500 câu trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – Phần 3

Năm thi: 2023
Môn học: Răng – Hàm – Mặt
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS. TS. BS Phạm Quốc Trung
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Răng – Hàm – Mặt
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS. TS. BS Phạm Quốc Trung
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

500 câu trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – Phần 3 là bộ câu hỏi tổng hợp về các kiến thức thuộc môn Răng – Hàm – Mặt, thường được sử dụng tại các trường đại học y khoa để giúp sinh viên ôn luyện và củng cố kiến thức. Bộ câu hỏi này bao gồm nhiều nội dung chuyên sâu về giải phẫu vùng răng miệng, các bệnh lý răng hàm mặt phổ biến như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, cũng như các phương pháp điều trị và phẫu thuật liên quan. Đề thi được xây dựng dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. BS Phạm Quốc Trung, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội. Đề thi phù hợp cho sinh viên năm thứ 3 và thứ 4, khi các bạn đã có kiến thức nền về giải phẫu học và sinh lý học, và đang học các học phần chuyên sâu về răng hàm mặt. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ 500 câu trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – Phần 3 (có đáp án)

Câu 201: Viêm nướu có thể do.
A. Rối loạn tiêu hoá.
B. Viêm dạ dày.
C. Viêm ruột.
D. Viêm đa xoang.
E. Viêm họng.

Câu 202: Răng mọc chậm thường thấy trong bệnh.
A. Thiểu năng tuyến giáp, tuyến cận giáp và tuyến yên.
B. Thiểu năng tuyến yên, tuyến cận giáp và tuyến thượng thận.
C. Rối loạn tuyến tuỵ, tuyến yên và tuyến thượng thận.
D. Rối loạn tuyến tuỵ và cường tuyến giáp.
E. Thiểu năng tuyến yên, tuyến giáp và thượng thận.

Câu 203: Gãy xương hàm dưới có thể gây nên.
A. Rối loạn thị giác.
B. Chảy nước mắt.
C. Liệt mặt.
D. Viêm xoang.
E. Cứng khít hàm.

Câu 204: Viêm nhiễm vùng miệng – hàm mặt là loại bệnh thường gặp ở.
A. Người trẻ
B. Người già
C. Nữ giới
D. Nam giới
E. Bất cứ lứa tuổi nào.

Câu 205: Nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm nhiễm ở vùng miệng-hàm mặt là.
A. Chấn thương vùng hàm mặt
B. Viêm nha chu
C. Sai lầm trong điều trị
D. Do răng.
E. Nhiễm khuẩn tuyến nước bọt

Câu 206: Sàn miệng phải bao gồm những vùng nào mới là đầy đủ.
A. Vùng dưới hàm
B. Vùng dưới lưỡi
C. Vùng dưới cằm
D. Nằm trên và dưới cơ hàm móng như vùng dưới hàm, dưới lưỡi, dưới cằm.
E. Vùng dưới hàm và dưới lưỡi

Câu 207: Những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào có thể gây nên viêm nhiễm vùng miệng-hàm mặt do răng.
A. Sâu răng, viêm tuỷ, viêm tổ chức quanh răng.
B. Sang chấn răng làm cho tuỷ răng bị chết
C. Tai nạn do mọc răng sữa và vĩnh viễn
D. Tai nạn do mọc khôn
E. Tai nạn gãy răng và xương hàm

Câu 208: Những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào gây nên viêm mô tế bào do răng?
A. Chấn thương hàm mặt
B. Gãy hở xương hàm
C. Viêm tuyến nước bọt cấp
D. Viêm quanh răng.
E. Viêm tủy xương hàm

Câu 209: Nguyên nhân nào gây nên viêm mô tế bào không do điều trị.
A. Chỉnh hình răng
B. Nhổ răng.
C. Điều trị tủy
D. Cạo cao răng
E. Sang chấn làm răng chết tuỷ

Câu 210: Nguyên nhân đưa đến viêm mô tế bào do răng thường gặp nhất là.
A. Gãy xương hàm
B. Hoại tử tủy.
C. Abcès nha chu
D. Vết thương phần mềm
E. Mọc răng khôn

Câu 211: Viêm mô tế bào thanh dịch về phương diện giải phẫu bệnh thấy.
A. Không co tiểu động mạch
B. Co tiểu động mạch thoáng qua.
C. Co tiểu động mạch kéo dài
D. Co tiểu động mạch sau giãn mạch
E. Co tiểu động mạch gây ứ máu tại chỗ

Câu 212: Sưng trong viêm mô tế bào thanh dịch có các dấu hiệu lâm sàng sau đây.
A. Sưng khu trú lại
B. Chỗ sưng sờ vào không đau
C. Sưng không rõ ranh giới giữa tổ chức lành và viêm.
D. Chỗ sưng ấn vào để lại dấu lõm
E. Sưng có giới hạn rõ giữa tổ chức lành và viêm

Câu 213: Trong viêm mô tế bào thanh dịch hiện tượng nào không phải do sự giãn mạch sẽ đưa đến.
A. Ứ máu tại chỗ.
B. Chậm tuần hoàn tại chỗ
C. Thanh dịch thoát ra ngoài
D. Bạch cầu xuyên mạch
E. Co tiểu động mạch ngoại vi

Câu 214: Sưng trong viêm mô tế bào do răng mạn tính có các đặc điểm sau.
A. Đỏ, đau nhức.
B. Sờ vào thấy nóng
C. Có dấu chuyển sóng
D. Không rõ ranh giới
E. Nổi hòn, hay cục cứng không đau

Câu 215: Sưng trong viêm mô tế bào tụ mủ có các đặc điểm sau đây.
A. Màu sắc da bình thường
B. Lan tỏa ra xung quanh
C. Ấn vào thấy cứng chắc
D. Ấn vào để lại dấu lõm.
E. Không rõ giới hạn giữa tổ chức lành và viêm

Câu 216: Mủ trong viêm mô tế bào không dò ra ở.
A. Da
B. Niêm mạc
C. Ngách lợi
D. Vòm miệng
E. Lưỡi.

Câu 217: Áp xe quanh thân răng thường do.
A. Tủy hoại tử.
B. Tủy chết
C. Mọc răng khôn
D. Viêm nha chu
E. Viêm nướu

Câu 218: Áp xe má về nguyên nhân thường là do.
A. Các răng hàm (cối) nhỏ
B. Các răng hàm (cối) lớn.
C. Các răng hàm (cối) nhỏ và lớn
D. Các răng hàm (cối) nhỏ và răng nanh
E. Các răng hàm (cối) lớn, răng hàm (cối) nhỏ và răng nanh

Câu 219: Áp xe vòm miệng thường do các răng.
A. Răng cửa, răng hàm (cối) lớn hàm trên.
B. Răng cửa bên, răng tiền hàm (tiền cối), răng hàm (cối) lớn hàm trên
C. Các răng cửa, răng hàm (cối) cả hàm trên và hàm dưới
D. Do các răng hàm (cối) ở hàm trên và hàm dưới
E. Do các răng cửa bên, răng hàm (cối) trên và dưới

Câu 220: Áp xe sàn miệng thường do răng.
A. Các răng cửa hàm dưới
B. Các răng cửa và răng tiền hàm (tiền cối) dưới
C. Các răng cửa, răng tiền hàm (tiền cối) và răng hàm (cối) dưới.
D. Các răng tiền hàm (tiền cối), răng hàm (cối) lớn
E. Các răng hàm (cối) lớn, nhất là răng 8 hàm dưới

Câu 221: Nguyên nhân nào không thể gây ra áp xe cơ cắn.
A. Răng hàm (cối) lớn dưới, nhất là răng khôn
B. Răng hàm (cối) lớn trên.
C. Do gây tê vùng thần kinh răng dưới nhiễm khuẩn
D. Do chấn thương cơ cắn
E. Do chấn thương răng cửa dưới

Câu 222: Xử trí trong giai đoạn mới sưng của áp xe quanh chóp răng là.
A. Súc miệng bằng nước ấm
B. Đắp gạc ấm
C. Dùng kháng sinh
D. Rạch da vùng sưng.
E. Dùng kháng sinh, kháng viêm và giảm đau

Câu 223: Áp xe quanh cuống răng thường.
A. Gây biến dạng khuôn mặt.
B. Bắt đầu từ vùng quanh chóp răng
C. Bắt đầu từ vùng trên màng xương
D. Bắt đầu từ phần mềm
E. Do viêm tủy răng cấp tính

Câu 224: Khi áp xe quanh chóp ở giai đoạn mới sưng cần.
A. Rạch đẫn lưu mủ
B. Nhổ ngay răng nguyên nhân
C. Dùng kháng sinh, giảm đau.
D. Nên súc miệng bằng nước lạnh
E. Không cần xử trí gì

Câu 225: Muốn điều trị triệt để viêm quanh thân răng khi răng khôn mọc ngầm hay lệch không thể mọc lên được phải.
A. Dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau
B. Cắt lợi trùm, giữ răng
C. Nhổ bỏ răng khôn.
D. Cắt lợi trùm nếu không khỏi hãy nhổ răng
E. Nhổ răng số 7

Câu 226: Áp xe má thường chỉ.
A. Sưng lan xuống dưới bờ nền xương hàm dưới.
B. Sưng lấp đầy rãnh mũi má
C. Sưng lan hết vùng góc hàm
D. Sưng lan lên vùng thái dương
E. Sưng lan vào vùng Amygdal.

Câu 227: Áp xe quanh thân răng thường gặp ở lứa tuổi.
A. Thiếu niên
B. Thanh niên
C. Tuổi thơ ấu
D. Tuổi mọc răng
E. Mọi lứa tuổi.

Câu 228: Áp xe vùng sàn miệng không có những dấu hiệu chức năng sau.
A. Ăn nuốt khó
B. Lưỡi cử động hạn chế
C. Đau tự phát lan lên tai, ra sau
D. Đau khi nhai
E. Sưng lan lên gò má, mắt.

Câu 229: Áp xe vùng cơ cắn thường gây nên.
A. Khít hàm ít
B. Khít hàm nhiều.
C. Không co khít hàm
D. Sưng cả vùng môi trên
E. Sưng lan sang cơ cắn đối diện

Câu 230: Áp xe vùng mang tai có thể do.
A. Răng hàm (cối) lớn hàm trên
B. Răng tiền hàm (tiền cối), răng hàm (cối) lớn hàm trên
C. Răng tiền hàm (tiền cối), răng hàm (cối) lớn hàm dưới
D. Răng hàm (cối) lớn hàm dưới.
E. Do răng hàm (cối) lớn dưới, có khi do răng hàm (cối) lớn trên.

Câu 231: Ngoài các nguyên nhân do răng thì áp xe vùng mang tai có thể do các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào thường gặp nhất.
A. Viêm mủ tuyến mang tai.
B. Viêm hạch trong tuyến mang tai
C. Nhiễm khuẩn từ vùng cắn lan đến
D. Gãy xương cành lên xương hàm dưới
E. Nhiễm khuẩn từ vùng thái dương lan đến

Câu 232: Muốn phân biệt giữa áp xe vùng mang tai do răng và viêm tuyến mang tai có mủ cần dự vào.
A. Khít hàm
B. Sưng nề vùng mang tai
C. Sưng lan cả vùng mi mắt
D. Mủ chảy qua ống Stenon khi khám.
E. Sưng dày rãnh bờ trước xương chủm và bờ sau cành lên xương hàm dưới

Câu 233: Rạch dẫn lưu áp xe vùng cơ cắn cần rạch.
A. Dưới và song song với góc hàm.
B. Dưới và song song với bờ xương hàm dưới
C. Dưới và song song với góc hàm khoảng 3 – 4 cm
D. Cách góc hàm về phía sau 3-4 cm
E. Cách góc hàm về phía trước 3-4 cm

Câu 234: Viêm tấy sàn miệng (Ludwig) có dấu hiệu lâm sàng sau đây.
A. Chỉ sưng một bên sàn miệng
B. Há miệng bình thường
C. Ăn, nuốt, thở bình thường
D. Sưng lan tràn cả hai bên sàn miệng.
E. Lưỡi cử động bình thường

Câu 235: Chẩn đoán viêm mô tế bào do răng không nhất thiết phải dựa vào.
A. Hỏi tiền sử
B. Khám ngoài mặt
C. Khám răng
D. Khám vùng quanh răng
E. Làm các xét nghiệm về máu và nước tiểu.

Câu 236: Trong viêm mô tế bào do răng, khi khám lâm sàng khả năng nào sau đây là không cần thiết.
A. Biết nguyên nhân cụ thể về răng
B. Định bệnh đúng và chỉ định điều trị đúng
C. Tiên lượng được kết quả của việc điều trị
D. Dự đoán được thời gian điều trị.
E. Dự phòng được các viêm mô tế bào

Câu 237: Trong điều trị viêm nhiễm vùng miệng-hàm mặt, nếu dùng kháng sinh thì điều nào sau đây là không nên làm.
A. Phải phối hợp kháng sinh
B. Điều trị theo lâm sàng
C. Nên dùng loại kháng sinh có phổ rộng và theo những nguyên tắc về sử dụng hợp lí thuốc kháng sinh
D. Nên dùng loại kháng sinh có phổ rộng.
E. Dùng kháng sinh từng đợt, từ thấp đến cao

Câu 238: Trong những nguyên tắc chung về điều trị viêm nhiễm vùng miệng-hàm mặt, cấy máu cần làm trong.
A. Tất cả những trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
B. Trường hợp nghi ngờ là nhiễm khuẩn máu
C. Trường hợp người bệnh có dấu hiệu viêm mủ
D. Trường hợp đã điều trị kháng sinh nhưng không đỡ
E. Trường hợp bệnh nhân sốt cao 38 – 39°C

Câu 239: Trong điều trị viêm nhiễm vùng miệng-hàm mặt do răng, việc bảo tồn răng chỉ đặt ra.
A. Đối với răng nhiều chân gây ra biến chứng nghiêm trọng
B. Đối với răng một chân, tổn thương chưa nặng lắm có thể chữa được, và ở cơ sở có thể chữa được.
C. Đối với răng nhiều chân, tổn thương chưa nặng lắm có thể chữa được, và ở cơ sở có thể chữa được
D. Đối với răng nhiều chân chưa gây ra biến chứng nghiêm trọng
E. Đối với răng một chân chưa gây ra biến chứng nghiêm trọng

Câu 240: Triệu chứng lâm sàng nào không là triệu chứng chung của u máu.
A. Màu đỏ, tím
B. Nổi gồ trên da hay niêm mạc
C. Không đau
D. Dễ chảy máu
E. Dễ tái phát khi cắt bỏ.

Câu 241: U máu phẳng là.
A. Những u màu đỏ nổi trên mặt da.
B. Ấn vào không đổi thành màu trắng
C. Đa số xuất hiện khi lớn tuổi
D. Là những bớt đỏ trên mặt da
E. Không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Câu 242: U máu gồ.
A. Là những bớt đỏ trên mặt da
B. Ấn vào không xẹp.
C. Sờ không có mạch đập
D. Gồ trên da từng chùm như chùm dâu
E. Không ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Câu 243: U máu dưới da.
A. Chủ yếu do tĩnh mạch trở thành xơ, hang
B. Không có sự ứ đọng máu
C. Không tạo thành sỏi
D. U rắn chắc
E. Không có các hạt sạn cứng.

Câu 244: U bạch mạch.
A. Gặp nhiều hơn u máu.
B. Thường gặp ở da
C. Thường gặp ở da và niêm mạc
D. Thường gặp ở vùng má
E. Ít bị nhiễm trùng

Câu 245: U lợi răng thường có các biểu hiện sau.
A. U lợi xơ
B. U lợi huỷ cốt bào
C. Không liên quan đến sự thay đổi kích tố nữ
D. X quang không thấy dấu hiệu tiêu xương.
E. Ít gặp ở phụ nữ có thai.

Câu 246: Để điều trị u men đặc tạo răng, phương pháp điều trị nào sau đây là hữu hiệu và triệt để nhất?
A. Thuốc
B. Xẻ dẫn lưu
C. Chạy tia
D. Phẫu thuật một phần.
E. Phẫu thuật toàn bộ

Câu 247: U men đặc tạo răng thường xảy ra ở lứa tuổi sau.
A. Mọc răng sữa
B. Mọc răng vĩnh viễn.
C. Bẩm sinh
D. Sau 20 tuổi
E. Tuổi già.

Câu 248: U men thể nang thường gặp ở các lứa tuổi nào?
A. Bẩm sinh
B. Tuổi mọc răng sữa
C. Tuổi mọc răng vĩnh viễn.
D. Tuổi trung niên (Trung bình 40 tuổi)
E. Tuổi già.

Câu 249: U men thể nang tiến triển có đặc tính nào sau đây.
A. Phát triển có giới hạn
B. Phát triển không giới hạn.
C. Không tự thoái hóa ác tính
D. Khó tái phát nếu cắt bỏ không hết
E. Không cho di căn xa khi có thoái hóa

Câu 250: Điều trị u máu bằng cách nào là triệt để nhất.
A. Tiêm xơ hóa
B. Phẫu thuật.
C. Áp lạnh bằng Nitơ lỏng
D. Chạy tia
E. Tiêm xơ kết hợp chạy tia

Câu 251: U hỗn hợp tuyến nước bọt có tính chất sau.
A. Rất ít gặp
B. Chiếm 50% trong số các u tuyến mang tai
C. Chiếm 70% trong số các u tuyến mang tai.
D. Chiếm 90% trong số các u tuyến mang tai
E. Không phải do sự phát triển của liên bào túi tuyến và ống tiết với các tổ chức liên kết đệm, đôi khi có cả sụn.

Câu 252: Ung thư vùng hàm mặt hay gặp nhất là.
A. Ung thư xương hàm.
B. Ung thư tuyến nước bọt.
C. Ung thư da.
D. Ung thư niêm mạc má.
E. Ung thư vòm miệng.

Câu 253: Ung thư niêm mạc miệng thường là loại.
A. Ung thư mô liên kết.
B. Ung thư biểu mô.
C. Ung thư tế bào đáy.
D. Ung thư tổ chức tạo máu.
E. Ung thư tổ chức tuyến.

Câu 254: K niêm mạc là một tổn thương.
A. Lộ ra bên ngoài nên dễ nhận thấy
B. Chìm trong tổ chức khó nhận thấy.
C. Không liên quan đến cơ quan tiêu hóa
D. Không liên quan đến cơ quan lân cận
E. Không di căn

Câu 255: Ung thư miệng và hàm mặt là tổn thương.
A. Khó phát hiện sớm.
B. Đe doạ tính mạng
C. Chiếm đa số trong các loại ung thư
D. Có khả năng điều trị thành công
E. Không có khả năng điều trị thành công

Câu 256: Xét nghiệm dùng để phát hiện sớm ung thư niêm mạc miệng là.
A. Chụp X quang
B. Xét nghiệm tế bào bề mặt
C. Nghiệm pháp xanh Toluidin.
D. Phẫu thuật sinh thiết
E. Siêu âm chẩn đoán.

Câu 257: K niêm mạc thường di căn vào hạch nào nhất.
A. Hạch thượng đòn
B. Hạch cổ.
C. Hạch dưới hàm
D. Hạch bờ trước cơ ức đòn chủm
E. Hạch dưới lưỡi.

Câu 258: Triệu chứng cơ năng của K niêm mạc.
A. Đau vùng tổn thương, đau giảm dần
B. Đau vùng tổn thương, đau tăng dần.
C. Không đau
D. Không ảnh hưởng đến ăn, nói
E. Không chảy máu tự nhiên

Câu 259: Triệu chứng thực thể của K niêm mạc giai đoạn sớm thể loét.
A. Vết loét cứng ở niêm mạc.
B. Vết loét không ăn sâu xuống dưới
C. Vết loét phát triển rộng và ăn sâu xuống dưới hàm dễ chảy máu
D. Vết loét không có đáy
E. Vết loét không chảy máu

Câu 260: Thể loét sùi thường gặp ở các vị trí sau.
A. Ở môi, niêm mạc môi trên
B. Ở niêm mạc má, trước răng số 8
C. Ở sàng miệng, sau rãnh lưỡi
D. Ở lưỡi, bờ bên 2/3 trước và 1/3 sau.
E. Ở vòm miệng, chủ yếu là hàm ếch mềm.

Câu 261: Xét nghiệm tế bào bề mặt để chẩn đoán sớm K niêm mạc là.
A. Lấy ở lớp sâu của tổn thương.
B. Lấy ở ranh giới tổn thương.
C. Lấy ở lớp dưới của tổn thương.
D. Lấy ở bề mặt của tổn thương.
E. Lấy cả tổ chức lành và bệnh lý.

Câu 262: Phẫu thuật để làm sinh thiết K niêm mạc, bệnh phẩm lấy được phải.
A. Nhỏ hơn 0.5 cm
B. Rộng 1cm x 0.5 cm.
C. Lấy ở chính giữa tổn thương
D. Lấy ở bề mặt tổn thương
E. Lấy ở ngoài tổn thương.

Câu 263: Phương pháp nào đơn giản nhất để chẩn đoán sớm ung thư niêm mạc.
A. Chụp phim
B. Phẫu thuật sinh thiết
C. Xét nghiệm tế bào bề mặt.
D. Nghiệm pháp xanh toluidin
E. Kháng sinh liệu pháp.

Câu 264: Sâu răng là một bệnh.
A. Ở tổ chức cứng của răng
B. Đặc trưng bởi sự tái khoáng
C. Có thể hoàn nguyên.
D. Ở men răng
E. Ở tủy răng

Câu 265: Theo điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 1990, tỷ lệ sâu răng lứa tuổi 12 cao nhất ở.
A. Thành phố Hồ Chí Minh
B. Đà Lạt – Lâm Đồng
C. Cao Bằng
D. Huế
E. Hà Nội

Câu 266: Chỉ số SMT ở lứa tuổi 12 của Việt Nam năm 2000 là 1,87, được đánh giá là.
A. Rất thấp
B. Thấp
C. Trung bình
D. Cao
E. Rất cao

Câu 267: Trên thế giới, tỷ lệ sâu răng vẫn còn cao ở các nước.
A. Kỹ nghệ
B. Đã phát triển
C. Đang phát triển
D. Tiến bộ
E. Văn minh

Câu 268: Sâu răng là một bệnh.
A. Ít gây biến chứng
B. Dễ tái phát sau khi điều trị
C. Phí tổn điều trị thấp
D. Thời gian điều trị ngắn
E. Không ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Câu 269: Sự phân bố của sâu răng giảm dần.
A. Từ răng cối lớn dưới đến răng cối lớn trên
B. Từ răng cửa dưới đến răng cửa trên
C. Từ mặt tiếp cận đến mặt nhai
D. Từ răng cối nhỏ đến răng cối lớn
E. Từ mặt ngoài đến mặt tiếp cận

Câu 270: Yếu tố nào sau đây làm tăng tính nhạy cảm của răng đối với sự khởi phát sâu răng.
A. Răng nhiễm tetracyline
B. Răng đã mọc lâu trên cung hàm
C. Răng nhiễm Fluor
D. Răng có nhiều cao răng
E. Răng dị dạng

Câu 271: Yếu tố nào sau đây được coi là nguyên nhân khởi đầu cho bệnh sâu răng.
A. Vi khuẩn
B. Nước bọt
C. Đường
D. Răng bị khiếm khuyết men
E. Tinh bột

Câu 272: Loại vi khuẩn nào sau đây làm pH giảm nhanh trong môi trường miệng.
A. Streptococcus mutans
B. Lactobacillus acidophillus
C. Actinomyces
D. Streptococcus sanguis
E. Vi khuẩn giải protein

Câu 273: Nước bọt có khả năng tái khoáng hóa sang thương sâu răng sớm nhờ.
A. Lysozyme lactoferrin
B. Làm sạch răng thường xuyên
C. Ca++
D. Nước bọt tiết nhiều
E. Nước bọt lỏng

Câu 274: Lứa tuổi nào sau đây bị sâu răng sữa nhiều nhất.
A. 3 – 6
B. 3 – 5
C. 4 – 6
D. 4 – 8
E. 4 – 10

Câu 275: Lứa tuổi nào bắt đầu sâu răng vĩnh viễn nhiều nhất.
A. 11 – 19
B. 8 – 15
C. 4 – 6
D. 7 – 16
E. 6 – 8

Câu 276: Phái nam thường ít bị sâu răng hơn phái nữ là vì.
A. Chải răng mạnh hơn
B. Mọc răng trễ hơn
C. Hút thuốc
D. Uống bia rượu nhiều
E. Không bị rối loạn nội tiết

Câu 277: Bệnh sâu răng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây.
A. Vi khuẩn
B. Thời gian
C. Đường
D. Men răng xấu
E. Nước bọt

Câu 278: Một răng dễ bị sâu khi.
A. Răng mọc lệch lạc
B. Răng bị nhiễm tetracycline
C. Răng mọc đã lâu
D. Răng không có kẻ hở (răng sít)
E. Răng có khe hở (răng thưa)

Câu 279: Vi khuẩn chủ yếu gây sâu răng.
A. Actinomyces
B. Streptococcus sanguis
C. Streptococcus mutans
D. Lactobacillus acidophillus
E. Vi khuẩn giải protein

Câu 280: Đường gây sâu răng phụ thuộc.
A. Loại đường
B. Ăn nhiều đường
C. Thời gian đường bám dính trên răng
D. Ăn nhiều lần
E. Ăn nhiều đường và nhiều lần

Câu 281: Nước bọt giữ vai trò tái khoáng hóa trong quá trình sâu răng nhờ.
A. Thành phần Lactoferine
B. Ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật
C. Thành phần canxi, phosphate
D. Làm chậm quá trình hình thành mảng bám
E. Thành phần Lysozyme

Câu 282: Theo Miller, quá trình sâu răng bắt đầu khi.
A. Vi khuẩn tác động lên đường
B. pH của môi trường miệng giảm
C. pH giảm liên tục trong môi trường miệng
D. Có sự khử khoáng của răng
E. Có sự sinh ra acid

Câu 283: Theo Keyes, sâu răng xảy ra khi có đủ các yếu tố.
A. Răng + Vi khuẩn + Bột đường + Thời gian
B. Răng + Vi khuẩn + Carbohydrate + Nước bọt
C. Răng + Vi khuẩn + Carbohydrate + pH môi trường miệng
D. Răng + Vi khuẩn + Bột đường
E. Răng + Vi khuẩn + chất nền

Câu 284: Theo White, yếu tố nào sau đây chi phối sâu răng đặc biệt nhất.
A. Fluor
B. Vi khuẩn
C. Đường
D. Nước bọt
E. Chất nền

Câu 285: Yếu tố nào sau đây không nằm trong chất nền của White.
A. Bột đường
B. Nước bọt
C. Vệ sinh răng miệng
D. Kem đánh răng
E. Vi khuẩn

Câu 286: Về đại thể, lỗ sâu thông thường có hình.
A. Tròn
B. Cầu
C. Nón
D. Trụ
E. Hình thang

Câu 287: Khi lỗ sâu đến phần ngà, dưới kính hiển vi ta thấy lỗ sâu có.
A. 2 vùng
B. 3 vùng
C. 4 vùng
D. 5 vùng
E. 6 vùng

Câu 288: Ở vùng xơ hóa, dưới kính hiển vi ta thấy ống ngà.
A. Bị xâm nhập bởi vi khuẩn
B. Bị bít lại bởi những phần tử chất khoáng
C. Bị mất chất khoáng hoàn toàn
D. Bị bít bởi các mảnh vụn ngà răng
E. Hơi bị mất chất khoáng

Câu 289: Mắc kẹt thám trâm khi khám răng là dấu chứng của.
A. Sâu ngà
B. Thiểu sản men
C. Sâu men
D. Mòn ngót cổ răng
E. Sâu Cément

Câu 290: Triệu chứng chủ quan của sâu ngà là.
A. Đau khi ăn
B. Đau khi nằm ngủ
C. Đau tự nhiên
D. Đau khi cắn hai hàm
E. Đau khi gõ ngang

Câu 291: Triệu chứng đau trong sâu ngà có đặc điểm sau.
A. Đau từng cơn
B. Đau ngừng khi hết kích thích
C. Đau liên tục
D. Đau kéo dài ít phút sau khi hết kích thích
E. Đau như mạch đập

Câu 292: Triệu chứng khách quan trong sâu men là.
A. Răng đổi màu
B. Men răng ở chung quanh lỗ sâu trơn láng.
C. Đáy lỗ sâu có ngà mềm
D. Mắc kẹt thám trâm khi khám
E. Gõ đau

Câu 293: Tổn thương sâu men thường thấy ở.
A. Hố rãnh mặt nhai
B. Mặt trong răng cửa giữa
C. Mặt ngoài răng cối trên
D. Mặt trong răng cối dưới
E. Múi răng

Câu 294: Triệu chứng khách quan luôn gặp ở sâu ngà.
A. Đáy hồng
B. Đáy và thành có lớp ngà mềm
C. Nạo ngà không đau
D. Ngà chung quanh trắng đục
E. Răng đổi màu

Câu 295: Triệu chứng đau của sâu ngà là do.
A. Ngà nhạy cảm
B. Ngà có thần kinh
C. Ngà sát gần tủy
D. Có ống ngà
E. Nguyên bào tạo ngà

Câu 296: Chẩn đoán sâu ngà chủ yếu dựa vào triệu chứng.
A. Răng có lỗ sâu
B. Đau khi có kích thích
C. Men răng đổi màu
D. Đáy và thành lỗ sâu có lớp ngà mềm
E. Men răng không trơn láng.

Câu 297: Thiểu sản men khác với sâu men ở điểm.
A. Tổn thương chỉ ở men
B. Có từ khi răng mới mọc
C. Thương tổn ở toàn bộ răng
D. Men răng lởm chởm và mắc kẹt thám trâm
E. Men răng đổi màu

Câu 298: Thiểu sản men khác với sâu ngà ở điểm nào.
A. Men răng đổi màu
B. Có thể xảy ra ở các mặt răng
C. Men răng lởm chởm
D. Đáy cứng
E. Mắc kẹt thám trâm

Câu 299: Mòn ngót cổ răng khác sâu ngà ở điểm nào?
A. Đau khi uống nước nóng lạnh
B. Có thể xảy ra ở các răng
C. Đáy và thành không có lớp ngà mềm
D. Hết đau khi hết kích thích
E. Đau không lan tỏa

Câu 300: Vật liệu nào không dùng để trám răng bị sâu ngà.
A. Eugénate
B. Amalgam
C. GIC
D. Composite
E. Canxi hydroxyde

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)