73 Câu Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức P2

Năm thi: 2023
Môn học: Hành Vi Tổ Chức
Trường: Tổng Hợp
Người ra đề: TS. Mai Thị Trúc Ngân
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 73 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Quản Trị
Năm thi: 2023
Môn học: Hành Vi Tổ Chức
Trường: Tổng Hợp
Người ra đề: TS. Mai Thị Trúc Ngân
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 73 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Quản Trị

Mục Lục

73 Câu Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức P2 là công cụ hỗ trợ sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh và các ngành liên quan củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi môn Hành Vi Tổ Chức sắp đến. Bộ câu hỏi này được tổng hợp từ các trường Đại học như Đại Học Hồng Bàng, Đại Học Ngoại Ngữ Tin Học TPHCM, Đại Học Kinh Tế TPHCM, và được biên soạn bởi TS. Mai Thị Trúc Ngân. Với cấu trúc câu hỏi đa dạng và cập nhật mới nhất, tài liệu này sẽ là công cụ hữu ích giúp bạn tự tin vượt qua mọi thử thách.
Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

73 Câu Trắc Nghiệm Môn Hành Vi Tổ Chức 

1. Ba yếu tố giúp giải thích hành động, thái độ của một người đó là:
A. Tính phân biệt, tính nhất quán, tính đồng nhất
B. Tính phân biệt, tính kiên định, tính đồng nhất
C. Tính chủ động, tính kiên định, tính đồng nhất
D. Tính phân biệt, tính kiên định, tính tự trọng

2. Các yếu tố giúp giải thích hành động, thái độ của một người xuất phát từ ý muốn chủ quan hay yếu tố khách quan ngoại trừ:
A. Tính phân biệt
B. Tính nhất quán
C. Tính chủ động
D. Tính kiên định

3. Các yếu tố sau đây đều ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc ngoại trừ:
A. Những công việc không mang tính thách thức trí tuệ
B. Khen thưởng công bằng
C. Điều kiện làm việc thuận lợi
D. Đồng nghiệp ủng hộ
E. Sự phù hợp giữa tính cách với công việc

4. Để xác định hành vi cá nhân xuất phát từ ý muốn chủ quan hay yếu tố khách quan thì chúng ta phải dựa trên các yếu tố sau, ngoại trừ:
A. Tính phân biệt
B. Nhận thức
C. Tính kiên định
D. Tính đồng nhất

5. Bạn đi làm trễ vào buổi sáng, sếp bạn cho rằng do bạn ngủ dậy trễ mà không hề nghĩ rằng do kẹt xe. Vậy sếp bạn có thể rơi vào dạng sai lệch nào khi phán xét người khác:
A. Tác động hào quang
B. Sai lệch quy kết cơ bản
C. Rập khuân
D. Phép chiếu

6. Tất cả các ý kiến dưới đây đều là lý do để xây dựng các chuẩn mực riêng cho mỗi nhóm ngoại trừ:
A. Quy trì sự sống còn của nhóm
B. Giảm thiểu sự xung đột trong nhóm
C. Tăng khả năng dự đoán hành vi của các thành viên trong nhóm
D. Giảm những quan hệ rắc rối giữa các thành viên trong nhóm
E. Giúp phân biệt các nhóm khác nhau

7. Một trong bốn gợi ý sau đây không phải là thái độ:
A. Năng suất làm việc
B. Hài lòng với công việc
C. Gắn bó với công việc
D. Cam kết với tổ chức

8. Tất cả những yếu tố sau đây đều góp phần làm tăng sự hài lòng trong công việc ngoại trừ:
A. Khen thưởng công bằng
B. Công việc không có tính thách thức
C. Ủng hộ của đồng nghiệp
D. Điều kiện làm việc thuận lợi

9. Quá trình nhận thức diễn ra mấy bước:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

10. Quá trình động viên người lao động trong một tổ chức gồm các bước theo thứ tự sau:
A. Nhu cầu không được thỏa mã -> nỗ lực -> áp lực -> tìm kiếm hành vi -> nhu cầu thỏa mãn -> Giảm áp lực
B. Nhu cầu không được thỏa mã -> áp lực -> tìm kiếm hành vi -> nỗ lực -> nhu cầu thỏa mãn -> giảm áp lực
C. Nhu cầu không được thỏa mã -> áp lực -> nỗ lực -> tìm kiếm hành vi -> nhu cầu thỏa mãn -> giảm áp lực
D. Nhu cầu không được thỏa mã -> áp lực -> nỗ lực -> tìm kiếm hành vi -> giảm áp lực -> nhu cầu thỏa mãn

11. Trong mô hình hành vi nhóm, yếu tố nào sau đây sẽ không ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của nhóm?
A. Các điều kiện bên ngoài
B. Nguồn lực các thành viên trong nhóm
C. Cấu trúc nhóm
D. Nhiệm vụ cá nhân được giao

12. Các yếu tố sau đều là điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc nhóm và mức độ hài lòng của nhân viên ngoại trừ:
A. Chiến lược của tổ chức
B. Bộ máy tổ chức
C. Văn hóa tổ chức
D. Đặc tính cá nhân trong nhóm

13. Đâu không phải là cơ sở của quyền lực cá nhân:
A. Tài năng chuyên môn
B. Sự thân thiện
C. Sức hấp dẫn, lôi cuốn
D. Sự kiểm soát đối với quá trình ra quyết định

14. Theo lý thuyết McClelland về nhu cầu, nhu cầu của con người được chia làm mấy loại:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

15. Theo lý thuyết McClelland về nhu cầu, các nhu cầu mà McClelland đề cập gồm có các nhu cầu sau ngoại trừ:
A. Nhu cầu thành tích
B. Nhu cầu quyền lực
C. Nhu cầu xã hội
D. Nhu cầu liên minh

16. Trong các yếu tố dưới đây yếu tố nào không gây ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của nhóm:
A. Giới tính, tính cách của các thành viên trong nhóm
B. Nguồn lực của tổ chức
C. Khả năng quan điểm của các cá nhân
D. Chủng tộc và văn hóa mỗi thành viên trong nhóm

17. Yếu tố nào trong cấu trúc nhóm xác định vị trí hoặc thứ hạng do những người khác đặt ra cho nhóm hoặc các thành viên trong nhóm:
A. Vị trí
B. Thăng tiến
C. Vai trò
D. Địa vị

18. Lý thuyết mong đợi dựa trên ý tưởng cho rằng con người sẽ nỗ lực làm việc khi biết rằng những nỗ lực này sẽ mang lại các kết quả như mình mong muốn. Lý thuyết này không thể hiện mối quan hệ nào sau đây:
A. Quan hệ giữa cố gắng – Kết quả thực hiện công việc
B. Quan hệ giữa kết quả thực hiện công việc – Khen thưởng
C. Quan hệ giữa khen thưởng – mục tiêu cá nhân
D. Quan hệ giữa cố gắng – mục tiêu cá nhân

19. Trong học thuyết công bằng, cá nhân được đánh giá dựa trên:
A. Tỷ lệ chi phí và lợi ích
B. Tỷ lệ giữa thành quả và công sức
C. Sự đánh đổi giữa hiệu quả và hiệu suất
D. Sự đánh đổi giữa chất lượng và số lượng

20. Trong học thuyết mong đợi, niềm tin nhận được phần thưởng có giá trị nếu thực hiện công việc tốt cho ta thấy:
A. Mối quan hệ giữa nỗ lực và kết quả thực hiện công việc
B. Mối quan hệ giữa khen thưởng của tổ chức và mục tiêu cá nhân
C. Mối quan hệ giữa kết quả thực hiện công việc và khen thưởng của tổ chức
D. Mối quan hệ giữa nỗ lực và khen thưởng của tổ chức

21. Theo lý thuyết thiết lập mục tiêu thì khi đưa ra mục tiêu không xét đến yếu tố nào?
A. Tính cụ thể
B. Hiệu suất thấp
C. Sự phản hồi
D. Tính thách thức

22. Một người có nhu cầu thành tích cao thường thích môi trường làm việc:
A. Mâu thuẫn trong tổ chức thấp
B. Được phản hồi về kết quả thực hiện công việc
C. Cơ hội phát triển các mối quan hệ bạn bè cao
D. Mức độ rủi ro thấp

23. Đâu không phải là đặc điểm của xung đột chức năng:
A. Nâng cao chất lượng các quyết định
B. Kích thích sự sáng tạo và đổi mới
C. Khuyến khích sự quan tâm
D. Hạn chế tự đánh giá và thích ứng

24. Đâu không phải là đặc điểm của xung đột phi chức năng:
A. Theo đuổi lợi ích cá nhân, hi sinh lợi ích tập thể
B. Tổn hại sức khỏe và tâm lý căng thẳng
C. Tốn ít thời gian
D. Không hoàn thành nhiệm vụ

25. Đây đều là những nguyên nhân dẫn đến sự xung đột, ngoại trừ:
A. Truyền đạt
B. Cấu trúc tổ chức
C. Sự khác biệt cá nhân
D. Mục tiêu tương đồng

26. Kết cục xung đột trong nhóm là:
A. Giảm sự độc đoán trong lãnh đạo
B. Sự trung thành tăng lên
C. Sự vững chắc nhóm giảm
D. Nhận thức bị bóp méo

27. Đâu không phải là phương pháp giải quyết xung đột giữa các cá nhân-nhóm:
A. Cạnh tranh
B. Hợp tác
C. Thỏa hiệp
D. Đối đầu

28. Những yếu tố sau đều có thể gây nên sự sai lệch khi truyền thông, ngoại trừ:
A. Nội dung của thông điệp
B. Kênh truyền thông
C. Giải mã và phản hồi
D. Các tác nhân gây nhiễm mà ta tạm dịch là “tiếng ồn” liên quan đến cơ cấu tổ chức, xã hội và tâm lý học

29. Khi vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng thì nên áp dụng phương pháp…để giải quyết xung đột:
A. Cạnh tranh
B. Hợp tác
C. Lẩn tránh
D. Thỏa hiệp

30. Quyền lực, truyền thống và mâu thuẫn là biển thuộc:
A. Cấp độ cá nhân
B. Cấp độ tổ chức
C. Cấp độ nhóm
D. Cấp độ quốc gia

31. Những quyền gắn với một vị trí quản lý, đưa ra các mệnh lệnh và đòi hỏi các mệnh lệnh đó phải được thi hành. Đó là:
A. Chính thức hóa
B. Quyền lực
C. Tập quyền
D. Phân quyền

32. Theo Herzburg, muốn tạo động lực cho người lao động cần quan tâm đến các yếu tố sau, ngoại trừ:
A. Sự giám sát
B. Thành tích
C. Sự công nhận
D. Sự thăng tiến

33. Giao tiếp trong một nhóm hay một tổ chức có 4 chức năng cơ bản sau đây:
A. Kiểm soát, tạo động lực, bày tỏ cảm xúc và thu nhận thông tin
B. Kiểm soát, tạo động lực, thu nhận thông tin và lắng nghe
C. Hành động, tạo động lực, thu nhận thông tin và lắng nghe
D. Hành động, tạo động lực, thu nhận thông tin và kiểm soát

34. “Đưa ra các lợi ích, giá trị và ưu tiên cá nhân của người ra quyết định” là nội dung của bước nào trong mô hình ra quyết định?
A. Xác định các tiêu chí quyết định
B. Xác định vấn đề
C. Đánh giá phương án theo từng tiêu chí
D. Tính toán tối ưu và quyết định

35. Trong mô hình hành vi tổ chức, các yếu tố dưới đây thuộc biến độc lập, ngoại trừ:
A. Khả năng học tập của người lao động
B. Sự mâu thuẫn trong nhóm
C. Tỷ lệ thuyên chuyển của người lao động
D. Văn hóa tổ chức

36. Khi một nhà quản lý đặt câu hỏi: “Tôi có thể làm gì để cho cậu A nỗ lực hơn trong công việc?” là nhà quản lý thực hiện chức năng:
A. Kiểm soát
B. Quản lý
C. Dự đoán
D. Giải thích

37. Thách thức và cơ hội nào dưới đây không thuộc phạm vi nghiên cứu của HVTC?
A. Sự đa dạng của nguồn nhân lực
B. Sự giảm sút của lòng trung thành của nhân viên với tổ chức
C. Đòi hỏi nâng cao kỹ năng của các cấp quản lý
D. Phân quyền cho nhân viên cấp dưới

38. Trong mô hình hành vi tổ chức, các yếu tố dưới đây thuộc biến phụ thuộc, ngoại trừ:
A. Năng suất làm việc
B. Sự hài lòng của nhân viên trong tổ chức
C. Tỷ lệ vắng mặt
D. Thái độ của lao động

39. Thái độ, truyền thông, hoạt động của nhóm và ra quyết định là những đề tài thuộc môn học … đóng góp cho hành vi tổ chức:
A. Tâm lý học
B. Xã hội học
C. Tâm lý xã hội
D. Nhân chủng học

40. Các nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức bao gồm các nhân tố sau, ngoại trừ:
A. Các đặc điểm cá nhân của chủ thể nhận thức
B. Các đặc điểm của đối tượng nhận thức
C. Bối cảnh, tình huống, môi trường
D. Hành động dự kiến của cá nhân

41. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào không chính xác?
A. Hoạt động của tổ chức sẽ gặp khó khăn nếu tỉ lệ vắng mặt của nhân viên trong tổ chức quá cao
B. Mọi sự vắng mặt của người lao động đều bất lợi cho hoạt động của tổ chức
C. Mức độ thuyên chuyển trong tổ chức càng cao đồng nghĩa với việc tăng chi phí tuyển dụng, lựa chọn và đào tạo
D. Năng suất trong tổ chức sẽ bao gồm cả hiệu suất và hiệu quả

42. Tuổi của người lao động có liên hệ trực tiếp tới:
A. Năng suất làm việc
B. Sự vắng mặt
C. Thuyên chuyển
D. Sự hài lòng

43. Để có thể thay đổi được văn hóa tổ chức, nhà quản lý cần tập trung vào 3 yếu tố chủ yếu sau:
A. Thay đổi con người; Thay đổi cơ cấu tổ chức; Thay đổi hệ thống quản lý
B. Thay đổi con người; Thay đổi cơ cấu tổ chức; Thay đổi vị trí kinh doanh
C. Thay đổi con người; Thay đổi hệ thống quản lý; Thay đổi vị trí kinh doanh
D. Thay đổi hệ thống quản lý; Thay đổi vị trí kinh doanh; Thay đổi cơ cấu tổ chức

44. Bạn đi làm trễ vào buổi sáng, sếp bạn cho rằng do bạn ngủ dậy muộn mà không hề nghĩ rằng do tắc đường. Vậy sếp bạn có thể rơi vào dạng sai lệch nào khi phán xét người khác?
A. Sai lệch quy kết cơ bản
B. Phép chiếu
C. Tác động hào quang
D. Rập khuôn

45. Một người có nhu cầu thành tích cao thường thích môi trường làm việc:
A. Mức độ rủi ro thấp
B. Ít thông tin phản hồi
C. Cơ hội phát triển các mối quan hệ bạn bè cao
D. Được phản hồi về kết quả thực hiện công việc

46. Một trong bốn gợi ý sau đây không phải là thái độ:
A. Hài lòng trong công việc
B. Gắn bó với công việc
C. Năng suất làm việc
D. Cam kết với tổ chức

47. Những người ra quyết định kiểu này là những người có tầm nhìn xa trong rừng, thường sử dụng sự rõ nét đầy đủ của thông tin để còn nhúc xem xét các phương án dựa vào trực giác cũng như kinh nghiệm làm việc lâu năm của mình:
A. Nhận thức
B. Chỉ thị
C. Phân tích
D. Hành vi

48. Học thuyết nhu cầu của McClelland cho rằng nhu cầu của con người có:
A. 5 nhu cầu: sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng và được thể hiện bản thân
B. 3 nhu cầu cơ bản: tồn tại, quan hệ và phát triển
C. 3 nhu cầu cơ bản: sinh lý, xã hội và phát triển
D. 3 nhu cầu cơ bản: hoàn thành, quyền lực và liên minh

49. Yếu tố nào dưới đây không phải là nhân tố quyết định sự thỏa mãn công việc:
A. Thái độ của nhà lãnh đạo
B. Đòi hỏi về mặt trí lực trong công việc
C. Sự hợp tác giữa các đồng nghiệp
D. Sự công bằng

50. Dưới đây là các cách phản ứng của người lao động khi có tình trạng bất công trong tổ chức, ngoại trừ:
A. Làm cho người khác thay đổi các đầu vào hay đầu ra của họ
B. Chọn một tiêu chí đối chiếu khác để so sánh
C. Làm méo mó các đầu vào hay đầu ra của bản thân mình hay người khác
D. Tiếp tục làm việc trong tổ chức

51. Để xác định hành vi cá nhân xuất phát từ ý muốn chủ quan hay yếu tố khách quan cần phải dựa vào các yếu tố, ngoại trừ:
A. Tính đồng nhất
B. Tính phân biệt
C. Nhận thức
D. Tính kiên định

52. Khi mức độ rõ ràng của thông tin thấp và người ra quyết định thường tìm kiếm tính hợp lý tương đối trong quá trình ra quyết định thì người ta sử dụng kiểu ra quyết định gì?
A. Chỉ thị
B. Phân tích
C. Nhận thức
D. Hành vi

53. Cân nhắc các chỉ tiêu là bước thứ mấy trong mô hình ra quyết định:
A. Bước 2
B. Bước 4
C. Bước 3
D. Bước 5

54. Đây là kiểu ra quyết định mà người ra quyết định muốn có nhiều thông tin hơn, xem xét cân nhắc các phương án lựa chọn trước khi ra quyết định:
A. Chỉ thị
B. Nhận thức
C. Hành vi
D. Phân tích

55. Có mấy phương pháp thúc đẩy sáng tạo cá nhân?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

56. Với đặc điểm là các cá nhân trong tổ chức ít khi chia sẻ thông tin về mục tiêu công việc và mục tiêu của tổ chức. Đặc điểm này thuộc loại hình văn hóa nào?
A. Văn hóa vụ lợi
B. Văn hóa cộng đồng
C. Văn hóa phân tán
D. Văn hóa mạng lưới

57. Khi người lao động bị dồn nén thúc ép trong điều kiện các nguồn lực bị giới hạn, họ lại đưa ra được ý tưởng mà lúc bình thường họ không đưa ra được. Đó là phương pháp thúc đẩy sáng tạo cá nhân nào?
A. Liệt kê thuộc tính
B. Chỉ thị trực tiếp
C. Động não
D. Tư duy zic-zắc

58. Nhóm nào là nhóm chính thức:
A. Nhóm lợi ích
B. Nhóm chỉ huy
C. Nhóm bạn bè
D. Nhóm mua chung

59. Nhóm nào là nhóm chính thức:
A. Nhóm nhiệm vụ
B. Nhóm lợi ích
C. Nhóm bạn bè
D. Nhóm mua chung

60. Có ba điểm cần lưu ý trong khái niệm về giao tiếp, nếu thiếu một trong ba yếu tố này việc giao tiếp không hoàn chỉnh. Yếu tố nào không thuộc một trong ba điểm cần lưu ý trên:
A. Sự trao đổi hai chiều
B. Có ít nhất hai đối tượng tham gia vào quá trình giao tiếp
C. Thông tin phải được hai bên hiểu rõ
D. Lắng nghe

61. Nhóm nào là nhóm không chính thức:
A. Nhóm chỉ huy
B. Nhóm lợi ích
C. Nhóm nhiệm vụ
D. Ủy ban cố vấn

62. Nhóm nào là nhóm không chính thức:
A. Nhóm chỉ huy
B. Nhóm nhiệm vụ
C. Ủy ban cố vấn
D. Nhóm bạn bè

63. Xuất hiện khi một cá nhân (hay một nhóm) áp dụng hay đe dọa áp dụng các lệnh trừng phạt đối với người khác. Đây là loại quyền lực gì?
A. Quyền khen thưởng
B. Quyền lực hợp pháp
C. Quyền lực chuyên gia
D. Quyền ép buộc

64. Nhóm nào là nhóm không chính thức:
A. Nhóm chỉ huy
B. Nhóm nhiệm vụ
C. Ủy ban cố vấn
D. Nhóm mua chung

65. Mọi người cảm thấy mạnh mẽ và tự tin hơn khi họ thuộc vào một nhóm nào đó. Đấy là lý do gì khi hình thành nhóm?
A. Hội nhập
B. An toàn
C. Sức mạnh
D. Sở thích

66. Mọi người có thể phát triển mối quan hệ khi là thành viên nhóm. Đây là lý do gì khi hình thành nhóm?
A. An toàn
B. Sức mạnh
C. Sở thích
D. Hội nhập

67. Trong nhiều trường hợp nhóm có lợi thế hơn cá nhân vì nó hội tụ nhiều tài năng, kiến thức. Đấy là lý do gì khi hình thành nhóm?
A. Hội nhập
B. Sức mạnh
C. An toàn
D. Sở thích

68. Quyền lực của mỗi người có được do vị trí của bản thân họ trong bộ máy phân quyền chính thức của một tổ chức, đây là loại quyền lực gì?
A. Quyền lực chuyên gia
B. Quyền ép buộc
C. Quyền lực hợp pháp
D. Quyền khen thưởng

69. Hòa nhập có thể được xem như một quá trình gồm mấy giai đoạn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

70. Ý kiến của các bác sĩ giỏi chuyên môn thường được bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ. Đây là ví dụ của loại quyền lực nào?
A. Quyền lực hợp pháp
B. Quyền lực chuyên gia
C. Quyền lực ép buộc
D. Quyền khen thưởng

71. Tổ chức có mức độ bộ phận hóa và mức độ chính thức hóa thấp, phạm vi quản lý rộng, quyền lực tập trung vào một người đứng đầu trong tổ chức. Đây là mô hình tổ chức:
A. Cơ cấu đơn giản
B. Cơ cấu quan liêu
C. Cơ cấu ma trận
D. Cơ cấu mạng lưới

72. Với đặc điểm là không tập trung vào kết quả cuối cùng mà tập trung vào quá trình hoạt động. Đặc điểm này thuộc loại hình văn hóa nào?
A. Văn hóa phân tán
B. Văn hóa mạng lưới
C. Văn hóa vụ lợi
D. Văn hóa cộng đồng

73. Nếu một cá nhân thán phục một ai đó và coi người này là tấm gương để noi theo thì người mà anh ta tôn thờ sẽ có quyền lực. Đây là ví dụ của loại quyền lực nào?
A. Quyền lực hợp pháp
B. Quyền lực chuyên gia
C. Quyền khen thưởng
D. Quyền lực tham khảo

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)