Trắc Nghiệm Nguyên lý hệ điều hành – Đề 5

Năm thi: 2023
Môn học: Nguyên lý hệ điều hành
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: Giảng viên Nguyễn Văn Hiệp,
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: SInh viên ngành công nghệ thông tin
Năm thi: 2023
Môn học: Nguyên lý hệ điều hành
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: Giảng viên Nguyễn Văn Hiệp,
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: SInh viên ngành công nghệ thông tin

Mục Lục

Trắc nghiệm Nguyên lý hệ điều hành – Đề 5 là một trong những đề thi thuộc môn Nguyên lý hệ điều hành được biên soạn nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các nguyên tắc và cơ chế cơ bản của hệ điều hành. Đề thi này thường được sử dụng tại các trường đại học lớn có chuyên ngành công nghệ thông tin như Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Giảng viên chịu trách nhiệm ra đề có thể là giảng viên Nguyễn Văn Hiệp, người có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực hệ điều hành. Đề thi 2023 này dành cho sinh viên năm thứ 2, ngành Khoa học máy tính hoặc Công nghệ thông tin, bao gồm các kiến thức trọng tâm như quản lý tiến trình, bộ nhớ, hệ thống tệp và xử lý ngắt. Cùng tham khảo ngay bây giờ nhé!

Trắc Nghiệm Nguyên lý hệ điều hành – Đề 5 (có đáp án)

Câu 1: Trạng thái nào sau đây của tiến trình không liên quan đến giờ CPU?
A. Ready
B. Halt
C. Waiting
D. Running

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất về lập lịch cho CPU?
A. Lập lịch cho CPU là tổ chức một hàng đợi các tiến trình sẵn sàng để phân phối giờ CPU
B. Lập lịch cho CPU là tổ chức nhiều hàng đợi các tiến trình sẵn sàng để phân phối giờ CPU
C. Lập lịch cho CPU là tổ chức một hàng đợi các tiến trình sẵn sàng để phân phối giờ CPU cho chúng dựa trên độ ưu tiên của các tiến trình sao cho hiệu suất sử dụng CPU là tối ưu
D. Lập lịch cho CPU là tổ chức nhiều hàng đợi các tiến trình sẵn sàng để phân phối giờ CPU cho chúng dựa trên độ ưu tiên của các tiến trình sao cho hiệu suất sử dụng CPU là tối ưu

Câu 3: Trong các phương pháp lập lịch sau, phương pháp nào áp dụng cho những tiến trình đã được lập danh sách và SPOOL?
A. Short – term scheduler
B. Medium – term scheduler
C. Long – term scheduler
D. Dupble – term scheduler

Câu 4: Trong các phương pháp lập lịch sau, phương pháp nào áp dụng cho tiến trình mà mã nguồn của nó đã được đưa vào bộ nhớ trong?
A. Short – term scheduler
B. Medium – term scheduler
C. Long – term scheduler
D. Dupble – term scheduler

Câu 5: Trong các phương án sau, phương án nào không phải là yếu tố đánh giá các phương pháp lập lịch cho CPU?
A. Sự công bằng
B. Tốc độ xử lý các tiến trình
C. Tận dụng giờ CPU
D. Tổng thời gian thực hiện tiến trình

Câu 6: Trong các phương án sau, phương án nào không phải thuật toán lập lịch cho CPU?
A. FCFS (first come first served)
B. SSTF (shortest seek time first)
C. SJF (shortest job first)
D. SRT (shortest remain time)

Câu 7: Trong các thuật toán lập lịch sau, thuật toán nào có độ ưu tiên tiến trình dựa vào tổng thời gian thực hiện ngắn nhất?
A. FCFS (first come first served)
B. SSTF (shortest seek time first)
C. SJF (shortest job first)
D. SRT (shortest remain time)

Câu 8: Trong các thuật toán lập lịch sau, thuật toán nào có độ ưu tiên tiến trình dựa vào thời gian còn lại ngắn nhất để thực hiện xong tiến trình?
A. FCFS (first come first served)
B. SSTF (shortest seek time first)
C. SJF (shortest job first)
D. SRT (shortest remain time)

Câu 9: Trong các thuật toán lập lịch sau, thuật toán nào có độ ưu tiên tiến trình dựa vào thời điểm xuất hiện tiến trình sớm nhất?
A. FCFS (first come first served)
B. SSTF (shortest seek time first)
C. SJF (shortest job first)
D. SRT (shortest remain time)

Câu 10: Trong các thuật toán lập lịch sau, thuật toán nào có độ ưu tiên đồng đều như nhau cho các tiến trình?
A. FCFS (first come first served)
B. RR (Round robin)
C. SJF (shortest job first)
D. SRT (shortest remain time)

Câu 11: Trong các thuật toán lập lịch sau, thuật toán nào phân chia các tiến trình thành nhiều hàng đợi có độ ưu tiên khác nhau?
A. FCFS (first come first served)
B. MLQ (multi level queue)
C. MLFQ (multi level feedback queue)
D. Phương án B và C đúng

Câu 12: Trong các thuật toán lập lịch sau, thuật toán nào cho phép các tiến trình trên các hàng đợi có thể chuyển qua lại cho nhau được?
A. FCFS (first come first served)
B. MLQ (multi level queue)
C. MLFQ (multi level feedback queue)
D. Phương án B và C đúng

Câu 13: Trong các phương pháp lập lịch cho CPU, phương pháp nào giờ CPU không bị phân phối lại?
A. FCFS (first come first served)
B. SSTF (shortest seek time first)
C. SJF (shortest job first)
D. SRT (shortest remain time)

Câu 14: Trong các phương pháp lập lịch cho CPU, phương pháp nào nhanh chóng loại bỏ tiến trình ngắn ra khỏi hàng đợi?
A. FCFS (first come first served)
B. SSTF (shortest seek time first)
C. SJF (shortest job first)
D. SRT (shortest remain time)

Câu 15: Trong các phương pháp lập lịch cho CPU, phương pháp nào có thể dẫn tới tiến trình dài có thể sẽ không bao giờ được xử lý?
A. FCFS (first come first served)
B. SSTF (shortest seek time first)
C. SJF (shortest job first)
D. SRT (shortest remain time)

Câu 16: Trong các phương pháp lập lịch cho CPU, phương pháp nào có hàng đợi tiến trình tổ chức theo kiểu vòng tròn và sử dụng lượng tử thời gian?
A. FCFS (first come first served)
B. RR (Round robin)
C. SJF (shortest job first)
D. SRT (shortest remain time)

Câu 17: Trong các phương pháp lập lịch cho CPU, phương pháp nào tiến trình mới xuất hiện sẽ được đưa vào vị trí xử lý ngay không kể độ ưu tiên?
A. FCFS (first come first served)
B. RR (Round robin)
C. SJF (shortest job first)
D. SRT (shortest remain time)

Câu 18: Trong các phương pháp lập lịch cho CPU, phương pháp nào không cho phép tiến trình trên các hàng đợi chuyển vị trí cho nhau?
A. FCFS (first come first served)
B. MLQ (multi level queue)
C. MLFQ (multi level feedback queue)
D. RR (Round robin)

Câu 19: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch FCFS. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 9,15
B. 9,25
C. 9,35
D. 9,45

Câu 20: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch SJF. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ trung bình của các tiến trình? –> Cần nói rõ thời gian vào hàng đợi RL là cùng lúc?
A. 3,5
B. 4,0
C. 4,5
D. 5,0

Câu 21: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch SRT. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 3,5
B. 4,0
C. 4,5
D. 5,0

Câu 22: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch RR (q=2), hãy cho biết đáp án nào sau đây là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 7,1675
B. 7,1685
C. 7,1695
D. 7,1705

Câu 23: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch FCFS. Hãy cho biết đáp án nào sau đây là thời gian chờ của tiến trình P3?
A. 13,5
B. 14,0
C. 14,5
D. 15,0

Câu 24: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch SJF. Hãy cho biết đáp án nào sau đây là thời gian chờ của tiến trình P1?
A. 3,5
B. 4,0
C. 4,5
D. 5,0

Câu 25: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch SRT. Hãy cho biết đáp án nào sau đây là thời gian chờ của tiến trình P2?
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12

Câu 26: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch MLFQ. Trong đó P1 và P2 ở hàng đợi 1 sử dụng thuật toán SJF, P3 và P4 ở hàng đợi 2 sử dụng thuật toán RR (q=2). Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 7,8
B. 8,4
C. 9,0
D. 9,3

Câu 27: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch MLFQ. Trong đó P1 và P2 ở hàng đợi 1 sử dụng thuật toán SRT, P3 và P4 ở hàng đợi 2 sử dụng thuật toán FCFS. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 9,25
B. 9,35
C. 9,45
D. 9,55

Câu 28: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch MLFQ. Trong đó P1 và P2 ở hàng đợi 1 sử dụng thuật toán RR (q=3), P3 và P4 ở hàng đợi 2 sử dụng thuật toán FCFS. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 10,55
B. 10,65
C. 10,75
D. 10,85

Câu 29: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch MLFQ. Trong đó P1 và P2 ở hàng đợi 1 sử dụng thuật toán RR (q=3), P3 và P4 ở hàng đợi 2 sử dụng thuật toán SJF. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 9,0
B. 9,5
C. 10,0
D. 10,5

Câu 30: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch MLFQ. Trong đó P1 và P2 ở hàng đợi 1 sử dụng thuật toán SJF, P3 và P4 ở hàng đợi 2 sử dụng thuật toán RR (q=2). Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ của tiến trình P3?
A. 14
B. 15
C. 16
D. 17

Câu 31: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch MLFQ. Trong đó P1 và P2 ở hàng đợi 1 sử dụng thuật toán SRT, P3 và P4 ở hàng đợi 2 sử dụng thuật toán FCFS. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ của tiến trình P1?
A. 2,3
B. 2,5
C. 2,8
D. Cả 3 phương án đều sai

Câu 32: Phát biểu nào sau đây về ngắt (interrupt) là đầy đủ và chính xác nhất?
A. Ngắt là phương tiện để các thiết bị thông báo cho CPU thay đổi trạng thái hoạt động
B. Ngắt là việc ngừng đột xuất việc thực hiện một tiến trình để chuyển sang thực hiện một tiến trình khác khi có một sự kiện nào đó xảy ra
C. Ngắt là tín hiệu yêu cầu CPU dừng việc đang xử lý để chuyển sang làm việc khác khi có sự kiện xảy ra
D. Ngắt là công cụ để chuyển điều khiển đến một tiến trình khác khi có một sự kiện xảy ra

Câu 33: Ngắt nào sau đây liên quan đến hoạt động của CPU?
A. Ngắt cứng
B. Ngắt mềm
C. Ngắt trong
D. Ngắt ngoài

Câu 34: Tín hiệu ngắt do các sự cố kỹ thuật trong máy tính, do các thiết bị vào/ra gây ra thuộc loại ngắt nào sau đây?
A. Ngắt cứng
B. Ngắt mềm
C. Ngắt trong
D. Ngắt ngoài

Câu 35: Vấn đề quan trọng nhất trong xử lý ngắt là gì?
A. Xử lý ngắt ngay lập tức
B. Thời gian xử lý ngắt tối thiểu
C. Ghi nhận thời điểm xảy ra ngắt
D. Thời điểm kết thúc ngắt

Câu 36: Các bước trong quy trình ngắt như sau? (1) Ghi nhận trạng thái của tiến trình bị ngắt (2) Thực hiện chương trình xử lý sự kiện (3) Khôi phục lại tiến trình bị ngắt (4) Ghi nhận đặc trưng của sự kiện gây ra ngắt vào ô nhớ quy định (5) Chuyển địa chỉ chương trình xử lý ngắt vào thanh ghi địa chỉ lệnh của CPU. Hãy lựa chọn đáp án đúng sắp xếp các bước theo trình tự của quy trình?
A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5)
B. (3) – (2) – (1) – (4) – (5)
C. (4) – (1) – (5) – (2) – (3)
D. (5) – (4) – (1) – (3) – (2)

Câu 37: Trong các bước của quy trình ngắt sau: (1) Ghi nhận trạng thái của tiến trình bị ngắt (2) Thực hiện chương trình xử lý sự kiện (3) Khôi phục lại tiến trình bị ngắt (4) Ghi nhận đặc trưng của sự kiện gây ra ngắt vào ô nhớ quy định (5) Chuyển địa chỉ chương trình xử lý ngắt vào thanh ghi địa chỉ lệnh của CPU. Hãy cho biết những bước nào do các thành phần của kỹ thuật máy tính thực hiện?
A. (1) & (2) & (3)
B. (3) & (2) & (1) & (4)
C. (1) & (5) & (2) & (3)
D. (4) & (1) & (5)

Câu 38:Trong các bước của quy trình ngắt sau: (1) Ghi nhận trạng thái của tiến trình bị ngắt (2) Thực hiện chương trình xử lý sự kiện (3) Khôi phục lại tiến trình bị ngắt (4) Ghi nhận đặc trưng của sự kiện gây ra ngắt vào ô nhớ quy định (5) Chuyển địa chỉ chương trình xử lý ngắt vào thanh ghi địa chỉ lệnh của CPU. Hãy cho biết những bước nào do hệ điều hành thực hiện?
A. (1) & (2) & (3)
B. (2) & (3)
C. (1) & (5) & (3)
D. (4) & (1)

Câu 39: Nếu có 2 ngắt trở lên xảy ra cùng một lúc hoặc sự kiện gây ngắt xuất hiện ngay trong tiến trình xử lý ngắt thì gọi là “Ngắt kép”. Để xử lý ngắt kép, hệ thống sẽ thực hiện theo phương pháp nào sau đây?
A. Gán cho mỗi ngắt một thứ tự ưu tiên, ngắt nào có độ ưu tiên cao sẽ được xử lý trước
B. Tổ chức các ngắt theo Stack
C. Kết hợp cả gán thứ tự ưu tiên và Stack để nâng cao hiệu suất xử lý
D. Phương án a và b đều đúng

Câu 40: Những hoạt động nào sau đây về xử lý ngắt phải thực hiện ngay lập tức?
A. Xử lý lỗi
B. Nhớ trạng thái tiến trình
C. Xử lý ngắt kép
D. Cả phương án A và B đều đúng

Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về Ngắt kép?
A. Ngắt kép là trường hợp các sự kiện gây ra ngắt xảy ra đồng thời hoặc sự kiện gây ra ngắt xuất hiện ngay trong tiến trình xử lý ngắt
B. Ngắt kép là trường hợp các sự kiện gây ra ngắt xảy ra đồng thời và sự kiện gây ra ngắt xuất hiện ngay trong tiến trình xử lý ngắt
C. Ngắt kép là trường hợp trong hệ thống các sự kiện gây ra ngắt xảy ra đồng thời
D. Ngắt kép là trường hợp sự kiện gây ra ngắt xuất hiện ngay trong tiến trình xử lý ngắt

Câu 42: Trường hợp nào sau đây Ngắt mới sẽ không được xử lý ngay mà bị xếp vào hàng đợi chờ xử lý?
A. CPU đang bận xử lý tiến trình của người dùng
B. Tiến trình của người dùng có độ ưu tiên cao hơn ngắt mới
C. CPU đang xử lý ngắt và hệ thống che ngắt mới
D. Ngắt mới có thời gian phục vụ lâu hơn ngắt trước đó

Câu 43: Trường hợp nào sau đây các Ngắt mới xuất hiện đều bị che trong khi CPU đang xử lý ngắt?
A. Ngắt trong
B. Ngắt ngoài
C. Ngắt cùng loại
D. Ngắt khác loại

Câu 44: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch FCFS. Khi tiến trình P2 đã xử lý được một nửa thời gian thì tiến trình ngắt P5 có thời gian thực hiện là 5 được đưa vào xử lý ngay. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 10,1
B. 10,2
C. 10,3
D. 10,4

Câu 45: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch SJF. Khi tiến trình P3 đã xử lý được một nửa thời gian thì tiến trình ngắt P5 có thời gian thực hiện là 5 được đưa vào xử lý ngay. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 6,5
B. 6,6
C. 6,7
D. 6,8

Câu 46: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2, biết hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch RR (q=3). Khi tiến trình P2 đã xử lý được một nửa thời gian thì tiến trình P5 có thời gian thực hiện là 4 được đưa vào xử lý. Hãy cho biết đáp án nào sau đây là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 8,2
B. 8,3
C. 8,4
D. 8,5

Câu 47: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch FCFS. Khi tiến trình P2 đã xử lý được một nửa thời gian thì tiến trình ngắt P5 có thời gian thực hiện là 4 được đưa vào xử lý ngay. Hãy cho biết đáp án nào sau đây là thời gian chờ của tiến trình P3?
A. 18,0
B. 18,2
C. 18,4
D. 18,6

Câu 48: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch SJF. Khi tiến trình P3 đã xử lý được một nửa thời gian thì tiến trình P5 có thời gian thực hiện là 4 được đưa vào xử lý. Hãy cho biết đáp án nào sau đây là thời gian chờ của tiến trình P1?
A. 8,5
B. 9,0
C. 9,5
D. 10,0

Câu 49: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2, biết hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch RR (q=3). Khi tiến trình P2 đã xử lý được một nửa thời gian thì tiến trình P5 có thời gian thực hiện là 4 được đưa vào xử lý. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ của tiến trình P2?
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13

Câu 50: Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch MLFQ. Trong đó P1 và P3 ở hàng đợi 1 sử dụng thuật toán SJF, P2 và P4 ở hàng đợi 2 sử dụng thuật toán RR (q=2). Khi tiến trình P1 đã xử lý được một nửa thời gian thì tiến trình ngắt P5 có thời gian thực hiện là 2 được đưa vào xử lý ngay. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 6,2
B. 6,3
C. 6,4
D. 6,5

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)