200 câu hỏi trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng là tài liệu hữu ích dành cho sinh viên các trường đại học, đặc biệt là những người đang theo học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ đề này giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức về các chủ trương, chính sách và quá trình phát triển của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Được biên soạn bởi các giảng viên có kinh nghiệm, bộ 200 câu hỏi không chỉ bao gồm các nội dung lý thuyết trọng tâm mà còn kết hợp với những câu hỏi vận dụng thực tế, giúp sinh viên hiểu sâu hơn về môn học này. Đề thi này thường được áp dụng cho sinh viên thuộc các ngành như Khoa học Chính trị, Quản trị Kinh doanh, Luật, và các ngành khác có liên quan. Đây là tài liệu hữu ích, đặc biệt cho các bạn sinh viên năm thứ hai hoặc ba – khi môn học này thường được đưa vào chương trình giảng dạy.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá bộ đề này và thử sức ngay hôm nay!
200 Câu hỏi Trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng Phần 1
Câu 1: Cuộc tổng khởi nghĩa đã giành được thành công trên cả nước trong vòng:
A. 5 ngày
B. 10 ngày
C. 15 ngày (14-28/8)
D. 20 ngày
Câu 2: Theo luận cương chính trị tháng 10/1930, cái cốt của cách mạng Tư sản dân quyền là:
A. Chống đế quốc
B. Vấn đề thổ địa
C. Chống quan lại, quý tộc
D. Vấn đề độc lập dân tộc
Câu 3: Theo nhận thức của Đảng (1936-1939) thì kẻ thù của cách mạng là:
A. Chủ nghĩa phát xít
B. Chủ nghĩa phong kiến
C. Chủ nghĩa đế quốc
D. Bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai
Câu 4: Từ 1939-1945 nhiệm vụ được Đảng đưa lên hàng đầu:
A. Giải phóng dân tộc
B. Đòi quyền dân chủ
C. Đánh đổ phong kiến
D. Đánh đổ đế quốc, địa chủ
Câu 5: Ai trước lúc hi sinh đã căn dặn đồng chí của mình: “hãy giữ vững chí khí chiến đấu”?
A. Trần Phú
B. Lý Tự Trọng
C. Nguyễn Đức Cảnh
D. Nguyễn Ái Quốc
Câu 6: Những khó khăn cơ bản của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là:
A. Nạn đói, dốt rất nặng nề, nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược
B. Ngân quỹ quốc gia trống rỗng; hai triệu người dân Bắc kỳ bị chết đói
C. Nguy cơ bị xâm lược từ các thế lực bên ngoài.
D. Nạn đói, dốt rất nặng nề; ngân quỹ quốc gia trống rỗng; nguy cơ bị xâm lược từ các thế lực bên ngoài
Câu 7: Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Để giải quyết những vấn đề đó, Đảng ta đã đưa ra chỉ thị gì?
A. Kháng chiến kiến quốc.
B. Chống giặc ngoại xâm.
C. Đánh đổ thực dân Pháp và tay sai.
D. Công việc khẩn bây giờ.
Câu 8: Kẻ thù chính được xác định trong chỉ thị Kháng chiến kiến quốc là:
A. Quân đội Anh.
B. Quân đội Tưởng Giới Thạch.
C. Quân đội Pháp xâm lược.
D. Quân đội Mỹ.
Câu 9: Hiệp ước nào đã được ký kết giữa Pháp và Tưởng khiến Đảng ta chuyển từ việc hòa hoãn với Tưởng sang hòa hoãn với Pháp?
A. Tạm ước.
B. Hiệp định sơ bộ.
C. Hiệp ước Trùng Khánh (28/2).
D. Hoa – Pháp.
Câu 10: Sau khi Ban Thường vụ Trung ương Đảng cử người đi đàm phán với thực dân Pháp nhưng không thành công, Đảng ta đã quyết định:
A. Tiếp tục nhân nhượng và thương lượng với thực dân Pháp.
B. Đưa ra điều kiện có lợi với thực dân Pháp để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng.
C. Đàm phán thêm nếu không được sẽ tấn công.
D. Quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc và chủ động tiến công.
Câu 11: Thực hiện đường lối kháng chiến được đề ra trong những năm 1947-1950, Đảng đã tập trung chỉ đạo cuộc chiến đấu là:
A. Giam chân địch trong những khu đô thị lớn và củng cố các vùng tự do lớn, đánh bại cuộc hành quân của địch lên Việt Bắc, lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu phương; chống phá thủ đoạn “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của Pháp; chủ trương thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN.
B. Chống âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp và dùng người Việt đánh người Việt.
C. Thực hiện vũ trang nhân dân.
D. Chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của thực dân Pháp, xây dựng vững chắc thành trì của CNXH.
Câu 12: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 – 1951) diễn ra ở đâu?
A. Cao Bằng
B. Hà Nội
C. Tỉnh Tuyên Quang
D. Xã Vinh Quang (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang)
Câu 13: Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng Sản Đông Dương (2-1951) đã đưa ra quyết định:
A. Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam.
B. Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
C. Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Cộng Sản Đông Dương.
D. Đảng tiếp tục hoạt động bí mật chờ thời cơ để ra hoạt động công khai.
Câu 14: Đối tượng cách mạng chính của Đảng trong Chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam là:
A. Địa chủ phong kiến, và Phong kiến phản động.
B. Thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ.
C. Chủ nghĩa đế quốc xâm lược mà cụ thể là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ.
D. Phong kiến phản động và đế quốc Pháp.
Câu 15: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng được nêu trong Chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam là:
A. Đánh đuổi đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai để dành độc lập, tự do cho dân tộc.
B. Xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho dân cày có ruộng.
C. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 16: Chủ trương của Đảng trong hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất (3-1951) là:
A. Tăng cường công tác chỉ đạo chiến tranh bằng cách củng cố và gia cường bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, gia cường lãnh đạo kinh tế tài chính.
B. Củng cố Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức.
C. Ra sức tiêu diệt sinh lực địch giành ưu thế quân sự.
D. Ra sức phá âm mưu thâm độc: dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
Câu 17: Bị thua trong chiến dịch nào dưới đây khiến cho thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán để thương lượng với ta tại hiệp định Giơnevơ (Thụy Sỹ)?
A. Chiến dịch Biên Giới.
B. Chiến dịch Việt Bắc.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 18: Phái đoàn của ta tham dự hội nghị Giơnevơ do ai làm trưởng đoàn?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Võ Nguyên Giáp.
C. Trường Chinh.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 19: Sau tháng 7 năm 1954, cách mạng Việt Nam có những thuận lợi mới nào?
A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học kĩ thuật.
B. Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
C. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng là căn cứ địa chung của cả nước. Thế và lực của cách mạng lớn mạnh hơn sau 9 năm kháng chiến.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 20: Sau tháng 7 năm 1954, cách mạng Việt Nam có những khó khăn gì?
A. Đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu và miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
B. Xuất hiện sự bất đồng giữa các nước XHCN.
C. Tình hình thế giới ngày càng căng go và phức tạp, thế giới đi vào thời kì chiến tranh nóng.
D. Cách mạng trong nước ngày càng khó khăn với tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh của Mỹ.
Câu 21: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là gì?
A. Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến.
B. Thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
C. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.
D. Cách mạng XHCN ở Miền Bắc.
Câu 22: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam là gì?
A. Cách mạng XHCN ở miền Bắc.
B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
C. Cả 2 câu trên đúng.
D. Cả 2 câu đều sai.
Câu 23: Theo nhận định của Đảng, cuộc Chiến tranh cục bộ mà Mỹ tiến hành ở miền Nam là:
A. Có chuẩn bị từ lâu.
B. Buộc phải thực hiện trong thế thua, thế bị động.
C. Lớn nhất từ trước tới giờ.
D. Theo mong đợi của nhân dân Mỹ.
Câu 24: Nước ta đã trải qua bao nhiêu năm đấu tranh chống đế quốc thực dân phương Tây?
A. 110 năm
B. 120 năm
C. 113 năm
D. 115 năm
Câu 25: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta diễn ra trong bao lâu?
A. 9 năm
B. 10 năm
C. 11 năm
D. 12 năm
Câu 26: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ai là người chỉ huy chiến dịch?
A. Võ Nguyên Giáp
B. Trần Đại Nghĩa
C. Hoàng Văn Thái
D. Nguyễn Bình
Câu 27: Nước ta đã ký kết Hiệp định Giơnevơ vào năm nào?
A. 1954
B. 1955
C. 1956
D. 1957
Câu 28: Tại sao Hiệp định Giơnevơ chia đất nước Việt Nam thành hai miền?
A. Để tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh hòa bình
B. Để thực hiện ngừng bắn, tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước
C. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế miền Nam
D. Để ngừng chiến tranh giữa các nước XHCN và các nước đế quốc
Câu 29: Ai là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Lao Động Việt Nam?
A. Hồ Chí Minh
B. Trường Chinh
C. Lê Duẩn
D. Phạm Văn Đồng
Câu 30: Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, Việt Nam chính thức thống nhất vào ngày nào?
A. 30 tháng 4 năm 1974
B. 1 tháng 5 năm 1975
C. 30 tháng 4 năm 1975
D. 1 tháng 6 năm 1975

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.