250 câu trắc nghiệm hóa sinh lâm sàng – Phần 1

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá sinh
Trường: ĐH Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Minh Hạnh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá sinh
Trường: ĐH Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Minh Hạnh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

250 câu trắc nghiệm hóa sinh lâm sàng – Phần 1 là một bộ đề thi quan trọng trong môn hóa sinh được thiết kế đặc biệt cho sinh viên ngành Y học tại trường Đại học Y Dược TP.HCM. Phần 1 của bộ đề này bao gồm 100 câu hỏi xoay quanh các chủ đề quan trọng như chuyển hóa carbohydrate, lipid, protein, cũng như các xét nghiệm sinh hóa trong chẩn đoán bệnh lý. Bộ đề này được biên soạn bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm như PGS.TS. Lê Thị Minh Hạnh, một chuyên gia trong lĩnh vực hóa sinh lâm sàng.

Bộ 250 câu trắc nghiệm hóa sinh lâm sàng – Phần 1 (có đáp án)

Câu 1: Đối với cơ thể, nước không có vai trò:
A. Hoà tan và vận chuyển chất dinh dưỡng và cặn bã
B. Cấu tạo tế bào
C. Tham gia các phản ứng hoá học
D. Cung cấp năng lượng

Câu 2: Sản phẩm của thuỷ phân đường Saccarose là:
A. Fructose và glucose
B. Fructose và galactose
C. Maltose và glucose
D. Galactose và glucose

Câu 3: Nhóm chất tạo nên áp lực thẩm thấu trong huyết tương là:
A. Protein, glucose, lipid
B. Protein, Na⁺, Cl⁻, K⁺
C. Glucose, ure, Na⁺, Cl⁻
D. Creatinin, acid uric, ure

Câu 4: Chu trình Pentose chủ yếu tạo ra:
A. NADPHH⁺
B. Năng lượng cho cơ thể sử dụng
C. Acetyl CoA
D. CO₂, H₂O và ATP

Câu 5: Nguyên tố tham gia cấu tạo hormone tuyến giáp là:
A. Kẽm (Zn)
B. Sắt (Fe)
C. Iode (I₂)
D. Đồng (Cu)

Câu 6: Xét nghiệm nào sau đây bị ảnh hưởng nhiều khi mẫu máu bị tán huyết:
A. Natri
B. Ure
C. Glucose
D. Kali

Câu 7: Máu KHÔNG CÓ tính chất nào sau đây:
A. pH thay đổi từ 7,38 – 7,42
B. Bình thường áp suất thấm thấu của máu khoảng 292 – 308 mosmol/lit huyết tương
C. Độ nhớt của máu phụ thuộc vào số lượng hồng cầu và nồng độ Protein
D. Chỉ số khúc xạ của máu tỉ lệ nghịch với nồng độ Protein

Câu 8: Đặc điểm của thành phần huyết tương, CHỌN CÂU SAI:
A. Biểu thị nồng độ các chất điện giải bằng đơn vị mEq% hoặc mosmol/L
B. 100 ml máu động mạch chứa 18-20ml O₂, tất cả ở dạng kết hợp với Hb
C. Na⁺ là ion chính của dịch ngoại bào (huyết tương và dịch gian bào)
D. Huyết tương có 91% là nước, 9% là chất khô

Câu 9: Các glucid sau, các chất thể hiện tính khử là:
A. Glucose, fructose, saccarose
B. Glucose, fructose, lactose
C. Glucose, fructose, tinh bột
D. Fructose, saccarose, lactose

Câu 10: Nồng độ ure và creatinin máu tăng khi:
A. Tăng thoái hoá protein sau chảy máu đường tiêu hoá
B. Bỏng nặng gây suy thận cấp
C. Khẩu phần ăn tăng hàm lượng protein
D. Nôn kéo dài

Câu 11: Enzym có bản chất là:
A. Glucid
B. Acid amin
C. Lipid
D. Protein

Câu 12: Chất nào sau đây KHÔNG được tạo ra ở gan:
A. Vitamin D
B. Ure
C. Cholesterol
D. Thể Ceton

Câu 13: Cytochrome đầu tiên tham gia chuyển hoá từ trong chuỗi hô hấp tế bào là:
A. Cyt a
B. Cyt b
C. Cyt c
D. Cyt q

Câu 14: Porphyrin được cấu tạo bởi 4 nhân pyrol:
A. Disulfide
B. Methenyl
C. Methyl
D. Acetylen

Câu 15: Tính chất của acid amin:
A. Tác dụng với Ninhydrin
B. Cảm ứng với Molish
C. Phản ứng khác với base
D. Phản ứng khác với acid

Câu 16: Chất xúc tác sinh học gồm các nhóm chất sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Dịch vị
B. Nội tiết tố
C. Men
D. Cơ chất

Câu 17: Cơ thể sống có các đặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Vật sống là một hệ thống hở
B. Khả năng sinh sản
C. Tính chất tự tổ chức
D. Khả năng tự điều hoà

Câu 18: Ở động vật hữu nhũ, lipid dự trữ dưới dạng:
A. Acid béo tự do
B. Tryglycerid
C. Phospholipid
D. Cholesterol tự do

Câu 19: Trong các chất sau đây, chất nào tác dụng với Iod cho màu đỏ nâu:
A. Cellulose
B. Glycogen
C. Amylodextrin
D. Maltodextrin

Câu 20: Các sinh nguyên tố sau đây là yếu tố vi lượng, NGOẠI TRỪ:
A. Kẽm (Zn)
B. Calci (Ca)
C. Đồng (Cu)
D. Iode (I)

Câu 21: GPT xúc tác trao đổi nhóm amin cho phản ứng sau:
A. Glutamat + Phenylpyruvat <——-> alpha-Cetoglutarat + Phenylalanin
B. Aspartat + alpha-Cetoglutarat <———— > Oxaloacetat + Glutamat
C. Aspartat + Phenylpyruvat <—————– > Oxaloacetat + Phenylalanin
D. Alanin + alpha-Cetoglutarat <—–> Pyravat + Glutamat

Câu 22: Tham gia quá trình tạo máu là nguyên tố:
A. Sắt (Fe)
B. Lưu huỳnh (S)
C. Iode (I2)
D. Kẽm (Zn)

Câu 23: Mật có tác dụng sau, NGOẠI TRỪ:
A. Mật có tác dụng làm giảm nhu động ruột
B. Mật được bài xuất xuống ruột và đào thải được 1 số chất độc do gan dự trữ lại
C. Dịch mật có tác dụng trung hoà dịch từ dạ dày xuống
D. Muối mật nhũ tương hoá lipid của thức ăn, giúp hấp thu Lipid và các vitamin tan trong dầu

Câu 24: Tập hợp nào sau đây gồm các vitamin tan trong lipid:
A. A, B, E, K
B. A, D, O, P
C. A, B, C, D
D. A, D, E, K

Câu 25: Các chất nào sau đây là Polysaccharid tạp:
A. Acid hyaluronic, Glycogen, cellulose
B. Chondroitin sunfat, heparin, acid hyaluronic
C. Heparin, acid hyaluronic, cellulose
D. Cellulose, tinh bột, heparin

Câu 26: Áp suất thẩm thấu của máu
A. ít phụ thuộc vào nồng độ của Na+
B. Phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ của K+
C. Nồng độ các ion trong máu càng tăng thì áp suất thẩm thấu càng giảm
D. Phụ thuộc vào nồng độ của tất cả các phân tử hữu cơ và các ion có trong máu

Câu 27: Enzyme huyết thanh có chức năng là các enzyme
A. Do tổ chức tiết ra và thải tiết vào máu như enzyme amylase của tuyến tụy
B. Được bài tiết vào máu nhưng không hoạt động
C. Tăng hoạt tính khi có sự tổn thương của tế bào như GOT, GPT
D. Được bài tiết vào trong máu và thực hiện các chức năng xúc tác của chúng

Câu 28: Nhóm chất nào là Mucopolysaccharid:
A. Acid hyaluronic, Chondroitin Sulfat và Heparin
B. Cellulose, Chondroitin Sulfat và Heparin
C. Acid hyaluronic, Cellulose và Chondroitin Sunfat
D. Acid hyaluronic, Cellulose và Dextran

Câu 29: GOT xúc tác cho phản ứng nào sau đây:
A. Trao đổi hydro
B. Trao đổi nhóm imin
C. Trao đổi nhóm amin
D. Trao đổi nhóm methyl

Câu 30: Sự bất thường về Hb thường do sự bất thường trong:
A. Chuỗi alpha hay chuỗi beta
B. Chuỗi alpha
C. Chuỗi beta
D. Chuỗi gamma

Câu 31: Sản phẩm khử amin oxy hoá của một acid amin là:
A. Amin
B. Aldehid
C. Acid Alpha-cetonic
D. Acid carbonxylic

Câu 32: Enzym xúc tác cho phản ứng trao đổi nhóm amin
A. Có coenzym là pyridoxal phosphat
B. Có coenzym là NAD+
C. Được gọi với tên chung là Dehydrogenase
D. Có coenzym là Thiamin pyrophosphat

Câu 33: Thành phần hoá học của nhu mô gan gồm các chất sau, NGOẠI TRỪ:
A. Glucid, Protid
B. Protid, Lipid
C. Calci và Phosphore
D. Enzym và Vitamin

Câu 34: Gan có khả năng tổng hợp Glycogen từ các chất sau, CHỌN CÂU SAI:
A. Các thành phần lipid dư trong thức ăn
B. Các ose khác như: Galactose, fructose và mannose
C. Các sản phẩm chuyển hoá trung gian như Lactat, Pyruvat
D. Glucose

Câu 35: Độ nhớt của máu phụ thuộc vào:
A. Protein và huyết cầu
B. Huyết cầu và điện giải
C. Điện giải và protein
D. Ure và creatinin

Câu 36: Globin trong HbF gồm:
A. 2 chuỗi alpha, 2 chuỗi gamma
B. 2 chuỗi alpha, 2 chuỗi beta
C. 2 chuỗi delta, 2 chuỗi gamma
D. 2 chuỗi beta, 2 chuỗi gamma

Câu 37: Bản chất của sự hô hấp tế bào là:
A. Sử dụng oxy, oxy hoá các chất hữu cơ giải phóng CO2, H2O và năng lượng
B. Thuỷ phân các chất
C. Phosphoryl hoá các chất
D. Hoạt hoá các chất

Câu 38: Khi gia tăng nồng độ chất này trong máu là dấu hiệu nhạy và đặc hiệu đối với bệnh thận là:
A. Creatinin
B. Acid uric
C. Calcium
D. Ure

Câu 39: Huyết cầu gồm các thành phần sau, CHỌN CÂU SAI:
A. Tế bào nội mạch
B. Tế bào tiểu cầu
C. Tế bào hồng cầu
D. Tế bào bạch cầu

Câu 40: Globin trong HbA gồm:
A. 2 chuỗi delta, 2 chuỗi gamma
B. 2 chuỗi alpha, 2 chuỗi beta
C. 2 chuỗi alpha, 2 chuỗi gamma
D. 2 chuỗi beta, 2 chuỗi gamma

Câu 41: Nước tiểu bệnh nhân vừa có thể có Glucoz, vừa có Ceton gặp trong bệnh lý:
A. Tiểu đường thận
B. Tiểu đường tuỵ
C. Nhiễm độc thai nghén
D. Đói hoặc chế độ ăn nhiều Lipid

Câu 42: Phát biểu về thành phần hoá học của máu, CHỌN CÂU SAI:
A. Lượng Kali trong huyết cầu thấp hơn trong huyết tương
B. Ure và Glucoz có cùng nồng độ ở huyết cầu, huyết tương và máu toàn phần
C. Lượng Na của huyết tương nhiều hơn trong huyết cầu
D. Nước của huyết tương nhiều hơn nước của huyết cầu

Câu 43: Tính chất lý hoá của máu – CHỌN CÂU SAI:
A. Bình thường áp suất thấm thấu vào khoảng 292-308 mosmol/lít huyết tương
B. pH thay đổi từ 7.38 – 7.42
C. Khi số lượng hồng cầu giảm thì độ nhớt của máu tăng
D. Tỷ trọng thay đổi từ 1.050 – 1.060

Câu 44: Glutamin tới gan được chuyến hoá tiếp tục như thế nào?
A. Phân huỷ thành ure
B. Phân huỷ thành carbamyl phosphat, tổng hợp ure
C. Phân hủy ra NH3 và tổng hợp thành ure
D. Kết hợp với ure tạo hợp chất không độc

Câu 45: Đặc điểm về thành phần protein trong các bệnh gan mạn tính:
A. Tỉ số A/G không đổi
B. Nồng độ protein toàn phần huyết thanh không đổi
C. Tỷ số A/G tăng
D. Tỷ số A/G giảm

Câu 46: Hb tác dụng như 1 enzym xúc tác phản ứng:
A. Thuỷ phân peptid
B. Chuyên nhóm -CHO
C. Phân hủy H₂O₂
D. Chuyển nhóm metyl

Câu 47: Đặc điểm của sinh nguyên tố và sinh phân tử, CHỌN CÂU SAI:
A. Sinh phân tử gồm 3 nhóm lớn các chất cơ bản, sản phẩm chuyển hóa và các chất xúc tác sinh học
B. Protein là đại phân tử sinh học
C. Monosaccharid là đơn vị cấu tạo của acid maleic
D. Sinh nguyên tố là những nguyên tố hóa học của cơ thể sống và có vai trò sinh học nhất định

Câu 48: Trình tự của gen tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein là:
A. Gen khởi động, gen tác động, gen điều hòa, gen cấu trúc
B. Gen điều hòa, gen tác động, gen khởi động, gen cấu trúc
C. Gen điều hòa, gen khởi động, gen tác động, gen cấu trúc
D. Gen khởi động, gen điều hòa, gen tác động, gen cấu trúc

Câu 49: Thành phần khí của huyết tương:
A. O₂, N₂ và CO₂
B. CO₂ và N₂
C. O₂ và N₂
D. O₂ và CO₂

Câu 50: Bilirubin liên hợp gồm:
A. Bilirubin tự do liên kết với acid glucuronic
B. Bilirubin tự do liên kết với albumin
C. Bilirubin tự do liên kết với globin
D. Bilirubin tự do liên kết với acid gluconic

Câu 51: Các liên kết sau gặp trong phân tử protein:
A. Peptid, disulfua, hydro, ete, este
B. Peptid, disulfua, hydro, ete, ion
C. Peptid, disulfua, hydro, kỵ nước, ion
D. Peroxyd, ete, hydro, peptid, kỵ nước

Câu 52: Nói về Glucose dịch não tủy, CHỌN CÂU SAI:
A. Trong viêm màng não do não mô cầu, glucose dịch não tủy giảm, protein tăng
B. Nồng độ Glucose DNT phụ thuộc vào nồng độ glucose máu
C. Viêm màng não thanh dịch protein DNT tăng, glucose giảm
D. Giảm nồng độ glucose DNT là dấu hiệu có ý nghĩa lâm sàng

Câu 53: Protein vận chuyển sắt trong máu:
A. Transferin
B. Prealbumin
C. Albumin
D. Hemoglobin

Câu 54: Glutamin đến thận được chuyển hóa như thế nào?
A. Không có chuyển hóa gì
B. Phân hủy thành NH₃, tổng hợp ure và đào thải ra ngoài theo nước tiểu
C. Phân hủy thành carbamyl phosphat
D. Phân hủy thành NH₃ đào thải qua nước tiểu dưới dạng NH₄⁺

Câu 55: Một acetyl CoA đi vào chu trình Krebs tạo thành bao nhiêu ATP:
A. 6
B. 3
C. 12
D. 24

Câu 56: Hb được cấu tạo bởi:
A. Protoporphyrin I, Fe²⁺, globin
B. Hem, globulin
C. Protoporphyrin IX, Fe³⁺, globin
D. Protoporphyrin IX, Fe²⁺, globin

Câu 57: Dưới sự xúc tác của enzym ngưng tụ, Acetyl CoA kết hợp với Oxaloacetat tạo thành:
A. Acid citric
B. Acid succinic
C. Acid oxalocitraconat
D. Acid oxalosuccinic

Câu 58: Dạng lipid được hấp thu nhiều nhất ở tế bào niêm mạc ruột là:
A. Tất cả các dạng trên đều được hấp thu như nhau
B. alpha – Monoglycerid
C. Triglycerid
D. beta – Monoglycerid

Câu 59: Trong các trường hợp vàng da trước gan:
A. Tăng urobilinogen trong nước tiểu
B. Tăng Bilirubin toàn phần
C. Bilirubin tự do tăng cao
D. Sắc tố mật trong nước tiểu dương tính (+++)

Câu 60: Chọn tập hợp nhóm chất bao gồm các nguyên tố lượng nhỏ (Yếu tố vi lượng):
A. C, O, H
B. Mg, P, Cl
C. N, Na, Ca
D. Zn, Fe, Cu

Câu 61: Đối với cơ thể sống, các sinh nguyên tố có các vai trò sinh học sau, NGOẠI TRỪ:
A. Tham gia vào các hoạt động sinh lý của cơ thể
B. Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất và chuyển hóa năng lượng (tạo năng)
C. Tham gia cấu tạo tế bào và mô (tạo hình)
D. Tham gia vào quá trình duy trì nòi giống

Câu 62: Nguyên liệu tổng hợp Hem:
A. Coenzym A, Alanin, Fe
B. Malonyl CoA, Alanin, Fe
C. Succinyl CoA, Glycin, Fe
D. Malonyl CoA, Glutamin, Fe

Câu 63: Những chất nào sau đây là lipid thuần:
A. Glycerid, cerid, sterid
B. Cerid, Cerebrosid, ganglyosid
C. Phospholipid, glycolipid, lipoprotein
D. Triglycerid, sphingophospholipid, acid mật

Câu 64: Acid amin là hợp chất hữu cơ trong phân tử có:
A. Nhóm -NH₂, nhóm -OH
B. Một nhóm -NH₂, một nhóm -COOH
C. Nhóm -NH₂, nhóm -COOH
D. Nhóm -NH₂, nhóm -CHO

Câu 65: Sản phẩm thuỷ phân cuối cùng của glucid trước khi được hấp thụ là:
A. Oligosaccharides
B. Trisaccharides
C. Monosaccharides
D. Polysaccharides

Câu 66: Vai trò sinh học của ARNm là:
A. Vận chuyển acid amin đến Ribosom
B. Hình thành Ribosom, là nơi tổng hợp protein
C. Tích trữ thông tin di truyền
D. Mang thông tin từ ADN tới Ribosom

Câu 67: Chất nào khi xuất hiện trong nước tiểu thì luôn có ý nghĩa bệnh lý:
A. Urobilin
B. Creatinin
C. Glucose
D. Acid uric

Câu 68: Đặc điểm của ARN là:
A. ARNr là nơi tổng hợp Protein
B. ARN vận chuyển có nhiệm vụ chuyển thông tin từ ADN tới Ribosom
C. ARN thông tin chiếm tỉ lệ cao nhất
D. ARN vận chuyển có cấu tạo gồm 2 bán đơn vị

Câu 69: Trong các mô dưới đây, mô nào có chứa hàm lượng nước (tỉ lệ %) thấp nhất:
A. Mô mỡ
B. Gan
C. Cơ
D. Mô liên kết

Câu 70: Chất nào sau đây không phải là chất chuyển hoá trung gian trong chu trình Krebs:
A. Pyruvat
B. Oxaloacetat
C. Cis aconitate
D. Oxaloxucinate

Câu 71: Liên kết nào sau đây KHÔNG phải là liên kết năng lượng:
A. Liên kết ester phosphat
B. Liên kết pyrophosphat
C. Liên kết thioester
D. Liên kết enol phosphat

Câu 72: Chất hiện diện thường xuyên trong nước tiểu bình thường là:
A. Protein
B. Máu
C. Glucose
D. Ure

Câu 73: Thành phần Protein trong máu:
A. Khi điện di Protein huyết thanh ta được albumin và 1 loại globulin
B. Khi điện di Protein huyết thanh ta được albumin và 2 loại globulin
C. Khi điện di Protein huyết thanh ta được albumin và 3 loại globulin
D. Bình thường khoảng 60-80g/l

Câu 74: Đặc điểm của dịch khớp:
A. Lượng protein giảm trong trường hợp tràn dịch khớp
B. Thành phần giống huyết tương
C. Có chứa nhiều acid hyaluronic (2-3 g/l)
D. Thành phần chủ yếu là chất khoáng

Câu 75: Vai trò xúc tác của enzyme cho các phản ứng là:
A. Ngăn cản phản ứng nghịch
B. Tăng năng lượng hoạt hoá
C. Tăng sự tiếp xúc giữa các phần tử cơ chất
D. Giảm năng lượng hoạt hoá

Câu 76: Trong huyết tương chất tạo nên áp lực thẩm thấu là:
A. Na+
B. Protein
C. K+
D. Protein, Na+, K+

Câu 77: Các chất sau đây đều là sản phẩm chuyển hoá của Cholesterol, NGOẠI TRỪ:
A. Sắc tố mật
B. Muối mật
C. Glycocholat
D. Vitamin D

Câu 78: NH3 được vận chuyển trong cơ thể chủ yếu dưới dạng nào sau đây:
A. Kết hợp với acid glutamic tạo glutamin
B. NH4OH
C. Kết hợp với CO2 tạo Carbamyl phosphat
D. Muối amonium

Câu 79: Bilirubin tự do có tính chất:
A. Tan trong nước, cho phản ứng diazo chậm
B. Tan trong metanol, không cho phản ứng diazo
C. Tan trong nước, cho phản ứng diazo nhanh
D. Không tan trong nước, cho phản ứng diazo chậm

Câu 80: Chất có nồng độ trong huyết tương và nước tiểu thay đổi nhiều tùy thuộc vào chế độ ăn và lượng nước tiểu bài tiết là:
A. Phosphat
B. Creatinin
C. Acid uric
D. Ure

Câu 81: Xét nghiệm hoá sinh KHÔNG PHÙ HỢP với bệnh cảnh Vàng da trước gan là:
A. Urobillinogen tăng trong phân và trong nước tiểu
B. Bilirubin toàn phần tăng
C. Sắc tố mật và muối mật trong nước tiểu dương tính
D. Bilirubin gián tiếp tăng cao. Bilirubin trực tiếp tăng nhẹ

Câu 82: Nói về Glucose dịch não tuỷ, CHỌN CÂU SAI:
A. Viêm màng não thanh dịch protein DNT tăng, Glucose giảm
B. Nồng độ Glucose DNT phụ thuộc vào nồng độ Glucose máu
C. Trong viêm màng não do não mô cầu, Glucose dịch não tuỷ giảm, protein tăng
D. Giảm nồng độ Glucose DNT là dấu hiệu có ý nghĩa lâm sàng

Câu 83: Mucin là chất:
A. Có tác dụng phá huỷ niêm mạc dạ dày
B. Có pH acid
C. Do tế bào viền của dạ dày bài tiết ra
D. Do tế bào biểu mô của tuyến dạ dày bài tiết ra

Câu 84: Huyết cầu gồm các thành phần sau, CHỌN CÂU SAI:
A. Tế bào nội mạch
B. Tế bào tiểu cầu
C. Tế bào hồng cầu
D. Tế bào bạch cầu

Câu 85: Phát biểu về các hệ đệm của cơ thể, CHỌN CÂU SAI:
A. Hệ đệm Hemoglobin là hệ đệm quan trọng nhất của hồng cầu
B. Hệ đệm protein và phosphat không đáng kể trong dịch nội bào
C. Hệ đệm Bicarbonat chiếm 58% là hệ đệm quan trọng nhất trong huyết tương
D. Hệ đệm Phosphat có vai trò quan trọng trong dịch nội bào

Câu 86: Trường hợp nào sau đây là nhiễm toan chuyển hoá:
A. Hen
B. Bệnh cơ
C. Tai biến mạch máu não
D. Tiểu đường nặng

Câu 87: Đối với cơ thể, nước có các vai trò sau, CHỌN CÂU SAI:
A. Đóng vai trò bảo vệ cơ thể
B. Tham gia vào cả hệ thống đệm
C. Điều hoà thân nhiệt
D. Tham gia trực tiếp vào các phản ứng lý hoá của cơ thể

Câu 88: Trong điều kiện sinh lý bình thường, cơ thể có một lượng protein trong nước tiểu vào khoảng:
A. < 200 mg/L
B. > 200 mg/24 giờ
C. < 200 mg/24 giờ
D. > 200 mg/L

Câu 89: Trong cơ thể muối vô cơ có các vai trò sau, NGOẠI TRỪ:
A. Tạo nên áp lực keo
B. Đóng vai trò quyết định tạo nên áp lực thấm thấu của các dịch
C. Tham gia cấu tạo tế bào và mô
D. Tham gia các hệ đệm Bicarbonat và hệ đệm Phosphat

Câu 90: Xét nghiệm hoá sinh nào sau đây KHÔNG PHÙ HỢP với bệnh cảnh Vàng da trước gan:
A. Sắc tố mật và muối mật trong nước tiểu dương tính
B. Bilirubin toàn phần tăng
C. Urobilinogen tăng trong phân và trong nước tiểu
D. Bilirubin gián tiếp tăng cao, Bilirubin trực tiếp tăng nhẹ

Câu 91: Dung dịch acid là dung dịch có (H+):
A. =7
B. < 10^-7 mol/Lít
C. > 10^-7 mol/Lít
D. = 10^-7 mol/Lít

Câu 92: CHẤT CHỌN dùng để thăm dò chức năng tái hấp thu của ống thận cần phải thoả mãn điều kiện:
A. Không được lọc qua ống thận
B. Được tái hấp thu bởi ống thận
C. Không kết hợp với protein máu
D. Không được lọc qua cầu thận

Câu 93: Đối với cơ thể, nước không có vai trò:
A. Cung cấp năng lượng
B. Cấu tạo tế bào
C. Hoà tan và vận chuyển chất dinh dưỡng và cặn bã
D. Tham gia các phản ứng hoá học

Câu 94: Vai trò của Calci trong cơ thể, NGOẠI TRỪ:
A. Truyền thông tin tế bào
B. Đông cầm máu
C. Tạo máu
D. Tạo xương

Câu 95: Chuyển hoá lipid thành glucid thường là:
A. Hạn chế, ít xảy ra vì phải trải qua nhiều giai đoạn
B. Dễ dàng, thường xuyên xảy ra
C. Nhờ vào quá trình đường phân Hexose Diphosphat cung cấp Acetyl CoA
D. Nhờ vào quá trình đường phân Hexose monophosphat (chu trình pentose phosphat) cung cấp NADPHH+

Câu 96: Quá trình beta oxy hóa acid béo xảy ra ở:
A. Riboxom
B. Ngoài ty thể
C. Nhân tế bào
D. Trong ty thể

Câu 97: Tính chất lý hoá của máu- CHỌN CÂU SAI:
A. Bình thường áp suất thẩm thấu vào khoảng 292 – 308 mosmol/lít huyết tương
B. Khi số lượng hồng cầu giảm thì độ nhớt của máu tăng
C. Tỉ trọng thay đổi từ 1.050 – 1.060
D. pH thay đổi từ 7.38 – 7.42

Câu 98: Protein vận chuyển đồng trong máu là:
A. Prealbumin
B. Ceruloplasmin
C. Albumin
D. Transferin

Câu 99: Protein niệu thường xuyên ở người trưởng thành lúc nghỉ ngơi được xem là bệnh lý kể từ nồng độ:
A. 10 mg/24 giờ
B. 200 mg/24 giờ
C. 1 mg/24 giờ
D. 50 mg/24 giờ

Câu 100: Chất quyết định áp suất thẩm thấu huyết tương là:
A. Ion Na+
B. Ion K+
C. Ion Cl-
D. Creatinin

Xem thêm phần 2 và phần 3 tại đây:
250 câu trắc nghiệm hóa sinh lâm sàng – Phần 2
250 câu trắc nghiệm hóa sinh lâm sàng – Phần 3

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)