500 câu trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – Phần 4

Năm thi: 2023
Môn học: Răng – Hàm – Mặt
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS. TS. BS Phạm Quốc Trung
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Răng – Hàm – Mặt
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS. TS. BS Phạm Quốc Trung
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

500 câu trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – Phần 4 là bộ câu hỏi tổng hợp về các kiến thức thuộc môn Răng – Hàm – Mặt thường được sử dụng tại các trường đại học y khoa để giúp sinh viên ôn luyện và củng cố kiến thức. Bộ câu hỏi này bao gồm nhiều nội dung chuyên sâu về giải phẫu vùng răng miệng, các bệnh lý răng hàm mặt phổ biến như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, cũng như các phương pháp điều trị và phẫu thuật liên quan. Đề thi được xây dựng dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. BS Phạm Quốc Trung, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội. Đề thi phù hợp cho sinh viên năm thứ 3 và thứ 4, khi các bạn đã có kiến thức nền về giải phẫu học và sinh lý học, và đang học các học phần chuyên sâu về răng hàm mặt. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ 500 câu trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – Phần 4 (có đáp án)

Câu 301: Sâu ngà cần phải điều trị chủ yếu bằng cách.
A. Vệ sinh răng miệng
B. Súc miệng với Fluor
C. Lấy tủy
D. Trám kín lỗ sâu
E. Che tủy.

Câu 302: Biến chứng nào xảy ra sớm nhất nếu không điều trị sâu ngà.
A. Tủy chết
B. Viêm tủy mãn
C. Viêm tủy cấp
D. Tủy hoại tử
E. Viêm quanh chóp

Câu 303: Răng nào bị sâu có thể đưa đến biến chứng ở xoang hàm.
A. Răng cối nhỏ thứ nhất trên
B. Răng cửa bên trên
C. Răng nanh trên
D. Răng cối lớn thứ nhất trên
E. Răng khôn trên

Câu 304: Khi bệnh sâu răng chưa xảy ra ta chọn biện pháp dự phòng nào.
A. Giáo dục nha khoa
B. Khám răng định kỳ
C. Nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa
D. Chỉnh hình các răng mọc lệch lạc
E. Phục hình các răng mất

Câu 305: Fluor được sử dụng dưới hình thức nào sau đây có tác dụng toàn thân.
A. Súc miệng
B. Uống viên Fluor
C. Bôi gel Fluor
D. Chải răng có kem đánh răng có fluor
E. Mang khay chứa Fluor

Câu 306: Khi bệnh sâu răng có khả năng xảy ra ở một cộng đồng hãy chọn biện pháp dự phòng nào sau đây.
A. Cải tạo môi trường nước uống có fluor
B. Nâng cao đời sống kinh tế
C. Triển khai chương trình nha học đường
D. Điều trị sớm sâu ngà
E. Khám răng định kỳ

Câu 307: Viên Fluor được sử dụng cho trẻ sau 2 tuổi với liều lượng nào sau đây.
A. 0,5 – 1,0 mg/ ngày
B. 0,5 – 0,75 mg/ ngày
C. 0,25 – 0,5 mg/ ngày
D. 0,75 – 1,0 mg/ ngày
E. 0,1 – 0,25 mg/ ngày

Câu 308: Chương trình nha học đường là một biện pháp dự phòng cấp.
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
E. 4

Câu 309: Khi đã bị sâu ngà, để dự phòng cần.
A. Súc miệng với Fluor
B. Điều trị sớm
C. Nhổ răng
D. Vệ sinh răng miệng
E. Uống viên Fluor

Câu 310: Súc miệng với dung dịch NaF 0,2% để dự phòng sâu răng.
A. 1 lần / ngày
B. 2 lần / tuần
C. 2 ngày / lần
D. 2 lần / ngày
E. 1 lần / tuần

Câu 311: Bệnh răng miệng cần dự phòng chủ yếu là.
A. Sâu răng và viêm tủy
B. Sâu răng và viêm nướu
C. Suy nha chu và viêm nướu
D. Viêm nha chu và sâu răng
E. Viêm nướu và viêm nha chu

Câu 312: Giáo dục sức khỏe răng miệng là một biện pháp dự phòng.
A. Khó thực hiện
B. Thụ động
C. Chủ động
D. Không công bằng
E. Phân biệt tầng lớp xã hội văn hóa

Câu 313: Cần giáo dục những kiến thức cơ bản về răng miệng sau.
A. Phải chỉnh răng cho đẹp
B. Vai trò của mảng bám
C. Nên ăn cau trầu cho tốt răng
D. Phải nhổ hết các răng sữa bị sâu
E. Phải nhổ các chân răng

Câu 314: Dấu chứng sớm nào không thuộc bệnh răng miệng.
A. Chảy máu nướu
B. Chấm đen trên răng
C. Vết sùi chảy máu không đau
D. Vết loét lâu lành (sau 10 ngày)
E. Nướu sẫm màu

Câu 315: Với các bà mẹ cần giáo dục vấn đề gì để phòng bệnh răng miệng cho bản thân.
A. Thời gian mọc răng và thay răng
B. Biến chứng khi mọc răng
C. Dinh dưỡng khi có thai và cho con bú
D. Hướng dẫn cách cho con ăn uống
E. Tăng cường giữ gìn vệ sinh răng miệng

Câu 316: Để phát hiện sớm ung thư niêm mạc miệng, cần hướng dẫn cho cộng đồng biết phải đi khám ngay khi có vết loét ở niêm mạc miệng.
A. Đau dữ dội
B. Chảy máu
C. Không lành sau 10 ngày điều trị kháng sinh
D. Có bờ sùi
E. Không lành sau 15 ngày điều trị kháng sinh

Câu 317: Để dự phòng ung thư niêm mạc miệng, nên giáo dục cộng đồng biết tác hại của điều gì sau đây.
A. Thức ăn cay
B. Đồ ăn, đồ uống nóng
C. Cau trầu
D. Đồ ăn, đồ uống chua
E. Mất răng

Câu 318: Trước khi mọc răng, dinh dưỡng ảnh hưởng đến.
A. Thời gian mọc răng
B. Thành phần hóa học của răng
C. Thời gian hình thành mầm răng
D. Hình thái học của răng
E. Cấu tạo tủy răng

Câu 319: Để dự phòng bệnh sâu răng, không nên tăng cường ăn chất nào sau đây.
A. Protide
B. Carbohydrate
C. Vitamin
D. Lipit
E. Sữa

Câu 320: Thói quen nào ảnh hưởng xấu đến răng nhất.
A. Ăn chậm
B. Uống rượu
C. Hút thuốc
D. Mút tay
E. Thở miệng

Câu 321: Biện pháp nào không nằm trong vệ sinh răng miệng.
A. Chải răng
B. Dùng tăm xỉa răng
C. Dùng chỉ nha khoa
D. Súc miệng sau khi ăn
E. Đánh bóng răng

Câu 322: Muốn chải răng được sạch sẽ cần phải.
A. Chọn bàn chải nhỏ
B. Chải đúng phương pháp
C. Dùng bàn chải lông cứng
D. Dùng bàn chải lông mềm
E. Chải mạnh

Câu 323: Điều nào sau đây không nằm trong mục đích của việc chải răng.
A. Giảm số lượng vi khuẩn
B. Làm sạch khe lợi
C. Lấy đi những mảnh thức ăn
D. Xoa nắn lợi
E. Làm trắng răng

Câu 324: Chải răng cần.
A. Chải nhiều lần trong ngày
B. Chải mạnh
C. Chải một lần vào buổi sáng thật kỹ
D. Chải sau khi ăn
E. Chải sau khi ngủ dậy.

Câu 325: Chải răng là một biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng.
A. Nhẹ nhàng và hữu hiệu
B. Rẻ tiền nhưng ít hiệu quả
C. Khó thực hiện và ít tác dụng
D. Phức tạp nhưng hiệu quả
E. Dễ làm nhưng mất thời gian

Câu 326: Dinh dưỡng ảnh hưởng đến thành phần hóa học của răng.
A. Trong bào thai 7 tuần
B. Trước lúc mọc răng
C. Trong lúc mọc răng
D. Sau khi mọc răng
E. Trong bào thai 10 tuần

Câu 327: Fluor được sử dụng dưới dạng tại chỗ là.
A. Súc miệng với NaF
B. Viên Fluor
C. Fluor hóa nước máy
D. Muối ăn có Fluor
E. Fluor hóa nước trường học

Câu 328: Trám bít hố rãnh là một biện pháp dự phòng sâu răng ưu tiên cho răng cốI lớn vĩnh viễn thứ nhất ở độ tuổi.
A. 2 – 3 tuổi
B. 5 – 6 tuổi
C. 6 – 7 tuổi
D. 8 – 9 tuổi
E. 10 – 11 tuổi

Câu 329: Để phát hiện sớm tổn thương sâu răng, cần đi khám ngay khi.
A. Răng có cơn đau tự phát
B. Ăn uống nóng đau
C. Phát hiện chấm đen trên răng
D. Nhai đau
E. Cắn 2 hàm đau

Câu 330: Để dự phòng bệnh nha chu cần đi khám ngay khi thấy triệu chứng.
A. Tụt nướu
B. Chảy máu nướu
C. Răng lung lay
D. Áp xe nướu
E. Miệng hôi

Câu 331: Fluor dùng toàn thân có thể chọn.
A. Fluor hoá nước máy
B. Viên Fluor
C. Muối Fluor
D. Một trong 3 phương pháp: Fluor hóa, muối Fluor và viên Fluor
E. Cả 3 phương pháp: Fluor hóa, muối Fluor và viên Fluor

Câu 332: Sử dụng viên fluor khi nguồn nước có nồng độ fluor.
A. < 0,7ppm
B. 0,7ppm
C. < 0,3 ppm
D. 0,3ppm
E. 0,1ppm

Câu 333: Fluor được pha trộn trong muối với nồng độ nào sau đây.
A. 200mg/kg muối
B. 250mg/kg muối
C. 150mg/kg muối
D. 100mg/kg muối
E. 300mg/kg muối

Câu 334: Điều nào không nằm trong mục đích của khám răng định kỳ.
A. Điều trị sớm
B. Đánh giá tình hình bệnh tật
C. Phát hiện sớm bệnh tật
D. Tránh các biến chứng
E. Chỉnh hình răng

Câu 335: Fluor hoá nước công cộng với nồng độ.
A. 1 / triệu
B. 4 / triệu
C. 2 %
D. 0,2 %
E. 0,1%

Câu 336: Chăm sóc răng miệng ban đầu là một biện pháp.
A. Y tế cộng đồng
B. Cần nhiều tài chính
C. Đem lại sức khoẻ cho người nghèo
D. Chỉ thực hiện ở xã hội kém phát triển
E. Đáp ứng được nhu cầu điều trị

Câu 337: Chăm sóc răng miệng ban đầu là.
A. Định bệnh và điều trị các bệnh răng miệng
B. Sử dụng các kỹ thuật hiện đại
C. Điều trị các bệnh răng miệng khẩn cấp
D. Tăng cường bác sĩ chuyên khoa về cơ sở
E. Định bệnh và dự phòng các bệnh răng miệng

Câu 338: Sử dụng nhân viên chăm sóc ngay tại nơi họ đang công tác và sinh sống thuộc nguyên tắc nào sau đây.
A. Liên quan đến cộng đồng
B. Phân bố hợp lý
C. Tăng cường sức khỏe
D. Kỹ thuật thích hợp
E. Phối hợp nhiều ngành

Câu 339: Kỹ thuật nào thích hợp cho điều trị sâu răng ở cộng đồng.
A. Trám răng bằng amalgam
B. Trám răng bằng Eugenate
C. Trám răng bằng composite
D. Trám răng bằng canxi hydroxyde
E. Trám răng không sang chấn

Câu 340: Để tăng cường sức khỏe cho cộng đồng cần.
A. Trang bị máy móc hiện đại
B. Trang bị dụng cụ đầy đủ
C. Trang bị thuốc men đầy đủ
D. Giáo dục sức khỏe răng miệng
E. Tạo niềm tin cho cộng đồng

Câu 341: Trám răng không sang chấn là một kỹ thuật điều trị sâu răng.
A. Đơn giản và không cần máy móc
B. Cần máy móc hiện đại
C. Phức tạp nhưng không cần máy móc
D. Phức tạp và cần máy móc hiện đại
E. Chi phí cao

Câu 342: Điều nào sau đây không nằm trong nội dung chăm sóc răng ban đầu.
A. Giáo dục nha khoa
B. Sử dụng Fluor
C. Dạy chải răng cho mẫu giáo
D. Chữa bệnh răng miệng thông thường
E. Đào tạo nhân viên chuyên khoa

Câu 343: Trong giáo dục sức khỏe răng miệng, để phòng bệnh sâu răng và nha chu, cần nhấn mạnh điều gì?
A. Chế độ ăn
B. Dinh dưỡng
C. Triệu chứng sớm của bệnh
D. Vai trò của mảng bám răng
E. Vệ sinh răng miệng

Câu 344: Trường hợp nào sau đây nằm trong mạng lưới điều trị khẩn bệnh răng miệng.
A. Trám bít hố rảnh
B. Trám răng sâu ngà
C. Cạo cao răng
D. Cấp đơn thuốc
E. Giảm đau

Câu 345: Để thực hiện mạng lưới dự phòng bệnh răng miệng, biện pháp lớn hiện nay.
A. Phát triển mạng lưới nha học đường
B. Đào tạo gấp nhân viên y tế cộng đồng
C. Tăng cường đào tạo bác sĩ răng hàm mặt
D. Trám bít hố rãnh
E. Tổ chức khám răng định kỳ

Câu 346: Tủ thuốc tối thiểu ở xã gồm có.
A. Thuốc cấp cứu và giảm đau
B. Thuốc kháng sinh và giảm đau
C. Thuốc bổ và giảm đau
D. Thuốc tim mạch và giảm đau
E. Thuốc cấp cứu và kháng sinh

Câu 347: Điều nào sau đây không nằm trong giáo dục sức khoẻ răng miệng.
A. Nguyên nhân của các bệnh răng miệng
B. Các phương pháp vệ sinh răng miệng
C. Các phương pháp điều trị bệnh răng miệng
D. Dinh dưỡng và chế độ ăn
E. Triệu chứng chính của các bệnh răng miệng

Câu 348: Một số bệnh răng miệng có thể điều trị trong nội dung chăm sóc răng miệng ban đầu là.
A. Sâu ngà
B. Viêm tuỷ cấp
C. Viêm mô tế bào lan toả
D. Suy nha chu
E. Viêm nha chu

Câu 349: Kỹ thuật nào không thể sử dụng trong nội dung chăm sóc răng miệng ban đầu.
A. Cạo cao
B. Trám bít hố rãnh
C. Cố định xương tạm thời
D. Trám răng
E. Lấy tủy răng

Câu 350: Nha học đường là một chương trình.
A. Được triển khai có chọn lọc
B. Chăm sóc răng cho mọi trẻ em
C. Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho trẻ em tại trường
D. Do các thầy, cô giáo đảm trách
E. Ít có hiệu quả

Câu 351: Điều nào không nằm trong nội dung của chương trình nha học đường.
A. Giáo dục nha khoa
B. Trám bít hố rãnh
C. Khám và điều trị
D. Súc miệng với NaF 0,2% 1 tuần/ lần
E. Chỉnh hình răng sớm

Câu 352: Tổn thương nào sau đây ở vùng miệng có thể nghi ngờ ung thư.
A. Lưỡi nứt nẻ
B. Lưỡi bản đồ
C. Vết loét đau rát khi ăn
D. Mảng bạch sản
E. Răng lung lay

Câu 353: Loại hình nào không nằm trong chăm sóc sức khoẻ nha chu.
A. Giáo dục nha khoa
B. Cạo cao răng
C. Giám sát định kỳ
D. Phẫu thuật nha chu
E. Phục hình răng mất

Câu 354: Chăm sóc nha chu mức độ 1 gồm.
A. Giáo dục cộng đồng về sức khoẻ nha chu
B. Cạo cao răng trên nướu
C. Cạo cao răng dưới nướu
D. Giám sát định kỳ
E. Nạo túi nha chu

Câu 355: Loại hình nào thuộc chăm sóc nha chu mức độ 2.
A. Nạo túi nha chu
B. Cạo cao trên nướu
C. Theo dõi và giám sát định kỳ
D. Cạo cao dưới nướu
E. Phẫu thuật nha chu

Câu 356: Hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc sức khỏe nha chu cho bản thân thuộc loại hình chăm sóc mức độ nào.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
E. Khẩn

Câu 357: Để điều hành chương trình chăm sóc răng ban đầu cần phải làm gì trước tiên.
A. Lập kế hoạch
B. Tìm nguồn tài trợ
C. Tổ chức khám điều tra
D. Huấn luyện nhân viên sức khỏe cộng đồng
E. Đánh giá nồng độ fluor

Câu 358: Tổ chức tuyến cơ sở nhằm chăm sóc răng ban đầu gồm nội dung nào sau đây.
A. Điều trị răng miệng với ghế máy chuyên khoa
B. Cạo cao, nhổ răng lung lay
C. Fluor hóa nước công cộng
D. Trám bít hố rãnh
E. Cạo cao, trám răng, nhổ răng

Câu 359: Để lập kế hoạch cho chương trình chăm sóc răng ban đầu, ta không cần thu thập thông tin nào sau đây.
A. Điều kiện của trạm xá
B. Điều kiện thông tin tuyên truyền
C. Điều kiện kinh tế, đời sống
D. Xác định tình trạng bệnh
E. Xác định nhu cầu điều trị khẩn

Câu 360: Chọn câu đúng. Đặc điểm của viêm mô tế bào
A. Viêm lan tỏa ở mô niêm
B. Vi khuẩn thường gặp: Streptococcus, Staphylococcus
C. Có thể tụ tại chỗ hay lan tỏa
D. Tất cả các ý đúng

Câu 361: Nhiễm trùng vùng răng có thể tiến triển theo những con đường
A. Biến chứng sau phẫu thuật hàm mặt
B. Nhiễm khuẩn tuyến nước bọt, da, niêm mạc, nhọt mặt, …
C. Tại nạn do gây tê
D. Tất cả đều đúng

Câu 362: Mô tế nào tầng dưới, ngoại trừ
A. Vùng môi
B. Cơ cắn
C. Vùng mũi
D. Hố gò bướm hàm

Câu 363: Đặc điểm của viêm mô tế bào, ngoại trừ
A. Thời gian 3-7 ngày
B. Chủ yếu là thanh dịch
C. Chủ yếu là vi khuẩn kỵ khí
D. Sờ cứng, đau tăng khi sờ

Câu 364: Chỉ định nhập viện trong viêm mô tế bào, ngoại trừ
A. Nhiễm trùng lan tỏa ảnh hưởng đường thở
B. Cần kiểm soát khi có bệnh toàn thân
C. Sốt > 38,5oC
D. Đau dữ dội, liên tục

Câu 365: Biến chứng của viêm mô tế bào
A. Viêm tắc tĩnh mạch
B. Nhiễm trùng huyết
C. Viêm não màng não
D. Tất cả đều đúng

Câu 366: Chọn câu sai. Điều trị viêm mô tế bào lan tỏa
A. Trích rạch dẫn lưu mủ, bơm rửa hằng ngày qua dẫn lưu
B. Xử trí nguyên nhân: nhổ răng, lấy dị vật
C. Kháng sinh chủ yếu Gram (+)
D. Cung cấp nước, điện giải tối thiểu 2000ml/ngày

Câu 367: Đặc điểm của viêm nướu miệng cấp, ngoại trừ
A. Thường gặp ở người lớn
B. Niêm mạc miệng nhiều mụn nước mọc riêng lẻ hay chùm nhanh chóng vỡ ra để lại vết loét
C. Tổn thương thường tự lành sau 7 -14 ngày
D. Thường gặp ở nướu, môi má lưỡi khẩu cái

Câu 368: Đặc điểm của nhiễm Herpes tái phát
A. Thường gặp ở khẩu cái cứng, nướu, răng lưỡi
B. Tổn thương dễ lan rộng
C. Tổn thương bắt đầu với cảm giác nóng và sưng nhẹ, vài giờ sau nổi mụn nước
D. Tất cả các ý đúng

Câu 369: Nguyên tắc điều trị Herpes Simples, ngoại trừ
A. Dùng thuốc kháng virus toàn thân
B. Nâng cao thể trạng
C. Kháng sinh ngừa bội nhiễm
D. Thoa Pomade Acyclovir 5%

Câu 370: Chọn câu sai. Yếu tố bệnh sinh của viêm miệng áptơ:
A. Chấn thương: cắn phải niêm mạc, hàm giả, phỏng
B. Dị ứng thức ăn, trái cây có tính kiềm
C. Rối loạn nội tiết tố
D. Thuốc kháng sinh, an thần aspirin

Câu 371: Nếu cả cha và mẹ đều bị viêm miệng áptơ thì nguy cơ của con là:
A. 62%
B. 80%
C. 50%
D. 42%

Câu 372: Bệnh căn trong viêm miệng áptơ
A. Là tổn thương có liên quan đến miễn dịch qua trung gian tế bào
B. Yếu tố hoại tử bướu (TNF) giữ vai trò chủ yếu
C. Rối loạn yếu tố miễn dịch tại chỗ là yếu tố dẫn đến bệnh
D. Tất cả các ý đúng

Câu 373: Đặc điểm lâm sàng của viêm miệng áptơ
A. Xuất hiện ở người trẻ, thường < 30 tuổi
B. Đau trước 1-2 ngày rồi xuất hiện ban đỏ trung tâm màu trắng do thiếu máu cục bộ
C. Tổn thương loét hoại tử có nền vàng, viền bởi quầng viêm đỏ
D. Tất cả đều đúng

Câu 374: Viêm miệng áptơ chia ra mấy thể lâm sàng
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 375: Thể lâm sàng thường gặp nhất của viêm miệng áptơ
A. Áptơ lớn
B. Áptơ dạng Herpes
C. Áptơ đơn giản
D. Áptơ phức tạp

Câu 376: Xuất hiện nhiều dạng vết loét nhỏ, nông (1-4mm) tạo thành từng chùm dính lại thành vết loét lớn gây đau
A. Áp tơ đơn giản
B. Áp tơ phức tạp
C. Áptơ dạng Herpes
D. Áp tơ lớn

Câu 377: Đặc điểm lâm sàng của áp tơ đơn giản, ngoại trừ
A. Vết loét nông, kích thước < 5mm
B. Thường gặp ở niêm mạc sừng hóa
C. Từ lành sau 10 -14 ngày
D. Không để lại sẹo

Câu 378: Đặc điểm lâm sàng của áp tơ lớn, ngoại trừ
A. Vết loét có kích thước 1-3mm
B. Có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng
C. Thường xảy ra ở niêm mạc miệng gần hầu
D. Có thể giống với sang thương u hạt và ác tính

Câu 379: Điều trị viêm miệng áptơ:
A. Corticosteroid tại chỗ/toàn thân
B. Ức chế miễn dịch
C. Phối hợp cả hai loại
D. Tất cả đều đúng

Câu 380: Dạng thường gặp nhất của nhiễm nấm Candida
A. Dạng màng giả cấp tính – dạng đẹn sữa
B. Dạng teo cấp tính
C. Dạng teo mãn tính
D. Dạng tăng sản mãn tính

Câu 381: Triệu chứng lâm sàng của dạng giả cấp tính – dạng đẹn sữa trong nhiễm candida, ngoại trừ
A. Bệnh nhân có cảm giác nóng bỏng, thay đổi vị giác, đắng miệng, khô miệng…
B. Khởi đầu bằng niêm mạc đỏ sau xuất hiện những hạt trắng đục bằng đầu kim
C. Viêm đỏ các lỗ mở của tuyến nước bọt phụ ở khẩu cái
D. Đẹn ở miệng tại chỗ không nguy hiểm

Câu 382: Đặc điểm lâm sàng của dạng teo cấp tính trong nhiễm nấm candida, ngoại trừ
A. Do sử dụng kháng sinh phổ rộng toàn thân hay tại chỗ dẫn đến viêm miệng do kháng sinh
B. Bệnh có cảm giác nóng bỏng niêm mạc như sau khi uống nước quá nóng
C. Sang thương một vùng ban đỏ trên niêm mạc miệng
D. Biểu hiện là những mảng cứng gồ lên màu trắng dính chặt niêm mạc miệng không cạo tróc được

Câu 383: Sang thương biểu hiện là những mảng cứng gồ lên màu trắng dính chặt niêm mạc miệng không cạo tróc được là dạng nào của nhiễm nấm candida
A. Dạng tăng sản mãn tính
B. Dạng teo mãn tính
C. Dạng teo cấp tính
D. Dạng màng giả cấp tính

Câu 384: Sau trích rạch dẫn lưu viêm mô tế bào, rút dẫn lưu khi
A. Sau 24 giờ
B. Sau 48 giờ
C. Sau 72 giờ
D. Sau khi hết dịch

Câu 385: Thất bại xử trí viêm nhiễm do
A. Mở dẫn lưu không đủ rộng
B. Kháng sinh không đặc hiệu
C. Sức đề kháng ký chủ kém
D. Tất cả đúng

Câu 386: Viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng khi viêm lan tỏa
A. Vùng dưới hàm
B. Vùng dưới cằm
C. Vùng sàng miệng
D. Cả ba vùng trên

Câu 387: Viêm nhiễm vùng hàm mặt nên nhập viện (chọn câu sai)
A. Khó thở, khó nuốt
B. Diễn tiến nhanh
C. Sốt cao
D. Áp xe

Câu 388: Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm mô tế bào vùng miệng
A. Bệnh lý tủy răng
B. Viêm quanh chóp răng
C. Viêm quanh răng
D. Viêm khớp răng

Câu 389: Nhiễm nấm vùng miệng dạng nào ít phổ biến nhất
A. Viêm lưỡi sấp dạng teo gai
B. Viêm lưỡi hình thoi giữa
C. Viêm mạn dạng sẹo ban đỏ
D. Viêm mạn dạng tăng sản

Câu 390: Biến chứng gây phù nề, xuất huyết ở mắt do viêm mô tế bào ở mặt là
A. Viêm xoang hàm
B. Viêm cốt tủy xương hàm
C. Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
D. Viêm màng não

Câu 391: Viêm mô tế bào lan tỏa
A. Là dạng viêm lan tỏa nhưng giới hạn ở mô tế bào
B. Gây hoại tử rộng lớn
C. Xảy ra ở trẻ, thanh thiếu niên
D. Khối sưng tương ứng với nguyên nhân

Câu 392: Khác biệt giữa Herpes và Apthous miệng là
A. Herpes gây đau nhức dữ dội, chảy nước bọt
B. Apthous gây đau nhiều do lan vào thần kinh
C. Vết loét do nhiễm virus thì rất to lan ra 2 bên
D. Loét do Apthous thường ở niêm mạc không sừng hóa

Câu 393: Nhiễm virus gây viêm nướu miệng cấp thường gặp ở
A. Người già
B. Trẻ em
C. Người trưởng thành
D. Phụ nữ mang thai

Câu 394: Nguyên nhân gây viêm nướu miệng cấp là do nhiễm virus
A. Herpes simples
B. Coxsackies virus
C. Esptein Bar virus
D. Cytomegalovirus

Câu 395: Viêm nướu miệng cấp
A. Vết loét bờ đều màu trắng xám phủ màng fibrin vàng rất đau
B. Vết loét bờ không đều màu đỏ phủ màng fibrin vàng rất đau
C. Tổn thương chỉ có ở nướu và lưỡi, tự lành < 14 ngày
D. Tổn thương thường gặp ở nướu, môi má lưỡi tự lành sau < 7 ngày

Câu 396: Nhiễm Herpes tái phát di
A. Virus hoạt động
B. Giảm miễn dịch qua trung gian tế bào
C. Tỷ lệ bệnh > 50% với tần số thay đổi
D. Cả trẻ em và người lớn biểu hiện đều nhẹ nên chẩn đoán khó

Câu 397: Đặc trưng lâm sàng của nhiễm nấm trên bệnh nhân có mang hàm giả
A. Viêm lưỡi cấp dạng teo gai
B. Viêm lưỡi hình thoi giữa
C. Viêm mạn dạng teo ban đỏ
D. Viêm mạn dạng tăng sản

Câu 398: Dấu hiệu của viêm mô tế bào vùng miệng gây mất chức năng là
A. Khối sưng ngoài mặt không tương ứng răng nguyên nhân
B. Da phủ bên ngoài căng bóng đỏ thẫm
C. Khó nhai do cứng khớp
D. Sờ nóng chắc và đau

Câu 399: Dấu hiệu chính của viêm mô tế bào khu trú vùng miệng do răng là
A. Sưng tương ứng răng bệnh nóng da căng bóng đỏ, sờ đau
B. Khối sưng ngoài mặt không tương ứng với răng nguyên nhân
C. Triệu chứng toàn thân như sốt cao, khít hàm, nhức đầu,…
D. Viêm cấp các hạch vùng mang tai, dưới hàm, dưới cằm

Câu 400: Đặc điểm của viêm mô tế bào do tai biến mọc R8 là
A. Áp xe mặt ngoài xương ổ răng
B. Viêm quanh thân răng
C. Áp xe nha chu
D. Viêm khớp răng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)