389 Câu Trắc nghiệm Hóa Lý Dược – Phần 3

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá lí dược
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Vũ Đình Hoàng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá lí dược
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Vũ Đình Hoàng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

389 Câu Trắc nghiệm Hóa Lý Dược – Phần 3 là một trong những đề thi thuộc môn  Hóa lí dược của ngành Dược học. Đề thi này được thiết kế nhằm kiểm tra kiến thức về hóa lý và các quá trình liên quan đến dược phẩm như động học, nhiệt động học và cân bằng hóa học. Các sinh viên sẽ phải nắm vững những nguyên tắc hóa học cơ bản và áp dụng chúng vào lĩnh vực dược lý, giúp chuẩn bị tốt cho các kỳ thi chuyên ngành. Đề thi này được biên soạn bởi PGS.TS Vũ Đình Hoàng, một giảng viên nổi tiếng về Hóa Dược tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, người có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu về kỹ thuật hóa dược và các quá trình bào chế thuốc​. Đề thi phù hợp với sinh viên ngành Dược, đặc biệt là sinh viên năm ba trở lên, giúp họ củng cố kiến thức nền tảng và chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ 389 Câu Trắc nghiệm Hóa Lý Dược – Phần 3 (có đáp án)

Câu 201: Keo nào sau đây không phải là keo thuận nghịch:
A. Fe(OH)₃.
B. Keo gelatin trong nước.
C. Keo lưu huỳnh.
D. Keo AgI.

Câu 202: Phân loại thuốc tiêm hydrocortisone màu trắng đục thuộc hệ phân tán nào:
A. Hỗn dịch.
B. Nhũ dịch.
C. Dung dịch thật.
D. Hỗn nhũ dịch.

Câu 203: Khi cho bột lưu huỳnh vào nước ta được:
A. Hỗn dịch lưu huỳnh.
B. Keo thân dịch.
C. Keo lưu huỳnh.
D. Câu B và C đúng.

Câu 204: Cho 3 hệ phân tán: thô, keo và dung dịch thực. Độ phân tán của chúng là:
A. Hệ keo < dung dịch thực < thô.
B. Thô < hệ keo < dung dịch thực.
C. Thô < hệ keo < dung dịch thực.
D. Hệ keo < thô < dung dịch thực.

Câu 205: Chu kỳ bán hủy của sự tạo keo tự được biểu diễn bằng công thức:
A. T½ = 0.693/k.
B. T½ = 0.639/k.
C. T½ = 1/kCo.
D. Tất cả sai.

Câu 206: Chọn câu sai khi nói đúng về nhũ tương:
A. Phân loại theo pha phân tán và môi trường phân tán D/N, N/D, nhũ tương kép, siêu nhũ tương.
B. Phân loại theo nồng độ phân tán: nhũ tương loãng và đặc.
C. Hệ phân tán rắn, lỏng.
D. Hệ phân tán thô.

Câu 207: Phản ứng bậc nhất là phản ứng:
A. Chỉ có một sản phẩm tạo thành.
B. Chu kỳ bán hủy phụ thuộc vào nồng độ.
C. Có chu kỳ bán hủy được tính theo công thức T½ = 0.693/k.
D. Tất cả đều sai.

Câu 208: Tốc độ phản ứng có thể được biểu diễn như sau:
A. Là sự thay đổi của thời gian theo nồng độ.
B. Là sự biến thiên nồng độ chất tham gia theo thời gian.
C. Là sự thay đổi thành phần sản phẩm theo thời gian.
D. Là sự biến đổi sản phẩm theo thời gian.

Câu 209: Phản ứng bậc nhất là sự phản ứng. Chọn câu sai:
A. Tốc độ chỉ phụ thuộc bậc nhất vào nồng độ chất tham gia.
B. Chỉ có một sản phẩm tạo thành.
C. Chu kỳ bán hủy T½ = 0.693/k.
D. Chu kỳ bán hủy không phụ thuộc vào nồng độ ban đầu.

Câu 210: Đặc điểm của phản ứng bậc nhất. Chọn câu sai:
A. Chu kỳ bán hủy T½ = 0.693/k.
B. Thời gian để hoạt chất mất đi 50% hàm lượng ban đầu là T50 = 0,105/K.
C. Tốc độ chỉ phụ thuộc bậc nhất vào nồng độ chất tham gia.
D. a, b, c đều đúng.

Câu 211: Từ việc khảo sát hằng số tốc độ một phản ứng phân hủy thuốc (bậc 1) có thể xác định được:
A. Thời hạn sử dụng của thuốc.
B. Chu kỳ bán hủy của thuốc.
C. Có kế hoạch phân phối và bảo quản thuốc hợp lý.
D. Tất cả đúng.

Câu 212: Đặc điểm của phản ứng bậc nhất:
A. Chu kỳ bán hủy T1/2 = 0.693/k.
B. Thứ nguyên của k là t⁻¹.
C. Chu kỳ bán hủy không phụ thuộc vào nồng độ ban đầu.
D. a, b, c đều đúng.

Câu 213: Đặc điểm của phản ứng bậc nhất: chọn câu sai:
A. Chu kỳ bán hủy T1/2 = 0,693/k.
B. Thứ nguyên của k là 1.mol⁻¹t⁻¹.
C. Chu kỳ bán hủy không phụ thuộc vào nồng độ ban đầu.
D. a, b, c đều đúng.

Câu 214: Thứ nguyên của hằng số tốc độ phản ứng bậc không được biểu diễn:
A. t⁻¹.mol.l⁻¹.
B. t.mol.l⁻¹.
C. mol⁻¹.t.l.
D. l.mol.t⁻¹.

Câu 215: Thứ nguyên của hằng số tốc độ phản ứng bậc 1 được biểu diễn:
A. t⁻¹.mol.l⁻¹.
B. t.mol.l⁻¹.
C. l.mol.t⁻¹.
D. Tất cả sai.

Câu 216: Môi trường thuận lợi cho quá trình điện ly là môi trường:
A. Không phân ly.
B. Phân cực.
C. Môi trường đã bảo hòa chất tan.
D. b, c sai.

Câu 217: Theo định nghĩa: độ dẫn điện riêng là:
A. Độ dẫn điện của từng kim loại riêng trong hỗn hợp.
B. Độ dẫn điện của một dm³ dung dịch.
C. Độ dẫn điện của một mol chất tan trong dung dịch.
D. Độ dẫn điện của các ion trong một cm³ dung dịch.

Câu 218: Độ dẫn điện riêng chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
A. Nhiệt độ.
B. Áp suất.
C. Nhiệt độ, nồng độ.
D. Nhiệt độ, nồng độ, áp suất.

Câu 219: Cho điện cực Sn²⁺/Sn và Fe²⁺/Fe có thế điện cực tiêu chuẩn lần lượt là 0,136V và -0,44V. Pin được tạo bởi 2 điện cực là:
A. Sn/Sn²⁺(dd)//Fe²⁺(dd)/Fe.
B. Sn²⁺(dd)/Sn//Fe/Fe²⁺(dd).
C. Fe/Fe²⁺(dd)//Sn²⁺(dd)/Sn.
D. Fe²⁺(dd)/Fe//Sn²⁺(dd)/Sn.

Câu 220: Phản ứng phân hủy phóng xạ của một đồng vị bậc nhất và có chu kỳ bán hủy t1/2 = 60 năm. Vậy thời gian cần thiết để phân hủy hết 87,5% đồng vị đó là:
A. 120 năm.
B. 180 năm.
C. 128 năm.
D. 182 năm.

Câu 221: Độ dẫn điện kim loại là do:
A. Là các tử tạo trong kim loại đó.
B. Là các phân tử hình thành kim loại đó.
C. Là do các ion nguyên tử cấu tạo kim loại.
D. Các điện tử cấu tạo bên trong kim loại.

Câu 222: Phương trình hấp phụ Langmuir chỉ áp dụng cho:
A. Hấp phụ đơn lớp.
B. Hấp phụ tỏa nhiệt.
C. Hấp phụ đa lớp.
D. Hấp thụ đơn lớp.

Câu 223: Cho phản ứng N₂ + O₂ → 2NO, người ta nhận thấy: Nếu tăng nồng độ O₂ lên 3 lần, giữ nguyên nồng độ N₂ thì vận tốc tăng gấp 3; Nếu tăng nồng độ N₂ lên gấp đôi, giữ nguyên nồng độ O₂ thì vận tốc tăng gấp đôi. Phương trình vận tốc là:
A. v = k[N₂][O₂].
B. v = k[N₂]²[O₂].
C. v = k[N₂]²[O₂]².
D. v = k[N₂]³[O₂]².

Câu 224: Khi tiến hành phản ứng sau: A + B + C → D + E ở nhiệt độ không đổi thu được kết quả. 1-Tăng nồng độ C 2 lần, giữ nguyên nồng độ A, B tốc độ phản ứng tăng 2 lần; 2-Giữ nguyên nồng độ A, C tăng nồng độ B 4 lần, tốc độ phản ứng tăng 2 lần; 3-Giữ nguyên nồng độ B, C tăng nồng độ A lên 3 đôi, tốc độ phản ứng tăng 9 lần. Biểu thức tốc độ phản ứng là:
A. V = k[A]³[B]¹/₂[C].
B. V = k[A]²[B][C]².
C. V = k[A][B]²[C].
D. V = k[A]²[B]²[C].

Câu 225: Theo công thức Van’t Hoff cho biết γ = 3. Khi tăng nhiệt độ lên 90 độ thì tốc độ phản ứng tăng lên.
A. 19638 lần.
B. 19683 lần.
C. 6983 lần.
D. 18963 lần.

Câu 226: Một phản ứng có hệ số nhiệt độ là 2,5. Khi hạ nhiệt độ từ 20°C xuống 0°C thì vận tốc phản ứng giảm bao nhiêu lần.
A. 62,5 lần.
B. 6,25 lần.
C. 625 lần.
D. Tất cả sai.

Câu 227: Chọn phát biểu đúng nhất:
A. Phản ứng bậc 2 đơn giản 1 chiều là những phản ứng có tốc độ phản ứng phụ thuộc nồng độ chất và chu kỳ bán hủy không phụ thuộc nồng độ ban đầu.
B. Phản ứng bậc 2 đơn giản 1 chiều là những phản ứng có tốc độ phản ứng phụ thuộc nồng độ chất và có 2 trường hợp nồng độ ban đầu giống và khác nhau.
C. Phản ứng bậc 2 đơn giản 1 chiều là những phản ứng có tốc độ phản ứng phụ thuộc nồng độ chất và chu kỳ bán hủy phụ thuộc nồng độ ban đầu.
D. a, b, c đều đúng.

Câu 228: Khi cho 1 lít dung dịch AgNO₃ 0.005M tác dụng với 2 lít dung dịch KI 0.001M, ta được keo AgI:
A. Mang điện tích dương (+).
B. Mang điện tích âm (-).
C. Trung hòa điện.
D. Có thể mang điện tích dương có thể mang điện tích âm.

Câu 229: Trong cấu tạo của keo AgI ở câu 224, ion quyết định thế hiệu là:
A. I⁻.
B. K⁺.
C. NO₃⁻.
D. Ag⁺.

Câu 230: Cấu tạo của keo AgI ở câu 224 có dạng:
A. [m(AgI)ₙ.NO₃⁻.(n-x)Ag⁺]ₓ⁺.xAg⁺.
B. [m(AgI)ₙ.Ag⁺.(n-x)NO₃⁻]ₓ⁺.xNO₃⁻.
C. [m(AgI)ₙ.Ag⁺.(n+x)NO₃⁻]ₓ⁻.xNO₃⁻.
D. [m(AgI)ₙ.NO₃⁻.(n+x)Ag⁺]ₓ⁻.xAg⁺.

Câu 231: Chọn hệ phân tán dị thể:
A. Sữa/nước
B. BaSO₄/nước
C. Lưu huỳnh/cồn 96%
D. Câu a, b đúng

Câu 232: Chọn hệ phân tán lỏng/khí:
A. Bụi
B. Khí dung
C. Nước có gas
D. Câu a và câu b đúng

Câu 233: Khi ngưng tụ Natri trong nước, ta thu được:
A. Hỗn dịch natri
B. Keo Natri
C. Dung dịch natri
D. Dung dịch natri hydroxyd

Câu 234: Khi pha phân tán có kích thước hạt >10⁻⁵, đó là hệ:
A. Hệ đồng thể
B. Hệ thô
C. Hệ dị thể
D. Câu b và câu c đúng

Câu 235: Khi cắm hai ống nghiệm không đáy vào khối đất sét, trên có hai điện cực nối với nguồn điện một chiều, sau một thời gian bên điện cực dương ống nghiệm mờ đục. Hiện tượng này gọi là:
A. Hiện tượng điện môi
B. Hiện tượng điện thẩm
C. Hiện tượng điện di
D. Hiện tượng điện phân

Câu 236: Khi cắm hai ống nghiệm không đáy vào khối đất sét có hai điện cực nối với nguồn điện một chiều, sau một thời gian thấy bên điện cực âm, thể tích dịch ống nghiệm tăng. Hiện tượng này gọi là:
A. Hiện tượng điện thẩm
B. Hiện tượng điện phân
C. Hiện tượng điện môi
D. Hiện tượng điện di

Câu 237: Độ bền vững của hệ keo phụ thuộc:
A. Kích thước tiểu phân hạt keo
B. Nồng độ tiểu phân các hạt keo
C. Tính tích điện của hệ keo
D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 238: Khi xử lý nước phù sa bằng dung dịch phèn nhôm, hiện tượng keo tụ trên được gọi là:
A. Keo tụ tương hỗ
B. Keo tụ tự phát
C. Keo tụ do tác động cơ học
D. Keo tụ do tác dụng của hóa chất

Câu 239: Nhũ dịch là:
A. Hệ dị thể gồm 2 chất lỏng hòa tan vào nhau
B. Hệ dị thể gồm 1 chất rắn phân tán trong môi trường lỏng
C. Hệ dị thể gồm 2 chất lỏng không phân tán vào nhau
D. Hệ dị thể gồm 1 chất lỏng phân tán trong môi trường khí

Câu 240: Sự keo tụ tương hỗ là quá trình keo tụ do:
A. Sự hiện diện chất điện ly khi thêm vào hệ keo
B. Sự tương tác 2 loại keo cùng điện tích
C. Sự tương tác của 2 loại keo có điện tích khác nhau
D. Do khối lượng các tiểu phân keo tự hút nhau thành keo tụ

Câu 241: Keo Hydroxid sắt III được điều chế bằng phản ứng:
A. Thủy phân giữa FeCl₃ và nước
B. Oxy hóa khử giữa FeCl₂ và nước
C. Oxy hóa khử giữa FeCl₃ và nước
D. Trao đổi giữa FeCl₃ và NaOH

Câu 242: Keo xanh phổ sau khi điều chế có thể được tinh chế bằng cách:
A. Cho keo xanh phổ qua lọc gòn
B. Cho keo xanh phổ qua mảng thẩm tích
C. Cho keo xanh phổ qua giấy lọc xếp
D. Câu a và câu c đúng

Câu 243: Chạy thận nhân tạo là cách điều trị ứng dụng phương pháp:
A. Điện thẩm tích
B. Thẩm tích liên tục
C. Siêu lọc
D. Thẩm tích gián đoạn

Câu 244: Keo kim loại/dung môi hữu cơ được điều chế từ phương pháp:
A. Phân tán bằng cơ học
B. Phân tán bằng cách pepti hóa
C. Phân tán bằng hồ quang điện
D. Ngưng tụ bằng cách thay thế dung môi

Câu 245: Khi điều chế keo bằng phương pháp phân tán, người ta thường trộn pha rắn với chất hoạt động bề mặt với mục đích:
A. Làm pha rắn tan rã
B. Làm thay đổi cấu trúc phân tử pha rắn
C. Làm yếu lực liên kết phân tử pha rắn
D. Câu a, b đều đúng

Câu 246: Tính chất nhân của micell keo:
A. Cấu trúc dạng tinh thể
B. Không mang điện tích
C. Tan trong môi trường phân tán
D. Câu a, b đúng

Câu 247: Trong điều chế keo xanh phổ, acid oxalic đóng vai trò:
A. Là môi trường phân tán
B. Chất điện ly làm phân tán tủa keo xanh phổ
C. Chất điện ly hòa tan các hạt keo
D. Câu a và câu b đúng

Câu 248: Chọn hệ keo sơ dịch:
A. Keo gelatin
B. Keo Fe(OH)₃
C. Keo natri/benzen
D. Keo xanh phổ

Câu 249: Khả năng gây keo tụ của các ion NH₄⁺, Na⁺, Cu²⁺, Al³⁺, giảm dần theo thứ tự:
A. Al³⁺ > Cu²⁺ > Na⁺ > NH₄⁺
B. Cu²⁺ > Al³⁺ > NH₄⁺ > Na⁺
C. Al³⁺ > NH₄⁺ > Cu²⁺ > Na⁺
D. Al³⁺ > Cu²⁺ > NH₄⁺ > Na⁺

Câu 250: Khi cho 1 lít dung dịch AgNO₃ 0.005M tác dụng với 2 lít dung dịch KI 0.001M ta được AgI.
A. Mang điện tích dương (K⁺)
B. Mang điện tích dương (Ag⁺)
C. Mang điện tích âm (I⁻)
D. Mang điện tích âm (NO₃⁻)

Câu 251: Yếu tố làm giảm độ bền động học của hệ keo:
A. Chuyển động Brown
B. Sự sa lắng
C. Sự khuếch tán
D. Câu a và câu b đúng

Câu 252: Cho dung dịch NaCl vào dung dịch keo Fe(OH)₃ và khuấy trộn thật đều, hỗn hợp vẫn đục xuất hiện các tủa li ti màu đỏ nâu, đó là hiện tượng:
A. Keo tụ do tác động cơ học
B. Đông vón do tác động của chất điện ly
C. Keo tụ do tác động của chất điện ly
D. Câu a và câu b đúng

Câu 253: Hệ keo khí là hệ phân tán:
A. Khí/rắn
B. Lỏng/khí
C. Khí/lỏng
D. Câu a và câu b đúng

Câu 254: Một hệ phân tán có kích thước hạt của pha phân tán trong khoảng 10⁻⁷ – 10⁻³, khó đều nồng độ cao và dễ bị ngừng tụ trong quá trình bảo quản được gọi là:
A. Hệ keo không thuận nghịch
B. Hệ keo thuận nghịch
C. Hệ keo thân dịch
D. Câu a và câu b đúng

Câu 255: Khi các tiểu phân hạt keo hấp thụ điện tích, thứ tự các lớp từ ngoài vào trong:
A. Nhân, lớp khuếch tán, lớp ion đối, lớp tạo hiệu thế
B. Nhân, lớp ion đối, lớp tạo hiệu thế, lớp khuếch tán
C. Lớp khuếch tán, lớp ion đối, lớp tạo hiệu thế, nhân
D. Lớp tạo hiệu thế, lớp khuếch tán, lớp ion đối, nhân

Câu 256: Phương pháp phân tán trộn pha rắn với chất hoạt động bề mặt với mục đích:
A. Làm pha rắn tan rã
B. Làm thay đổi cấu trúc phân tử pha rắn
C. Làm yếu lực liên kết phân tử pha rắn
D. Câu a và câu b đúng

Câu 257: Đơn vị của sức căng bề mặt theo hệ CGS:
A. dyn/cm
B. N/m
C. J/m
D. mN/m

Câu 258: Những bề mặt thấm ướt tốt (ưa lỏng) khi:
A. Cos θ < 0
B. Cos θ = 0
C. Cos θ > 0
D. Cos θ = 1

Câu 259: Những bề mặt kỵ lỏng khi:
A. Cos θ < 0
B. Cos θ = 0
C. Cos θ > 0
D. Cos θ = 1

Câu 260: Sức căng bề mặt có xu hướng:
A. Thu nhỏ diện tích bề mặt.
B. Tăng diện tích bề mặt.
C. Thu nhỏ bậc tăng diện tích tủy bàn chất của chất lỏng.
D. Không làm thay đổi diện tích bề mặt.

Câu 260: Sức căng bề mặt có xu hướng:
A. Thu nhỏ diện tích bề mặt.
B. Tăng diện tích bề mặt.
C. Thu nhỏ bậc tăng diện tích tủy bàn chất của chất lỏng.
D. Không làm thay đổi diện tích bề mặt.

Câu 261: Thấm ướt là quá trình:
A. Tăng năng lượng
B. Giảm năng lượng
C. Tăng hay giảm tùy bản chất của chất rắn
D. Tăng hoặc giảm tùy bản chất của chất lỏng

Câu 262: Chất thấm ướt là chất:
A. Tăng hay giảm tùy bản chất của chất rắn
B. Tăng hay giảm tùy bản chất của chất lỏng
C. Giảm lực căng bề mặt của dung dịch
D. Tăng lực căng bề mặt của dung dịch

Câu 263: Đơn vị của sức căng bề mặt theo hệ SI:
A. N/m
B. J/m
C. erg/cm²
D. dyn.cm

Câu 264: Chất HĐBM loại cation giúp chất nhũ hóa nhũ tương N/D:
A. Kali oleat
B. Natri oleat
C. Canxi stearat
D. Natri lauryl sulfat

Câu 265: Chất HĐBM loại cation giúp chất sát khuẩn thâm nhập vào vi khuẩn:
A. Span
B. Tween
C. Natri lauryl sulfat
D. Hexadecyl trimctyl amoni clorua

Câu 266: Nếu Propylenglycol meacatearaete có HLB= 4.6 thì ứng dụng của nó là:
A. Gây thấm
B. Chống tạo bọt
C. Nhũ hóa N/D
D. Nhũ hóa D/N

Câu 267: Nếu Serblion meaolaurate có HLB = 6.6 thì ứng dụng của nó là:
A. Chống tạo bọt
B. Nhũ hóa N/D
C. Nhũ hóa D/N
D. Gây thấm

Câu 268: Cho phản ứng A → B là phản ứng bậc 1. Vận tốc phản ứng v:
A. v = k = const
B. v = d[B]/dt
C. v = -d[A]/dt
D. v = d[A].dt

Câu 269: Cho phản ứng A + B → C là phản ứng bậc 2. Vận tốc phản ứng v:
A. v = k.[A]
B. v = -d[A]/dt
C. v = k.[A].[B].[C]
D. v = [C].dt

Câu 270: Hằng số tốc độ phản ứng là:
A. Thay đổi theo nồng độ
B. Thay đổi theo nhiệt độ
C. Thay đổi theo thời gian
D. Các câu trên đều sai

Câu 271: Phản ứng thủy phân acetate ethyl trong môi trường kiềm là phản ứng bậc mấy?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3

Câu 272: Phản ứng bậc 1 có vận tốc:
A. Giảm dần theo thời gian
B. Không phụ thuộc vào nồng độ
C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ
D. Các câu trên đều đúng

Câu 273: Phương trình động học của phản ứng bậc 1:
A. ln[A] = – lnk.t + ln[A₀]
B. lg[A] = – k.t + lg[A₀]
C. lg[A] = (kt/2.303) + lg[A₀]
D. lg[A] = (kt/0.693) + lg[A₀]

Câu 274: Hằng số tốc độ k của phản ứng bậc 2 có đơn vị:
A. Mol⁻¹
B. Phút⁻¹
C. Phút⁻¹.mol.lít⁻¹
D. Mol⁻¹.lít.phút⁻¹

Câu 275: Hằng số tốc độ của phản ứng bậc 2 (2 phân tử khác loại):
A. k = 2.303/t.(a-b) lg[b.(a+x)]/(a.(b+x))
B. k = 2.303/t.(a-b) lg[b.(a-x)]/(a.(b-x))
C. k = 2.303/(a-b) ln[b.(a-x)]/(a.(b-x))
D. k = 2.303/t.(a-b) ln[b.(a-x)]/(a.(b-x))

Câu 276: Chu kỳ bán hủy của phản ứng bậc 1:
A. Không phụ thuộc nồng độ ban đầu
B. Không phụ thuộc vào nhiệt độ
C. Phụ thuộc nồng độ ban đầu
D. Phụ thuộc nồng độ tại thời điểm khảo sát

Câu 277: Phản ứng bậc 1 có T₉/₁₀ tính theo công thức:
A. T₉/₁₀ = 2.303[A₀]/k
B. T₉/₁₀ = 0.105/(k.[A₀])
C. T₉/₁₀ = 0.105/k
D. T₉/₁₀ = 2.303/k

Câu 278: Theo công thức của Arhenius: k = Ae^(-Ea/RT), thì Ea là:
A. Hệ số tần số
B. Hằng số khí
C. Nhiệt độ tuyệt đối
D. Năng lượng hoạt hóa

Câu 279: Cặp oxy hóa khử Zn²⁺/Zn có thế điện cực theo phương trình Nernst là:
A. εZn²⁺/Zn = ε⁰Zn²⁺/Zn – (RT/2F) lg[Zn²⁺]/[Zn]
B. εZn²⁺/Zn = ε⁰2H⁺/H₂ – (RT/F) lg[Zn²⁺]/[Zn]
C. εZn²⁺/Zn = ε⁰Zn²⁺/Zn + (RT/F) lg[Zn]/[Zn²⁺]
D. εZn²⁺/Zn = ε⁰Zn²⁺/Zn + (RT/2F) lg[Zn²⁺]/[Zn]

Câu 280: Cặp oxy hóa khử Fe³⁺/Fe²⁺ có thế điện cực theo phương trình Nernst là:
A. εFe³⁺/Fe²⁺ = ε⁰Fe³⁺/Fe²⁺ – (RT/F) lg[Fe²⁺]/[Fe³⁺]
B. εFe³⁺/Fe²⁺ = ε⁰Fe³⁺/Fe²⁺ – (RT/2F) lg[Fe²⁺]/[Fe³⁺]
C. εFe³⁺/Fe²⁺ = ε⁰Fe³⁺/Fe²⁺ + (RT/2F) lg[Fe²⁺]/[Fe³⁺]
D. εFe³⁺/Fe²⁺ = ε⁰Fe³⁺/Fe²⁺ + (RT/F) lg[Fe³⁺]/[Fe²⁺]

Câu 281: Cho phản ứng: Hg₂Cl₂ + 2e = 2Hg + 2Cl⁻. Phương trình Nernst của điện cực calomel là:
A. εcal = ε⁰cal + (RT/2F) ln[Hg]².[Cl⁻]²/[Hg₂Cl₂]
B. εcal = ε⁰cal + (RT/2F) ln[Hg₂Cl₂]/[Hg]².[Cl⁻]²
C. εcal = ε⁰cal + (RT/F) ln[Hg].[Cl⁻]/[Hg₂Cl₂]
D. εcal = 0 + (RT/2F) ln[Hg₂Cl₂]/[Hg].[Cl⁻]

Câu 282: Độ dẫn điện đương lượng được tính bằng công thức:
A. λ = α/C (S.cm²)
B. λ = 1/C (S.cm²)
C. λ = α.C (S.cm²)
D. λ = k.1000/C (S.cm²)

Câu 283: Độ dẫn điện dương lượng được ở độ pha loãng vô hạn λ₀ của ion nào lớn nhất?
A. H⁺
B. K⁺
C. Cl⁻
D. OH⁻

Câu 284: Quan hệ giữa nồng độ C và độ dẫn điện riêng K:
A. C thấp: C tăng K giảm
B. C cao: C tăng K giảm
C. K không phụ thuộc C
D. K tỉ lệ thuận C ở mọi nồng độ

Câu 285: Định lượng HCl bằng dung dịch NaOH chuẩn, giá trị K có được trong dung dịch:
A. K = const tại mọi thời điểm
B. K = 0 tại điểm tương đương
C. Cực đại tại thời điểm tương đương
D. Cực tiểu tại thời điểm tương đương

Câu 286: Định lượng AgNO₃ bằng dung dịch NaCl chuẩn:
AgNO₃ + NaCl → AgCl + NaNO₃. Biết λAg⁺ = 61.92, λNa⁺ = 50.11, λCl⁻ = 76.94, λNO₃⁻ = 71.44.
A. K tăng trước điểm tương đương
B. K giảm sau điểm tương đương
C. K = min tại điểm tương đương
D. K = max tại điểm tương đương

Câu 287: Trong dãy hoạt động hóa học của các kim loại, kim loại đứng trước hydro có thế điện cực ε:
A. < 0
B. = 0,242
C. > 2,303
D. < -0,763

Câu 288: Một chất phóng xạ có chu kỳ bán hủy (bán rã) là 30 năm. Hỏi cần thời gian bao lâu để 90% số nguyên tử:
A. 99,658 năm
B. 9,9658 năm
C. 996,58 năm
D. 9658 năm

Câu 289: Hằng số tốc độ của phản ứng bậc 2: 2A → Sản phẩm bằng 8,0 × 10⁵ l.mol⁻¹.phút⁻¹. Xác định thời gian cần thiết để nồng độ chất phản ứng giảm từ 1M xuống còn 0.5M:
A. 1250 phút
B. 125000 phút
C. 12500 phút
D. 125 phút

Câu 290: Điện cực nào là điện cực loại 2 (điện cực so sánh):
A. Điện cực chuẩn hydro (SHE)
B. Điện cực bạc/bạc clorua (Ag/AgCl)
C. Điện cực Florua
D. Điện cực màng lỏng

Câu 291: Cấu tạo điện cực thủy tinh (điện cực đo pH):
A. Cặp điện cực caronen-Thủy tinh
B. Cặp điện cực chuẩn Hydro-Thủy tinh
C. Cặp điện cực chỉ thị (IE)-Thủy tinh
D. Cả A và B đều đúng

Câu 292: Điện cực nào là điện cực Calomel (SCE):
A. Ag(r) . AgCl(r) | KCl aM | |
B. Pt | H₂ (P=1 atm). [H⁺] = 1,000M | |
C. Zn(r) | ZnCl₂ AM | |
D. Hg(I). Hg₂Cl₂(r) | KCl aM | |

Câu 292: Chọn câu đúng nhất: Cho Pin Zn/ZnSO₄//CuSO₄/Cu
A. Dòng điện đi từ cực Zn sang Cu
B. Dòng điện đi từ cực Cu sang Zn
C. Dòng điện đi từ cực Zn sang Cu và dòng electron đi ngược lại
D. Dòng điện đi từ cực Cu sang Zn và dòng electron đi ngược lại

Câu 293: Chọn câu đúng nhất
A. Chất khử là chất nhường electron, sự khử là quá trình nhường electron của nguyên tố trong một chất
B. Chất khử là chất nhận electron, sự khử là quá trình nhường electron của nguyên tố trong một chất
C. Chất khử là chất nhường electron, sự khử là quá trình nhận electron của nguyên tố trong một chất
D. Chất khử là chất nhận electron, sự khử là quá trình nhận electron của nguyên tố trong một chất

Câu 294: Một phản ứng xảy ra trong dung dịch có cơ chế sau: Giai đoạn 1: (chậm) Ce⁴⁺ + Mn²⁺ → Ce³⁺ + Mn³⁺; Giai đoạn 2: (nhanh) Ce⁴⁺ + Mn²⁺ → Ce³⁺ + Mn⁴⁺; Giai đoạn 3: (nhanh) Mn⁴⁺ + Ti⁺ → Mn²⁺ + Ti³⁺
A. Tác chất: Ce⁴⁺, Mn²⁺, Mn³⁺, Mn⁴⁺, Ti⁺
B. Sản phẩm: Ce³⁺, Mn²⁺, Ti³⁺
C. Chất trung gian: Mn⁴⁺, Mn³⁺, Mn²⁺
D. Chất xúc tác: Mn²⁺

Câu 295: Tốc độ sa lắng của tiểu phân hạt keo được biểu diễn theo công thức sau:
A. v = (2r²(d−d₀)g)/(9η)
B. v = r²(d−d₀)g/(9η)
C. v = (2g²(d−d₀)r)/(9η)
D. v = (2r²(d−d₀)g)/(9η)

Câu 296: Tinh chế keo bằng phương pháp thẩm tích là phương pháp làm sạch hệ keo bằng cách:
A. Các ion hoặc chất đơn phân tử của tạp chất sẽ di chuyển qua màng thẩm tích do lực khuếch tán
B. Các tiểu phân hệ keo sẽ di chuyển qua màng thẩm tích do lực khuếch tán
C. Các tiểu phân hệ keo sẽ di chuyển qua màng thẩm tích do áp suất nén
D. Các tiểu phân hệ keo sẽ di chuyển qua màng thẩm tích do hút chân không

Câu 297: Mixen là những tiểu phân hạt keo:
A. Chỉ mang điện tích dương (+)
B. Chỉ mang điện tích âm (−)
C. Vừa mang điện tích dương (+) và âm (−)
D. Trung hòa điện tích.

Câu 298: Khi khảo sát phản ứng bậc không, người ta có thể xác định được chu kỳ bán hủy của phản ứng dựa vào công thức:
A. T₁/₂ = (3[A₀])/k
B. T₁/₂ = [A]₀/(2k)
C. T₁/₂ = 0,693/k
D. T₁/₂ = k/[A₀]

Câu 299: Khi chiếu các tia sáng đơn sắc qua hệ keo ta nhận thấy:
A. Chùm tia đỏ có khả năng khuếch tán mạnh nhất
B. Chùm tia tím có khả năng khuếch tán mạnh nhất
C. Chùm tia lam có khả năng khuếch tán mạnh nhất
D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 300: Tốc độ khuếch tán của các tiểu phân trong hệ keo khi qua diện tích S được tính theo biểu thức:
A. S.dm/dt = -D(dC/dx)
B. dm/dt = -D(dC/dx).S
C. dt/dm = -D(dC/dx).S
D. dm/dt = -D(dC/dx)

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)