400 câu trắc nghiệm đường lối cách mạng là bộ đề ôn tập chuyên sâu dành cho sinh viên đang theo học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Bộ câu hỏi này được thiết kế nhằm giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức về lịch sử, tư tưởng và các chính sách của Đảng qua từng giai đoạn cách mạng.
Đề thi thường do các giảng viên giàu kinh nghiệm như thầy Nguyễn Quốc Hùng, một chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử Đảng thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, biên soạn. Đặc biệt, bài trắc nghiệm này phù hợp với sinh viên ngành Khoa học chính trị, Lịch sử, và cả các ngành liên quan đến khoa học xã hội nhân văn. Đối tượng chính là sinh viên năm thứ hai hoặc năm thứ ba, những người đã hoàn thành các môn học cơ bản về tư tưởng chính trị.
Bộ câu hỏi tập trung vào các nội dung trọng tâm như: cương lĩnh chính trị, đường lối kinh tế, văn hóa, quốc phòng và đối ngoại của Đảng. Qua đó, sinh viên không chỉ rèn luyện khả năng phân tích mà còn nâng cao kỹ năng tư duy logic trong việc làm bài thi trắc nghiệm.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá ngay bộ đề thi này và kiểm tra kiến thức của bạn ngay hôm nay!
Bộ 400 câu trắc nghiệm đường lối cách mạng – Có đáp án
Câu 1: Nghị quyết nào sau đây lần đầu tiên xác định cách mạng miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị?
A. NQ Ban chấp hành TW lần thứ 6, khóa II(7/54)
B. NQ Bộ Chính trị 9/54
C. Dự thảo Đường lối CM MN(8/56)
D. NQ Ban chấp hành TW lần thứ 15 (1/1959)
Câu 2: Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam VN ra đời vào thời gian nào?
A. 20/12/60
B. 21/7/1954
C. 27/1/73
D. 17/1/60
Câu 3: Nghị quyết Bộ chính trị 1/1961 và 2/1962 đã xác định phương thức đấu tranh của cách mạng miền Nam là:
A. Sử dụng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để đánh đổ chính quyền độc tài phát xít của địch.
B. Kết hợp đấu tranh QS với đấu tranh chính trị, trong đó, đấu tranh QS có tác dụng quyết định trực tiếp…
C. Giữ vững tư tưởng chiến lược tiến công, đưa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch trên 3 vùng chiến lược, bằng 3 mũi giáp công …
D. Đánh nhanh thắng nhanh
Câu 4: Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Nghị Quyết nào sau đây xác định đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp:
A. NQ Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 15 (1/1959)(khóa II)
B. NQ Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 11 (3/1965) và12 (12/1965)(Khóa III)
C. NQ Bộ chính trị 1/1961 và 2/1962
D. NQ Bộ chính trị 12/1967
Câu 5: Văn kiện nào sau đây trực tiếp dẫn đến phong trào đồng khởi:
A. NQ Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 6, Khóa II (7/1954)
B. Dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam (8/1956)
C. NQ Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 15, Khóa II (1/1959)
D. Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 16, Khóa II (4/1959)
Câu 6: Trong nhiệm kỳ Ban chấp hành TW Đảng khóa III, NQ nào sau đây đã trực tiếp dẫn đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân?
A. NQ Ban chấp hành TW lần thứ 14(1/68)
B. NQ Ban chấp hành TW 11(3/65)
C. NQ Ban chấp hành TW lần thứ 12(12/65)
D. NQ Ban chấp hành TW lần thứ 18(1/70)
Câu 7: Nguyên nhân của cuộc chiến tranh giữa nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ (1954-1975) là do:
A. Việt Nam không chấp nhận hợp tác với Mỹ cũng như bất kỳ một thế lực nào bên ngoài nào
B. Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Genève, âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ
C. Do Việt Nam đi theo con đường chính trị khác Mỹ
D. Do một số người đứng đầu nước Mỹ muốn thôn tính nước ta
Câu 8: Trong kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957) ở miền Bắc, Đảng ta chủ trương:
A. Không vội vàng thủ tiêu thành phần kinh tế tư bản tư doanh nếu thấy có lợi cho sự phát triển kinh tế
B. Thủ tiêu kinh tế tư bản tư doanh, phát triển kinh tế quốc doanh
C. Phát triển nhanh kinh tế nhà nước
D. Đảng chưa nói đến vấn đề này
Câu 9: Trong đường lối công nghiệp hóa XHCN, NQ nào của Đảng xác định: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 1 cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ?
A. NQ ĐH ĐB TQ lần thứ III (9/1960)
B. NQ ĐH ĐB TQ lần thứ IV (12/1976)
C. NQ ĐH ĐB TQ lần thứ V (3/1982)
D. NQ ĐH ĐB TQ lần thứ VI (12/1986)
Câu 10: Nội dung công nghiệp hóa được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV xác định chỉ rõ:
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công nông nghiệp
B. Thực hiện công nghiệp hóa XHCN bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
C. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
D. Cả a, b, c sai
Câu 11: Trong các đặc điểm của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV nêu ra, đặc điểm nào là đặc điểm lớn nhất, quan trọng nhất?
A. Từ một nền sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN
B. Đất nước còn nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân; cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới còn gay go, quyết liệt
C. Là một nước thuộc địa nữa phong kiến
Câu 12: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ được thông qua trong Đại hội nào sau đây:
A. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986)
B. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991)
C. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996)
D. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001)
Câu 13: Đại hội đại biểu toàn quốc nào của Đảng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo công nghiệp hóa, trong đó khẳng định: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế…; Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa…?
A. ĐH VI (12/1986)
B. ĐH VII (6/1991)
C. ĐH VIII (6/1996)
D. ĐH IX (4/2001)
Câu 14: ĐH đại biểu toàn quốc nào của Đảng chủ trương phải hoàn thành cải tạo XHCN ở miền Nam, hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản xuất XHCN trong cả nước?
A. ĐH III (9/1960)
B. ĐH IV (12/1976)
C. ĐH V (3/1982)
D. ĐH VI (12/1986)
Câu 15: Thời kỳ “đổi mới” của cách mạng XHCN Việt Nam hiện nay thực chất là:
A. Đổi mới mục tiêu cách mạng, đổi mới biện pháp, bước đi trong xây dựng CNXH.
B. Đổi mới biện pháp, bước đi trong xây dựng CNXH, đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng nhưng không thay đổi mục tiêu.
C. Đổi mới tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”
D. Cả a, b, c đúng
Câu 16: ĐH đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng đã khẳng định kinh tế nhiều thành phần là:
A. Là một đặc trưng của thời kỳ quá độ
B. Là một biểu hiện đặc thù của thời kỳ quá độ
Câu 17: Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
A. Năm 1920 (tổ chức công hội ở Sài Gòn được thành lập)
B. Năm 1925 (cuộc bãi công Ba Son)
C. Năm 1929 (sự ra đời ba tổ chức cộng sản)
D. Năm 1930 (Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời)
Câu 18: Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô sản vào thời gian nào?
A. 1917
B. 1918
C. 1919
D. 1920
Câu 19: Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa khi nào? ở đâu?
A. 7/1920 – Liên Xô
B. 7/ 1920 – Pháp
C. 7/1920 – Quảng Châu (Trung Quốc)
D. 8/ 1920 – Trung Quốc
Câu 20: Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập vào thời gian nào?
A. 12/ 1927
B. 8/1925
C. 11/ 1926
D. 7/1925
Câu 21: Tổ chức cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam?
A. Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên
B. Đông Dương Cộng sản Đảng
C. An Nam Cộng sản Đảng
D. Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
Câu 22: Hội nghị Hợp nhất thành lập Đảng CSVN (3/2/1930) thông qua các văn kiện nào sau đây?
A. Chánh cương vắn tắt
B. Điều lệ vắn tắt và Chương trình vắn tắt
C. Sách lược vắn tắt
D. Cả a, b và c
Câu 23: Ai là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng?
A. Hồ Chí Minh
B. Trần Phú
C. Trần Văn Cung
D. Lê Hồng Phong
Câu 24: Chiến tranh thế giới II bùng nổ vào thời gian nào?
A. 1937
B. 1939
C. 1938
D. 1940
Câu 25: Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh (Việt Minh) được thành lập năm nào?
A. 1940
B. Đầu năm 1944
C. 1941
D. Cuối năm 1944
Câu 26: Ai là lãnh tụ tiêu biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng?
A. Nguyễn Thái Học
B. Tôn Quang Phiệt
C. Trần Huy Liệu
D. Huỳnh Thúc Kháng
Câu 27: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào trong thời gian nào?
A. 15 – 19/8/1941
B. 13 -15/8/1945
C. 15 – 19/8/1945
D. 16-19/8/1945
Câu 28: Tổ chức nào là lực lượng chính trị của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ?
A. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
D. Công đoàn Việt Nam
Câu 29: Ai là người chủ trì hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Tân Trào tháng 8/1945?
A. Võ Nguyên Giáp
B. Trường Chinh
C. Hồ Chí Minh
D. Phạm Văn Đồng
Câu 30: Đường lối chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Pháp đã được xác định trong văn kiện nào của Đảng?
A. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960)
B. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 8 (5/1949)
C. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ II (1951)
D. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, khóa II (7/1954)

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.