở rộng hơn

Câu 790: AND-gyrase đóng vai trò gì đối với vi khuẩn?
A. Là enzym giúp gắn các nucleotid vào chuỗi
B. Là enzym mở vững xoắn AND, giúp cho sự sao chép và phiên mã
C. Là enzym đóng vòng xoắn AND, giúp cho sự sao chép và phiên mã
D. Giúp các phân tử AND bền vững trong môi trường có kháng sinh

Câu 791: Phổ kháng khuẩn của các acid nalidixic hẹp hơn các fluoroquinolon, do đó chỉ dùng trong một số nhiễm khuẩn gì?
A. Nhiễm khuẩn hô hấp
B. Nhiễm khuẩn tiêu hóa
C. Nhiễm khuẩn ngoài da
D. Nhiễm khuẩn tiết niệu-sinh dục

Câu 792: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về Metronidazol?
A. Là kháng sinh thuộc nhóm 5-nitro-imidazol
B. Ít tác dụng trên vi khuẩn kỵ khí
C. Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa
D. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở dạng còn hoạt tính

Câu 793: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về kháng sinh nhóm Sulfamid?
A. Sulfamid là chất kiềm khuẩn
B. Vi khuẩn nào có khả năng sử dụng acid folic từ môi trường thì không bị ảnh hưởng bởi sulfamid
C. Vi khuẩn kháng thuốc bằng cách giảm tổng hợp PABA
D. Độc tính trên thận

Câu 794: Trimethoprim ức chế enzym dihydrofolat reductase nên ngăn cản quá trình nào sau đây?
A. Tổng hợp acid dihydrofolic
B. Tổng hợp acid tetrahydrofolic
C. Tổng hợp acid p-aminobenzoic
D. Tổng hợp acid uric

Câu 795: Tỉ lệ phối hợp giữa Trimethoprim và sulfamethoxazol theo khối lượng hoạt chất tương ứng là:
A. 5 Trimethoprim : 1 sulfamethoxazol
B. 1 Trimethoprim : 5 sulfamethoxazol
C. 20 Trimethoprim : 1 sulfamethoxazol
D. 1 Trimethoprim : 20 sulfamethoxazol

Câu 796: Nguyên tắc sử dụng kháng sinh, chọn câu sai:
A. Chỉ dùng kháng sinh trong bệnh do nhiễm khuẩn, không dùng do nhiễm virus
B. Dùng đủ liều để đạt nồng độ đủ và ổn định, không dùng liều tăng dần
C. Khi hết sốt thì ngưng kháng sinh ngay/strong>

Câu 797: Vi khuẩn Gram (-) khó tiêu diệt hơn Gram (+) là bởi vì:
A. Có số lớp peptidoglycan nhiều hơn Gram (+) gấp 20 lần
B. Hầu hết các vi khuẩn này không có các porin
C. Vi khuẩn Gram (-) có lớp polysaccharic ở ngoài cùng ngăn cản sự thấm của nhiều thuốc kháng sinh vào tế bào vi khuẩn
D. Các vi khuẩn Gram (-) có tốc độ sinh sản nhanh

Câu 798: Khi phối hợp kháng sinh cần lưu ý gì?
A. Không phối hợp 2 kháng sinh cùng cơ chế
B. Không phối hợp 2 kháng sinh có cùng độc tính
C. Không phối hợp kháng sinh kiềm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn
D. Tất cả đều đúng

Câu 799: Phối hợp kháng sinh nào sau đây gây bất lợi?
A. Sulfodoxin + pyrimethamin
B. Gentamycin + ampicillin
C. Penicillin + tetracyclin
D. Tazobactam + piperacillin

Câu 800: Vi khuẩn có thể đề kháng kháng sinh theo các cơ chế sau ngoại trừ:
A. Ức chế chuyển hóa acid nucleic của nhân tế bào
B. Thay đổi khả năng thấm qua màng tế bào của thuốc
C. Sản sinh ra enzym phá hủy cấu trúc của thuốc
D. Phát triển quá trình chuyển hóa qua một ngả khác

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)