99 Câu trắc nghiệm đường lối lãnh đạo

Năm thi: 2023
Môn học: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội
Người ra đề: Lê Thị Thanh Thủy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên năm 2 và 3
Năm thi: 2023
Môn học: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội
Người ra đề: Lê Thị Thanh Thủy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên năm 2 và 3
Làm bài thi

Mục Lục

99 câu trắc nghiệm đường lối lãnh đạo là bộ đề ôn tập quan trọng thuộc môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thiết kế dành riêng cho sinh viên các ngành Khoa học chính trị, Quan hệ quốc tế, và Lịch sử tại các trường đại học trên cả nước. Bộ câu hỏi này tập trung vào việc giúp sinh viên nắm vững các nguyên tắc, chiến lược, và phương pháp lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn lịch sử.

Đề thi này thường được biên soạn bởi các giảng viên uy tín như cô Lê Thị Thanh Thủy, giảng viên tại Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy về đường lối chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối tượng chính của bộ đề này là sinh viên năm thứ hai hoặc năm thứ ba, đặc biệt những người đang theo học các môn học cơ bản về chính trị và lý luận.

Các câu hỏi trong đề thi bao gồm những nội dung quan trọng như:

  • Quá trình hình thành và phát triển đường lối lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ cách mạng.
  • Nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình và tự phê bình.
  • Chiến lược lãnh đạo trong từng giai đoạn lịch sử như kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc đổi mới đất nước.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tham gia làm bài ngay hôm nay để củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi sắp tới!

Bộ 99 Câu trắc nghiệm đường lối lãnh đạo – Có đáp án

Câu 1: Cương lĩnh đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua trong Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội VI
B. Đại hội VIII
C. Đại hội VII
D. Đại hội IX

Câu 2: Quốc hội khóa mấy đã quyết định đổi tên nước ta thành nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Khóa 6
B. Khóa 8
C. Khóa 7
D. Khóa 9

Câu 3: Chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương nhằm mục đích gì?
A. Tự do nhân quyền
B. Bóc lột về kinh tế, chuyên chế về chính trị và nô dịch về văn hóa
C. Tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển
D. Khai hóa văn minh

Câu 4: Thời gian thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam khi nào?
A. 1858 – 1884
B. 1884 – 1896
C. 1897 – 1913
D. 1914 – 1918

Câu 5: Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở nước ta có giai cấp mới nào được hình thành?
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp tư sản và công nhân
C. Giai cấp công nhân
D. Giai cấp tiểu tư sản

Câu 6: Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 -1918), ở Việt Nam có những giai cấp nào?
A. Địa chủ phong kiến và nông dân
B. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản và công nhân
C. Địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân
D. Địa chủ phong kiến, nông dân và tiểu tư sản

Câu 7: Dưới chế độ thực dân phong kiến, giai cấp nông dân Việt Nam có yêu cầu bức thiết nhất là gì?
A. Độc lập dân tộc
B. Ruộng đất
C. Quyền bình đẳng nam nữ
D. Được giảm tô, giảm tức

Câu 8: Đặc điểm ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam như thế nào?
A. Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
B. Phần lớn xuất thân từ nông dân
C. Chịu sự áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản trong nước
D. Cả a, b, c

Câu 9: Đặc trưng cơ bản của xã hội thuộc địa nửa phong kiến là gì?
A. Là sự độc quyền về kinh tế của thực dân Pháp
B. Là sự thống trị gắt gao về chính trị của thực dân Pháp
C. Là sự nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp
D. Là sự cấu kết giữa đế quốc và phong kiến

Câu 10: Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
A. Năm 1920 (Tổ chức công hội Sài Gòn được thành lập)
B. Năm 1925 (cuộc bãi công Ba Son)
C. Năm 1929 (sự ra đời của ba tổ chức Đảng cộng sản)
D. Năm 1930 (Đảng cộng sản Việt Nam ra đời)

Câu 11: Để biến khả năng trở thành hiện thực lãnh đạo, giai cấp công nhân cần phải có điều kiện tiên quyết gì?
A. Có sự liên minh công nông
B. Có sự đoàn kết quốc tế
C. Có lý luận Mác – Lênin và có Đảng cộng sản
D. Có thực lực kinh tế mạnh

Câu 12: Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vécxây bản yêu sách để đòi quyền gì cho nhân dân Việt Nam?
A. Đòi quyền tự do, dân chủ và bình đẳng cho nhân dân Việt Nam
B. Đòi quyền độc lập cho nhân dân Việt Nam
C. Đòi liên bang với Pháp
D. Gây ảnh hưởng chính trị

Câu 13: Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô sản vào thời gian nào?
A. 1917
B. 1918
C. 1919
D. 1920

Câu 14: Quân đội phát xít Nhật vào xâm lược nước ta vào thời gian nào?
A. 9/1939
B. 9/1940
C. 3/1941
D. 3/1940

Câu 15: Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu – Trung Quốc vào thời gian nào?
A. 12/1924
B. 12/1925
C. 11/1924
D. 10/1924

Câu 16: Luận điểm “muốn sống phải làm cách mạng” được Nguyễn Ái Quốc viết trong tác phẩm, sách báo nào?
A. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Tác phẩm Đường Kách mệnh
C. Báo Nhân dân
D. Báo Người cùng khổ

Câu 17: Phong trào đòi thả tự do cụ Phan Bội Châu diễn ra sôi nổi năm nào?
A. 1924
B. 1925
C. 1926
D. 1927

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước của dân tộc ta cuối thế kỷ XIX đầu XX?
A. Không có vũ khí hiện đại
B. Không có thực lực kinh tế đủ mạnh
C. Không có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn
D. Không có lực lượng vũ trang tinh nhuệ

Câu 19: Năm 1929, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng
B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn
C. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn
D. An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn

Câu 20: Hội nghị BCH Trung ương Đảng 5/1941 họp ở đâu? Do ai chủ trì?
A. Cao Bằng; Nguyễn Ái Quốc
B. Cao Bằng; Trường Chinh
C. Bắc Cạn; Trường Chinh
D. Tuyên Quang; Nguyễn Ái Quốc

Câu 21: Tổ chức cộng sản gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam sau cùng là?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng
B. An Nam Cộng sản Đảng
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn
D. Cộng sản đoàn

Câu 22: Thắng lợi đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước là:
A. Cao trào Xô viết – Nghệ Tĩnh
B. Kháng chiến chống Pháp
C. Kháng chiến chống Mỹ
D. Chiến tranh biên giới phía Bắc

Câu 23: Đường lối cơ bản nào xuyên suốt toàn bộ quá trình lịch sử của Đảng kể từ khi Đảng ra đời đến nay?
A. Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
B. Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
C. Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Đường lối chiến tranh nhân dân

Câu 24: Bài học được gọi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam, từ khi có Đảng là:
A. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
B. Nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
C. Không ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
D. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Câu 25: Năm 1920, sau khi nghiên cứu bản “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường…”. Hãy điền vào chỗ trống để làm rõ luận điểm trên:
A. Cách mạng tư sản
B. Cách mạng vô sản
C. Cách mạng dân tộc
D. Cả a, b, c sai

Câu 26: Phong trào Duy Tân do ai trực tiếp lãnh đạo?
A. Phan Bội Châu
B. Phan Châu Trinh
C. Nguyễn Quyền
D. Cả a, b, c đều sai

Câu 27: Đường lối kháng chiến do Đảng ta đề ra trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
A. Là một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm sớm kết thúc chiến tranh
B. Là một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh
C. Là một cuộc chiến tranh du kích nhằm tiêu hao sinh lực địch
D. Tất cả đều sai

Câu 28: Hội nghị nào của BCH TƯ Đảng nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu?
A. Hội nghị họp tháng 10/1930
B. Hội nghị họp tháng 11/1939
C. Hội nghị họp tháng 11/1940
D. Hội nghị họp tháng 5/1941

Câu 29: Tháng 8 năm 1929, tổ chức Đảng cộng sản đầu tiên ra đời ở Nam kỳ với tên gọi là gì?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng
B. Đông Dương cộng sản Liên Đoàn
C. An Nam cộng sản Đảng
D. Đảng lao động Việt Nam

Câu 30: Tháng 9 năm 1929, tổ chức Đảng cộng sản đầu tiên ra đời ở Trung kỳ với tên gọi là gì?
A. Đông Dương Đông Dương Cộng sản Đảng
B. Đông Dương cộng sản Liên Đoàn
C. An Nam cộng sản Đảng
D. Việt Nam quốc dân Đảng

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: