500 câu trắc nghiệm Răng – hàm Mặt – Phần 2

Năm thi: 2023
Môn học: Răng – Hàm – Mặt
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS. TS. BS Phạm Quốc Trung
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Răng – Hàm – Mặt
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS. TS. BS Phạm Quốc Trung
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

500 câu trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – Phần 2 là bộ câu hỏi tổng hợp về các kiến thức thuộc môn Răng – Hàm – Mặt, thường được sử dụng tại các trường đại học y khoa để giúp sinh viên ôn luyện và củng cố kiến thức. Bộ câu hỏi này bao gồm nhiều nội dung chuyên sâu về giải phẫu vùng răng miệng, các bệnh lý răng hàm mặt phổ biến như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, cũng như các phương pháp điều trị và phẫu thuật liên quan. Đề thi được xây dựng dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. BS Phạm Quốc Trung, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Răng – Hàm – Mặt tại Đại học Y Hà Nội. Đề thi phù hợp cho sinh viên năm thứ 3 và thứ 4, khi các bạn đã có kiến thức nền về giải phẫu học và sinh lý học, và đang học các học phần chuyên sâu về răng hàm mặt. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ 500 câu trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – Phần 2 (có đáp án)

Câu 101: Theo Rosenthal, trong các nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh hàm mặt, yếu tố ngoại lai (kể cả những yếu tố không biết) chiếm tỷ lệ:
A. 30 %
B. 40 %
C. 50 %
D. 60 %
E. 70 %

Câu 102: Theo Dimitrieva, nguyên nhân nội tại gây dị tật bẩm sinh hàm mặt là:
A. Di truyền
B. Nhiễm độc rau thai
C. Hay chảy máu khi có thai
D. Hoảng sợ khi mang thai
E. Mắc các bệnh ký sinh trùng

Câu 103: Trong các bệnh Virus, bệnh nào có khả năng gây dị tật bẩm sinh cao nhất:
A. Sởi
B. Thuỷ đậu
C. Cúm
D. Sốt xuất huyết
E. Viêm gan B

Câu 104: Về mặt phôi học, giai đoạn hình thành miệng sơ phát là giai đoạn hình thành các bộ phận:
A. Môi trên
B. Khẩu cái cứng
C. Khẩu cái cứng và môi trên
D. Môi trên và xương ổ răng
E. Hàm ếch mềm và hàm ếch cứng

Câu 105: Khe hở dị tật bẩm sinh hàm mặt thường gặp nhất là:
A. Khe hở môi bên hàm trên
B. Khe hở môi dưới
C. Khe hở môi giữa
D. Khe hở chéo mặt
E. Khe hở ngang mặt

Câu 106: Khe hở vùng mặt nào sau đây hiếm gặp:
A. Khe hở môi trên
B. Khe hở hàm ếch mềm
C. Khe hở môi dưới
D. Khe hở hàm ếch cứng
E. Khe hở phối hợp môi-hàm ếch

Câu 107: Khe hở vùng mặt nào dưới đây thuộc khe hở sơ phát:
A. Khe hở môi
B. Khe hở hàm ếch mềm
C. Khe hở hàm ếch cứng
D. Khe hở lưỡi gà
E. Khe hở lưỡi gà và hàm ếch mềm

Câu 108: Khe hở vùng mặt nào dưới đây thuộc khe hở thứ phát:
A. Khe hở hàm ếch cứng
B. Khe hở hàm ếch mềm
C. Khe hở hàm ếch cứng và hàm ếch mềm
D. Khe hở môi dưới
E. Khe hở môi trên

Câu 109: Theo phân loại của Kernahan và Stark, khe hở môi độ I là khe hở liên quan đến:
A. Môi đỏ
B. Môi đỏ và một phần da môi
C. Từ môi đỏ đến hốc mũi
D. Từ môi đỏ đến cung răng
E. Từ môi đỏ đến lỗ khẩu cái trước

Câu 110: Kernahan và Stark phân chia giai đoạn hình thành miệng sơ phát và thứ phát dựa vào mốc giải phẫu nào sau đây:
A. Cung răng
B. Lỗ khẩu cái trước
C. Lỗ khẩu cái sau
D. Hốc mũi
E. Ranh giới khẩu cái cứng và khẩu cái mềm

Câu 111: Khe hở môi bên độ III, biểu hiện ở lâm sàng:
A. Khe hở môi đỏ
B. Khe hở môi đỏ và một phần da môi
C. Khe hở từ môi đỏ và cả phần da môi
D. Khe hở từ môi đỏ đến hốc mũi, không biến dạng cánh mũi
E. Khe hở từ môi đỏ đến hốc mũi, có biến dạng cánh mũi

Câu 112: Về mặt phôi học, giai đoạn hình thành miệng thứ phát là giai đoạn hình thành các thành phần:
A. Khẩu cái cứng
B. Khẩu cái mềm và lưỡi gà
C. Khẩu cái cứng và xương ổ răng
D. Khẩu cái cứng, mềm và lưỡi gà
E. Môi trên, khẩu cái cứng

Câu 113: Các thành phần thường không bị tổn thương trong khe hở phối hợp môi và hàm ếch toàn bộ:
A. Môi đỏ và toàn bộ phần da môi
B. Cung răng
C. Hàm ếch cứng
D. Hàm ếch mềm và lưỡi gà
E. Nhân trung

Câu 114: Trẻ có khe hở từ góc trong mắt đến khoé mép, chẩn đoán là:
A. Khe hở môi bên hàm trên
B. Khe hở má
C. Khe hở ngang mặt
D. Khe hở chéo mặt
E. Khe hở khoé mép

Câu 115: Trẻ có khe hở chạy từ khoé mép đến bình tai, chẩn đoán là:
A. Khe hở chéo mặt
B. Khe hở ngang mặt
C. Khe hở khoé mép
D. Khe hở Coloboma
E. Không thuộc dị tật bẩm sinh hàm mặt

Câu 116: Chẩn đoán khe hở môi toàn bộ hai bên, có nghĩa là 2 bên đều bị tổn thương:
A. Môi đỏ
B. Môi đỏ và một phần da môi
C. Môi đỏ và cả phần da đến hốc mũi
D. Môi đỏ, phần da đến hốc mũi và cả xương ổ răng
E. Từ môi đỏ đến lưỡi gà

Câu 117: Thời gian phẫu thuật khe hở môi cho trẻ thường được tiến hành:
A. Từ vài tháng tuổi đến 2 tuổi
B. Từ 3 đến 5 tuổi
C. Ngay khi mới sinh
D. Một năm trước khi đi học
E. Không quan trọng

Câu 118: Phương pháp điều trị chủ yếu của khe hở môi – hàm ếch là:
A. Nắn chỉnh xương
B. Dạy phát âm
C. Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt
D. Phẫu thuật tạo hình
E. Tập luyện cơ môi và dạy phát âm

Câu 119: Thời gian phẫu thuật khe hở hàm ếch cho trẻ thường được tiến hành:
A. Từ một vài tháng tuổi
B. Trước 2 tuổi
C. Sau hai tuổi
D. Bắt đầu từ 6 tuổi
E. Thật sự không quan trọng

Câu 120: Trám ống tuỷ không kín có thể gây nên:
A. Viêm tuỷ cấp.
B. Viêm tuỷ kinh niên.
C. Vôi hoá ống tuỷ.
D. Nang chân răng.
E. Viêm quanh chóp.

Câu 121: Viêm tuỷ không có khả năng hồi phục có thể gây nên:
A. Áp xe nha chu.
B. Áp xe tái phát.
C. Viêm quanh chóp răng mãn tính.
D. Viêm nướu.
E. Viêm quanh chóp răng cấp tính.

Câu 122: Nguyên nhân gây viêm tuỷ cấp là:
A. Sâu men.
B. Viêm nha chu.
C. Thiểu sản men.
D. Vôi hóa ống tuỷ.
E. Chấn thương nhẹ liên tục.

Câu 123: Khi bị viêm tuỷ thường dễ bị hoại tử vì:
A. Mạch máu tuỷ nhỏ nên nuôi dưỡng ít.
B. Chóp răng đóng kín.
C. Tuỷ răng là một khối mô liên kết non.
D. Tuỷ răng bị bao phủ bởi một lớp dày men và ngà.
E. Tuỷ răng nằm trong 1 xoang cứng, kín và mạch máu tuỷ là mạch máu tận cùng.

Câu 124: Khi bị viêm tủy thường đau lan toả vì:
A. Trong tủy thường có nhiều mạch máu và thần kinh.
B. Dây thần kinh trong tủy là dây cảm giác.
C. Dây thần kinh trong tủy là dây cảm nhận.
D. Tủy nằm trong một xoang cứng kín.
E. Thần kinh trong tủy là các sợi thần kinh tận cùng.

Câu 125: Triệu chứng của viêm tuỷ có khả năng hồi phục là:
A. Đau âm ỉ.
B. Đau do kích thích và kéo dài vài giây sau khi hết kích thích.
C. Đau tự phát.
D. Đau do kích thích và hết đau khi hết kích thích.
E. Đau do mạch đập.

Câu 126: Viêm tuỷ kinh niên có dấu chứng:
A. Đau dữ dội.
B. Gõ ngang đau.
C. Đau nhẹ khi có kích thích.
D. Gõ dọc đau nhiều.
E. Đau từng cơn.

Câu 127: Nội tiêu là một hình thể của:
A. Viêm tuỷ cấp.
B. Viêm tuỷ có khả năng hồi phục.
C. Viêm quanh chóp cấp.
D. Viêm tuỷ kinh niên.
E. Áp xe quanh chóp cấp.

Câu 128: Sự khác biệt giữa tủy triển dưỡng và nướu triển dưỡng dựa vào:
A. Hình ảnh của nấm đỏ.
B. Vị trí lỗ sâu.
C. Độ sống của tuỷ răng.
D. Dấu chứng chảy máu và đau nhức.
E. Đau nhức nhiều.

Câu 129: Chẩn đoán vôi hoá ống tuỷ dựa vào:
A. Răng đau tự phát.
B. Răng đau khi ăn nóng.
C. Đau âm ỷ kéo dài.
D. Hình ảnh X quang.
E. Có lỗ dò.

Câu 130: Triệu chứng chủ quan chính của viêm tuỷ cấp là đau:
A. Do kích thích.
B. Tự phát kéo dài.
C. Khi làm việc.
D. Khu trú.
E. Nhói như điện dật.

Câu 131: Chẩn đoán viêm tuỷ cấp, chỉ cần dựa vào:
A. Triệu chứng chủ quan.
B. Phim X Quang.
C. Khám đáy lỗ sâu và nạo ngà mềm.
D. Gõ dọc.
E. Thử điện và nhiệt.

Câu 132: Chẩn đoán viêm tuỷ có khả năng hồi phục khác với sâu ngà là:
A. Đau khi có kích thích.
B. Đáy lỗ sâu có nhiều ngà mềm.
C. Đau khu trú.
D. Đau khi có kích thích và kéo dài vài giây đến vài phút sau khi kích thích được loại bỏ.
E. Nóng và lạnh đều đau.

Câu 133: Lấy tuỷ bán phần là một phương pháp điều trị:
A. Viêm tuỷ không hồi phục.
B. Tuỷ hoại tử.
C. Áp xe quanh chóp cấp.
D. Viêm quanh chóp mãn.
E. Răng chấn thương lộ tuỷ.

Câu 134: Điều trị viêm tuỷ có khả năng hồi phục:
A. Lấy tủy buồng.
B. Trám amalgam.
C. Trám composite.
D. Che tủy.
E. Lấy tủy toàn phần.

Câu 135: Viêm quanh chóp là hình thể bệnh lý của:
A. Viêm tuỷ có khả năng hồi phục.
B. Viêm tuỷ không có khả năng hồi phục.
C. Bệnh lý ngà răng.
D. Bệnh lý vùng quanh chóp răng.
E. Tủy hoại tử.

Câu 136: Triệu chứng chủ quan nổi bật của viêm quanh chóp cấp là:
A. Đau tự phát.
B. Đau lan toả.
C. Răng có cảm giác trồi, cắn đau.
D. Đau dữ dội.
E. Đau kéo dài.

Câu 137: Áp xe quanh chóp răng cấp khác với áp xe nha chu là:
A. Tuỷ răng còn sống.
B. Có túi nha chu.
C. Tuỷ răng chết.
D. Sưng gần cổ răng hơn.
E. Tuỷ răng có thể sống hoặc chết.

Câu 138: Dấu chứng đặc trưng của viêm quanh chóp răng mãn tính là:
A. Có lỗ dò.
B. Răng lung lay nhiều.
C. Răng đau khi gõ.
D. Răng đổi màu, X Quang có vùng thấu quang quanh chóp.
E. Răng có cảm giác trồi cao.

Câu 139: Chẩn đoán khác biệt giữa áp xe quanh chóp cấp và áp xe tái phát dựa vào:
A. Hình ảnh X Quang.
B. Tuỷ răng sống hoặc chết.
C. Dựa vào tiền sử.
D. Có lỗ dò.
E. Triệu chứng tại chỗ và toàn thân.

Câu 140: Chóp răng có hình ảnh thấu quang rõ nét trên phim tia X chứng tỏ răng bị:
A. Hoại tử tuỷ.
B. Áp xe quanh chóp răng cấp tính.
C. Viêm quanh chóp răng cấp tính.
D. Viêm quanh chóp răng mãn tính.
E. Viêm tuỷ kinh niên.

Câu 141: Chẩn đoán khác biệt giữa viêm quanh chóp răng mãn tính và áp xe tái phát dựa vào:
A. Hình ảnh X Quang.
B. Tuỷ không chết.
C. Răng lung lay.
D. Có lỗ dò.
E. Dựa vào tiền sử.

Câu 142: Điều trị viêm quanh chóp cấp cần:
A. Sử dụng kháng sinh, giảm đau.
B. Mở tuỷ để trống.
C. Lấy tuỷ toan phần.
D. Mài điều chỉnh khớp răng.
E. Lấy tuỷ buồng.

Câu 143: Điều trị áp xe quanh chóp cấp tính việc đầu tiên nên làm là:
A. Điều trị thuốc kháng sinh giảm đau.
B. Nhổ răng.
C. Điều trị nội nha.
D. Rạch áp xe hoặc mở tuỷ để trống.
E. Điều trị thuốc giảm đau.

Câu 144: Bệnh nha chu là bệnh phá huỷ.
A. Mô nướu, dây chằng nha chu, xương ổ răng và ngà răng.
B. Mô nướu, dây chằng nha chu và xương ổ răng.
C. Xương ổ răng, nướu, men gốc răng và biểu mô bám dính.
D. Xương ổ răng, mô nướu, men gốc răng và dây chằng nha chu.
E. Xương ổ răng, nướu, dây chằng nha chu và men răng.

Câu 145: Tỷ lệ viêm nướu ở lứa tuổi 15 theo điều tra sức khoẻ răng miệng ở Việt Nam năm 1999 – 2000 là.
A. 97,22 %.
B. 96 %.
C. 80 %.
D. 99 %.
E. 95,6 %.

Câu 146: Bệnh nha chu là bệnh có liên quan.
A. Chỉ với bệnh toàn thân.
B. Các bệnh toàn thân và tại chỗ.
C. Các bệnh toàn thân và môi trường sống.
D. Các bệnh toàn thân, tại chỗ, môi trường sống, khớp thái dương hàm.
E. Yếu tố tại chỗ.

Câu 147: Đặc điểm của khe nướu.
A. Biểu mô mỏng nhưng bề mặt được hoá sừng.
B. Khe nướu gồm hai thành ba vách.
C. Khe nướu là nơi lưu giữ các mảnh vụn thức ăn.
D. Khe nướu là nơi tiếp xúc của nướu dính vào mặt răng.
E. Có lớp biểu mô bám dính ở đáy của khe nướu.

Câu 148: Dây chằng nha chu.
A. Là tổ chức mô liên kết có nguồn gốc trung bì.
B. Gồm các sợi Collagen dễ bị đứt do lực cắn nhai.
C. Thành phần chính là các tế bào và mạch máu.
D. Chức năng cột răng vào xương ổ.
E. Chức năng nuôi dưỡng men răng và men gốc răng.

Câu 149: Đặc tính của nướu dính là.
A. Dai và chắc.
B. Di động được.
C. Dính chặt vào men răng và men gốc răng.
D. Có màu hồng không dính vào men răng, tạo nên khe nướu.
E. Bề rộng của nướu dính không thay đổi.

Câu 150: Nướu rời (nướu tự do).
A. Chính là gai nướu.
B. Dính vào mặt răng.
C. Bề rộng thay đổi tùy theo vùng của răng.
D. Có giới hạn từ viền nướu đến rãnh nướu rời ở mặt trong.
E. Bề rộng khoảng 1mm.

Câu 151: Thành phần chính của dây chằng nha chu là.
A. Các tế bào sợi.
B. Các tế bào tạo xê măng.
C. Các tế bào sợi, mạch máu và thần kinh.
D. Các sợi collagen.
E. Các sợi collagen và các tế bào sợi.

Câu 152: Men gốc răng có tế bào thường có ở.
A. Cổ răng.
B. 1/3 giữa chân răng.
C. 1/3 chân răng về phía cổ.
D. Quanh chóp chân răng.
E. Toàn bộ bề mặt chân răng.

Câu 153: Xương ổ răng.
A. Là phần xương hàm không có mạch máu và dây thần kinh.
B. Là phần xương tuỷ bao quanh gốc răng.
C. Là tổ chức xương đặc.
D. Là phần kém ổn định nhất trong cấu trúc mô nha chu.
E. Xương ổ răng bị tiêu chủ yếu do nguyên nhân toàn thân.

Câu 154: Nguyên nhân chủ yếu của bệnh nha chu.
A. Cao răng trên nướu.
B. Cao răng dưới nướu.
C. Mảng bám răng.
D. Chế độ ăn nhiều đường.
E. Sức khoẻ bệnh nhân suy giảm.

Câu 155: Vi khuẩn gây bệnh nha chu nằm trong.
A. Miếng trám không đúng kỹ thuật.
B. Lỗ sâu.
C. Mảnh vụn thức ăn.
D. Cao răng.
E. Mảng bám răng.

Câu 156: Sang chấn khớp cắn có thể do.
A. Nhổ răng không làm răng giả.
B. Ăn phải vật cứng.
C. Răng lung lay.
D. Tiêu xương ổ răng.
E. Cao răng.

Câu 157: Cao răng có khả năng gây viêm nướu vì.
A. Chứa nhiều vi khuẩn.
B. Gây chảy máu nướu.
C. Tạo bề mặt lưu giữ mảng bám răng.
D. Dễ gây sâu răng.
E. Hoại tử men gốc răng.

Câu 158: Tật thở bằng miệng dễ gây viêm nướu vì.
A. Vi khuẩn dễ thâm nhập.
B. Cao răng cứng khó lây.
C. Mảng bám răng dai và dính chặt.
D. Các răng hở dễ gây hiện tượng nhét thức ăn.
E. Hình thành cao răng nhanh.

Câu 159: Thay đổi về nội tiết ở phụ nữ ảnh hưởng đến bệnh nha chu.
A. Gây viêm nướu.
B. Thành lập túi nha chu.
C. Răng lung lay.
D. Nướu viêm dễ chảy máu.
E. Gia tăng mảng bám răng.

Câu 160: Hậu quả của chấn thương khớp cắn là.
A. Gây viêm nướu.
B. Chảy máu nướu.
C. Tiêu men gốc răng.
D. Gây bệnh suy nha chu (viêm nha chu thanh niên).
E. Tiêu xương ổ răng.

Câu 161: Dấu chứng chủ yếu của viêm nha chu phá hủy.
A. Răng lung lay và di chuyển.
B. Có mủ.
C. Đau âm ỉ kéo dài.
D. Có túi nha chu.
E. Cao răng dưới nướu nhiều.

Câu 162: Trong điều trị dịch tễ học, yếu tố cơ bản để chẩn đoán viêm nướu.
A. Nướu đổi màu.
B. Mất lấm tấm da cam.
C. Tăng tiết dịch nướu.
D. Nướu viêm chảy máu và mủ.
E. Nướu chảy máu khi thăm khám.

Câu 163: Diễn tiến của bệnh viêm nha chu phá hủy là.
A. Phá hủy liên tục và đều.
B. Theo chu kỳ.
C. Tiến triển nhanh.
D. Đau ở giai đoạn cuối.
E. Đau và có mủ ở giai đoạn đầu.

Câu 164: Dấu chứng chủ yếu để chẩn đoán phân biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu là.
A. Cao răng dưới nướu.
B. Chảy máu nướu.
C. Đau nhức nhiều và có mủ.
D. Tụt nướu.
E. Có túi nha chu.

Câu 165: Viêm nướu gây
A. Tổn thương men gốc răng.
B. Tổn thương nướu và dây chằng.
C. Tổn thương nướu.
D. Mòn cổ răng.
E. Tiêu xương ổ răng.

Câu 166: Suy nha chu ở giai đoạn đầu có dấu chứng sau.
A. Mất bám dính, răng lung lay và di chuyển bất thường.
B. Chảy máu nướu.
C. Cao răng trên nướu và dưới nướu.
D. Có túi nha chu.
E. Mủ chảy ra ở các chân răng.

Câu 167: Dấu chứng cơ bản để chẩn đoán khác biệt giữa viêm nha chu phá hủy và suy nha chu ở giai đoạn đầu là.
A. Nướu viêm.
B. Răng lung lay và di chuyển nhiều.
C. Tụt nướu.
D. Có mủ chảy ra.
E. Đau nhức.

Câu 168: Áp xe nha chu là biến chứng của.
A. Viêm quanh chóp.
B. Viêm tủy đảo ngược.
C. Viêm mô tế bào.
D. Viêm xoang hàm.
E. Viêm nha chu phá hủy.

Câu 169: Túi nha chu được thành lập do.
A. Sự tiêu xương ổ răng.
B. Biểu mô bám dính di chuyển về phía chóp răng.
C. Biểu mô bám dính di chuyển về phía mão răng.
D. Biểu mô bám dính di chuyển về phía chóp răng kèm theo sự tiêu xương ổ răng.
E. Biểu mô bám dính bị tiêu hủy hoàn toàn.

Câu 170: Bệnh suy nha chu.
A. Thường xảy ra ở lứa tuổi 35 – 44.
B. Là giai đoạn tiếp theo của bệnh viêm nha chu phá hủy.
C. Chịu ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng.
D. Do nguyên nhân toàn thân là chủ yếu.
E. Do nguyên nhân tại chỗ gây nên là chủ yếu.

Câu 171: Túi nha chu.
A. Chính là khe nướu.
B. Có hai vách cứng.
C. Đáy túi nằm ở đường nối men răng và men gốc răng.
D. Đáy túi nằm ở vị trí biểu mô bám dính.
E. Không có vách mềm.

Câu 172: Điều trị bệnh nha chu việc đầu tiên phải làm là.
A. Cạo cao răng.
B. Nạo túi nha chu.
C. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
D. Điều trị các sang thương cấp tính.
E. Cạo cao răng và điều trị các sang thương cấp tính.

Câu 173: Kế hoạch điều trị bệnh viêm nha chu phải tuần tự các bước giống viêm nướu và tiếp theo.
A. Phẫu thuật nha chu.
B. Mài điều chỉnh khớp cắn.
C. Nạo túi nha chu.
D. Cố định các răng.
E. Phục hình các răng mất.

Câu 174: Điều trị viêm nướu bao gồm.
A. Loại bỏ hết kích thích tại chỗ.
B. Cạo láng gốc răng và nạo túi nha chu.
C. Điều trị sang thương cấp tính và nạo túi.
D. Nhổ răng lung lay và phục hình các răng mất.
E. Mài điều chỉnh khớp cắn.

Câu 175: Phương pháp phòng ngừa bệnh nha chu hiệu quả là.
A. Vệ sinh răng miệng đúng phương pháp.
B. Chế độ ăn uống thích hợp.
C. Tăng cường lượng vitamin C.
D. Giảm thiểu ăn đường và các sản phẩm từ đường.
E. Không dùng tăm để lấy thức ăn.

Câu 176: Dự phòng khi bệnh chưa xảy ra bao gồm.
A. Cạo cao răng.
B. Chụp phim X quang để phát hiện những tổn thương sớm.
C. Điều trị sớm các sang thương cấp tính để tránh các biến chứng.
D. Phẫu thuật nạo túi nha chu.
E. Phục hình các răng mất.

Câu 177: Bệnh nha chu xảy ra khi.
A. Có sự hiện diện của một số lượng lớn vi khuẩn ở miệng.
B. Cơ chế bảo vệ của cơ thể kém.
C. Có nhiều cao răng và mảng bám răng.
D. Mất cân bằng giữa một bên là vi khuẩn đặc hiệu tập trung và một bên là cơ chế bảo vệ có ở mô nha chu.
E. Vệ sinh răng miệng kém.

Câu 178: Bệnh nha chu tăng dần theo lứa tuổi là do.
A. Cao răng nhiều.
B. Mắc một số bệnh toàn thân.
C. Mất răng.
D. Kết quả của nhiều lần viêm.
E. Sức khoẻ kém.

Câu 179: Tiêu xương ổ răng trong bệnh nha chu gây hậu quả.
A. Phá huỷ men gốc răng.
B. Viêm nướu.
C. Giảm diện tích bám dính của dây chằng nha chu.
D. Thành lập cao răng nhanh hơn.
E. Răng dễ bị sâu.

Câu 180: Trong bệnh sởi vi rút gây ra.
A. Những vùng loét hoại tử ở miệng.
B. Hiện tượng nướu mất gai.
C. Lưỡi nứt nẻ.
D. Viêm miệng.
E. Vết loét ở nướu có nhiều giả mạc.

Câu 181: Viêm màng ngoài tim có thể do ảnh hưởng của bệnh.
A. Viêm tủy răng cấp tính.
B. Viêm nha chu.
C. Nhiễm độc thủy ngân.
D. Nhiễm độc chì.
E. Viêm quanh chóp răng mãn tính.

Câu 182: Tình trạng thiếu Vitamin C có thể dẫn đến.
A. Răng dị dạng.
B. Niêm mạc miệng dễ bị hoại tử.
C. Lưỡi nứt nẻ.
D. Răng lung lay do tiêu xương ổ, tiêu men gốc răng.
E. Răng mọc chậm.

Câu 183: Tình trạng nướu chảy máu có thể thấy trong các chứng thiếu.
A. Vitamin A và D.
B. Vitamin C và D.
C. Vitamin B và A.
D. Vitamin C và K.
E. Vitamin C và B.

Câu 184: Thiếu Vitamin A sẽ gây tình trạng.
A. Răng mọc chậm.
B. Bong các lớp niêm mạc.
C. Răng ngắn và nhỏ hơn bình thường.
D. Rối loạn thứ tự mọc răng.
E. Răng mọc chậm và rối loạn thứ tự mọc răng.

Câu 185: Thiếu Vitamin D sẽ gây tình trạng.
A. Thiếu máu.
B. Viêm loét niêm mạc lưỡi và niêm mạc miệng.
C. Dị thường về hình dáng của răng.
D. Giảm sức đề kháng đối với các bệnh nhiễm khuẩn.
E. Đau nhức răng.

Câu 186: Tình trạng thừa Vitamin D sẽ gây ra.
A. Đau nhức xương hàm hoặc xương sườn.
B. Răng dị dạng về hình dáng.
C. Răng rụng chậm.
D. Răng bị thiểu sản men.
E. Xương hàm bị biến dạng.

Câu 187: Thiếu Vitamin B sẽ gây ra tình trạng.
A. Buồn nôn.
B. Chảy máu nướu.
C. Viêm loét ở gai nướu và viền nướu.
D. Rối loạn can xi.
E. Răng rụng chậm.

Câu 188: Thiểu năng tuyến giáp gây tình trạng.
A. Răng sữa rụng sớm.
B. Răng vĩnh viễn mọc sớm.
C. Toàn bộ xương và răng phát triển chậm.
D. Tổ chức cứng của răng yếu.
E. Răng dị dạng.

Câu 189: Thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng đến xương hàm và răng.
A. Xương hàm dưới nhỏ, xương hàm trên to.
B. Xương hàm dưới nhỏ, xương hàm bình thường.
C. Răng nhỏ và thưa.
D. Răng to và chen chúc.
E. Răng mọc chậm và chen chúc.

Câu 190: Cường năng tuyến giáp gây nên.
A. Răng bị gãy tự nhiên.
B. Xương hàm có sự mất chất vôi.
C. Vôi hoá ống tủy.
D. Răng dễ bị sâu.
E. Toàn bộ xương phát triển chậm.

Câu 191: Thiểu năng tuyến cận giáp gây tình trạng.
A. Răng bị sâu nhiều.
B. Xương hàm xốp dễ gãy.
C. Răng nhỏ và dị dạng.
D. Răng sữa rụng chậm làm tồn tại cả hai hệ răng trên cung hàm.
E. Xương hàm và răng phát triển chậm.

Câu 192: Cường tuyến yên sẽ dẫn đến tình trạng.
A. Răng to và chen chúc.
B. Tồn tại cả hai hệ răng sữa và vĩnh viễn trên cung hàm.
C. Răng dễ gãy, có hình ảnh như kính vỡ.
D. Răng to và thưa.
E. Răng mọc sớm.

Câu 193: Xương hàm dưới nhỏ, xương hàm trên ít ảnh hưởng (chứng cằm hụt) thường thấy trong.
A. Thiểu năng tuyến yên.
B. Thiểu năng tuyến giáp.
C. Thiểu năng tuyến cận giáp.
D. Cường tuyến yên.
E. Cường tuyến cận giáp.

Câu 194: Bệnh tiểu đường gây.
A. Tạo các U nướu.
B. Vôi hoá ống tuỷ.
C. Nội tiêu.
D. Răng dễ bị vỡ.
E. Nướu viêm dễ chảy máu.

Câu 195: Viêm nướu không xuất hiện ở chứng bệnh.
A. Hémophilie.
B. Tiểu đường.
C. Viêm ruột.
D. Thiểu năng tuyến thượng thận.
E. Thời kỳ mãn kinh.

Câu 196: Viêm xoang có thể gây nên.
A. Viêm tuỷ.
B. Viêm nha chu.
C. Viêm nướu.
D. Tiêu xương ổ răng.
E. Áp xe nha chu.

Câu 197: Nhiễm độc chì sẽ gây nên.
A. Răng dễ bị sâu.
B. Nướu mất lấm tấm da cam và sơ chai.
C. Thiểu sản men.
D. Nướu có màu đen.
E. Lưỡi nứt nẻ.

Câu 198: Vết loét do aphte có thể kết hợp với một số bệnh lý toàn thân.
A. Viêm ruột.
B. Viêm dạ dày.
C. Thiếu Vitamin D.
D. Do nhiễm độc kim loại.
E. Thiếu Vitamin A.

Câu 199: Tụ máu trong xoang có thể do.
A. Gãy xương hàm dưới.
B. Gãy Lefort II.
C. Nhổ răng.
D. Điều trị tuỷ răng số 6, 7 trên.
E. Gãy xương ổ răng các răng hàm hàm trên.

Câu 200: Biến chứng mọc răng số 8 dưới có thể gây nên.
A. Viêm dạ dày.
B. Viêm ruột.
C. Nhiễm trùng ở mắt.
D. Viêm họng.
E. Viêm xoang.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)