666 Câu Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng – Phần 1

Năm thi: 2023
Môn học: Ký sinh trùng học
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: ThS Vũ Minh Ngọc
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Ký sinh trùng học
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: ThS Vũ Minh Ngọc
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Làm bài thi

Mục Lục

666 Câu trắc nghiệm ký sinh trùng là tài liệu tổng hợp phong phú các câu hỏi liên quan đến môn ký sinh trùng học, một trong những lĩnh vực quan trọng thuộc ngành y học và sinh học ứng dụng. Bộ đề này có thể được sử dụng tại các trường đại học đào tạo ngành Y như Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP.HCM, hoặc các cơ sở giáo dục y khoa khác trên cả nước. Tài liệu đặc biệt phù hợp cho sinh viên năm 3 hoặc năm 4 chuyên ngành Y đa khoa, Y học dự phòng, và các ngành liên quan, nơi ký sinh trùng học thường được đưa vào chương trình giảng dạy.

Để giải quyết tốt bộ đề này, sinh viên cần nắm vững các kiến thức như chu kỳ sinh học của ký sinh trùng, cơ chế gây bệnh, cách chẩn đoán và điều trị các bệnh ký sinh trùng phổ biến. Bộ đề không chỉ giúp ôn luyện kiến thức một cách hệ thống mà còn làm quen với các dạng câu hỏi trắc nghiệm thường gặp trong các kỳ thi y khoa.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá bộ câu hỏi này và kiểm tra kiến thức của bạn ngay hôm nay!

666 Câu Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng – Phần 1

Câu 1: Muốn chẩn đoán xác định bệnh giun đũa ta phải:
A. Xét nghiệm máu
B. Xét nghiệm đờm
C. Xét nghiệm phân
D. Xét nghiệm dịch tá tràng

Câu 2: Con trưởng thành của các loại giun họ Anisakinae ký sinh ở:
A. Ruột non người
B. Dạ dày người
C. Dạ dày các động vật hữu nhũ biển (cá voi, cá heó, cá nhà táng…) và loài chân màng (sư tử biển, hải cẩu, hải mã…)
D. Dạ dày chim

Câu 3: Trong chẩn đoán xét nghiệm giun đũa ta phải dùng kỷ thuật:
A. Xét nghiệm dịch tá tràng
B. Giấy bóng kính
C. Xét nghiệm phong phú KaTo
D. Cấy phân

Câu 4: Vật chủ phụ thứ nhất của các loại giun họ Anisakinae là:
A. Cá biển
B. Giáp xác biển
C. Sư tử biển
D. Hải cẩu

Câu 5: Vật chủ phụ thứ hai của các loại giun họ Anisakinae là:
A. Cá thu, cá mòi
B. Mực, bạch tuộc
C. Giáp xác biển
D. Cá thu, cá mòi, mực, bạch tuộc

Câu 6: Người bị nhiễm ấu trùng của Anisakinae do ăn loại thực phẩm nào sau đây chưa nấu chín:
A. Cá mòi, cá thu, mực
B. Cá giếc, cá trê
C. Tôm, cua biển
D. Cá voi

Câu 7: Bệnh giun đũa có tỷ lệ nhiễm cao ở:
A. Các nước có nền kinh tế đang phát triển
B. Các nước có khí hậu khô nóng
C. Các nước có khí hậu nóng ẩm
D. Câu địa phương chuyên về nghề hầm mỏ

Câu 8: Ấu trùng của Anisakinae tạo nên những hạt bạch cầu toan tính ở:
A. Phổi
B. Não
C. Ống tiêu hoá
D. Da

Câu 9: Chẩn đoán bệnh ấu trùng Anisakinae dựa vào:
A. Bệnh cảnh lâm sàng
B. Nội soi kết hợp sinh thiết ống tiêu hoá tìm ấu trùng
C. Xét nghiệm máu: bạch cầu toan tính tăng
D. Chẩn đoán huyết thanh luôn cho kết quả tốt nhất

Câu 10: Các cơ quan nội tạng của cơ thể mà ấu trùng giun đũa đi qua:
A. Ruột, Gan, Tim, Phổi
B. Ruột, Tim, Gan, Phổi
C. Tim, Gan, Ruột, Phổi
D. Tim, Gan, Phổi, Hầu

Câu 11: Điều trị bệnh ấu trùng Anisakinae:
A. Cắt bỏ u hạt có ký sinh trùng
B. Thuốc điều trị đặc hiệu là Thiabendazole
C. Thuốc điều trị đặc hiệu là các thuốc điều trị ung thư
D. Thuốc điều trị đặc hiệu là Diethylcarbamazin

Câu 12: Ấu trùng Anisakinae chết ở điều kiện nào sau đây:
A. Muối cá
B. Nấu chín cá hoặc đông lạnh -200C trong 24 giờ
C. Hun khói cá
D. Đông lạnh cá ở -20C trong 24 giờ

Câu 13: Biểu hiện bệnh lý của giun đũa cần can thiệp ngoại khoa:
A. Bán tắt ruột
B. Viêm ruột thưà
C. Rối loạn tiêu hoá
D. Đau bụng giun

Câu 14: Vật chủ chính của sán dây Echinococcus granulosus là:
A. Trâu
B. Bò
C. Chó
D. Cừu

Câu 15: Vật chủ phụ của sán dây Echinococcus granulosus là:
A. Chó
B. Mèo
C. Chồn
D. Động vật ăn cỏ

Câu 16: Về mặt hình thể của Echinococcus granulosus giống với trứng của:
A. Giun đũa chó (Toxocara canis)
B. Giun đũa người (Ascaris lumbricoides)
C. Giun tóc người (Trichuris trichiura)
D. Sán dây người (Toenia)

Câu 17: Thứ tự các cơ quan nội tạng ở người mà ấu trùng giun đũa đi qua:
A. Ruột, Gan, Tim, Phổi
B. Ruột, Tim, Gan, Phổi
C. Tim, Gan, Ruột, Phổi
D. Tim, Gan, Phổi, Hầu

Câu 18: Người là vật chủ gì của sán dây Echinococcus granulosus:
A. Chính
B. Phụ
C. Vĩnh viễn
D. Tạm thời

Câu 19: Sán Echinococcus trưởng thành sống ở cơ quan nào sau đây của chó:
A. Ruột non
B. Ruột già
C. Gan
D. Phổi

Câu 20: Người nhiễm trứng của sán dây Echinococcus granulosus do:
A. Ăn thịt chó
B. Ăn rau sống có trứng sán
C. Ăn thịt bò tái
D. Ăn thịt dê tái

Câu 21: Trong chu trình phát triển, khi ấu trùng giun đũa đến phổi biểu hiện lâm sàng là:
A. Rối loạn tiêu hoá
B. Rối loạn tuần hoàn
C. Hội chứng Loeffler
D. Hội chứng suy dinh dưỡng

Câu 22: Trong cơ thể vật chủ phụ nang sán Echinococcus granulosus tìm thấy những cơ quan sau:
A. Dưới da
B. Dạ dày
C. Phổi, gan, lách, não, thận
D. Hồi manh tràng

Câu 23: Chó nhiễm sán Echinococcus granulosus do:
A. Nuốt trứng có sán trong thức ăn
B. Nuốt trứng sán có trong phân người
C. Ăn phổi của trâu bò có nang sán
D. Uống nước ở ao, hồ có ấu trùng sán

Câu 24: Triệu chứng lâm sàng của bệnh do Echinococcus granulosus ở người biểu hiện:
A. Động kinh, tăng áp lực nội sọ
B. Ho ra máu, đau ngực
C. Đau lưng tiểu ra máu
D. Triệu chứng bệnh tuỳ thuộc vào nơi ký sinh của nang sán: gan, não, phổi, thận, lách, xương…

Câu 25: Chẩn đoán chính xác người bị nhiễm giun đũa bằng:
A. Dựa vào dấu hiệu rối loạn tiêu hoá
B. Biểu hiện của sự tắt ruột
C. Biểu hiện của Hội chứng Loeffler
D. Xét nghiệm phân tìm thấy trứng giun đũa trong phân

Câu 26: Những thuốc sau đây có thể tẩy giun đũa, trừ:
A. Albendazole
B. Pyrantel pamoate
C. Piperazine
D. Metronidazole

Câu 27: Những điều kiện sau đây thuận lợi cho sự phát triển của giun đũa, trừ:
A. Dùng phân tươi để tưới rau, bón ruộng
B. Trẻ em đùa với đất, cát
C. Không rữa tay trước khi ăn
D. Ăn thịt bò chưa nấu chín

Câu 28: Giun đũa có thể gây ra các bệnh lý nào sau đây ở người:
A. Viêm ruột cấp
B. Tắc nghẽn ruột
C. Viêm dạ dày tá tràng
D. Rối loạn tiêu hoá mãn tính

Câu 29: Về mặt kích thước KST là những sinh vật có:
A. Kích thước to nhỏ tuỳ loại KST
B. Khoảng vài chục
C. Khoảng vài mét
D. Khoảng vài mm

Câu 30: Chẩn đoán bệnh do giun đũa cần dựa vào:
A. Lâm sàng và xét nghiệm phân
B. Xét nghiệm máu và nội soi
C. Hình ảnh X-quang phổi
D. Siêu âm bụng

Related Posts

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: