500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án

Năm thi: 2023
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Số lượng câu hỏi: 500
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Số lượng câu hỏi: 500
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án là một bộ tài liệu quan trọng dành cho sinh viên muốn củng cố và kiểm tra kiến thức của mình về môn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Bộ câu hỏi này được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu từ năm 2023, tài liệu này không chỉ cung cấp những câu hỏi bao quát các chủ đề chính mà còn kèm theo đáp án chi tiết, giúp người học tự đánh giá và nâng cao hiểu biết của mình về văn hóa Việt Nam. Hãy cùng thử sức với bộ 500 câu trắc nghiệm này để chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi nhé.

Tổng hợp 500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án

1. Định nghĩa về con người: “Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.” là của:

  • a. Các Mác
  • b. Lão Tử
  • c. Phật giáo
  • d. B.Franhklin

2. Theo giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên), cấu trúc của văn hóa bao gồm các thành tố là:

  • a. Văn hóa sản xuất, văn hóa sinh hoạt, văn hóa vũ trang.
  • b. Văn hóa sinh hoạt. văn hóa vũ trang, văn hóa nhận thức.
  • c. Văn hóa sản xuất, văn hóa vũ trang, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
  • d. Văn hóa sản xuất, văn hóa sinh hoạt, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên.

3. Trong văn hóa sản xuất của người Việt, đơn vị sản xuất cơ bản là:

  • a. Cá nhân
  • b. Làng
  • c. Xã hội
  • d. Gia đình nhỏ

4. Lương thực hàng ngày của người Việt cổ là gì?

  • a. Ăn gạo tẻ
  • b. Ăn gạo nếp và gạo tẻ nhưng ưu thế thuộc về gạo nếp
  • c. Ăn gạo nếp
  • d. Ăn gạo nếp và gạo tẻ nhưng ưu thế thuộc về gạo tẻ

5. Đặc trưng nổi bật trong nghệ thuật chiến đấu của người Việt cổ là gì?

  • a. Thạo thủy chiến
  • b. Dùng dân binh hỗ trợ quân binh
  • c. Thạo thủy chiến, dùng dân binh hỗ trợ quân binh
  • d. Thạo thủy chiến, dùng quân binh hỗ trợ dân binh

6. Văn hóa mặc của người Việt cổ là:

  • a. Người Việt cổ mặc váy, áo ngắn. Tóc thường cắt ngắn, tết tóc hoặc búi tóc củ hành. Có tục xăm mình.
  • b. Người Việt cổ có tục xăm mình, để tóc dài.
  • c. Đàn ông cởi trần, đóng khố. Đàn bà mặc váy, áo ngắn. Tóc thường cắt ngắn, tết tóc hoặc búi tóc củ hành. Có tục xăm mình.
  • d. Người Việt cổ cởi trần, đóng khố, có tục xăm mình.

7. Các cư dân trong một cộng đồng làng xã Việt xưa phải tuân theo một hệ thống các quy định mà cộng đồng đó đề ra. Hệ thống quy định này có tên là gì?

  • a. Hương ước
  • b. Phép tắc
  • c. Quy tắc
  • d. Pháp luật

8. Văn hóa đi lại của người Việt cổ là:

  • a. Chủ yếu là đường bộ, vận chuyển bằng voi và trâu
  • b. Chủ yếu là đường bộ
  • c. Là đường bộ và đường thuỷ
  • d. Chủ yếu là đường thuỷ với phương tiện là thuyền

9. Có mấy loại quy ước trong bản hương ước?

  • a. Có 3 loại quy ước chủ yếu
  • b. Có 4 loại quy ước chủ yếu
  • c. Có 2 loại quy ước chủ yếu
  • d. Có 5 loại quy ước chủ yếu

10. Ngành sản xuất chính của người Việt cổ là:

  • a. Trồng các loại hoa màu
  • b. Nghề thủ công truyền thống như: đúc đồng, nung gốm, đục đá, khắc gỗ, sơn chạm, đan lát…
  • c. Nông nghiệp – trồng lúa nước
  • d. Chăn nuôi gia súc, gia cầm

11. Hằng số văn hóa Việt Nam cổ truyền về mặt chủ thể là:

  • a. Người nông dân Việt Nam với tất cả những tính chất tích cực và hạn chế của nó.
  • b. Trọng tình, trọng văn, trọng đức, trọng phụ nữ.
  • c. Duy tình, duy nghĩa, duy cảm
  • d. Người nông dân Việt Nam với tất cả những tính chất tích cực và hạn chế của nó. Nhưng vượt lên tất cả là đặc điểm duy tình, duy nghĩa, duy cảm của người Việt Nam trong mối quan hệ giữa người với người, người với tự nhiên… và nhất là thái độ trách nhiệm với thế hệ mai sau thể hiện qua khái niệm phúc đức.

12. Trong Chu Dịch, quẻ Bi có từ “văn” và “hóa” và được hiểu là:

  • a. Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ).
  • b. Bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán
  • c. Trồng trọt và nuôi dưỡng tinh thần
  • d. Gồm tín ngưỡng và phong tục

13. Muốn thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa cần thông qua các chức năng nào?

  • a. Chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giải trí
  • b. Chức năng thẩm mĩ, chức năng dự báo
  • c. Chức năng nhận thức, chức năng dự báo
  • d. Chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng dự báo, chức năng giải trí

14. Thế nào là văn minh?

  • a. Văn minh là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội, bao gồm nghệ thuật văn chương lối sống, những quyền cơ bản của con người, hệ thống các giá trị, tập tục và tín ngưỡng.
  • b. Văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại.
  • c. Văn minh là những giá trị tinh thần, do những người có tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.
  • d. Văn minh là những giá trị vật chất, gắn với những truyền thống, những thành quả văn hoá với những thế hệ nhân tài tiêu biểu cho một vùng miền.

15. Xét về phương diện giá trị, văn hóa khác với văn minh, văn hiến, văn vật ở chỗ:

  • a. Văn hoá thiên về giá trị vật chất
  • b. Văn hoá bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần
  • c. Văn hoá thiên về giá trị tinh thần
  • d. Văn hoá thiên về khía cạnh vật chất, kĩ thuật

16. Từ đời Lý (1010) người Việt đã tự hào nước mình là một nước …

  • a. Nước phát triển nhất
  • b. Văn hiến Quốc tế
  • c. Nước có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại
  • d. Văn hiến chi bang

17. Trong từ văn hiến, thì hiến có nghĩa là:

  • a. Mới mẻ – Hiện đại
  • b. Sách vở
  • c. Hiền tài
  • d. Văn hóa

18. Định nghĩa về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

  • a. “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo… và những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.”
  • b. “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”
  • c. “Văn hoá bao gồm nghệ thuật văn chương lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng…”
  • d. “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.”

19. Theo giáo trình Văn hóa xã hội chủ nghĩa của khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa, chức năng bao trùm của văn hóa là chức năng nào?

  • a. Chức năng thẩm mỹ
  • b. Chức năng giáo dục
  • c. Chức năng dự báo
  • d. Chức năng nhận thức

20. Chức năng bồi dưỡng con người, hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi của con người vào điều hay lẽ phải, theo những khuôn mẫu, chuẩn mực mà xã hội quy định là nội dung của:

  • a. Chức năng giao tiếp
  • b. Chức năng giáo dục
  • c. Chức năng điều chỉnh xã hội
  • d. Chức năng tổ chức xã hội

21. Hình ảnh “vỏ Tàu lõi Việt” là đặc thù của đơn vị xã hội cổ truyền nào của người Việt?

  • a. Làng
  • b. Đô thị
  • c. Gia đình
  • d. Quốc gia

22. Cơ cấu gia đình nào dưới đây được gọi là gia đình hạt nhân?

  • a. Gia đình có từ ba thế hệ trở lên
  • b. Bố mẹ và gia đình con trai trưởng
  • c. Bố mẹ và con cái chưa trưởng thành
  • d. Bố hoặc mẹ và con cái

23. Phổ (cơ cấu) xã hội Việt Nam truyền thống là:

  • a. Cá nhân – gia đình – làng xóm – đất nước
  • b. Cá nhân – họ hàng – làng xóm
  • c. Cá nhân – gia đình – họ hàng – xóm làng – vùng miền – đất nước
  • d. Cá nhân – họ hàng – làng xóm – đất nước

24. Những nguyên lý cơ bản tập hợp con người thành xã hội, khiến con người trở thành sinh vật xã hội là:

  • a. Cùng chỗ
  • b. Tất cả các phương án.
  • c. Cùng cội nguồn
  • d. Cùng lợi ích

25. Sinh hoạt cộng đồng nào dưới đây phản ánh “tính sông nước” trong văn hóa Việt Nam?

  • a. Đua thuyền, bơi chải
  • b. Tất cả các phương án.
  • c. Đấu vật
  • d. Kéo co, đánh đu

26. Gia đình người Việt, trong đại đa số trường hợp là:

  • a. Gia đình lớn
  • b. Gia đình phi hạt nhân
  • c. Gia đình nhỏ
  • d. Gia đình hạt nhân

27. Hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống:

  • a. Nhiệt và gió mùa
  • b. Nhiệt và ẩm
  • c. Thực vật, động vật rất phong phú và đa dạng
  • d. Tính sông nước và thực vật

28. Mô hình bữa ăn (bữa cơm) của người Việt (theo quan điểm của GS. Trần Quốc Vượng) là:

  • a. Cơm – thịt – cá
  • b. Cơm – rau – cá
  • c. Cơm – rau – thịt – cá
  • d. Cơm – rau – thịt

29. Môi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng bậc nhất của mỗi cá nhân là:

  • a. Nhà trường
  • b. Nhóm thành viên
  • c. Gia đình
  • d. Thông tin đại chúng

30. Theo quan điểm của GS. Trần Quốc Vượng, làng là đơn vị cư trú cơ bản của nông thôn Việt Nam được tổ chức dựa vào hai nguyên tắc chủ yếu:

  • a. Cội nguồn và theo đơn vị hành chính
  • b. Cội nguồn và cùng lợi ích
  • c. Cùng chỗ và cùng lợi ích
  • d. Cội nguồn và cùng chỗ

31. Khi nói về văn hóa làng và làng văn hóa, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra đặc trưng làng Việt Nam là:

  • a. Tất cả các phương án.
  • b. Ý thức cộng đồng
  • c. Ý thức tự quản
  • d. Nét độc đáo riêng của mỗi làng trong tập quán, nếp sống, giọng nói, cách ứng xử…

32. “… là khả năng truyền lại di sản của thế hệ này cho thế hệ sau – di truyền xã hội, di truyền văn hóa.”

  • a. Tính sử
  • b. Quá trình hai mặt
  • c. Tính toàn cầu
  • d. Tính sử và tính toàn cầu

33. Xét về mặt chức năng, đô thị Việt Nam truyền thống có đặc điểm là:

  • a. Đô thị Việt Nam trước hết là trung tâm văn hóa rồi từ đó mới là kinh tế và chính trị.
  • b. Đô thị Việt Nam là trung tâm kinh tế, văn hoá.
  • c. Đô thị Việt Nam trước hết là trung tâm chính trị, rồi từ đó mới là kinh tế và văn hoá.
  • d. Đô thị Việt Nam trước hết là trung tâm kinh tế rồi từ đó mới là chính trị và văn hoá.

34. “… là khả năng con người biết đến những nền văn hóa khác, học hỏi những thứ tiếng khác, gặp gỡ những hình thức của nghệ thuật hay chính trị so với hình thức của mình và qua đó nhận biết được những con người khác bất kể thuộc nền văn hóa nào như những đồng loại của mình.”

  • a. Quá trình hai mặt
  • b. Tính toàn cầu
  • c. Tính sử và tính toàn cầu
  • d. Tính sử

35. Văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại và tín ngưỡng thuộc thành tố văn hóa nào trong cấu trúc văn hóa theo quan điểm của GS. Trần Quốc Vượng?

  • a. Văn hóa sinh hoạt
  • b. Tất cả các đáp án.
  • c. Văn hóa vũ trang
  • d. Văn hóa sản xuất

36. “Mức tiêu thụ năng lượng tăng gấp đôi tỉ lệ tăng dân số. Chu trình sinh địa hóa ở nhiều vùng không còn nguyên vẹn nữa. Thế cân bằng đã bị phá vỡ ở nhiều nơi trên trái đất” là đặc điểm của giai đoạn sinh thái nào?

  • a. Giai đoạn nông nghiệp sơ khai
  • b. Giai đoạn đầu đô thị
  • c. Giai đoạn thu lượm
  • d. Giai đoạn công nghiệp hiện đại

37. Hằng số tự nhiên Việt Nam là gì?

  • a. Nhiệt – ẩm – gió mùa
  • b. Lạnh – khô – gió mùa
  • c. Nhiệt – khô – gió mùa

38. Địa hình Việt Nam từ góc độ địa lí – văn hóa:

  • a. Dài Bắc – Nam, hẹp Tây – Đông, núi rừng chiếm 2/3 diện tích, đồng bằng chiếm 1/3 diện tích, sông ngòi nhiều và phân bố đều khắp.
  • b. Dài Bắc – Nam
  • c. Núi đồi chiếm 2/3 diện tích
  • d. Hẹp Tây – Đông

39. Cho đến thế kỉ thứ XVI, Đại Việt chỉ có một đô thị, một trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa là:

  • a. Hội An
  • b. Phố Hiến
  • c. Thanh Hà
  • d. Thăng Long (Kẻ Chợ)

40. Chiến lược thích nghi với tự nhiên của con người được hiểu là:

  • a. Buộc tự nhiên không còn như cũ nữa
  • b. Những biện pháp kĩ thuật khác nhau để thích nghi, biến đổi tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ con người.
  • c. Biến đổi tự nhiên
  • d. Bắt tự nhiên phục vụ con người

41. Giai đoạn giao lưu văn hóa nào ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam với trạng thái tiếp xúc một cách tự nhiên, tự nguyện?

  • a. Giao lưu với văn hóa Đông Nam Á
  • b. Giao lưu với văn hóa Ấn Độ
  • c. Giao lưu với văn hóa phương Tây
  • d. Giao lưu với văn hóa Trung Hoa

42. Chữ Quốc ngữ được mở rộng phạm vi sử dụng từ chỗ là loại chữ viết dùng trong nội bộ một tôn giáo sang được dùng như chữ viết của một nền văn hóa thuộc giai đoạn giao lưu với văn hóa nào?

  • a. Văn hóa Trung Hoa
  • b. Văn hóa Đông Nam Á
  • c. Văn hóa Ấn Độ
  • d. Văn hóa Phương Tây

43. Nền văn hóa nào biến mất vào thế kỉ VIII làm cho chúng ta hôm nay khó dựng lại được diện mạo của nó?

  • a. Văn hóa Đồng Nai
  • b. Văn hóa Sa Huỳnh
  • c. Văn hóa Chămpa
  • d. Văn hóa Óc Eo

44. Giáo sư Phạm Đức Dương nhận định “Việt Nam là một ……….. thu nhỏ”.

  • a. Đông Nam Á
  • b. Châu Á
  • c. Phương Nam
  • d. Phương Tây

45. Kỹ thuật rèn đúc sắt và gang, kinh nghiệm chất đá làm đê ngăn sóng biển, … là kết quả giao lưu văn hóa Việt Nam với:

  • a. Đông Nam Á
  • b. Ấn Độ
  • c. Phương Tây
  • d. Trung Hoa

46. Thời kì Bắc thuộc là cách gọi của các nhà sử học về khoảng thời gian nào?

  • a. Từ năm 1407 đến 1427
  • b. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
  • c. Từ thế kỉ I đến thế kỉ X
  • d. Khoảng 500 năm trước công nguyên

47. Giai đoạn giao lưu tiếp biến với nền văn hóa nào được đánh giá là rất dài trong nhiều thời kì lịch sử của Việt Nam?

  • a. Ấn Độ
  • b. Trung Hoa
  • c. Đông Nam Á
  • d. Phương Tây

48. Thơ mới xuất hiện trong giai đoạn giao lưu với văn hóa nào?

  • a. Văn hóa Đông Nam Á
  • b. Văn hóa Ấn Độ
  • c. Văn hóa Trung Hoa
  • d. Văn hóa Phương Tây

49. Biểu tượng cho âm là hình gì?

  • a. Hình chữ nhật
  • b. Hình vuông
  • c. Hình elip
  • d. Hình tròn

50. Hành Kim tương sinh với hành nào trong ngũ hành?

  • a. Hỏa
  • b. Thủy
  • c. Thổ
  • d. Mộc

51. Các hành nào có quan hệ tương sinh?

  • a. Thủy và Mộc
  • b. Mộc và Thổ
  • c. Thủy và Hỏa
  • d. Thổ và Thủy

52. Muốn xác định tính chất âm dương của một vật, trước hết phải xác định ………. so sánh.

  • a. Mục đích
  • b. Đặc điểm
  • c. Cơ sở
  • d. Đối tượng

53. Tạng Can (gan) ứng với hành nào trong ngũ hành?

  • a. Thổ
  • b. Hỏa
  • c. Mộc
  • d. Thủy

54. Thứ tự đúng các hành được sắp xếp theo thứ tự của Hà Đồ:

  • a. Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ
  • b. Kim – Thổ – Thủy – Hỏa – Mộc
  • c. Mộc – Kim – Thổ – Thủy – Hỏa
  • d. Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ

55. Theo ứng dụng ngũ hành, vật biểu cho phương Bắc của người Việt là con gì?

  • a. Chim
  • b. Hổ
  • c. Rồng
  • d. Rùa

56. Lịch thuần dương phát sinh từ vùng văn hóa nào?

  • a. Trung Quốc
  • b. Campuchia
  • c. Ấn Độ
  • d. Ai Cập

57. Lịch âm mà người Việt dùng thực chất là loại lịch nào?

  • a. Lịch thuần dương
  • b. Lịch âm dương
  • c. Lịch thiên văn
  • d. Lịch thuần âm

58. Hệ đếm 60 đơn vị được gọi là:

  • a. Hội
  • b. Hệ chi
  • c. Hệ can chi
  • d. Hệ can

59. Hệ Can trong hệ Can chi gồm mấy yếu tố?

  • a. 5
  • b. 60
  • c. 12
  • d. 10

60. Biểu tượng cho dương là hình gì?

  • a. Hình vuông
  • b. Hình chữ nhật
  • c. Hình elip
  • d. Hình tròn

61. Hệ Chi trong hệ Can chi gồm mấy yếu tố?

  • a. 11
  • b. 12
  • c. 10
  • d. 9

62. Theo hệ đếm Can chi, giờ Tí ứng với khoảng thời gian nào?

  • a. Từ 23h đến 1h (ngày hôm sau)
  • b. Từ 21h đến 23h
  • c. Từ 22h đến 24h
  • d. Từ 24h đến 2h (ngày hôm sau)

63. Khoảng bao nhiêu năm thì có một năm nhuận?

  • a. Gần 4 năm
  • b. Gần 3 năm
  • c. Gần 5 năm
  • d. Gần 2 năm

64. Theo quan hệ trên dưới, trước sau, bộ phận nào trên cơ thể con người tương ứng với phần âm?

  • a. Cằm, lòng bàn tay, bụng
  • b. Cằm, mu bàn tay, lưng
  • c. Trán, mu bàn tay, lưng
  • d. Trán, lòng bàn tay, bụng

65. Tạng nào thuộc hành Thủy?

  • a. Tì
  • b. Tâm
  • c. Thận
  • d. Can

66. Ngũ tạng trong cơ thể con người bao gồm các bộ phận sau:

  • a. Bàng quang, tâm, can, phế, tì
  • b. Thận, tâm, can, phế, tì
  • c. Thận, tâm, can, phế, vị
  • d. Thận, tâm, đại tràng, phế, tì

67. Bánh chưng, bánh truyền thống của dân tộc Việt tượng trưng cho:

  • a. Đất
  • b. Cả âm và dương
  • c. Mặt trăng
  • d. Trời

68. Trong quan niệm dân gian, vật tổ của người Việt là cặp:

  • a. Ông Đồng – bà Cốt
  • b. Phật Ông – Phật Bà
  • c. Ông Tơ – bà Nguyệt
  • d. Tiên – Rồng

69. Cách nói “Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba; Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” thể hiện tư duy nào của người Việt?

  • a. Tư duy lưỡng phân lưỡng hợp
  • b. Tư duy số chẵn
  • c. Tư duy số lẻ
  • d. Tư duy sống quân bình

70. Bộ ba điển hình trong nguyên lí hình thành Tam tài là:

  • a. Cha – Mẹ – Con
  • b. Trời – Đất – Người
  • c. Con người – Không gian – Thời gian
  • d. Trời – Đất – Nước

71. Yếu tố chung mang tính chất điều hòa khi kết hợp hai bộ Tam tài thành Ngũ hành là:

  • a. Thổ
  • b. Thủy
  • c. Kim
  • d. Hỏa

72. Trong Hà Đồ – cơ sở của Ngũ hành, những số nào là “số sinh”?

  • a. Từ 1-5
  • b. Từ 1-3
  • c. Từ 6-10
  • d. Từ 1-6

73. Các hành nào sau đây có mối quan hệ tương khắc?

  • a. Kim và Thủy
  • b. Thủy và Mộc
  • c. Mộc và Hỏa
  • d. Mộc và Thổ

74. Người sáng lập Nho giáo đầu tiên là:

  • a. Khổng Tử
  • b. Mạnh Tử
  • c. Tôn Tử
  • d. Tư Mã Thiên

75. Phật giáo ở Việt Nam phát triển cực thịnh vào thời kì nào?

  • a. Thời Pháp thuộc
  • b. Thời Nguyễn
  • c. Thời Lý – Trần
  • d. Thời Lê

76. Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo được khái quát lại thành mấy nhân duyên?

  • a. 9 (cửu nhân duyên)
  • b. 3 (tam nhân duyên)
  • c. 6 (lục nhân duyên)
  • d. 12 (thập nhị nhân duyên)

77. Bốn công trình nghệ thuật lớn được gọi là An Nam tứ đại khí gồm:

  • a. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Văn Miếu Quốc Tử Giám
  • b. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Văn Miếu Quốc Tử Giám
  • c. Chùa Một Cột, Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền
  • d. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh

78. Thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào là công cụ để giai cấp thống trị xây dựng chính quyền và quản lí độc tôn?

  • a. Nho giáo
  • b. Đạo giáo
  • c. Phật giáo
  • d. Ki-tô giáo

79. Đạo giáo còn được gọi là:

  • a. Học thuyết Lão – Trang
  • b. Công giáo
  • c. Đạo Khổng
  • d. Ấn Độ giáo

80. Đạo giáo được hình thành từ quốc gia nào?

  • a. Thái Lan
  • b. Ấn Độ
  • c. Việt Nam
  • d. Trung Quốc

81. Mục đích tu của Đạo giáo là gì?

  • a. Sống lâu
  • b. Thoát khổ
  • c. Cứu nhân độ thế
  • d. Giác ngộ

82. Xét về nguồn gốc, Ki-tô giáo là tôn giáo của ……………

  • a. Những học giả phương Tây
  • b. Những nhà triết học
  • c. Của các chủ nô La Mã
  • d. Những người bị áp bức

83. Công giáo, giáo hội phía Tây của Ki-tô giáo lấy khu vực nào làm trung tâm?

  • a. Anh
  • b. Istambul
  • c. Palestin
  • d. Roma

84. Ki-tô giáo là tên gọi chung tất cả các tông phái cùng tôn thờ vị nào?

  • a. Hoàng đế Constatin
  • b. Jesus Christ
  • c. M. Luther
  • d. Thượng đế

85. Nho Giáo ra đời ở quốc gia nào?

  • a. Thái Lan
  • b. Trung Quốc
  • c. Ấn Độ
  • d. Việt Nam

86. Đạo Tin Lành là một tôn giáo được tách ra từ tôn giáo nào?

  • a. Phật giáo
  • b. Đạo giáo
  • c. Ki-tô giáo

87. Nho giáo là:

  • a. Là một học thuyết kinh tế
  • b. Là một học thuyết chính trị, đạo đức
  • c. Một tư tưởng chỉ dành cho nhà nước phong kiến không chính thống
  • d. Là một học thuyết triết học

88. Nho giáo còn được gọi là:

  • a. Chu Công giáo
  • b. Kinh giáo
  • c. Đạo đức giáo
  • d. Khổng giáo

89. Bộ sách của Nho giáo gồm:

  • a. Ngũ Kinh, Ngũ luân
  • b. Tứ Thư, Ngũ thường
  • c. Tứ Thư, Ngũ Kinh
  • d. Ngũ luân, Ngũ thường

90. Ngũ kinh gồm:

  • a. Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu
  • b. Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch
  • c. Kinh Thi , Kinh Lễ , Kinh Dịch, Kinh Nhạc, Kinh Thư
  • d. Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu

91. Nho giáo trở thành quốc giáo thời kì nào?

  • a. Nhà Lê
  • b. Nhà Trần
  • c. Nhà Lý
  • d. Nhà Nguyễn

92. Người sáng lập Phật giáo là:

  • a. Siddhartha Gautama
  • b. Mạnh Tử
  • c. Khổng Tử
  • d. Lão Tử

93. Buddha có nghĩa là:

  • a. Từ bỏ
  • b. Văn hóa
  • c. Giác ngộ
  • d. Tôn giáo

94. Các vị thần cai quản các hiện tượng tự nhiên thân thiết nhất đối với cuộc sống của người trồng lúa nước được thờ dưới dạng:

  • a. Thổ Công, Thổ Địa
  • b. Tứ Bất tử
  • c. Các Nữ thần – các Mẫu
  • d. Thành Hoàng

95. Tương truyền MẪU LIỄU HẠNH xuất hiện vào thời:

  • a. Nguyễn
  • b. Trần
  • c. Lý
  • d.

96. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hệ quả trong tín ngưỡng là tình trạng các … chiếm ưu thế.

  • a. Nam thần
  • b. Thánh
  • c. Thành Hoàng
  • d. Nữ thần

97. Hệ thống TỨ PHÁP là kết quả giao lưu tiếp xúc giữa tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa với…

  • a. Phật giáo
  • b. Đạo giáo
  • c. Ki tô giáo
  • d. Nho giáo

98. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm nào?

  • a. 2011
  • b. 2012
  • c. 2013
  • d. 2010

99. Tín ngưỡng Thờ Mẫu gắn liền với loại hình nghệ thuật dân gian nào?

  • a. Hát xoan
  • b. Hát Chầu văn
  • c. Hát chèo
  • d. Đờn ca tài tử

100. Điểm giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng là:

  • a. Có hệ thống kinh điển: kinh, luật, luân đồ sộ
  • b. Niềm tin với những thứ vô hình và có chức năng điều chỉnh xã hội
  • c. Có tổ chức chặt chẽ, được truyền dạy bằng giáo dục
  • d. Có giáo chủ, tín đồ, sinh hoạt tại giáo đường

101. Vật Tổ của cư dân Việt là:

  • a. Rồng
  • b. Chim
  • c. Quả bầu
  • d. Tiên Rồng

102. HỒN, theo quan niệm dân gian gồm các yếu tố:

  • a. Trí, tài
  • b. Mắt, mũi, miệng
  • c. Vía lành, vía dữ
  • d. Tinh, khí, thần

103. TỨ BẤT TỬ trong văn hóa Việt Nam gồm những vị nào?

  • Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh

104. Tục thờ cây của người Việt xuất phát từ tín ngưỡng:

  • a. Sùng bái tự nhiên
  • b. Phồn thực
  • c. Thờ Thành Hoàng
  • d. Sùng bái con người

105. Vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho một làng được gọi là:

  • a. Thổ Công
  • b. Thành Hoàng
  • c. Bà Chúa xứ
  • d. Thổ Địa

106. SINH THỰC KHÍ được hiểu là:

  • a. Cơ quan sinh dục nam nữ
  • b. Tín ngưỡng phồn thực
  • c. Hành vi giao phối
  • d. Duy trì nòi giống

107. VÍA được giải thích là:

  • a. Giác quan thứ 6
  • b. Tinh, thần và khí trong con người
  • c. Các quan năng nơi cơ thể tiếp xúc với môi trường xung quanh
  • d. Năm giác quan của con người

108. Biểu trưng cho khát vọng làm giàu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong TỨ BẤT TỬ là:

  • a. Liễu Hạnh
  • b. Thánh Gióng
  • c. Chử Đồng tử
  • d. Tản Viên

109. Câu “Lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống” nói về một nguyên tắc của hôn nhân truyền thống là phải đáp ứng được:

  • a. Quan hệ hòa thuận giữa mẹ chồng với nàng dâu
  • b. Quyền lợi của làng xã
  • c. Quyền lợi của gia tộc
  • d. Nhu cầu riêng tư của đôi trai gái

110. “Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười” thể hiện một đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt, đó là:

  • a. Có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp
  • b. Trọng danh dự, sĩ diện
  • c. Trọng tình, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
  • d. Thích thăm viếng, hiếu khách

111. Thói sĩ diện và cơ chế tin đồn là mặt trái sinh ra từ đặc điểm giao tiếp… của người Việt.

  • a. Có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp
  • b. Trọng tình, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
  • c. Thích thăm viếng, hiếu khách
  • d. Trọng danh dự, sĩ diện

112. “Vòng vo Tam Quốc” là một đặc điểm giao tiếp xét dưới góc độ:

  • a. Chủ thể giao tiếp
  • b. Công cụ giao tiếp
  • c. Cách thức giao tiếp
  • d. Đối tượng giao tiếp

113. Hệ thống xưng hô của người Việt có các đặc điểm chính sau:

  • a. Chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng
  • b. Có số lượng phong phú và tính lịch sự cao
  • c. Chú trọng đến sự tế nhị và ý tứ trong giao tiếp
  • d. Có tính thân mật hóa, có tính cộng đồng hóa, có tính tôn ti

114. Câu “Chú khi ni, mi khi khác” thể hiện tính chất nào của hệ thống từ xưng hô Việt Nam?

  • a. Tính cộng đồng hóa
  • b. Tính thân mật hóa
  • c. Tính lịch sự
  • d. Tính tôn ti

115. Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam là:

  • a. Sử dụng ngữ pháp ngữ nghĩa với cấu trúc động từ
  • b. Chặt chẽ, thiên về văn xuôi
  • c. Ước lệ, thiên về thơ ca, câu đối
  • d. Tính biểu trưng, biểu cảm, linh hoạt

116. Sự phát triển của hệ thống từ đa nghĩa, từ láy, hư từ biểu cảm, cấu trúc “iếc hóa” thể hiện đặc trưng… của hệ thống ngôn từ Việt Nam.

  • a. Phong phú về số lượng từ
  • b. Giàu chất biểu cảm
  • c. Có tính biểu trưng cao
  • d. Có tính linh động, linh hoạt

117. “Âm nhạc cổ truyền Việt Nam chỉ có nhịp chẵn (2,4 phách)”. Nhận định này ứng với đặc trưng… của nghệ thuật thanh sắc VN.

  • a. Sử dụng nhiều thủ pháp ước lệ
  • b. Sử dụng nhiều thủ pháp mô hình hóa
  • c. Tuân thủ chặt chẽ luật âm dương
  • d. Tuân thủ nguyên lý đối xứng, hài hòa

118. Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bức tranh Đám cưới chuột là:

  • a. Thủ pháp lược bỏ
  • b. Thủ pháp phóng to thu nhỏ
  • c. Thủ pháp hai góc nhìn
  • d. Thủ pháp nhìn xuyên vật thể

119. “Âm nhạc truyền thống không đòi hỏi mọi nhạc công phải chơi giống nhau”, “Sân khấu truyền thống không đòi hỏi diễn viên tuân thủ một cách chặt chẽ bài bản của tích diễn” là những nhận định thể hiện đặc trưng… của nghệ thuật thanh sắc.

  • a. Linh hoạt
  • b. Biểu cảm
  • c. Ước lệ
  • d. Biểu trưng

120. Câu “Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ” nói về một nguyên tắc của hôn nhân truyền thống là phải đáp ứng được:

  • a. Quyền lợi của làng xã
  • b. Quyền lợi của gia tộc
  • c. Quan hệ hòa thuận giữa mẹ chồng với nàng dâu
  • d. Sự phù hợp của đôi trai gái

121. “Sân khấu truyền thống Việt Nam không có sự phân biệt các loại hình ca, múa, nhạc, không phân biệt các thể loại” thể hiện … của nghệ thuật thanh sắc.

  • a. Tính linh hoạt
  • b. Tính tổng hợp
  • c. Tính biểu trưng
  • d. Tính biểu cảm

122. Lễ vấn danh hay chạm ngõ, dạm ngõ là một thủ tục của hôn nhân truyền thống được thực hiện để thỏa mãn:

  • a. Quan hệ hòa thuận giữa mẹ chồng với nàng dâu
  • b. Sự phù hợp của đôi trai gái
  • c. Quyền lợi của gia tộc
  • d. Quyền lợi của làng xã

123. Câu “Họ dương ba tháng, láng giềng ba ngày” để thể hiện tính cộng đồng, hàng xóm láng giềng đoàn kết giúp đỡ nhau trong dịp:

  • a. Cúng giỗ
  • b. Lễ Tết
  • c. Tang ma
  • d. Lễ hội

124. Phong tục tang ma truyền thống của người Việt chủ yếu dùng màu trắng vì:

  • a. Là màu của sự vui tươi vì theo quan niệm của người Việt chết là được về với ông bà tổ tiên, sống cuộc sống vĩnh hằng
  • b. Là màu của hành Kim, hướng Tây, theo quan niệm của người Việt là hướng xấu
  • c. Là màu thể hiện sự tinh khiết
  • d. Là màu tượng trưng của cõi hư vô

125. “… được phân bố theo thời gian, còn … được phân bố theo không gian.” Từ đúng được điền vào chỗ … theo thứ tự lần lượt là:

  • a. Lễ Tết, Lễ Hội
  • b. Tết ta, Tết Tây
  • c. Lễ Hội, Lễ Tết
  • d. Lễ tạ ơn thần linh, hội vui chơi giải trí

126. Căn cứ vào mục đích tạ ơn, cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình và dựa vào cấu trúc của hệ thống văn hóa, có thể phân biệt ba loại lễ hội:

  • a. Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, Lễ hội liên quan đến môi trường xã hội, Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng
  • b. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cơm mới, lễ Tết
  • c. Lễ hội ở miền núi, lễ hội đồng bằng, lễ hội vùng ven biển
  • d. Lễ hội cầu cạn, lễ hội cầu mưa, lễ hội phồn thực

127. Nhóm trò chơi thể hiện ước vọng phồn thực thường thấy trong các lễ hội truyền thống là:

  • a. Chọi gà, chọi trâu, đấu vật
  • b. Đánh đáo, ném còn, bắt chạch trong chum
  • c. Thổi cơm, bơi thuyền, bịt mắt bắt dê
  • d. Thả diều, đốt pháo, đánh pháo đất

128. Người Việt có thói quen hỏi tên, tuổi, gia đình và các điều riêng tư khác khi giao tiếp. Thói quen này xuất phát từ một đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt là:

  • a. Có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp
  • b. Thích thăm viếng, hiếu khách
  • c. Trọng tình, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
  • d. Trọng danh dự, sĩ diện

129. Giai đoạn hình thành, phát triển và định vị của văn hóa Việt Nam là:

  • a. Thời Tiền sử
  • b. Thời Độc lập tự chủ
  • c. Thời Sơ sử
  • d. Thời Tiền Sử và Sơ sử

130. Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Đông Sơn là:

  • a. Ngựa
  • b. Voi
  • c. Thuyền bè
  • d. Đi bộ

131. Sênh, phách, khèn là những nhạc cụ tiêu biểu của:

  • a. Văn hóa Chămpa
  • b. Văn hóa Đông Sơn
  • c. Văn hóa Đồng Nai
  • d. Văn hóa Sa Huỳnh

132. Nền văn hóa nào sau đây có quan hệ gốc gác với các nền văn hóa Bàu Tró, Hoa Lộc, Hạ Long (thuộc hậu kỳ thời đại đá mới, sơ kỳ thời đại đồng thau ven biển)?

  • a. Văn hóa Đông Sơn
  • b. Văn hóa Đồng Nai
  • c. Văn hóa Sa Huỳnh
  • d. Văn hóa Óc Eo

133. Khuyên tai (hay bùa đeo) hai đầu thú và ba mấu là một chế phẩm đặc thù của cư dân nền văn hóa nào?

  • a. Văn hóa Đồng Nai
  • b. Văn hóa Sa Huỳnh
  • c. Văn hóa Óc Eo
  • d. Văn hóa Đông Sơn

134. Đàn đá là chế phẩm đặc thù của cư dân nền văn hóa nào?

  • a. Văn hóa Đông Sơn
  • b. Văn hóa Sa Huỳnh
  • c. Văn hóa Óc Eo
  • d. Văn hóa Đồng Nai

135. Luy Lâu được biết đến như là một … lớn cùng với trung tâm Lạc Dương và Bành Thành ở Trung Quốc thiên niên kỷ đầu công nguyên.

  • a. Trung tâm chính trị
  • b. Trung tâm Đạo giáo
  • c. Trung tâm kinh tế
  • d. Trung tâm Phật giáo

136. Đặc trưng chủ đạo trong đời sống tôn giáo của vua chúa Chămpa là:

  • a. Tính chất Visnu giáo
  • b. Tính chất Siva giáo
  • c. Tính chất Brahma giáo
  • d. Tính chất Phật giáo

137. Mở đầu cho giai đoạn thời Tiền sử là:

  • a. Văn hóa Phùng Nguyên
  • b. Văn hóa Sơn Vi
  • c. Văn hóa Hòa Bình
  • d. Văn hóa Núi Đọ

138. Nền điêu khắc của dân tộc nào nổi tiếng với phù điêu và tượng tròn trên gạch, đá mang đậm tính hoành tráng, ấn tượng tạo ra vẻ đẹp vô cùng độc đáo.

  • a. Chăm
  • b. Việt
  • c. Khơme
  • d. Êđê

139. Trong các nghề thủ công của cư dân Óc Eo thì nghề nào là phát triển nhất?

  • a. Nghề chế tác đá
  • b. Nghề làm đồ trang sức
  • c. Nghề làm gốm
  • d. Nghề gia công kim loại màu

140. Chủ nhân thực sự của nền văn hóa Óc Eo là…

  • a. Cư dân nói tiếng Tày – Thái
  • b. Cư dân nói tiếng Môn – Khơme
  • c. Cư dân nói tiếng Hán Tạng
  • d. Cư dân nói tiếng Nam Đảo

141. Các công cụ bằng đá được chế tác thành các loại công cụ như chặt, nạo hay cắt, có loại cắt ngang một đầu, có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của viên cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu là các loại công cụ đặc trưng của:

  • a. Văn hóa Núi Đọ
  • b. Văn hóa Sơn Vi
  • c. Văn hóa Gò Mun
  • d. Văn hóa Hòa Bình

142. Văn hóa Hòa Bình thuộc …

  • a. Thời đại đồ đồng
  • b. Trung kỳ thời đại đồ đá
  • c. Thời đại đá mới
  • d. Sơ kỳ thời đại đồ đá cũ

143. Trong đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp Hòa Bình, vị thần nào đóng vai trò vô cùng quan trọng?

  • a. Thần mưa
  • b. Thần mây
  • c. Thần sấm
  • d. Thần mặt trời

144. Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai thuộc…

  • a. Hậu kỳ thời đại đồ đá cũ
  • b. Hậu kỳ thời đại đá mới
  • c. Sơ kỳ thời đại đồ đá cũ
  • d. Thời đại kim khí

145. Văn hóa Đông Sơn đánh dấu sự xuất hiện của một vật liệu mới là:

  • a. Sắt
  • b. Gốm
  • c. Thủy tinh
  • d. Đồng

146. Hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa; có kỹ thuật trị thủy như đắp đê chống lụt; có nhiều loại hình nông cụ như cuốc, xẻng, mai, thuổng, lưỡi cày bằng kim loại… là những đặc trưng trong văn hóa nông nghiệp của:

  • a. Cư dân văn hóa Đồng Nai
  • b. Cư dân văn hóa Hòa Bình
  • c. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh
  • d. Cư dân văn hóa Đông Sơn

147. Làng xóm trong văn hóa Đông Sơn thường phân bố ở những nơi đất cao, sườn núi, trên những quả đồi đất… nhằm mục đích gì?

  • a. Tiện cho việc buôn bán
  • b. Tiện cho việc đi lại
  • c. Tránh ngập lụt vào mùa mưa
  • d. Tránh thú dữ

148. Thời tự chủ của quốc gia Đại Việt kéo dài từ năm nào đến năm nào?

  • a. Từ năm 938 đến năm 1858
  • b. Từ năm 1010 đến 1802
  • c. Từ năm 938 đến năm 1945
  • d. Từ năm 938 đến năm 1400

149. Thời Lê kinh thành Thăng Long được chia làm bao nhiêu phường?

  • a. 61
  • b. 36
  • c. 63
  • d. 31

150. Vua Lê Thánh Tông quyết định triệu tập đại thần biên soạn một bộ luật chính thức của triều đại mình (Luật Hồng Đức) vào năm nào?

  • a. Năm 1490
  • b. Năm 1483
  • c. Năm 1482
  • d. Năm 1488

151. Lời dụ: “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa cử là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có” là của vị Vua nào của triều Lê?

  • a. Lê Thái Tổ
  • b. Lê Hiến Tông
  • c. Lê Thánh Tông
  • d. Lê Nhân Tông

152. Triều Vua nào của thời Lê Sơ được đánh giá là giai đoạn phát triển cực thịnh của giáo dục thi cử phong kiến?

  • a. Lê Nhân Tông
  • b. Lê Thánh Tông
  • c. Lê Thái Tổ
  • d. Lê Hiến Tông

153. Trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam, triều đại nào đã để lại cho dân tộc ta nhiều di sản văn hóa được thế giới công nhận và tôn vinh cùng với hệ thống thư tịch khổng lồ, hệ thống giáo dục, kho lưu trữ châu bản; hàng ngàn đình, chùa, miếu, nhà thờ… trải dài từ Nam chí Bắc?

  • a. Triều Nguyễn
  • b. Triều Lý
  • c. Triều Trần
  • d. Triều Lê

154. Trong các bộ luật sau, bộ luật nào đã “nói lên được ý thức bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, của người dân tự do cũng như ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ”?

  • a. Luật Gia Long
  • b. Luật Hồng Đức
  • c. Quốc triều hình luật thời Trần
  • d. Hình thư thời Lý

155. Thế kỷ nào đánh dấu sự tan vỡ của Nho giáo?

  • a. Thế kỷ XVI
  • b. Thế kỷ XVII
  • c. Thế kỷ XIX
  • d. Thế kỷ XVIII

156. Nghệ thuật tạc các pho tượng ở ngôi chùa nào được đánh giá là đạt tới trình độ điêu luyện, tiêu biểu cho khả năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sỹ dân gian thế kỷ XVIII?

  • a. Chùa Vĩnh Nghiêm
  • b. Chùa Thầy
  • c. Chùa Láng
  • d. Chùa Tây Phương

157. Vị vua nào của triều Nguyễn đã chọn Huế làm kinh đô thay cho Thăng Long?

  • a. Vua Gia Long
  • b. Vua Thiệu Trị
  • c. Vua Tự Đức
  • d. Vua Minh Mạng

158. Tên nước ta là Đại Việt được Nhà vua dưới triều đại nào đặt ra?

  • a. Nhà Lý
  • b. Tiền Lê
  • c. Nhà Trần
  • d. Nhà Đinh

159. Thế kỷ XVI – XVII, loại hình kiến trúc nào phát triển mạnh và mang phong cách dân gian đậm nét?

  • a. Kiến trúc chùa
  • b. Kiến trúc lăng tẩm
  • c. Kiến trúc đình làng
  • d. Kiến trúc đền tháp

160. Trong thời Tự chủ, nền văn hóa nước ta có mấy lần phục hưng?

  • a. 3 lần
  • b. 4 lần
  • c. 2 lần
  • d. 5 lần

161. Từ thời Lê Thái Tổ đến đời Lê Thánh Tông là lần thứ mấy phục hưng nền văn hóa dân tộc?

  • a. Lần 1
  • b. Lần 2
  • c. Lần 4
  • d. Lần 3

162. Kiến trúc, mỹ thuật thời Lý mang nhiều nét tương đồng với kiến trúc, mỹ thuật của dân tộc nào sau đây?

  • a. Chăm
  • b. Hoa
  • c. Thái
  • d. Khơme

163. Khai phóng đa nguyên, phối hợp Phật, Nho, Đạo cùng các tín ngưỡng dân gian, kể cả ảnh hưởng của tôn giáo Chămpa là đặc trưng tiêu biểu trong tinh thần văn hóa của thời kỳ nào?

  • a. Thời Lý – Trần
  • b. Thời Nguyễn
  • c. Thời Hậu Lê
  • d. Thời Tiền Lê

164. Khoa thi đầu tiên bằng chữ Hán để lựa chọn nhân tài vào bộ máy nhà nước được tổ chức năm nào?

  • a. 1054
  • b. 1070
  • c. 1075
  • d. 1076

165. Nhà Lê chủ trương lộc điền và quân điền nhằm mục đích chính là gì?

  • a. Bảo tồn công xã, biến công xã thành cơ sở bóc lột của chính quyền phong kiến, biến thành viên công xã thành những nông dân lệ thuộc vào nhà nước.
  • b. Tận dụng đất đai bị bỏ hoang.
  • c. Hạn chế quyền lợi của làng xã.
  • d. Nhà Vua không phải quản lý ruộng đất nữa.

166. Phường Thụy Chương và Nghi Tàm thời Lê nổi tiếng với nghề gì?

  • a. Nghề làm giấy
  • b. Nghề làm gốm
  • c. Nghề đúc đồng
  • d. Nghề dệt vải, lụa

167. Lý do mà người Pháp đưa ra nhằm biện hộ cho việc xâm lược nước ta là gì?

  • a. Triều đình Huế cấm không cho dạy tiếng Pháp.
  • b. Triều đình Huế không cho người Pháp vào nước ta.
  • c. Triều đình Huế cấm truyền Kitô giáo ở Việt Nam.
  • d. Triều đình Huế ngược đãi các giáo sĩ và cự tuyệt không nhận quốc thư của Pháp đòi tự do buôn bán.

168. Những tờ báo bằng chữ Quốc ngữ như Đăng cổ tùng thư, Hữu thanh, Thực nghiệp dân báo, Nam phong, Trung Bắc tân văn được xuất bản ở đâu?

  • a. Đà Lạt
  • b. Sài Gòn
  • c. Hà Nội
  • d. Huế

169. Nhà thơ nào được đánh giá là “người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận chống Pháp xâm lược”?

  • a. Phan Văn Trị
  • b. Hồ Huân Nghiệp
  • c. Nguyễn Khuyến
  • d. Nguyễn Đình Chiểu

170. Nguyên tắc nào sau đây không được Đảng ta đưa ra trong “Đề cương về cách mạng văn hóa Việt Nam”?

  • a. Đại chúng hóa
  • b. Khoa học hóa
  • c. Dân tộc hóa
  • d. Hiện đại hóa

171. Chủ trương khoán hộ được thực hiện đại trà từ năm nào?

  • a. Sau năm 1984
  • b. Sau năm 1990
  • c. Sau năm 1976
  • d. Sau năm 1985

172. Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc là hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ mấy của Đảng ta?

  • a. Lần thứ hai
  • b. Lần thứ nhất
  • c. Lần thứ ba
  • d. Lần thứ tư

173. “Văn hóa vừa là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vừa là một mục tiêu của chúng ta” được Đảng ta đưa ra trong nghị quyết hội tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy:

  • a. Thứ VI
  • b. Thứ VII
  • c. Thứ V
  • d. Thứ VIII

174. Thể loại nào “có sức sống mạnh mẽ nhất, và là món ăn tinh thần không thể thiếu với tất cả mọi người trong kháng chiến chống Mỹ”?

  • a. Hội họa
  • b. Ca nhạc
  • c. Múa
  • d. Kịch

175. Họa sĩ nào được các nhà nghiên cứu đánh giá là người tiên phong tạo ra khuynh hướng nghệ thuật cho hội họa Việt Nam và nổi tiếng với những bức tranh với chất liệu sơn mài?

  • a. Bùi Xuân Phái
  • b. Tô Ngọc Vân
  • c. Trần Văn Cẩn
  • d. Nguyễn Gia Trí

176. Tuyến đường nào được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 1936?

  • a. Tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho
  • b. Tuyến Phủ Lạng Thương – Lạng Sơn
  • c. Tuyến Hà Nội – Sài Gòn
  • d. Tuyến Đà Lạt – Sài Gòn

177. 35 là con số chỉ số sản phẩm ở lĩnh vực gì trong giai đoạn 1945 – 1954?

  • a. Số phim thời sự tài liệu
  • b. Số sách bằng chữ Quốc ngữ được xuất bản
  • c. Số tờ báo bằng chữ Quốc ngữ được xuất bản
  • d. Số đoàn văn công được thành lập

178. “Công nhận chủ quyền của Pháp ở cả Lục tỉnh, thay đổi những chính sách với đạo Thiên chúa, mở cửa cho người Pháp tự do buôn bán” là những nội dung chủ yếu trong hiệp ước (hòa ước) nào mà triều Nguyễn đã ký với thực dân Pháp?

  • Hiệp ước Giáp Tuất

179. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của văn hóa giai đoạn 1945 đến nay?

  • a. Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng
  • b. Sự phát triển của văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp
  • c. Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống
  • d. Sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm

180. Người Pháp duy trì tổ chức làng xã (cơ cấu xã hội cơ sở) khi xâm lược nước ta nhằm mục đích chính là gì?

  • a. Làm cơ sở dạy tiếng Việt cho người Pháp
  • b. Dễ quản lý dân cư
  • c. Phát triển nông nghiệp ở địa phương
  • d. Sử dụng bộ máy kỳ hào phong kiến để làm các công việc cho chính quyền thuộc địa

181. Chế độ thi cử bằng chữ Hán chấm dứt ở Bắc Kỳ vào năm nào?

  • a. 1918
  • b. 1917
  • c. 1919
  • d. 1915

182. Đặc trưng văn hóa nào không thuộc giai đoạn từ năm 1858 – 1945?

  • a. Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt – Pháp
  • b. Sự phát triển đến đỉnh cao của dòng văn học bằng chữ Hán
  • c. Báo chí ra đời và phát triển
  • d. Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt Nam với thế giới Đông Tây

183. Phong trào nào đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng của các nhà Nho Việt Nam giai đoạn 1858 – 1945?

  • a. Cần Vương
  • b. Duy Tân
  • c. Đông Du
  • d. Đông Kinh Nghĩa Thục

184. Đầu thế kỷ XX, Hải Phòng trở thành hải cảng lớn thứ mấy ở Đông Dương?

  • a. Thứ ba
  • b. Thứ tư
  • c. Thứ hai
  • d. Thứ nhất

185. Loại hình vận tải nào được người Pháp chú trọng đầu tư phát triển để phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam?

  • a. Đường hàng không
  • b. Đường bộ
  • c. Đường thủy
  • d. Đường sắt

186. Báo chí ra đời ở đâu đầu tiên?

  • a. Sài Gòn
  • b. Đà Nẵng
  • c. Huế
  • d. Hà Nội

187. Nền văn hóa Chămpa thuộc vùng văn hóa:

  • a. Bắc Bộ
  • b. Trung Bộ
  • c. Việt Bắc
  • d. Tây Bắc

188. Bàn thờ trong lễ ăn cốm có những gì?

  • a. Một bó lúa
  • b. Những que tre gắn chông
  • c. Tất cả các phương án.
  • d. Hạt bông

189. Những đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên còn thấy nhiều ở các dân tộc khác sống trên sườn núi phía?

  • a. Phía Nam dãy Trường Sơn
  • b. Phía Bắc dãy Trường Sơn
  • c. Phía Đông dãy Trường Sơn
  • d. Phía Tây dãy Trường Sơn

190. Người Tây Nguyên thường dùng chất liệu gì để tạo ra các pho tượng ở nhà Mồ?

  • a. Đồng
  • b. Gỗ
  • c. Gốm
  • d. Đá

191. Vùng văn hóa Tây Nguyên có khoảng bao nhiêu dân tộc?

  • a. Hơn 30 dân tộc
  • b. Khoảng 35 dân tộc
  • c. 40 dân tộc
  • d. Gần 20 dân tộc

192. Tỉnh nào không thuộc vùng văn hóa Nam Bộ?

  • a. Bến Tre
  • b. Bình Dương
  • c. Bình Phước
  • d. Bình Thuận

193. Địa lý Nam Bộ nổi bật với đặc điểm:

  • a. Đất đỏ Bazan
  • b. Đa phần là đồi núi
  • c. Hệ thống kênh rạch chằng chịt
  • d. Núi cao hiểm trở

194. Khai phá vùng đất Nam Bộ vào thế kỉ XVI là người:

  • a. Người Khơ Me
  • b. Người Chăm
  • c. Người Hoa
  • d. Người Việt

195. Nền văn hóa nào đóng vai trò là nền văn hóa khởi đầu của vùng Nam Bộ?

  • a. Chăm Pa
  • b. Óc Eo
  • c. Sa Huỳnh
  • d. Đông Sơn

196. Những tôn giáo nào sau đây phát sinh ra ở Nam Bộ?

  • a. Đạo Cao Đài, Đạo giáo, Đạo Phật
  • b. Đạo Tin Lành, Đạo Hòa Hảo
  • c. Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo

197. Văn học viết bằng chữ Quốc ngữ đã ra đời và đi những bước đầu tiên ở:

  • a. Bắc Bộ
  • b. Việt Bắc
  • c. Trung Bộ
  • d. Nam Bộ

198. Nhà Nguyễn đặt Kinh Đô ở:

  • a. Huế
  • b. Nghệ An
  • c. Hà Nội
  • d. Quảng Nam

199. Tuổi đời phát triển của làng Việt Nam Bộ chừng:

  • a. 600 năm
  • b. 400 năm
  • c. 500 năm
  • d. 300 năm

200. Loại hình văn hoá nghệ thuật nào sau đây thuộc vùng văn hoá Trung Bộ?

  • a. Hò sông Mã
  • b. Hát Xoan
  • c. Chèo
  • d. Đàn ca tài tử

201. Lễ hội Đền Cuông (Công) được tổ chức vào ngày 15-2 âm lịch hàng năm, thuộc tỉnh nào?

  • a. Nghệ An
  • b. Quảng Bình
  • c. Thanh Hóa
  • d. Hà Tĩnh

202. Tính đến thời điểm 2014, Trung Bộ có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?

  • a. 3
  • b. 6
  • c. 4
  • d. 5

203. Ở 2 đầu chùa Cầu – Hội An có tượng 2 con thú nào?

  • a. Trâu và khỉ
  • b. Gà và Trâu
  • c. Chó và gà
  • d. Chó và khỉ

204. Tục thờ cúng cá voi được bắt nguồn từ:

  • a. Người Chăm
  • b. Người Kinh
  • c. Người Ba Na
  • d. Người Mường

205. Mùa lễ hội ở Tây Nguyên kéo dài:

  • a. Suốt từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch
  • b. Suốt từ tháng 3 đến tháng 6 dương lịch
  • c. Suốt từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch
  • d. Suốt từ tháng 1 đến hết tháng 3 dương lịch

206. Điệu múa – chiêng cồng đi vòng quanh hũ rượu ba lần theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để?

  • a. Mô phỏng đường đi của mặt trăng
  • b. Mô phỏng đường đi của trái đất
  • c. Mô phỏng đường đi của mặt trời từ đông sang tây
  • d. Ước mong trẻ lại

207. 3 con sông chảy qua địa phận vùng văn hóa Tây Bắc là những con sông nào?

  • a. Sông Hồng, sông Lam, sông Đà
  • b. Sông Chảy, sông Mã, sông Cửu Long
  • c. Sông Lô, sông Chảy, sông Hồng
  • d. Sông Đà, sông Hồng, sông Mã

208. Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày còn được gọi là lễ hội gì?

  • a. Đâm Trâu
  • b. Chém Lợn
  • c. Trao duyên
  • d. Xuống đồng

209. Khi khách đến nhà người Tày-Nùng, họ sẽ được mời gì đầu tiên?

  • a. Trầu
  • b. Thức ăn
  • c. Rượu
  • d. Nước

210. Tôn giáo chính của cư dân Việt Bắc là:

  • a. Tất cả các phương án.
  • b. Đạo giáo
  • c. Phật giáo
  • d. Khổng giáo

211. Thể loại Lượn Cọi và Lượn Slương thuộc thể loại nào?

  • a. Vè
  • b. Tục ngữ
  • c. Dân ca
  • d. Thơ

212. Làng nghề gốm Bát Tràng thuộc:

  • a. Vĩnh Phúc
  • b. Hà Nội
  • c. Ninh Bình
  • d. Bắc Ninh

213. Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng vào năm nào?

  • a. 1010
  • b. 1070
  • c. 1011
  • d. 1017

214. Lễ hội Côn Sơn thuộc tỉnh:

  • a. Nam Định
  • b. Hải Phòng
  • c. Ninh Bình
  • d. Hải Dương

215. Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể vào năm nào?

  • a. 2006
  • b. 2010
  • c. 2009
  • d. 2008

216. Bánh chưng xanh – linh hồn Tết Việt có từ thời vua Hùng thứ mấy?

  • a. Thứ 6
  • b. Thứ 7
  • c. Thứ 5
  • d. Thứ 4

217. Hát Chèo là loại hình sân khấu dân gian của người Việt vùng văn hóa nào?

  • a. Vùng văn hóa Trung Bộ
  • b. Vùng văn hóa Nam Bộ
  • c. Vùng văn hóa Bắc Bộ
  • d. Vùng văn hóa Tây Nguyên

218. Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao từ bao nhiêu m trở lên?

  • a. 1300m trở lên
  • b. 1800m trở lên
  • c. 1200m trở lên
  • d. 1500m trở lên

219. Đền Mẫu Âu Cơ thuộc tỉnh nào?

  • a. Hà Tây
  • b. Phú Thọ
  • c. Bắc Ninh
  • d. Thái Nguyên

220. Tập thơ “Tiễn dặn người yêu” là của dân tộc nào?

  • a. Mường
  • b. Dao
  • c. Thái
  • d. Tày

221. Múa “Xòe” của dân tộc Thái có tất cả bao nhiêu điệu?

  • a. 30 điệu
  • b. 31 điệu
  • c. 33 điệu
  • d. 32 điệu

222. Truyện thơ “Tiếng hát làm dâu” là của dân tộc nào?

  • a. Thái
  • b. H’Mông
  • c. Dao
  • d. Mường

223. Biên giới nước nào là địa đầu phía Tây của vùng Tây Bắc?

  • a. Trung Quốc
  • b. Campuchia
  • c. Lào
  • d. Thái Lan

224. Độc quyền với điệu múa lắc mông, lượn eo là của người nào?

  • a. Người Thái
  • b. Người Dao
  • c. Người Tày
  • d. Người Khơ Mú và Xinh Mun

225. Dân cư chủ yếu của Việt Bắc là:

  • a. Dao – H’Mông – Lô Lô – Sán Cháy
  • b. Kinh
  • c. Thái – H’Mông
  • d. Tày – Nùng

226. Người Tày – Nùng có hai loại nhà chính là:

  • a. Nhà tre và nhà nứa
  • b. Nhà gỗ và nhà nứa
  • c. Nhà tre và nhà gỗ
  • d. Nhà sàn và nhà đất
Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: