500 câu trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – Phần 5

Năm thi: 2023
Môn học: Răng – Hàm – Mặt
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS. TS. BS Phạm Quốc Trung
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 86
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Răng – Hàm – Mặt
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS. TS. BS Phạm Quốc Trung
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 86
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

500 câu trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – Phần 5 là bộ câu hỏi tổng hợp về các kiến thức thuộc môn Răng – Hàm – Mặt, thường được sử dụng tại các trường đại học y khoa để giúp sinh viên ôn luyện và củng cố kiến thức. Bộ câu hỏi này bao gồm nhiều nội dung chuyên sâu về giải phẫu vùng răng miệng, các bệnh lý răng hàm mặt phổ biến như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, cũng như các phương pháp điều trị và phẫu thuật liên quan. Đề thi được xây dựng dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. BS Phạm Quốc Trung, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội. Đề thi phù hợp cho sinh viên năm thứ 3 và thứ 4, khi các bạn đã có kiến thức nền về giải phẫu học và sinh lý học, và đang học các học phần chuyên sâu về răng hàm mặt. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ 500 câu trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – Phần 5 (có đáp án)

Câu 401: Viêm miệng Herpes nguyên phát
A. Vết loét thường không to nhưng nhiễm độc toàn thân nặng
B. Gây đau họng với nhiều vết loét ở môi, nướu, khẩu cái
C. Vết loét lan rộng và thường ở vùng niêm mạc môi, sàn miệng
D. Thường xảy ra ở trẻ gây viêm nướu miệng cấp

Câu 402: Biến chứng gây phù nề, xuất huyết ở mắt do viêm mô tế bào vùng mặt
A. Viêm xoang hàm
B. Viêm cốt tủy xương hàm
C. Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
D. Viêm màng não

Câu 403: Vết thương gây nên do va chạm bởi vật đầu tù, không làm rách da
A. Vết thương xây xác
B. Vết thương đụng dập
C. Vết thương rách
D. Vết thương lóc da

Câu 404: Vết thương nông do sự ma sát của một vật cứng ráp trên da làm trợt da bên ngoài
A. Vết thương lóc da
B. Vết thương rách
C. Vết thương đụng dập
D. Vết thương thiếu hổng

Câu 405: Vết thương phần mềm thường gặp nhất
A. Vết thương đụng dập
B. Vết thương rách
C. Vết thương lóc da
D. Vết thương xây xát

Câu 406: Vết thương ảnh hưởng đến tổ chức dưới da hoặc ở mức độ trên màng xương nhưng không mất tổ chức
A. Vết thương rách
B. Vết thương lóc da
C. Vết thương xây xác
D. Vết thương thiếu hổng

Câu 407: Vết thương phức tạp nhất trong vết thương phần mềm vùng hàm mặt
A. Vết thương lóc da
B. Vết thương thiếu hổng
C. Vết thương xuyên
D. Vết thương rách

Câu 408: Khoảng cách giữa các mũi khâu trong khâu vết thương phần mềm vùng hàm mặt cách nhau trung bình
A. 1 – 2mm
B. 3 – 5mm
C. 5 – 7mm
D. 7 – 10mm

Câu 409: Khoảng cách từ vị trí đâm kim đến mép vết thương trung bình khoảng
A. 2mm
B. 4mm
C. 6mm
D. 8mm

Câu 410: Nguyên tắc xử trí vết thương xây xát (chọn câu sai)
A. Nên dùng các dung dịch sát trùng có màu để rửa vết thương xây xát
B. Đắp gạc ướt tẩm kháng sinh trong 1 – 2 ngày
C. Sử dụng dung dịch xà phòng Phisohex, nước muối sinh lý để rửa
D. Trường hợp di vật nằm sâu nên sử dụng kim, dao mổ để lấy dị vật

Câu 411: Vết thương khó điều trị nhất
A. Vết thương lóc da
B. Vết thương thiếu hổng
C. Vết thương xuyên
D. Vết thương rách da

Câu 412: Nguyên tắc khâu vết thương vùng mặt (chọn câu sai)
A. Các mép vết thương phải thẳng
B. Vết khâu căng
C. Tránh chồng mép, lộn mép
D. Bề dày hai mép phải bằng nhau

Câu 413: Chi phối vận động cho các cơ vùng mặt do dây thần kinh
A. V
B. VI
C. VII
D. IX

Câu 414: Bóc tách giảm căng trong vết thương phần mềm vùng hàm mặt
A. Trong da
B. Mô mỡ dưới da
C. Cân cơ
D. Trong cơ

Câu 415: Vết thương xây xát để lại sẹo khi tổn thương qua lớp
A. Thượng bì
B. Bì
C. Hạ bì
D. Tế bào đáy

Câu 416: Dung dịch bơm rửa vết thương
A. Betadine
B. Thuốc đỏ
C. Cồn
D. Nước muối sinh lý

Câu 417: Khâu trong miệng
A. Chromic
B. Silk
C. Vicryl
D. Tất cả câu trên

Câu 418: Thần kinh dễ bị tổn thương nhất khi có vết thương rách da vùng mặt
A. Thần kinh V
B. Thần kinh VII
C. Thần kinh VIII
D. Thần kinh X

Câu 419: Không chọn khâu mũi liên tục khi
A. Vết thương dài
B. Vết thương không căng
C. Vết thương nhiễm khuẩn
D. Khâu chỉ tiêu

Câu 420: Vết thương vùng hàm mặt thường mau lành vì
A. Chảy máu ít
B. Phản ứng viêm nhẹ
C. Được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt
D. Vết thương thường nông

Câu 421: Đặc điểm chấn thương phần mềm vùng hàm mặt
A. Dễ tổn thương dây thần kinh mặt
B. Chảy máu nhiều nên dễ nhiễm trùng
C. Ít chảy máu nên dễ lành thương
D. Thường không ảnh hưởng đến tuyến nước bọt

Câu 422: Phương pháp khâu trong da thường được sử dụng trong trường hợp
A. Vết thương có thông với các hốc tự nhiên
B. Lộ xương nhiều
C. Vết thương thẳng, không căng
D. Thiếu hổng lớn

Câu 423: Để tránh tạo sẹo xấu khi khâu vết thương rách da vùng hàm mặt, cần tôn trọng nguyên tắc nào sau đây
A. Khâu thành nhiều lớp
B. Cắt chỉ khi vết thương đã lành hẳn
C. Khâu da bằng chỉ tự tiêu
D. Xiết mối chỉ thật chặt và nằm về một phía vết thương

Câu 424: Phân loại Lefort sử dụng trong chấn thương tầng:
A. Mặt trên
B. Mặt giữa
C. Mặt dưới
D. Tất cả đều đúng

Câu 425: Dấu hiệu Guérin:
A. Lefort I
B. Lefort II
C. Lefort III
D. Gãy phức hợp mũi sàng ổ mắt

Câu 426: Gãy Lefort II:
A. Gãy Guérin
B. Gãy khối tháp
C. Gãy sọ – mặt phân ly
D. Tất cả đều đúng

Câu 427: Gãy Lefort II có bao nhiêu đường gãy
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 428: Gãy rời sọ – mặt thấp
A. Gãy Lefort I
B. Gãy Lefort II
C. Gãy Lefort III
D. Tất cả đều sai

Câu 429: Cấu trúc dễ gặp tổn thương nhất của khối mặt
A. Cung gò má
B. Cung tiếp
C. Xương mũi
D. Xương ổ răng hàm trên

Câu 430: Đặc điểm của gãy Lefort III, chọn câu sai
A. Là loại gãy nghiêm trọng nhất tầng mặt giữa
B. Tổn thương xương luôn phối hợp vết thương các cấu trúc phần mềm dọc đường gãy
C. Gồm 3 đường gãy độc lập, 1 đường gãy liên hợp
D. Còn gọi là gãy sọ – mặt phân ly

Câu 431: Đặc điểm gãy xương mũi do lực tác động theo hướng chính diện
A. Nhẹ thì vỡ đầu dưới xương mũi một bên
B. Vách ngăn mũi có thể gãy làm lệch mũi
C. Khi lực tác động mạnh xương chính mũi và sụn tứ giác đều tổn thương
D. Tất cả đều đúng

Câu 432: Phim khảo sát tốt gãy cung tiếp
A. Waters
B. Hirtz
C. Bondeau
D. Panorex

Câu 433: Đặc điểm gãy cung tiếp (chọn câu sai)
A. Hậu quả của chấn thương từ phía bên
B. Tổn thương dạng V thường gặp nhất
C. Bệnh nhân có dấu hiệu lõm một bên má
D. Phim panorex cho hình ảnh tốt nhất về loại gãy này

Câu 434: Gãy phức hợp gò má gồm bao nhiêu đường gãy
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 435: Trong gãy phức hợp gò má, ba đường liên hợp xuất phát từ:
A. Khớp trán mũi
B. Khe dưới ổ mắt
C. Đường nối gò má trán
D. Phần giữa của bờ hốc mũi

Câu 436: Ba đường liên hợp trong gãy phức hợp gò má đi theo hướng, ngoại trừ
A. Trước trong
B. Trên
C. Dưới
D. Trên ngoài

Câu 437: Đặc điểm của kiểu gãy “đổ vỡ”, ngoại trừ
A. Bao hàm thành ổ mắt nguyên vẹn và sự phá vỡ của một trong các thành hay sàn ổ mắt
B. Song thị
C. Thụt nhãn cầu
D. Thấy rõ đường gãy trên phim Hirtz

Câu 438: Phim khảo sát tốt gãy xương ổ răng hàm trên, ngoại trừ
A. Phim quanh chóp
B. Phim toàn cảnh
C. Phim mặt nhai
D. Phim Waters

Câu 439: Đường gãy nằm khoảng giữa mặt xa răng nanh hai bên theo chiều đứng
A. Gãy cằm giữa
B. Gãy cằm bên
C. Gãy góc hàm
D. Gãy lồi cầu

Câu 440: Đường gãy nằm trong giới hạn từ bờ trước cơ cắn đến vị trí bám trên sau của bờ sau cơ cắn
A. Gãy cằm giữa
B. Gãy góc hàm
C. Gãy thân xương
D. Gãy ngành hàm

Câu 441: Đường gãy nằm khoảng giữa mặt xa răng nanh đến bờ trước của cơ cắn
A. Gãy thân xương
B. Gãy góc hàm
C. Gãy cằm giữa
D. Gãy mỏm vẹt

Câu 442: Đặc điểm của gãy ngành hàm
A. Đường gãy nằm khoảng giữa hai răng cửa giữa theo chiều đứng
B. Đường gãy nằm khoảng giữa mặt xa răng nanh đến bờ trước của cơ cắn
C. Đường gãy từ vị trí bám sau trên của cơ cắn đến giới hạn trên bởi 2 đường qua khuyết sigma
D. Gãy tại lồi cầu, từ khuyết sigma lên trên và ra sau

Câu 443: Nguyên nhân thường gặp gãy xương hàm ở Việt Nam
A. Bạo lực
B. Tai nạn sinh hoạt
C. Tai nạn giao thông
D. Tai nạn lao động

Câu 444: Nhóm phim khảo sát tầng mặt giữa, ngoại trừ
A. Phim Water’s
B. Phim chiều thế Towne
C. Phim sọ nghiêng
D. Phim mặt nhai hàm trên

Câu 445: Nhóm phim khảo sát gãy xương hàm dưới
A. Phim Hirtz
B. Phim thẳng sau – trước
C. Phim chếch nghiêng
D. Phim chiều thế nghiêng của xương mũi

Câu 446: Chọn câu sai. Nhóm phim khảo sát tốt gãy xương hàm dưới
A. Phim Hirtz
B. Phim chiều thế Towne
C. Phim chếch nghiêng
D. Phim Schiiler

Câu 447: Chỉ định chụp phim sọ thẳng sau – trước
A. Vỡ xương vòm sọ
B. Khảo sát lồi cầu xương hàm dưới
C. Gãy cung tiếp
D. Gãy xương gò má, xương hàm trên

Câu 448: Phim khảo sát tốt gãy cung tiếp
A. Phim Schiiller
B. Phim chiều thế Towne
C. Phim Hirtz
D. Phim Water’s

Câu 449: Dấu hiệu lâm sàng quan trọng chẩn đoán gãy xương hàm
A. Sưng nề
B. Sai khớp cắn
C. Cử động bất thường
D. Há miệng hạn chế

Câu 450: Dấu hiệu gián tiếp gãy xương trên phim Xquang
A. Đường thấu quang không phải cấu trúc giải phẫu bình thường
B. Mất liên tục vỏ xương
C. Đường cản quang đậm hơn “dày đặc gấp đôi”
D. Mờ xoang hàm

Câu 451: Dấu hiệu trực tiếp gãy xương trên phim Xquang
A. Khí quanh ổ mắt
B. Thấu quang thành đường vạch không đúng giải phẫu
C. Dịch trong xoang cạnh mũi
D. Mờ xoang hàm

Câu 452: Có mấy giai đoạn liền xương thứ phát
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 453: Các giai đoạn liền xương thứ phát, ngoại trừ
A. Giai đoạn khởi đầu
B. Hình thành can xương
C. Giai đoạn kết thúc
D. Tái khoáng

Câu 454: Nguyên tắc chung trong điều trị gãy xương
A. Kháng sinh dự phòng
B. Đánh giá hình thái di lệch
C. Đánh giá tình trạng chảy máu
D. Tất cả các ý đúng

Câu 455: Nguyên tắc phẫu thuật điều trị gãy xương hàm nẹp vít
A. Nắn chỉnh – bất động – tập vận động chức năng
B. Nắn chỉnh – cố định
C. Nắn chỉnh – cố định – bất động
D. Nắn chỉnh – cố định – tập vận động chức năng

Câu 456: Chỉ định cố định bằng hệ thống nẹp vít và chỉ thép, chọn câu sai
A. Gãy xương hàm theo chiều dọc
B. Gãy góc hàm di lệch không thuận lợi
C. Gãy phối hợp xương hàm trên
D. Can lệch khớp giả

Câu 457: Khám lâm sàng phân biệt gãy xương hàm trên Lefort
A. Nhìn
B. Sờ
C. Lắc
D. Xquang

Câu 458: Dấu hiệu xác định gãy xương gò má trên lâm sàng
A. Sưng nề và tụ máu kết mạc mắt
B. Chảy máu mũi một bên
C. Tê môi trên, cánh mũi
D. Gián đoạn bờ dưới hốc mắt, gồ cung tiếp

Câu 459: Dấu hiệu gãy xương trên phim Xquang
A. Đường thấu quang không phải cấu trúc giải phẫu bình thường
B. Gián đoạn bờ xương
C. Cản quang đậm hơn
D. Tất cả đúng

Câu 460: Gãy kiểu Lefort
A. Gãy dọc một bên xương hàm trên
B. Gãy dọc hai bên xương hàm trên
C. Gãy ngang một bên xương hàm trên
D. Gãy ngang hai bên xương hàm trên

Câu 461: Đặc điểm kiểu gãy Lefort
A. Gãy ngang toàn bộ hai bên xương hàm trên
B. Gãy Lefort gồm 2 loại
C. Gãy Lefort II là gãy sọ mặt phân ly
D. Phân biệt gãy Lefort bằng sờ

Câu 462: Phim khảo sát gãy tầng mặt giữa
A. Phim sọ thẳng và sọ nghiêng
B. Phim toàn cảnh và phim chếch nghiêng
C. Phim Blondeau và Hirtz
D. Phim sọ thẳng và chếch nghiêng

Câu 463: Chỉ định chụp CT scan khi
A. Vỡ xương hàm trên
B. Vỡ xương hàm dưới
C. Vỡ xương sọ
D. Vỡ xương ổ răng

Câu 464: Nguyên tắc phẫu thuật gãy xương hàm dưới vùng cằm bằng nẹp vít nhỏ
A. Một nẹp
B. Hai nẹp
C. Ba nẹp
D. Bốn nẹp

Câu 465: Các vị trí yếu của xương hàm dưới
A. Vùng cằm – góc hàm – ngành lên
B. Vùng cằm – góc hàm – lồi cầu
C. Vùng răng nanh – góc hàm – ngành lên
D. Vùng răng nanh – góc hàm – lồi cầu

Câu 466: Dấu hiệu ống nhòm gặp trong
A. Gãy Lefort I
B. Gãy Lefort II
C. Gãy Lefort III
D. Gãy mũi – sàng – ổ mắt

Câu 467: Điều kiện tiến hành phẫu thuật khe hở vòm miệng
A. 12 – 18 tháng, 16 – 18 kg
B. 10 – 15 tháng, 13 – 15 kg
C. 24 – 30 tháng, 16 – 18 kg
D. > 15 tháng, > 15 kg

Câu 468: Thời gian phẫu thuật khe hở môi cho trẻ thường được tiến hành
A. Từ vài tháng đến 2 tuổi
B. Từ 3 – 5 tuổi
C. Ngay khi mới sinh
D. Một năm trước khi đi học

Câu 469: Phương pháp phẫu thuật tạo hình vòm miệng Z (Z-plasty)
A. Veau
B. Furlow
C. Von Langenback
D. Vạt thành hầu

Câu 470: Phẫu thuật khe hở môi vạt tam giác
A. Veau
B. Millard
C. Tennison
D. Le Mesurier

Câu 471: Tuổi của bé thích hợp để thực hiện vá môi ở Việt Nam
A. Mới sinh
B. 6 tháng tuổi
C. 12 tháng tuổi
D. 18 tháng tuổi

Câu 472: Khe hở vòm miệng toàn bộ bao gồm
A. Khe hở môi và khe hở vòm miệng
B. Khe hở môi 2 bên và khe hở vòm miệng
C. Khe hở vòm miệng 2 bên
D. Khe hở vòm miệng mềm và cứng

Câu 473: Trẻ bị dị tật khe hở môi – vòm miệng thường có các rối loạn nào sau đây
A. Trẻ không nói được
B. Rối loạn trong sự phát triển xương hàm
C. Rối loạn tiêu hóa
D. Rối loạn tăng trưởng chiều cao

Câu 474: Tỷ lệ bị dị tật môi – vòm miệng ở Việt Nam
A. 1 – 2/1000 trẻ sinh ra
B. 2 – 3/1000 trẻ sinh ra
C. 3 – 4/1000 trẻ sinh ra
D. 4 – 5/1000 trẻ sinh ra

Câu 475: Khe hở môi không toàn bộ
A. Khe hở chỉ gặp ở phần niêm mạc mô, không sứt xương ổ răng
B. Khe hở ở phần môi không lên đến nền chân mũi không sứt xương ổ răng
C. Khe hở môi có ở một bên, không sứt xương ổ răng
D. Chỉ có khe hở môi không có khe hở vòm miệng

Câu 476: Nguyên tắc phẫu thuật đóng khe hở hàm ếch
A. Khâu đóng 2 mép niêm mạc khe hở
B. Sử dụng vạt niêm mạc tại chỗ
C. Ghép niêm mạc
D. Ghép xương tự thân

Câu 477: Trẻ có khe hở vòm miệng thường mắc bệnh
A. Bệnh tim
B. Bệnh đường hô hấp
C. Bệnh đường tiêu hóa
D. Bệnh viêm mũi mạn tính

Câu 478: Để tránh bung chỉ và nhiễm khuẩn vết mổ vá môi cần
A. Tránh trẻ khóc nhiều
B. Ăn thức ăn lỏng
C. Băng kín vết mổ
D. Cắt chỉ sau 7 ngày

Câu 479: Phương pháp phẫu thuật tạo hình vòm miệng bằng đường rạch thẳng
A. Veau
B. Furlow
C. Von Langenback
D. Tennison

Câu 480: Nhược điểm của tạo hình khe hở môi bằng phương pháp Veau
A. Sẹo zigzag
B. Khó thực hiện
C. Gờ nhân trung lệch nhau
D. Tất cả đúng

Câu 481: Ưu điểm của phương pháp Millard Repair trong tạo hình khe hở môi, ngoại trừ
A. Dễ thực hiện
B. Cuộn được cánh mũi
C. Sẹo zigzag mờ
D. Sẹo trùng với gờ ngoài nhân trung

Câu 482: Nguyên tắc mổ khe hở môi là
A. Sử dụng vạt da xoay tại chỗ
B. Ghép da rời
C. Ghép da kèm xương tự thân
D. Cắt lọc và khâu

Câu 483: Mổ vá môi thực hiện sớm sau khi đứa trẻ sinh ra thường gặp nhược điểm gì
A. Niêm mạc môi mỏng khó khâu
B. Đường ranh giới giữa niêm mạc môi và da không rõ
C. Dễ bung chỉ do trẻ khóc nhiều
D. Sẹo dễ co rút gây biến dạng môi

Câu 484: Trẻ có khe hở hàm ếch thường có triệu chứng
A. Thiếu răng
B. Nói ngọng
C. Nuốt khó
D. Không nói được

Câu 485: Khe hở môi toàn bộ là
A. Khe hở môi hai bên
B. Khe hở môi một bên đi kèm khe hở vòm miệng
C. Khe hở môi hai bên kèm khe hở vòm miệng
D. Khe hở môi giới hạn ở môi kèm sứt xương ổ răng

Câu 486: Dị tật môi thường xuất hiện vào tuần thứ mấy của bào thai
A. Tuần 2 – 4
B. Tuần 4 – 6
C. Tuần 6 – 8
D. Tuần 8 – 10

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)