200 câu trắc nghiệm gây mê hồi sức – Phần 2

Năm thi: 2023
Môn học: Gây mê hồi sức
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: TS. BS. Trương Quang Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Gây mê hồi sức
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: TS. BS. Trương Quang Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

200 câu trắc nghiệm gây mê hồi sức – Phần 2 là phần tiếp theo trong loạt bài kiểm tra thuộc môn gây mê hồi sức, được thiết kế để củng cố kiến thức cho sinh viên ngành Y khoa. Bộ đề này thường được áp dụng tại các trường như Đại học Y Hà Nội, với sự tham gia biên soạn của các giảng viên uy tín trong lĩnh vực như PGS. TS. BS. Trần Bình Giang. Đề thi cập nhật những kiến thức quan trọng về kỹ thuật gây mê, quản lý bệnh nhân hồi sức, và xử lý các tình huống lâm sàng. Các câu hỏi được chuẩn bị kỹ lưỡng để giúp sinh viên năm cuối ôn tập hiệu quả trước kỳ thi tốt nghiệp năm 2023. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ 200 câu trắc nghiệm gây mê hồi sức – Phần 2(có đáp án)

Câu 1: Mục đích chính của thăm khám bệnh nhân trước mổ:
A. Đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
B. Xem xét làm thêm các xét nghiệm và thăm dò chức năng
C. Phát hiện các bệnh phối hợp
D. Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về phẫu thuật

Câu 2: Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim tốt nhất nên mổ phiên sau:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 6 tháng

Câu 3: Bệnh nhân 50 tuổi, tiền sử hẹp hở van 2 lá, suy tim, đã phải đi cấp cứu nhiều lần vì phù phổi cấp. Hiện tại bệnh nhân khó thở khi đi bộ > 10m. Phân loại sức khỏe bệnh nhân này theo ASA:
A. ASA II
B. ASA III
C. ASA IV
D. ASA V

Câu 4: Thuốc nào nên được chọn cho bệnh nhân hen phế quản:
A. Ketamin
B. Propofol
C. Etomidat
D. Thiopental

Câu 5: Propofol là thuốc mê tĩnh mạch có đặc điểm sau:
A. Tỉnh chậm sau khi ngừng thuốc
B. Không gây hạ huyết áp
C. Có tác dụng giảm đau
D. Có thể dùng để đặt nội khí quản mà không cần dùng giãn cơ

Câu 6: Thiopental là thuốc mê tĩnh mạch có đặc điểm:
A. Chỉ dùng với nồng độ > 2.5 %
B. Không ảnh hưởng nhiều đến huyết động
C. Có tác dụng bảo vệ não, giảm tiêu thụ oxy não
D. Nên dùng để duy trì mê

Câu 7: Thuốc có độ mạnh lớn nhất trong các thuốc sau đây là:
A. Morphin
B. Sufentanil
C. Pethidin
D. Fentanyl

Câu 8: Tác dụng phụ của các thuốc họ morphin có đặc điểm:
A. Ức chế hô hấp thường gặp với morphin hơn so với các loại khác
B. Nôn và buồn nôn là tác dụng phụ hay gặp nhất
C. Gây tụt huyết áp do thuốc gây ức chế cơ tim mạch
D. Có thể gây nghiện thuốc nếu dừng thuốc đột ngột

Câu 9: Tác dụng giảm đau của thuốc họ morphin có đặc điểm:
A. Có cường độ mạnh nhưng không ổn định
B. Liều càng cao thì tác dụng càng mạnh
C. Không có hiệu quả với đau mạn tính
D. Có thể tách rời khỏi tác dụng phụ trên hô hấp

Câu 10: Thuốc giãn cơ sử dụng trong gây mê toàn thân nhằm các mục đích sau đây, trừ:
A. Tạo thuận lợi cho cuộc phẫu thuật
B. Tạo thuận lợi cho đặt ống nội khí quản
C. Giảm nhu cầu thuốc giảm đau trong mổ
D. Giảm các chấn thương hầu họng liên quan đến đặt nội khí quản

Câu 11: Thuốc giãn cơ nào thích hợp nhất với bệnh nhân có xơ gan nặng:
A. Cisatracurium
B. Rocuronium
C. Vecuronium
D. Pancuronium

Câu 12: Cơ chế phục hồi tác dụng giãn cơ của succinylcholin là:
A. Chuyển hóa bởi acetylcholinesterase
B. Bị thủy phân bởi pseudocholinesterase
C. Tạo phức hợp với chất không khử cực bản chất steroid
D. Phân hủy hóa học bởi L-cysteine

Câu 13: Cơ chế tác dụng của thuốc tê:
A. Chỉ thuốc tê có tác dụng ức chế kênh Na+
B. Thuốc tê gắn vào kênh Na+ ở mặt ngoài tế bào
C. Thuốc tê làm tăng ngưỡng khử cực của màng tế bào thần kinh
D. Sợi thần kinh có kích thước nhỏ dễ bị phong bế hơn

Câu 14: Thuốc tê có độc tính mạnh nhất trên tim mạch:
A. Ropivacain
B. Levobupivacain
C. Bupivacain
D. Mepivacain

Câu 15: Nhóm bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao:
A. Bệnh nhân có bệnh lý hô hấp, tuần hoàn
B. Phụ nữ có thai
C. Bệnh nhân nhiễm trùng nặng
D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 16: Thuốc tiền mê có tác dụng:
A. An thần, gây ngủ
B. Giảm vận động, giảm đau
C. Gây ngủ và mất vận động
D. Mất cảm giác đau hoàn toàn

Câu 17: Thứ tự tiến hành gây mê nội khí quản:
A. Tiền mê, duy trì mê, khởi mê và thoát mê
B. Tiền mê, khởi mê, duy trì mê và thoát mê
C. Khởi mê, tiền mê, duy trì mê và thoát mê
D. Khởi mê, duy trì mê, thoát mê

Câu 18: TOF theo dõi giãn cơ, ngưỡng an toàn để rút nội khí quản là khi T4/T1 lớn hơn:
A. 75%
B. 80%
C. 85%
D. 90%

Câu 19: Sốc mất máu là tình trạng:
A. Chảy máu nhanh, số lượng lớn không gây giảm tưới máu tổ chức
B. Chảy máu nhiều và có tình trạng giảm tưới máu tổ chức của các cơ quan
C. Chảy máu số lượng lớn nhưng không gây tình trạng giảm huyết áp
D. Chảy máu liên tục trong thời gian dài gây nên tình trạng thiếu máu

Câu 20: Tam chứng Beck hay gặp trong bệnh cảnh nào:
A. Tamponade (tràn máu màng tim cấp)
B. Gẫy xương sườn
C. Vết thương ngực hở
D. Tràn khí màng phổi

Câu 21: Một dấu hiệu điển hình nhất của sốc tủy là:
A. Huyết áp tụt
B. Áp lực tĩnh mạch trung ương thấp
C. Mạch chậm
D. Giảm tưới máu tổ chức

Câu 22: Mục đích của việc đánh giá ban đầu trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân chấn thương là để xác định:
A. Và điều trị ngay lập tức các tổn thương đe dọa tính mạng
B. Các tổn thương đe dọa tính mạng để điều trị sau này
C. Tất cả các tổn thương một cách có hệ thống
D. Và điều trị tất cả các thương tổn có thể phát hiện được

Câu 23: Tràn khí dưới áp lực được phát hiện trong khi khám ban đầu, cần phải:
A. Làm giảm áp lực ngay
B. Đặt dẫn lưu màng phổi khi khám thì 2
C. Giảm áp lực sau khi chụp X quang xác định
D. Giảm áp lực khi có đè đẩy khí quản

Câu 24: Nếu bệnh nhân trở nên bất ổn định khi đang tiến hành thăm khám thì hai, cần làm:
A. Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện lớn
B. Truyền dịch
C. Khám thần kinh
D. Thực hiện lại khám thì đầu

Câu 25: Cơ chế thường gặp nhất trong đau cấp tính:
A. Đau do cảm thụ thần kinh
B. Đau do nguyên nhân thần kinh
C. Đau do căn nguyên tâm lý
D. Đau do nguyên nhân hỗn hợp

Câu 26: Điều trị đau cấp tính hiệu quả giúp:
A. Giảm tỉ lệ tử vong
B. Giảm biến chứng
C. Rút ngắn thời gian nằm viện
D. Tất cả các yếu tố trên

Câu 27: Để chẩn đoán phân biệt bệnh nhân hôn mê gan cần dựa vào:
A. Thang điểm Glasgow
B. Chỉ số Apgar
C. Dấu hiệu Flapping Tremor
D. Tam chứng Fortan

Câu 28: Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng nào có giá trị chẩn đoán hôn mê gan nhất?
A. Amoniac máu
B. Creatinin
C. Tổng phân tích tế bào máu
D. Điện giải đồ

Câu 29: Phương tiện nào sau không phải là thước đo đơn chiều trong đánh giá đau:
A. Thang điểm đau hình đồng dạng (VAS)
B. Thang điểm lời nói về cường độ đau
C. Thang điểm nét mặt (faces scale)
D. Bảng kiểm đau rút gọn

Câu 30: Một người đàn ông có tuổi bước ra khỏi xe hơi mà quên gài phanh, chiếc xe lùi lại và kéo lê ông ta dưới gầm xe. Hiện tại, mặt nạn nhân bị chấn thương rất nặng và bệnh nhân bị chảy máu vào đường thở. Việc nào dưới đây là ưu tiên nhất khi xử trí cho bệnh nhân này:
A. Đặt nẹp cổ
B. Xử trí đường thở
C. Băng bó tất cả các vết thương đang chảy máu
D. Đặt ván cứng dài

Câu 31: Bệnh nhân X 55t chẩn đoán là nhồi máu não đang được thở máy qua nội khí quản. Khi thấy bệnh nhân tím tái, chỉ số SpO2=78%, là điều dưỡng việc làm đầu tiên cho bệnh nhân là:
A. Báo ngay cho Bác sĩ
B. Tăng nồng độ oxy máy thở
C. Bóng bóp ambu có oxy
D. Hút đàm qua nội khí quản

Câu 32: Dựa vào triệu chứng trên người bệnh được chẩn đoán là:
A. Xuất huyết tiêu hóa nặng
B. Shock phản vệ
C. Nhồi máu cơ tim cấp
D. Cơn hen tim

Câu 33: Thăm khám ban đầu nên được thực hiện:
A. Trong vòng 30 phút
B. Sau khi đưa bệnh nhân đến trung tâm thứ 3
C. Sau thăm khám thì 2
D. Trong 2 phút

Câu 34: Các thao tác để khai thông đường thở cho bệnh nhân bao gồm tất cả những điều sau đây, trừ việc:
A. Nâng cằm
B. Đặt ống dẫn lưu lồng ngực
C. Hút đờm dãi
D. Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế nghiêng

Câu 35: Thái độ xử trí của Điều dưỡng là:
A. Cho bệnh nhân nằm đầu cao, tiêm dưới da adrenalin 0,1mg/kg, cho thở oxy, báo bác sĩ
B. Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, tiêm dưới da adrenalin 0,1mg/kg, cho thở oxy, báo bác sĩ
C. Cho bệnh nhân nằm đầu bằng, tiêm dưới da adrenalin 0,1mg/kg, cho thở oxy, báo bác sĩ
D. Cho bệnh nhân nằm đầu ngửa, tiêm dưới da adrenalin 0,1mg/kg, cho thở oxy, báo bác sĩ

Câu 36: Săn sóc một bệnh nhân bị chảy máu cần bao gồm tất cả những điều sau đây, trừ việc:
A. Vận chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở điều trị phù hợp khi tình trạng toàn thân ổn định
B. Kiểm soát các vị trí chảy máu ra ngoài
C. Duy trì ABC (đường thở, hô hấp, tuần hoàn)
D. Cho uống nước

Câu 37: Thuốc được Bác sĩ thường cho dùng tiếp theo là thuốc:
A. Solumedon
B. Clopheniramin
C. Cloramphenicol
D. Nifedipin

Câu 38: Một bệnh nhân nữ 65t có tiền sử bị hen phế quản và đang được điều trị bằng thuốc giãn phế quản và corticoid. Do dùng thuốc quá nhiều dẫn đến người bệnh xuất huyết tiêu hóa nặng nôn ra máu, điều dưỡng xử trí như thế nào trong trường hợp trên:
A. Đo huyết áp cho bệnh nhân và cho dùng thuốc băng se niêm mạc
B. Đo huyết áp và báo bác sĩ
C. Đo huyết áp và đặt sonde dạ dày
D. Đo huyết áp và cho thở oxy

Câu 39: Tất cả các dấu hiệu sau là của tắc nghẽn đường thở trừ:
A. Thở nhanh
B. Thở ngáy
C. Co rít
D. Tím

Câu 40: Khi người bệnh tím tái, kích thích vật vã và có phù thanh môn thì chỉ định duy nhất để đảm thông khí cho bệnh nhân là gì?
A. Thở oxy qua mặt nạ
B. Bóp bóng ambu có oxy
C. Đặt nội khí quản
D. Mở khí quản

Câu 41: Cấp cứu bệnh nhân chấn thương có thiếu oxy và gõ vang bên ngực phải. Cái nào sau đây sai:
A. Có thể có di lệch khí quản sang trái
B. Bệnh nhân có tràn khí màng phổi phải
C. Thở oxy lưu lượng cao
D. Bệnh nhân cần đặt NKQ và thông khí nhân tạo

Câu 42: Khi người bệnh có cơn đau ngực cấp được dùng Nitroglycerin để cấp cứu nhưng vẫn không giảm đau, trường hợp này nghĩ bệnh nhân này bị:
A. Nhồi máu cơ tim
B. Viêm cơ tim
C. Viêm màng ngoài tim
D. Viêm màng trong tim

Câu 43: Dụng cụ có thể sử dụng để cố định cột sống cổ là:
A. Túi cát
B. Nẹp cổ mềm
C. Nẹp cổ cứng
D. Tất cả các vật dụng kể trên

Câu 44: Khi tiến hành cấp cứu một bệnh nhân bị chấn thương sọ não, bước đầu tiên quan trọng nhất là:
A. Xác định thang điểm Glasgow
B. Hỗ trợ tuần hoàn
C. Chụp phim cột sống cổ
D. Đảm bảo thông thoáng đường thở

Câu 45: Trong chăm sóc người bệnh, điều dưỡng đặt sonde dạ dày cho bệnh nhân ngoài chỉ định nào sau đây:
A. Người bệnh hôn mê
B. Xuất huyết tiêu hóa
C. Trướng bụng
D. Sau mổ viêm ruột thừa

Câu 46: Nếu đường thở bị tắc nghẽn, các việc sau đều đúng trừ:
A. Điều trị ngay lập tức
B. Điều trị trước khi điều trị tụt huyết áp
C. Điều trị sau khi khám thần kinh toàn bộ

Câu 47: Tam chứng nào không có trong trường hợp bệnh nhân lên cơn phù phổi cấp:
A. Rung thanh giảm
B. Nhịp tim giảm
C. Rì rào phế nang giảm
D. Gõ đục

Câu 48: Khi đánh giá tuần hoàn tìm:
A. Mạch cảnh
B. Tiếng tim đập
C. Mạch thái dương
D. Mạch quay

Câu 49: Khi người bệnh co giật do thể não, thường được sử dụng thuốc nào để chống cơn co giật:
A. Diazepam
B. Diphenhydramin
C. Methylprenisolon
D. Adrenalin

Câu 50: Nguyên nhân thường gặp nhất của tắc nghẽn đường thở ở bệnh nhân hôn mê:
A. Vỡ thanh quản
B. Vỡ thanh quản
C. Vỡ xương cánh mũi
D. Tụt lưỡi

Câu 51: Khi người bệnh trụy tim mạch, điều dưỡng đặt bệnh nhân tư thế đầu thấp chân cao, cho thở oxy và chủ động xử trí như thế nào?
A. Truyền tĩnh mạch nhanh dung dịch NaCl đẳng trương
B. Tiêm 2 ống Atropin tĩnh mạch
C. Đặt ngay ống nội khí quản giúp thở
D. Thiết lập thêm 1 đường truyền tĩnh mạch khác

Câu 52: Ở bệnh nhân chấn thương có thai cần lưu ý:
A. Đặt bệnh nhân nghiêng trái khi cấp cứu
B. Có nguy cơ chèn ép động mạch – tĩnh mạch chủ
C. Lưu lượng tim giảm
D. Ở tuần thứ 12, thân tử cung ở ngang rốn

Câu 53: Khi hút đờm cho bệnh nhân mà thấy người bệnh tím tái, SpO2 < 88% thì hành động điều dưỡng can thiệp là ngoại trừ:
A. Hút khi nào sạch đờm
B. Bóp bóng ambu có oxy
C. Gắn lại máy thở
D. Tăng nồng độ oxy

Câu 54: Một bệnh nhân được đưa đến khoa cấp cứu sau khi bị đánh vào đầu và mặt bằng một thanh gỗ. Bệnh nhân hôn mê và có một vết vỡ lõm xương sọ có thể sờ thấy được. Mặt bệnh nhân phù nề và bầm tím. Tiếng thở lọc xọc, có chất nôn trên mặt và quần áo. Bước xử trí phù hợp nhất sau khi cho bệnh nhân thở ô xy và nâng cằm là:
A. Đặt ống xông dạ dày
B. Yêu cầu chụp phim CT
C. Hút dịch hầu họng
D. Thông khí cho bệnh nhân bằng mặt nạ

Câu 55: Monitor theo dõi bệnh nhân cho thấy người bệnh đang trong tình trạng rung nhĩ, xử trí điều dưỡng như thế nào?
A. Chuẩn bị máy shock điện
B. Truyền nhanh NaCl đẳng trương
C. Bóp bóng ambu
D. Tiêm tĩnh mạch Adrenalin

Câu 56: Một bệnh nhân cần được vận chuyển nhanh đến bệnh viện, phương pháp nẹp nhanh nhất là cố định:
A. Toàn thân vào một ván cứng
B. Chi bị tổn thương vào chi lành
C. Chi bị tổn thương vào thân
D. Từng bên riêng rẽ bằng nẹp cứng

Câu 57: Nhịp thở Cheyne-Stokes thường gặp trong trường hợp nào?
A. Hôn mê do đái tháo đường
B. Xuất huyết não
C. Suy hô hấp
D. Hôn mê gan

Câu 58: Nghĩ người bệnh đang trong trạng thái nào sau đây:
A. Động kinh cục bộ
B. Trụy tim mạch
C. Co giật do tụt Calci
D. Hôn mê do hạ đường huyết

Câu 59: Phương pháp tin cậy nhất để kiểm soát đường thở nhờ sử dụng:
A. Canuyl Guedel
B. Đặt NKQ
C. Mask thanh quản
D. Canuyl mũi – hầu

Câu 60: Xử trí điều dưỡng nào không phù hợp?
A. Cho người bệnh nằm đầu cao nghiêng sang một bên
B. Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch
C. Cho thở oxy qua mặt nạ
D. Chiếu đèn sưởi ấm cho bệnh nhân

Câu 61: Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị gãy xương phức tạp:
A. Phòng tránh tắc mạch do mỡ
B. Mổ kết hợp xương
C. Giảm đau
D. Làm bột bất động ngay

Câu 62: Để cấp cứu thành công phải đảm bảo những nguyên tắc sau ngoại trừ:
A. Báo ngay Bác sĩ khi bệnh nhân có dấu hiệu nguy hiểm
B. Đường truyền tĩnh mạch phải chắc chắn, nên lập 2 đường truyền
C. Có hệ thống oxy và máy hút tại giường
D. Cấp cứu khẩn trương không đùn đẩy người bệnh

Câu 63: Nếu bệnh nhân trở nên bất ổn định sau thăm khám ban đầu, cần làm:
A. Truyền dịch
B. Thăm khám thì 2
C. Khám thần kinh
D. Thực hiện lại khám thì đầu

Câu 64: Mục đích của để thõng chân bệnh nhân và nằm tư thế Fowler trong phù phổi cấp là:
A. Giảm áp lực lên phổi
B. Tăng áp lực lên phổi
C. Giảm tuần hoàn phổi
D. Tăng tuần hoàn phổi

Câu 65: Loại sốc thường gặp nhất ở bệnh nhân chấn thương:
A. Sốc nhiễm trùng
B. Không có loại nào kể trên
C. Sốc mất máu
D. Sốc thần kinh

Câu 66: Bệnh nhân nam có tuổi được đưa vào bệnh viện sau 1/2 giờ tai nạn giao thông, có rối loạn tri giác, HA là 130/80 mmHg, hô hấp bình thường. Glasgow 12 điểm, đồng tử bên phải 5 mm, mất phản xạ ánh sáng, 3 mm bên trái cũng phản xạ ánh sáng. Liệt 1/2 người trái. Bệnh nhân không có chấn thương nào khác. Có thể bệnh nhân bị:
A. Tổn thương sợi trục lan toả
B. Máu tụ dưới màng cứng bên phải
C. Máu tụ dưới màng cứng bên trái
D. Máu tụ hố sau

Câu 67: Bạn đang làm việc trên một xe cấp cứu chạy tới nơi có một bệnh nhân đang nằm trên mặt đất do ngã từ trên mái nhà xuống. Dựa vào cơ chế chấn thương, bạn sẽ khai thông đường dẫn khí của bệnh nhân theo phương pháp:
A. Chỉ nghiêng đầu
B. Nghiêng đầu, nâng cổ
C. Nghiêng đầu, nâng cằm
D. Đẩy hàm

Câu 68: Khi tiến hành kiểm soát đường thở ở bệnh nhân đa chấn thương, lưu ý quan trọng nhất là:
A. Tràn khí màng phổi
B. Gãy xương sườn
C. Thiếu khối lượng tuần hoàn do mất máu
D. Chấn thương cột sống cổ

Câu 69: Cố định cột sống cổ cần tiến hành trong khi đánh giá:
A. Đường thở
B. Tuần hoàn
C. Hô hấp
D. Khiếm khuyết thần kinh

Câu 70: Mục đích của việc đánh giá ban đầu là để xác định:
A. Tất cả các tổn thương một cách có hệ thống
B. Và điều trị tất cả các thương tổn phát hiện được
C. Các tổn thương đe doạ tính mạng để điều trị sau này
D. Và điều trị ngay lập tức các tổn thương đe doạ tính mạng

Câu 71: Quy tắc chung khi đặt nẹp cố định là:
A. Không sử dụng thêm các vật đệm
B. Cố gắng đẩy các đầu xương gãy hở trở về vị trí bình thường
C. Nẹp cố định tất cả các vị trí chấn thương riêng rẽ trước khi vận chuyển bệnh nhân
D. Kiểm tra mạch, chức năng vận động, cảm giác của phần chi dưới chỗ tổn thương trước và sau khi cố định

Câu 72: Dấu hiệu nào sau đây biểu thị tình trạng hô hấp hiệu quả:
A. Thở bụng
B. Tất cả những dấu hiệu kể trên
C. Giãn nở cả hai nửa lồng ngực
D. Nhịp thở nhanh trên 30l/ph

Câu 73: Khi chỉ có một mình hồi sức ngừng tuần hoàn, tỉ lệ bóp tim / thông khí cần là:
A. 5 : 1
B. 15 : 2
C. 10 : 1
D. 10 : 2

Câu 74: Đối với bệnh nhân bỏng, tất cả sau đây đều đúng trừ:
A. Độ sâu của bỏng ít quan trọng hơn kích thước bỏng trong xử trí ban đầu
B. Cắt bỏ tổ chức trong một số trường hợp
C. Đặt NKQ cần tránh ở bệnh nhân có bỏng đường hô hấp
D. Cấp cứu theo ABCDE

Câu 75: Gãy thân xương đùi có thể mất lượng máu tới:
A. 1000 ml
B. 1500 ml – 2000 ml
C. 750 ml
D. 500 ml

Câu 76: Dịch truyền đầu tiên trong cấp cứu chấn thương là:
A. Đường 5%
B. Huyết thanh mặn 0,9% hoặc Ringer Lactate
C. Máu
D. Heasteril

Câu 77: Một bệnh nhân 81 tuổi chỉ định mổ thay khớp háng, có tiền sử khỏe mạnh, xét nghiệm bình thường: – điểm ASA: II – nguy cơ tắc mạch: rất cao, 40-80% – phương pháp điều trị chính: dùng thuốc chống đông dự phòng. Bệnh nhân chuẩn bị mổ phiên cần nhịn đồ ăn đặc bao nhiêu giờ:
A. 3
B. 4
C. 8
D. 2

Câu 78: Bệnh nhân cần nhịn ăn đặc trước phẫu thuật bao lâu đối với phẫu thuật ngoại trú (không cần phải ở lại qua đêm trong bệnh viện) là:
A. 3h
B. 4h
C. 8h
D. 2h

Câu 79: Tiên lượng đặt nội khí quản khó: – khoảng cách cằm – giáp < 6 cm – há miệng hạn chế (< 3.5 cm) – hạn chế vận động cột sống cổ – các khối u vùng cổ và hầu họng – béo phì, cổ ngắn (tiêu chuẩn LEMON: Look _ Evaluate 3-3-2 _ Mallampati 3,4 _ Obstruction or Obesity _ Neck mobility). Chọc kim làm đường truyền nghiêng 1 góc bao nhiêu là hợp lý: 30 độ. Các thuốc phải dừng hoặc điều chỉnh trước phẫu thuật: – ACEIs (ức chế men chuyển) ngừng trước phẫu thuật 24h để tránh tụt huyết áp khi khởi mê, có thể chuyển sang CCBs (ức chế kênh calci) nếu cần. – Thuốc lợi tiểu nên ngừng trước phẫu thuật 24h, kiểm tra điện giải máu. – Thuốc đường uống điều trị tiểu đường nên ngừng trước phẫu thuật, có thể chuyển sang dùng insulin nếu cần. – Thuốc chống đông kháng vitamin K cần ngừng trước phẫu thuật 4 – 5 ngày, với các bệnh nhân có nguy cơ cao (van tim cơ học, rung nhĩ…) cần thay thế bằng heparin LMWH (heparin trọng lượng phân tử thấp). Heparin ngừng trước phẫu thuật 4 giờ, LMWH ngừng trước phẫu thuật 24h. Vị trí chọc dẫn lưu khí màng phổi đơn thuần:
A. Khoang liên sườn II đường giữa đòn
B. Khoang liên sườn II đường nách giữa
C. Khoang liên sườn IV đường giữa đòn
D. Khoang liên sườn IV đường nách giữa

Câu 80: Sốc tủy có đặc điểm, trừ:
A. Xuất hiện ngay hoặc sau đó 6h
B. Nguy cơ ức chế hô hấp, tuần hoàn khi tổn thương tủy cổ cao
C. Nguy cơ mất máu từ cột sống 500 – 2000 ml
D. Mất nhiệt do giãn mạch

Câu 81: Đặc điểm của propofol chỉ định cho trường hợp:
A. Tụt huyết áp
B. Hen phế quản
C. Nhịp chậm
D. Nôn, buồn nôn

Câu 82: Đánh giá độ đau của một bệnh nhân vừa phẫu thuật dựa vào:
A. Loại phẫu thuật
B. Cường độ đau
C. Thời gian phẫu thuật
D. Tất cả các ý trên

Câu 83: Một bệnh nhân chấn thương sọ não vào cấp cứu cần quan tâm gì:
A. Tuần hoàn bệnh nhân
B. Tri giác bệnh nhân
C. Đường thở bệnh nhân
D. Hô hấp bệnh nhân

Câu 84: Vấn đề hay mắc phải của cấp cứu bệnh nhân chấn thương sọ não hay bỏ sót là:
A. Không khai thông đường thở
B. Đánh giá bệnh nhân uống rượu hay không
C. Không tìm hiểu cơ chế chấn thương
D. Chú ý tuần hoàn bệnh nhân

Câu 85: Tác dụng của propofol, trừ:
A. Giảm nhịp tim
B. Giảm huyết áp
C. Giảm đau
D. Dùng cho bệnh nhân nôn và ít nôn

Câu 86: Bệnh nhân bị chấn thương sọ não các thuốc mê hạn chế:
A. Ketamine
B. Etomidat
C. Thiopental
D. Propofol

Câu 87: Dịch tinh thể có khả năng làm phù khoảng kẽ do:
A. Áp lực thấp hơn áp lực huyết tương
B. Các chất phân tử cao không qua được màng
C. Na+ kéo nước từ ngoài lòng mạch vào khoảng kẽ
D. Na+ kéo nước từ ngoài lòng mạch vào khoảng kẽ

Câu 88: Người phụ chạy ngoài cách người phẫu thuật bao nhiêu cm:
A. 30
B. 50
C. 10
D. 20

Câu 89: Bệnh nhân tăng huyết áp:
A. Là khi huyết áp tâm thu > 150 mmHg, tâm trương > 100 mmHg
B. Huyết áp tâm trương > 100 mmHg
C. Cần dùng thuốc huyết áp đến gần lúc mổ
D. Dừng thuốc ít nhất cách cuộc mổ 1 ngày

Câu 90: Thuốc tê nào thuộc loại ester:
A. Lidocain
B. Tetracain

Câu 91: Chỉ định của mask thanh quản:
A. Đặt nội khí quản khó
B. Tránh sặc
C. Dễ kiểm soát
D. Dễ thực hiện

Câu 92: Thuốc nào làm tăng tác dụng của thuốc giãn cơ:
A. Gentamycin
B. Cephalosporin
C. Thuốc calci
D. Penicillin

Câu 93: Người phụ cần chuẩn bị bàn dụng cụ vô khuẩn khi nào:
A. Ngay gần lúc bắt đầu phẫu thuật
B. Càng sớm càng tốt
C. Khi bác sĩ phẫu thuật yêu cầu
D. Khi chuẩn bị mổ

Câu 94: Các thuốc gây nguy cơ cho cuộc mổ:
A. Thuốc lá
B. Thuốc hạ huyết áp
C. Rượu
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 95: Trong giai đoạn hồi tỉnh, bệnh nhân bỗng hạ huyết áp cần xử lý:
A. Nâng huyết áp bệnh nhân có thể
B. Tìm nguyên nhân và xử lý các nguyên nhân
C. Sử dụng dung dịch cao phân tử
D. Cho bệnh nhân nằm đầu thấp

Câu 96: Chống chỉ định của gây tê đám rối cánh tay vùng dưới đòn:
A. Khí phế thũng
B. Gù vẹo cột sống
C. Tiểu cầu < 150 G/L
D. Bướu cổ lan tỏa

Câu 97: Đặc điểm của thông khí qua mask: 1. Tránh lây nhiễm 2. Cung cấp oxy 100% 3. Cấp cứu ban đầu bệnh nhân 4. Tránh gây sốc
A. 1,2,3
B. 1,2,4
C. 1,3,4
D. 2,3,4

Câu 98: Bệnh nhân bị sốc giảm thể tích tuần hoàn thì dịch truyền đầu tiên là:
A. Dịch tinh thể
B. Dịch keo
C. Dịch albumin
D. Muối ưu trương

Câu 99: Thuốc nào không có tác dụng trên thụ thể kappa:
A. Morphin
B. Fentanyl
C. Pethidin
D. Tramadol

Câu 100: Chống chỉ định của succinylcholine, trừ:
A. Bỏng rộng
B. Sốt cao ác tính
C. Sốt > 38°C
D. Tăng Kali

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: