200 câu trắc nghiệm hoá phân tích 2 ngành dược – Phần 2

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 105
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 105
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

200 câu trắc nghiệm Hóa phân tích 2 ngành Dược – Phần 2 là tài liệu học tập chuyên sâu dành cho sinh viên ngành Dược học, tập trung vào các khía cạnh phức tạp hơn của môn Hóa phân tích. Phần 1 của bộ đề này sẽ kiểm tra kiến thức về các phương pháp phân tích hóa học định lượng, phân tích phổ, điện hóa, và các kỹ thuật phân tích nâng cao khác. Đề thi được thiết kế để giúp sinh viên nắm vững cách áp dụng các kỹ thuật này trong việc phân tích và kiểm nghiệm chất lượng dược phẩm, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong ngành Dược. Hãy cùng dethitracnghiem.vn bắt đầu khám phá và kiểm tra kiến thức qua phần đầu của bộ đề này ngay lập tức!

Bộ 200 câu trắc nghiệm hoá phân tích 2 ngành dược – Phần 2 (có đáp án)

Câu 101: Nguồn hóa hơi dùng trong AAS là
A. Dùng ngọn lửa
B. Dùng lò graphit (Hỗn hợp khí đốt + oxy)
C. Đèn cathode lõm
D. Đèn không điện cực

Câu 102: Năng lượng photon của phần phổ có bước sóng ngắn so với phần phổ có bước sóng dài hơn sẽ:
A. Lớn hơn
B. Nhỏ hơn
C. Bằng nhau
D. Không xác định được

Câu 103: Một dung dịch màu có độ truyền quang (T) bằng 32,58% thì mật độ quang của dung dịch sẽ có giá trị là:
A. 0,487
B. 0,478
C. 0,784
D. 0,847

Câu 104: Độ truyền quang của 4,25 mg một chất trong 200 ml H2O được đo ở 500nm trong cuvet có bề dày 1,50 cm là 42,8%. Hệ số hấp thụ phân tử của chất này nhận giá trị:
A. 11,56 (l.g-1.cm-1)
B. 17,08 (l.g-1.cm-1)
C. 18,07 (l.g-1.cm-1)
D. 10,78 (l.g-1.cm-1)

Câu 105: Hệ số hấp thụ gam của một phức chất bằng 8,6.10³ (l.g-1.cm-1) được đo ở bước sóng 480 nm với nồng độ phức chất là 1,25.10-5M trong cuvet có bề dày 1,50cm. Giá trị mật độ quang thu được là:
A. 0,161
B. 0,116
C. 0,611
D. 0,616

Câu 106: Khi tiến hành phân tích Iod trên máy so màu Dubop người ta thấy rằng: Màu sắc của dung dịch I2 cần xác định nồng độ có bề dày 7,50cm tương đương với dung dịch I2 có nồng độ 3,75.10-4M trong cuvet có bề dày 8,25cm. Nồng độ của dung dịch I2 cần xác định có giá trị là:
A. 4,125.10-4M
B. 4,225.10-4M
C. 4,325.10-4M
D. 4,525.10-4M

Câu 107: Trong phương pháp đo quang, khi đo độ truyền quang một dung dịch trong cuvet có l=1cm thì A = 0,245. Hỏi %T là bao nhiêu?
A. 68,30%
B. 61,08%
C. 56,88%
D. 57,60%

Câu 108: Tính chất sóng của ánh sáng được sử dụng để giải thích hiện tượng nào sau đây:
A. Nhiễu xạ
B. Giao thoa
C. Tán xạ
D. Tất cả đều đúng

Câu 109: Khi ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác, có thể có các hiện tượng:
A. Khúc xạ
B. Nhiễu xạ
C. Phân tán
D. Tất cả đều đúng

Câu 110: Đèn Tungsten-Halogen dùng để đo vùng….
A. Vis
B. UV
C. IR
D. hồng ngoại xa

Câu 111: Đèn Hydrogen hay Deuterium dùng để đo vùng…
A. UV
B. Vis
C. IR
D. hồng ngoại xa

Câu 112: Phân vùng UV-VIS:
A. 50-200nm: UV xa, 200-400nm: UV gần, 400-800nm: VIS
B. 400-800nm: UV xa, 200-400nm: UV gần, 50-200nm: VIS
C. 0-200nm: UV xa, 200-400nm: UV gần, 400-900nm: VIS
D. 400-900nm: UV xa, 200-400nm: UV gần, 0-200nm: VIS

Câu 113: Cấu tạo của máy quang phổ tử ngoại gồm mấy bộ phận chính
A. 6
B. 5
C. 7
D. 4

Câu 114: Ở giữa bộ phận tạo ánh sáng đơn sắc và bộ phận phát hiện là
A. Cốc chứa mẫu
B. Bộ phận khuếch đại
C. Bộ phận ghi nhận
D. Bộ đếm

Câu 115: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu: Khi một phân tử có hai nhóm mang màu được ngăn cách bởi một nguyên tử C thì độ hấp thu toàn phần bằng….
A. Tổng độ hấp thu của mỗi nhóm mang màu.
B. Hiệu độ hấp thu của mỗi nhóm mang màu.
C. Độ hấp thu của nhóm mang màu lớn hơn.
D. Độ hấp thu của nhóm mang màu bé hơn.

Câu 116: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu: Khi khảo sát mà pH ảnh hưởng đến phổ của mẫu đo thì ta nên dùng….để kiểm soát thông số pH này
A. Hệ đệm
B. Nước
C. Acid
D. Base

Câu 117: Cấu trúc nào phát huỳnh quang mạnh nhất trong các cấu trúc sau
A. Đa vòng thơm ngưng tụ
B. Hydrocacbon no
C. Hydrocacbon thơm
D. Hydrocacbon thơm có chức hút điện tử
E. Dị vòng đơn

Câu 118: Hiệu suất lượng tử huỳnh quang
A. Là tỉ số giữa phân tử phát huỳnh quang và tổng số phân tử bị kích thích
B. Là tỉ số giữa phân tử phát huỳnh quang và tổng số phân tử ở trạng thái
C. Là tỉ số giữa phân tử phát huỳnh quang và tổng số phân tử bức xạ
D. Là tỉ số giữa phân tử phát huỳnh quang và tổng số phân tử ban đầu
E. Tất cả đều sai

Câu 119: HPLC là viết tắt của từ gì (tên tiếng Anh và tiếng Việt). Sắc ký lỏng hiệu năng cao/ high performance liquid chromatography
A. Đúng
B. Sai

Câu 120: Phân loại các phương pháp sắc ký dựa vào nguyên tắc nào dưới đây?
A. Dựa vào cả 3 nguyên tắc
B. Dựa trên cơ sở của phép tách
C. Dựa trên trạng thái kết hợp của các cấu tử trong hệ cần tách
D. Dựa vào cách thức tiến hành

Câu 121: Pha tĩnh là … trong hệ thống sắc ký
A. Pha không di chuyển
B. Pha di chuyển
C. Pha quan trọng nhất
D. Giá mang pha động
E. Pha khí

Câu 122: Trong sắc ký, pha động
A. Thường là khí, lỏng và lỏng siêu tới hạn
B. Bao gồm 2 dạng khí và lỏng
C. Luôn luôn là dạng lỏng
D. Luôn luôn là dạng khí
E. Có khi là dạng rắn

Câu 123: Thông số sắc ký nào quan trọng nhất khi định lượng đồng thời một hỗn hợp hai thành phần bằng phương pháp sắc ký
A. Độ phân giải
B. Số đĩa lý thuyết
C. Hệ số bất đối
D. Thời gian lưu
E. Diện tích đỉnh

Câu 124: Cơ sở lý thuyết của sắc ký phân bố là
A. Quá trình phân bố của 2 pha của một chất
B. Sự phân chia ngược dòng liên tục
C. Sự chiết liên tục
D. Thẩm tích và thẩm thấu
E. Sự phân chia ngược dòng với hàng loạt lần chiết gián đoạn

Câu 125: Chiết là một phương pháp tách dựa vào
A. Sự phân bố chất tan giữa hai pha A và B không thể hòa lẫn vào nhau
B. Sự phân bố chất tan giữa hai pha A và B có thể hòa tan vào nhau
C. Sự di chuyển chất tan giữa hai pha A và B có thể hòa tan vào nhau
D. Sự hòa tan chất tan giữa hai pha A và B không thể hòa lẫn vào nhau

Câu 126: Phương pháp thẩm thấu là phương pháp tách dựa vào
A. Sự di chuyển chất tan giữa hai pha A và B có thể hòa tan vào nhau
B. Sự phân bố chất tan giữa hai pha A và B có thể hòa tan vào nhau
C. Sự di chuyển chất tan giữa hai pha A và B không thể hòa tan vào nhau
D. Sự phân bố chất tan giữa hai pha A và B không thể hòa tan vào nhau

Câu 127: Chọn Đúng/Sai: Phương pháp sắc ký không cho phép xác định cấu trúc phân tử của các hợp chất
A. Đúng
B. Sai

Câu 128: Chọn Đúng/Sai: Phương pháp thẩm phân thường được dùng để tách protein kích thước lớn ra khỏi dịch sinh học chứa các chất muối khoáng hòa tan kích thước nhỏ.
A. Đúng
B. Sai

Câu 129: Trong sắc ký giấy lực nào dưới đây đúng vai trò quan trọng đến kết quả của quá trình phân tích
A. Lực mao dẫn
B. Lực Van des vant
C. Lực liên kết giữa chất tan và dung môi
D. Tất cả đều sai!

Câu 130: Số đĩa lý thuyết của một cột sắc ký là
A. Tất cả đúng
B. Số lần chiết ngược dòng liên tục
C. Đại lượng cần thay đổi khi cần tách nhiều lần
D. Đại lượng đánh giá khả năng tách của cột đó với một chất xác định
E. Đại lượng đánh giá quá trình động học và nhiệt động học xảy ra cột

Câu 131: Hệ số phân bố trong chiết lỏng lỏng là tỉ số
A. Nồng độ chất tan trong pha A và pha B ở trạng thái cân bằng
B. Nồng độ chất tan trong pha A và pha B ở trạng thái bão hòa
C. Tổng nồng độ các dạng khác nhau chất tan trong pha A và pha B
D. Tổng nồng độ các dạng khác nhau chất tan trong pha nước và pha acid
E. Tất cả đúng

Câu 132: Hệ số phân bố phụ thuộc
A. Tất cả đúng
B. Áp suất
C. Nhiệt độ
D. Tính chất của chất tan
E. Dung môi

Câu 133: Cơ chế rây phân tử trong phương pháp sắc ký là
A. Sự tách các chất tan dựa trên kích thước phân tử của chúng
B. Sự tách các chất tan dựa trên kích thước hạt mang pha tĩnh
C. Sự giữ lại các chất có kích thước phân tử lớn trên rây phân tử
D. Sự tách các chất tan dựa trên khả năng thẩm thấu của các phân tử
E. Tất cả đều đúng

Câu 134: Cơ chế hấp phụ trong phương pháp sắc ký bao gồm
A. Sự hấp phụ và giải hấp phụ diễn ra liên tục trên bề mặt pha tĩnh của chất tan
B. Sự hấp phụ diễn ra liên tục trên bề mặt pha tĩnh của chất tan
C. Sự giải hấp phụ diễn ra liên tục trên bề mặt pha tĩnh của pha động
D. Sự hấp phụ và giải hấp phụ diễn ra liên tục trên bề mặt pha động của chất tan
E. Sự hấp phụ và giải hấp phụ diễn ra liên tục trên bề mặt pha tĩnh của pha động

Câu 135: Cơ chế trao đổi ion trong phương pháp sắc ký là sự tách các chất tan dựa trên
A. Sự trao đổi ion trái dấu giữa chất tan và pha tĩnh
B. Kích thước ion phân tử của chúng
C. Sự trao đổi ion giữa chất tan và pha tĩnh
D. Tính chất phân ly ion của chúng
E. Tất cả đúng

Câu 136: Cơ chế tách các chất trong sắc ký ái lực là sự tách các chất tan dựa trên
A. Tương tác đặc hiệu giữa một loại phân tử chất tan với pha tĩnh
B. Kích thước hạt mang pha tĩnh
C. Nó giữ lại các chất có kích thước phân tử lớn trên pha tĩnh
D. Khả năng thẩm thấu của phân tử
E. Tất cả sai

Câu 137: Yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp chiết đo quang
A. pH môi trường
B. Tác nhân tạo cặp ion
C. Dung môi chiết
D. Thời gian chiết

Câu 138: Chọn đáp án thích hợp nhất: Tính hấp phụ của silicagel do … quyết định.
A. các nhóm OH trên bề mặt
B. bản chất silicagen
C. độ ẩm của silicagen
D. các nhóm trong phân tử

Câu 139: Chọn Đúng/Sai: Số đĩa lý thuyết của một cột sắc ký là đại lượng đánh giá khả năng tách của cột đó với một chất xác định
A. Đúng
B. Sai

Câu 140: Chọn Đúng/Sai: Hệ số bất đối T của một pic nằm trong khoảng (0,8<=T<=1,2 )
A. Đúng
B. Sai

Câu 141: Chọn Đúng/Sai: Cơ chế phân bố trong phương pháp sắc ký là sự phân bố khác nhau của một chất tan trong hai chất lỏng không hỗn hòa.
A. Đúng
B. Sai

Câu 142: Cơ sở lý thuyết của sắc ký là
A. Sự phân chia ngược dòng và liên tục
B. Sự phân chia ngược dòng với hàng loạt lần chiết gián đoạn
C. Quá trình phân bố giữa hai pha của một chất
D. Sự chiết lỏng – lỏng

Câu 143: Độ rộng của dải và năng suất dải phụ thuộc
A. Số bước chiết tách, Hệ số phân chia của chất tan trong hệ
B. Số bước chiết tách
C. Hệ số phân chia của chất tan trong hệ
D. Bản chất chất tan và dung môi

Câu 144: Tại sao một pic thường “có đuôi”:
A. Do pic thường bị bất đối về phía sau
B. Do ảnh hưởng của nền
C. Do ảnh hưởng của dung môi
D. Do hiện tượng lôi kéo của các tạp chất trong mẫu

Câu 145: Chọn Đúng/Sai: Viết phương trình Van Deemeter, giải thích ý nghĩa các đại lượng: ; H: chiều cao của đĩa lý thuyết, A, B, C: các hằng số; u: vận tốc của pha động
A. Đúng
B. Sai

Câu 146: Cho 2 chất A và B tiến hành sắc ký. Ta có các thông số sau: thời gian lưu của A và B lần lượt là 15,82 phút và 17,10 phút, chiều rộng pic của A và B lần lượt là 0,98 và 1,19, chiều dài cột là 30 cm, thời gian chiết là 87 giây. Độ phân giải của cột là:
A. 1,18
B. 30,34
C. 0,59
D. 1,21

Câu 147: Cho 2 chất A và B tiến hành sắc ký. Ta có các thông số sau: thời gian lưu của A và B lần lượt là 15,82 phút và 17,10 phút, chiều rộng pic của A và B lần lượt là 0,98 và 1,19, chiều dài cột là 30 cm, thời gian chiết là 87 giây. Số đĩa lý thuyết trung bình của cột:
A. 3737
B. 3754
C. 7473
D. 7508

Câu 148: Cho 2 chất A và B tiến hành sắc ký. Ta có các thông số sau: thời gian lưu của A và B lần lượt là 15,82 phút và 17,10 phút, chiều rộng pic của A và B lần lượt là 0,98 và 1,19, chiều dài cột là 30 cm, thời gian chiết là 87 giây. Chiều cao đĩa lý thuyết:
A. 8,03.10^-3 cm
B. 7,99.10^-3 cm
C. 1,60.10^-2 cm
D. 1,61.10^-2 cm

Câu 149: Phân loại pha rắn trong chiết pha rắn
A. Pha liên kết, pha không liên kết, nhựa trao đổi ion
B. Pha thuận, pha đảo, nhựa trao đổi ion
C. Pha liên kết, pha thuận, pha đảo
D. Pha không kiên kết, pha thuận, pha đảo

Câu 150: Trong sắc ký giấy
A. Pha tĩnh là chất lỏng, pha động là chất rắn
B. Pha tĩnh là chất rắn, pha động là chất lỏng
C. Pha tĩnh thường là Cellulose tinh khiết
D. Pha động sử dụng trong SKG thường là dầu Silicon, dầu paralin

Câu 151: Sắc ký lớp mỏng thuộc
A. SK lỏng – rắn
B. SK lỏng – lỏng
C. SK lỏng – pha liên kết
D. SK khí – lỏng

Câu 152: Trong sắc ký lớp mỏng, pha động là …(a)…, pha tĩnh là …(b)…
A. (a) dung môi , (b) silicagen
B. (a) chất rắn , (b) chất lỏng
C. (a) dung môi , (b) mẫu
D. (a) chất lỏng , (b) chất rắn

Câu 153: Chọn Đúng/Sai: Bề mặt bên trong thành mao quản chứa nhóm silanol (Si-OH)
A. Đúng
B. Sai

Câu 154: Chọn Đúng/Sai: Nguyên tắc hoạt động của điện di mao quản là do sự khác nhau về linh độ điện di nên tốc độ di chuyển của các phân tử sẽ khác nhau.
A. Đúng
B. Sai

Câu 155: Chọn Đúng/Sai: Phân tử tích điện dương sẽ chuyển động trong mao quản với vận tốc lớn hơn vận tốc dòng EOF.
A. Đúng
B. Sai

Câu 156: Chọn Đúng/Sai: Phân tử tích điện dương sẽ chuyển động trong mao quản với vận tốc nhỏ hơn vận tốc dòng EOF.
A. Sai
B. Đúng

Câu 157: Chọn Đúng/Sai: Điểm khác biệt giữa điện di mao quản và điện di cổ điển là điện di mao quản có sự xuất hiện của dòng điện thẩm
A. Đúng
B. Sai

Câu 158: Chọn Đúng/Sai: Thứ tự ra của các phân tử trong điện di mao quản là cation, phân tử trung hòa về điện và cuối cùng là anion.
A. Đúng
B. Sai

Câu 159: Chọn Đúng/Sai: Thứ tự ra của các phân tử trong điện di mao quản là anion, phân tử trung hòa về điện và cuối cùng là cation.
A. Sai
B. Đúng

Câu 160: Trong các kiểu tách sắc ký sau, kiểu nào có hiệu ứng tách cao nhất chỉ dùng định tính
A. Sắc ký đi lên
B. Sắc ký đi xuống
C. Sắc ký di ngang
D. Sắc ký hình tròn
E. Không có kiểu nào

Câu 161: HPLC là kỹ thuật sắc ký
A. Tách hỗn hợp trên cột được nhồi đẩy bằng các hạt có kích thước <=10 micromet
B. Tách hỗn hợp trên cột được nhồi đẩy bằng các hạt có kích thước <=5 micromet
C. Tách hỗn hợp trên cột được nhồi bằng các hạt nhựa anionid
D. Tách hỗn hợp trên cột được nhồi bằng các hạt nhựa cationid
E. Tất cả đúng

Câu 162: Trong HPLC để định lượng các chất người ta thường dựa vào:
A. Chiều cao và diện tích pic
B. Thời gian lưu
C. Số đĩa lý thuyết
D. Hệ số phân bố

Câu 163: Chọn Đúng/Sai: Nhược điểm chung của phương pháp HPLC là: Hệ thống làm việc dưới áp suất cao, pha động dễ bay hơi và độc cho người sử dụng
A. Đúng
B. Sai

Câu 164: Máy sắc kí khí đầu tiên ra đời vào năm:
A. 1955
B. 1957
C. 1943
D. 1959

Câu 165: Ưu điểm của HPLC so với quang phổ UV-VIS, chuẩn độ thể tích, chuẩn độ điện thế, ngoại trừ
A. Thiết bị rẻ tiền, dễ vận hành
B. Độ nhạy cao
C. Độ chính xác, độ đúng cao, đáp ứng yêu cầu định lượng
D. Áp dụng được hầu hết các chất
E. Ưu tiên hàng đầu trong định lượng hỗn hợp nhiều thành phần

Câu 166: Các thông số sắc ký đặc trưng cho HPLC
A. tR, VR, Rs, S, As, N, K
B. tR, Rs, S, As, N, K
C. tR, Rs, S, As, N, K, A
D. VR, Rs, S, As, N, K
E. L, Rs, S, As, N, K

Câu 167: Trong các cơ chế của sắc ký lớp mỏng (SKLM), cơ chế nào chiếm ưu thế:
A. Hấp phụ
B. Phân bố
C. Trao đổi ion
D. Rây phân tử

Câu 168: Bộ phận sắc kí của máy sắc kí khí gồm có:
A. Nguồn nhiệt, buồng tiêm, cột
B. Nguồn nhiệt, buồng tiêm, cột, đầu dò, khuếch đại phổ
C. Nguồn khí, buồng tiêm, lò nung
D. Nguồn khí, buồng tiêm, lò nung, cột, đầu dò, khuếch đại phổ

Câu 169: Sắc kí khí – lỏng và sắc kí khí – rắn khác nhau bởi:
A. Pha tĩnh
B. Pha động
C. Đầu dò
D. Phương pháp định lượng

Câu 170: Trong sắc kí khí (GC), pha động và pha tĩnh tương tác với nhau theo cơ chế:
A. Phân bố
B. Hấp phụ
C. Trao đổi ion
D. Rây phân tử

Câu 171: Cơ chế chủ yếu của sắc ký lớp mỏng là
A. Sắc ký hấp phụ
B. Sắc ký rây phân tử
C. Sắc ký trao đổi ion
D. Sắc ký phân bố
E. Sắc ký ái lực

Câu 172: Cấu hình một máy HPLC theo thứ tự gồm:
A. Hệ thống cung cấp pha động, bộ phận khử khí, bơm sắc kí lỏng, bộ phận tiêm mẫu, lọc tiền cột, cột sắc kí, đầu dò, hệ thống thu nhận và xử lí tín hiệu
B. Hệ thống cung cấp pha động, bộ phận khử khí, bơm sắc kí lỏng, đầu dò, bộ phận tiêm mẫu, lọc tiền cột, cột sắc kí, hệ thống thu nhận và xử lí tín hiệu
C. Hệ thống cung cấp pha động, bộ phận khử khí, bơm sắc kí lỏng, bộ phận tiêm mẫu, đầu dò, lọc tiền cột, cột sắc kí, hệ thống thu nhận và xử lí tín hiệu
D. Hệ thống cung cấp pha động, bộ phận khử khí, bơm sắc kí lỏng, lọc tiền cột, cột sắc kí, bộ phận tiêm mẫu, đầu dò, hệ thống thu nhận và xử lí tín hiệu

Câu 173: Sử dụng lọc tiền cột trong HPLC để:
A. Bảo vệ cột sắc kí, loại bỏ tạp chất gây nghẽn cột
B. Giảm thời gian chạy sắc kí
C. Tăng độ phân giải
D. Tăng khả năng tách của các cấu tử

Câu 174: Sắc kí lỏng hiệu năng cao pha đảo là sắc kí:
A. Phân bố mà trong đó pha tĩnh ít phân cực, pha động là dung môi phân cực
B. Được dung trong sắc kí rây phân tử
C. Phân bố mà trong đó pha tĩnh phân cực, pha động là một dung môi không phân cực
D. Được dung trong sắc kí trao đổi ion

Câu 175: Trong sắc kí lỏng hiệu năng cao để định tính các chất người ta thường dựa vào
A. Thời gian lưu, thu sản phẩm ra khỏi cột định danh bằng những kĩ thuật khác như khối phổ, hồng ngoại và cộng hưởng từ
B. Rf và Rs
C. Hệ số dung lượng K’
D. Diện tích pic

Câu 176: Đầu dò HPLC cần đáp ứng các yêu cầu sau:
A. Tất cả đều đúng
B. Độ nhạy cao và vận hành ổn định
C. Tín hiệu thu được ít thay đổi theo nhiệt động và tốc độ dòng
D. Nhanh và lặp lại, khoảng tuyến tính rộng

Câu 177: Đầu dò thông dụng trong HPLC áp dụng trong ngành Dược:
A. Hấp thụ UV-Vis, huỳnh quang, tán xạ ánh sáng bay hơi, RI
B. PDA, huỳnh quang, phát hiện ánh sáng khuếch tán, đo cường độ xung
C. Hấp thu UV-Vis, đo cường độ xung, phát hiện điện hóa, đo độ dẫn
D. Hấp thụ UV-Vis, huỳnh quang, phát hiện ánh sáng khuếch tán, RI

Câu 178: Điền khuyết: Trong HPLC để định tính các chất người ta thường dựa vào: ….. , thu sản phẩm ra khỏi cột định danh bằng những kĩ thuật khác như khối phổ, hồng ngoại, cộng hưởng từ.
A. Thời gian lưu
B. Số đĩa lý thuyết
C. Hệ số phân bố
D. Chiều cao và diện tích pic

Câu 179: Sắc kí khí là kĩ thuật dùng để tách các cấu tử ra khỏi hỗn hợp, trong đó mẫu là:
A. Chất khí, chất lỏng có thể hóa hơi ở nhiệt độ thường hoặc sau khi được xử lí ở nhiệt độ cao hoặc chất lỏng có khả năng hóa hơi sau khi tạo dẫn chất
B. Chất khí, chất lỏng có thể hóa hơi ở nhiệt độ thường
C. Chất lỏng có thể hóa hơi sau khi tạo dẫn chất
D. Chất khí, chất lỏng ở nhiệt độ thường và dẫn chất

Câu 180: Chọn câu đúng:
A. ECD là đầu dò có độ nhạy rất cao, phát hiện chuyên biệt các hợp chất halogen
B. FID là đầu dò đặc biệt nhạy với H2O, CO2 và SO2
C. TID là đầu dò phát hiện chọn lọc với các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh
D. TCD là đầu dò có độ nhạy cao, nhạy với nước và khí, đáp ứng phụ thuộc vào bản chất chất phân tích

Câu 181: Đại lượng đặc trưng trong điện di mao quản là
A. Linh độ điện di
B. Dòng điện thẩm
C. Thời gian di chuyển
D. Hiệu lực cột

Câu 182: Các yếu tố làm tăng EOF, NGOẠI TRỪ:
A. Giảm pH của dung dịch điện di
B. Tăng pH của dung dịch điện di
C. Tăng nhiệt độ điện di
D. Giảm nồng độ các chất trong dung dịch
E. Tăng thế áp vào 2 đầu mao quản

Câu 183: Linh độ điện di có đặc điểm:
A. Tỷ lệ thuận với điện tích ion, tỷ lệ nghịch với kích thước ion
B. Tỷ lệ thuận với điện tích ion, tỷ lệ thuận với kích thước ion
C. Tỷ lệ nghịch với điện tích ion, tỷ lệ thuận với kích thước ion
D. Tỷ lệ nghịch với điện tích ion, tỷ lệ nghịch với kích thước ion

Câu 184: Nhược điểm của điện di mao quản vùng là không tách được:
A. Các chất trung hòa về điện
B. Các base yếu
C. Các chất chưa biết pKa
D. Các acid yếu
E. Hỗn hợp gồm 1 cation, 1 anion và 1 chất trung hòa về điện
F. Có thể tách được hỗn hợp bao gồm cation, anion và chất trung hòa về điện

Câu 185: Yếu tố ảnh hưởng nhất đến quá trình điện di:
A. pH dung dịch đệm
B. Dung dịch đệm
C. Điện thế nguồn
D. Nhiệt độ mao quản
E. Dung môi hữu cơ thêm vào dung dịch đệm

Câu 186: Đầu dùng thường dùng trong điện di mao quản là:
A. Hấp thụ UV-Vis
B. Huỳnh quang
C. Đo độ dẫn
D. Khối phổ
E. Tất cả đều đúng

Câu 187: Hiệu lực mao quản được đánh giá bởi thông số:
A. Số đĩa lý thuyết
B. Hệ số dung lượng
C. Độ phân giải
D. Rf

Câu 188: Mạch Galvanic có
A. Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng khử
B. Catod là cực dương mà ở đó xảy ra phản ứng khử
C. Catod là cực dương mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa
D. Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa
E. Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa khử

Câu 189: Cấu tạo của điện cực chỉ thị kim loại 1: dây kim loại nhúng trong dung dịch muối hòa tan kim loại đó, bao gồm kim loại sau
A. Tất cả đều sai
B. Crom
C. Coban
D. Niken
E. Sắt

Câu 190: Điện cực chỉ thị dùng cho chuẩn độ oxy hóa khử là
A. Điện cực Pt
B. Điện cực chọn lọc màng
C. Điện cực thủy tinh
D. Bạc Clorid

Câu 191: Điện cực chỉ thị dùng cho chuẩn độ acid-base là
A. Điện cực thủy tinh
B. Bạc Clorid
C. Điện cực chọn lọc màng
D. Điện cực calomen
E. Tất cả đều đúng

Câu 192: Cầu muối là nơi vận chuyển các
A. Ion âm, ion dương
B. Ion âm
C. Ion dương
D. Điện tử

Câu 193: Ưu điểm lớn nhất của điện cực hidro là:
A. Thuận nghịch
B. Thiết lập tương đối nhanh
C. Tất cả đều đúng
D. Không làm việc khi trong dung dịch có lẫn các chất oxi hoá mạnh

Câu 194: Bộ phận nào dưới đây là phần quan trọng nhất của điện cực thuỷ tinh:
A. Bầu thuỷ tinh
B. Dung dịch điện li
C. Dung dịch đệm
D. Điện cực trong

Câu 195: Chọn đúng, sai: Điện cực so sánh là điện cực có thế ổn định thường là đó biết giá trị điện thế và dùng nó để đo thế của điện cực chỉ thị
A. Đúng
B. Sai

Câu 196: Chọn đúng, sai: Điện cực chỉ thị là điện cực có thế ổn định thường là đó biết giá trị điện thế và dùng nó để đo thế của điện cực chỉ thị
A. Sai
B. Đúng

Câu 197: Chọn đúng, sai: Quá thế phụ thuộc vào vật liệu làm điện cực
A. Đúng
B. Sai

Câu 198: Chọn đúng, sai: Có thể dự đoán chính xác đại lượng quá thế trong từng trường hợp cụ thể
A. Sai
B. Đúng

Câu 199: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Hai loại điện cực so sánh thường dùng nhất là……………… và ……………….
A. Calomen, Ag│AgCl
B. Thủy tinh, Ag│AgCl
C. Calomen, thủy ngân
D. Bạc clorua, màng tinh thể

Câu 200: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Xử lý bảo quản điện cực Ag sau khi dùng phải rửa sạch, lau khô để…………………
A. Giảm thiểu sự oxy hóa của bạc
B. Bảo vệ màng điện cực
C. Tránh bay hơi dung dịch
D. Tránh sự khử và sự oxi hoá

Câu 201: Xử lý bảo quản điện cực thủy tinh sau khi dùng phải rửa sạch và …………………
A. nhúng bầu thủy tinh trong H2O sạch
B. lau khô
C. nhúng bầu thủy tinh trong dung dịch đệm
D. ngâm trong dung dịch H+

Câu 202: …..: Có điện thế thay đổi phụ thuộc vào nồng độ chất oxi hóa- khử ( điện cực chỉ thị kim loại) hoặc nồng độ ion chất tan phân tích ( điện cực màng)
A. Điện cực chỉ thị
B. Điện cực so sánh
C. Điện cực thủy tinh
D. Điện cực calomen

Câu 203: ….: Có điện thế tương đối ổn định , trơ về mặt hóa học và bền vững với thời gian.
A. Điện cực so sánh
B. Điện cực chỉ thị
C. Điện cực thủy tinh
D. Điện cực calomen

Câu 204: Các điện cực chỉ thị là:
A. điện cực kim loại Cu, điện cực màng chọn lọc ion Na
B. điện cực calomen (Pt, Hg, Hg2Cl2/ KCl), điện cực bạc clorid (Ag, AgCl/KCl)
C. điện cực thủy tinh
D. điện cực màng tinh thể

Câu 205: Các điện cực so sánh là:
A. điện cực calomen (Pt, Hg, Hg2Cl2/ KCl), điện cực bạc clorid (Ag, AgCl/KCl)
B. điện cực thủy tinh
C. điện cực màng tinh thể
D. điện cực kim loại Cu, điện cực màng chọn lọc ion Na

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)