422 Câu hỏi Trắc nghiệm về Tài chính doanh nghiệp là một bộ đề thi thuộc môn Tài chính doanh nghiệp, tổng hợp những câu hỏi quan trọng, bao quát kiến thức cơ bản và nâng cao trong lĩnh vực này. Bộ đề này được thiết kế nhằm hỗ trợ sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, hoặc các ngành liên quan tại các trường đại học và học viện trên toàn quốc như Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Học viện Tài chính, hoặc Đại học Ngoại thương.
Với nội dung trải dài từ các khái niệm nền tảng như quản lý dòng tiền, phân tích tài chính, đến các chủ đề chuyên sâu như định giá tài sản và cấu trúc vốn, bộ câu hỏi này là công cụ không thể thiếu để sinh viên ôn luyện và kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức thực tế. Đề thi được biên soạn bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, với thời điểm cập nhật mới nhất vào năm 2023, nhằm phù hợp với các chương trình đào tạo hiện hành.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu chi tiết bộ đề thi và kiểm tra khả năng của bạn ngay hôm nay!
422 Câu hỏi Trắc nghiệm về Tài chính doanh nghiệp Phần 1
Câu 1: Điểm cân bằng EPS là:
A. Điểm mà tại đó xác định được một mức lợi nhuận trước lãi vay và trước thuế (EBIT) mà với mức lợi nhuận đo đạt được sẽ đưa lại thu nhập một cổ phần (EPS) là như nhau dù cho tài trợ với tỷ trọng vay nợ khác nhau trong cơ cấu nguồn vốn của một dự án đầu tư hay của một doanh nghiệp
B. Điểm mà tại đó xác định được một mức lợi nhuận trước thuế (EBT) mà với mức lợi nhuận đó đạt được sẽ đưa lại thu nhập một cổ phần (EPS) là như nhau dù cho tài trợ với tỷ trọng vay nợ khác nhau trong cơ cấu nguồn vốn của một dự án đầu tư hay của một doanh nghiệp
C. Điểm mà tại đó xác định được một mức lợi nhuận sau thuế (NI) mà với mức lợi nhuận đó đạt được sẽ đưa lại thu nhập một cổ phần (EPS) là như nhau dù cho tài trợ với tỷ trọng vay nợ khác nhau trong cơ cấu nguồn vốn của một dự án đầu tư hay của một doanh nghiệp
D. Điểm mà tại đó xác định được một mức sản lượng (Q) mà với mức lợi nhuận đó đạt được sẽ đưa lại thu nhập một cổ phần (EPS) là như nhau dù cho tài trợ với tỷ trọng vay nợ khác nhau trong cơ cấu nguồn vốn của một dự án đầu tư hay của một doanh nghiệp
Câu 2: Doanh nghiệp X có sản lượng tiêu thụ là 100.000 sản phẩm, với giá bán 1.000 đồng/sản phẩm; chi phí biến đổi cho một sản phẩm là 300 đồng và chi phí cố định sản xuất kinh doanh là 60 triệu đồng. Chi phí lãi vay phải trả trong kỳ là 6 triệu đồng. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính (DFL) là:
A. 7,8
B. 2,5
C. 17,5
D. 12,1
Câu 3: Doanh nghiệp X có sản lượng tiêu thụ là 100.000 sản phẩm, với giá bán 1.000 đồng/sản phẩm; chỉ phí biến đổi cho một sản phẩm là 300 đồng và chi phí cố định sản xuất kinh doanh là 60 triệu đồng. Chi phí lãi vay phải trả trong kỳ là 6 triệu đồng. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tổng hợp (DTL) là:
A. 7,5
B. 2,5
C. 17,5
D. 2,1
Câu 4: Khi xem xét về chi phí sử dụng vốn giúp nhà quản trị tài chính trong việc: 1. Lựa chọn chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp; 2. Lựa chọn dự án đầu tư; 3. Xây dựng chính sách giá bán. Sự lựa chọn đúng nhất là:
A. 1
B. 2
C. 1 và 2
D. 2 và 3
Câu 5: Chi phí sử dụng vốn vay phải tính về sau thuế vì: 1. Khi đi vay công ty sẽ được hưởng khoản tiết kiệm thuế do sử dụng vốn vay; 2. Để đồng nhất trong việc tính chi phí sử dụng vốn bình quân; 3. Để đảm bảo sự so sánh đồng nhất với chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ khác; 4. Để có thể so sánh được với tỷ suất sinh lời của dự án (IRR). Câu trả lời đúng nhất là:
A. 1 và 2
B. 1, 2 và 3
C. 1 và 3
D. 1, 2, 3 và 4
Câu 6: Nghiệp vụ nào dưới đây không làm thay đổi hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
A. Phát hành cổ phiếu ưu đãi
B. Đi vay dài hạn của ngân hàng
C. Trả cổ tức bằng cổ phiếu
D. Mua chịu của nhà cung cấp
Câu 7: Nghiệp vụ nào dưới đây không làm thay đổi mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty:
A. Thu tiền của khách hàng mua chịu
B. Nhận góp vốn liên doanh
C. Trả bớt nợ dài hạn cho ngân hàng
D. Đi vay dài hạn ngân hàng
Câu 8: Nghiệp vụ nào dưới đây không làm thay đổi mức độ tác động của đòn bẩy tài chính của công ty:
A. Tăng số lượng hàng hóa sản xuất và tiêu thụ
B. Áp dụng các biện pháp làm giảm chi phí biến đổi đơn vị của sản phẩm
C. Đi vay dài hạn ngân hàng
D. Trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông
Câu 9: Chính sách ổn định cổ tức có lợi thế sau: 1. Giúp công ty có sẵn lượng vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu kinh doanh; 2. Có thể làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường; 3. Tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý công ty; 4. Tạo điều kiện thuận lợi để chứng khoán công ty được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán. Sự lựa chọn đúng nhất là:
A. 1 và 2
B. 1, 2 và 4
C. 2, 3 và 4
D. 1, 2, 3 và 4
Câu 10: Các công cụ tài trợ vốn nào mang lại khoản lợi thuế cho doanh nghiệp?
A. Cổ phiếu thường
B. Trái phiếu
C. Cổ phiếu ưu đãi
D. Tín dụng thương mại
Câu 11: Khi một doanh nghiệp có hệ số nợ rất cao so với trung bình ngành, đồng thời cổ đông rất muốn giữ nguyên quyền kiểm soát và tăng thu nhập, vậy nếu công ty muốn phát hành chứng khoán để huy động vốn thực hiện đầu tư thì công ty sẽ huy động từ:
A. Phát hành cổ phiếu thường ra công chúng
B. Phát hành cổ phiếu ưu đãi
C. Phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi
D. Phát hành trái phiếu thông thường
Câu 12: Điều nào được coi là lợi thế của việc huy động tăng thêm vốn đầu tư bằng phát hành trái phiếu của công ty cổ phần:
A. Làm giảm hệ số nợ và làm tăng độ vững chắc về tài chính cho công ty
B. Lợi tức trái phiếu được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp
C. Không phải chịu áp lực phải trả lợi tức trái đúng hạn
D. Không phải lo hoàn trả vốn gốc
Câu 13: Trong những điều nêu dưới đây, điều nào được xem là lợi thế của việc huy động bằng phát hành cổ phiếu thường ra công chúng:
A. Được hưởng lợi hơn về nộp thuế thu nhập doanh nghiệp so với các cách huy động vốn khác
B. Cổ đông hiện hành giữ nguyên được quyền kiểm soát công ty
C. Tăng thêm vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ của công ty
D. Chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với các cách huy động vốn khác
Câu 14: Doanh nghiệp sử dụng thuê tài chính có điểm lợi chủ yếu nào:
A. Giảm được hệ số nợ, vì tài sản thuê được ghi vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
B. Chi phí sử dụng thuê tài chính thấp hơn so với chi phí sử dụng vốn vay của ngân hàng thương mại
C. Vốn ít vẫn có thể sử dụng được thiết bị công nghệ hiện đại
D. Được quyền hủy bỏ hợp đồng thuê trước hạn
Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới thấp hơn chi phí sử dụng nợ vay
B. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới thấp hơn chi phí sử dụng lợi nhuận để lại
C. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới cao hơn chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi
D. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới thấp hơn chi phí sử dụng trái phiếu
Câu 16: Mô hình nào sau đây cho thấy được mối liên hệ giữa rủi ro và chi phí sử dụng vốn:
A. Mô hình tăng trưởng cổ tức và mô hình định giá tài sản vốn
B. Mô hình tăng trưởng cổ tức và mô hình lãi suất trái phiếu cộng thêm mức bù rủi ro
C. Mô hình định giá tài sản vốn và mô hình lãi suất trái phiếu cộng thêm mức bù rủi ro
D. Mô hình tăng trưởng cổ tức, mô hình định giá tài sản vốn và mô hình lãi suất trái phiếu cộng thêm mức bù rủi ro
Câu 17: Ngân hàng S phát hành kỳ phiếu có mệnh giá là 50 triệu đồng và thời hạn là 5 năm để huy động vốn dài hạn. Lãi suất hàng năm phải trả cho kỳ phiếu là 8%. Kỳ phiếu được bán ở mức bằng với mệnh giá nhưng lại mất chi phí phát hành 2% so với mệnh giá. Khi đó, mức chi phí sử dụng vốn của ngân hàng S là:
A. 7,6%
B. 8,2%
C. 8%
D. 8,4%
Câu 18: Các công ty có thể giảm bớt chi phí sử dụng vốn bình quân của mình khi:
A. Tăng tỷ lệ sử dụng nợ, giảm tỷ lệ sử dụng vốn chủ sở hữu
B. Tăng tỷ lệ sử dụng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ lệ sử dụng nợ
C. Tăng tỷ lệ sử dụng vốn nợ nhưng phải giữ cho mức rủi ro tài chính không vượt quá mức chịu đựng
D. Giảm tỷ lệ sử dụng vốn nợ và tăng tỷ lệ sử dụng vốn chủ sở hữu
Câu 19: Doanh nghiệp phải trả lãi suất cho nguồn vốn vay nợ theo:
A. Điều kiện tài chính của ngân hàng thương mại
B. Thỏa thuận trong hợp đồng vay nợ
C. Lãi suất bình quân trong ngành
D. Quy định của Chính phủ
Câu 20: Các công ty có thể giảm bớt chi phí sử dụng vốn bình quân của mình khi:
A. Tăng tỷ lệ sử dụng nợ, giảm tỷ lệ sử dụng vốn chủ sở hữu
B. Tăng tỷ lệ sử dụng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ lệ sử dụng nợ
C. Tăng tỷ lệ sử dụng vốn nợ nhưng phải giữ cho mức rủi ro tài chính không vượt quá mức chịu đựng
D. Giảm tỷ lệ sử dụng vốn nợ và tăng tỷ lệ sử dụng vốn chủ sở hữu
Câu 21: Để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC), công ty phải:
A. Chọn tỷ lệ sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn so với nợ vay
B. Chọn tỷ lệ sử dụng nợ vay nhiều hơn so với vốn chủ sở hữu
C. Sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp lý để đạt chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất
D. Sử dụng tỷ lệ nợ vay tối ưu để đạt chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất
Câu 22: Hệ số nợ có thể phản ánh:
A. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty
B. Mức độ sinh lời của công ty
C. Mức độ rủi ro tài chính của công ty
D. Mức độ hoạt động của công ty
Câu 23: Nhận định nào sau đây là đúng khi phân tích chi phí sử dụng vốn của một công ty:
A. Chi phí sử dụng vốn vay nợ thấp hơn so với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
B. Chi phí sử dụng vốn vay nợ cao hơn so với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
C. Chi phí sử dụng vốn vay nợ và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu luôn bằng nhau
D. Chi phí sử dụng vốn vay nợ và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu luôn thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng
Câu 24: Để lựa chọn một dự án đầu tư, công ty sẽ:
A. Dựa vào tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) so với tỷ lệ chiết khấu của công ty
B. Dựa vào tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) và NPV của dự án
C. Dựa vào tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) và tỷ lệ chiết khấu ngành
D. Dựa vào khả năng trả lãi của dự án
Câu 25: Doanh nghiệp đang đối mặt với vấn đề về khả năng thanh toán trong ngắn hạn và cần huy động thêm vốn để giải quyết vấn đề này. Doanh nghiệp có thể huy động vốn qua hình thức nào sau đây:
A. Phát hành cổ phiếu ưu đãi
B. Phát hành trái phiếu ngắn hạn
C. Phát hành cổ phiếu thường
D. Phát hành cổ phiếu ưu đãi
Câu 26: Tỷ lệ sử dụng nợ của công ty sẽ thay đổi khi:
A. Tăng hoặc giảm lượng vốn vay của công ty
B. Tăng hoặc giảm lượng cổ phiếu của công ty
C. Tăng hoặc giảm lợi nhuận của công ty
D. Tăng hoặc giảm lượng cổ tức của công ty
Câu 27: Công ty muốn duy trì mức độ đòn bẩy tài chính ổn định, vậy công ty cần:
A. Đảm bảo tỷ lệ sử dụng nợ ổn định trong suốt thời gian hoạt động
B. Đảm bảo tỷ lệ sử dụng cổ phiếu ưu đãi ổn định trong suốt thời gian hoạt động
C. Đảm bảo tỷ lệ sử dụng cổ phiếu thường ổn định trong suốt thời gian hoạt động
D. Đảm bảo tỷ lệ sử dụng vốn chủ sở hữu ổn định trong suốt thời gian hoạt động
Câu 28: Một doanh nghiệp có chi phí vay nợ là 10%, tỷ suất sinh lời kỳ vọng của công ty là 15% và tỷ lệ sử dụng nợ là 50%. Với thông tin trên, công ty có thể đạt được mức chi phí sử dụng vốn bình quân thấp hơn nếu:
A. Tăng tỷ lệ sử dụng nợ để giảm chi phí sử dụng vốn
B. Giảm tỷ lệ sử dụng nợ để giảm chi phí sử dụng vốn
C. Giữ tỷ lệ sử dụng nợ và điều chỉnh mức lợi nhuận kỳ vọng
D. Tăng tỷ lệ sử dụng vốn chủ sở hữu
Câu 29: Doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố nào khi lựa chọn phương thức tài trợ vốn:
A. Chi phí sử dụng vốn và ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của công ty
B. Chi phí sử dụng vốn và khả năng chịu đựng rủi ro tài chính của công ty
C. Chi phí sử dụng vốn và khả năng duy trì đòn bẩy tài chính ổn định của công ty
D. Chi phí sử dụng vốn và tác động đến chiến lược phát triển của công ty
Câu 30: Việc tăng tỷ lệ sử dụng nợ trong cơ cấu vốn có thể:
A. Làm giảm chi phí sử dụng vốn tổng hợp của công ty
B. Làm tăng chi phí sử dụng vốn tổng hợp của công ty
C. Làm giảm hệ số nợ và giảm rủi ro tài chính của công ty
D. Làm tăng hệ số nợ và tăng rủi ro tài chính của công ty

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.