Đề Thi Trắc Nghiệm Nguyên lý hệ điều hành – Chương 1

Năm thi: 2023
Môn học: Nguyên lý hệ điều hành
Trường: Đại học FPT
Người ra đề: TS. Lê Xuân Thọ
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Công nghệ thông tin
Năm thi: 2023
Môn học: Nguyên lý hệ điều hành
Trường: Đại học FPT
Người ra đề: TS. Lê Xuân Thọ
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Công nghệ thông tin

Mục Lục

Đề thi Trắc nghiệm Nguyên lý hệ điều hành – Chương 1 là một trong những đề thi quan trọng của môn Nguyên lý hệ điều hành, giúp sinh viên kiểm tra và củng cố kiến thức về các khái niệm cơ bản của hệ điều hành. Đề thi này được sử dụng tại trường Đại học FPT chuyên ngành công nghệ thông tin. Giảng viên chịu trách nhiệm ra đề là TS. Lê Xuân Thọ, người có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về hệ điều hành.

Chương 1 tập trung vào các khái niệm như khái quát về hệ điều hành, cấu trúc hệ điều hành, và các loại hệ điều hành phổ biến. Đề thi 2023 này hướng đến sinh viên năm 2 ngành Khoa học máy tính và Công nghệ phần mềm, nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò và chức năng của hệ điều hành.

Đề thi trắc nghiệm Nguyên lý hệ điều hành – Chương 1 (có đáp án)

Câu 1: 4 thành phần của máy tính là gì?
A. Phần cứng, HĐH, phần mềm, người dùng
B. Phần cứng, tiến trình, phần mềm, bộ xử lý
C. Phần cứng, bộ nhớ, phần mềm, bộ xử lý
D. Phần cứng, HĐH, phần mềm, bộ nhớ

Câu 2: Mục tiêu mà hệ điều hành hướng đến là gì?
A. Thực thi chương trình và giải quyết vấn đề người dùng
B. Làm cho hệ thống máy tính trở nên dễ dàng sử dụng
C. Sử dụng phần cứng máy tính sử dụng một cách hiệu quả
D. Tất cả các ý trên

Câu 3: Giao diện người dùng (UI) gồm những gì?
A. GUI, CLI, Batch UI
B. GUI, UI/UX, Batch UI
C. CLI, GUI
D. CLI, UIC, UIX

Câu 4: Giao diện người dùng nào hỗ trợ về đồ họa?
A. GUI
B. CLI
C. Batch UI
D. Một đáp án khác

Câu 5: Giao diện người dùng nào mạnh nhất, thường hoạt động ở chế độ Terminal dòng lệnh?
A. GUI
B. CLI
C. Batch UI
D. Một đáp án khác

Câu 6: Hệ điều hành thuộc loại nào?
A. Phần mềm
B. Phần cứng
C. Phần mềm và cả phần cứng
D. Tất cả đáp án đều sai

Câu 7: Trong hệ thống máy tính, bộ phận nào dưới đây hoạt động trong chế độ kernel mode?
A. Giao diện người dùng (UI)
B. Các ứng dụng, chương trình
C. Hệ điều hành (OS)
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Hệ điều hành là gì
A. Bộ cấp phát tài nguyên
B. Chương trình điều khiển
C. Một máy tính mở rộng
D. Tất cả các ý trên

Câu 9: “The one program running at all times on the computer” – chỉ bộ phận nào dưới đây?
A. Hệ điều hành
B. Chương trình ứng dụng
C. Kernel
D. Framework

Câu 10: Loại máy tính nào dưới đây không có giao diện người dùng?
A. Mainframe
B. Embedded computer
C. Minicomputer
D. Laptop

Câu 11: Ba cách tương tác giữa Kernel và User là gì?
A. Interrupt, trap và exception
B. Interrupt, execute và debug
C. Execute, run và debug
D. Trap, debug và interrupt

Câu 12: Ý nào sau đây là chính xác khi nói về interrupt?
A. Là từ user đến kernel, phần cứng yêu cầu dịch vụ hệ điều hành
B. Giữa user và kernel, chương trình người dùng yêu cầu dịch vụ từ hệ điều hành
C. Xử lý lỗi khi xảy ra, chuyển hướng chương trình máy tính
D. Sắp xếp lại các tiến trình khi xảy ra hiện tượng deadlock

Câu 13: Ý nào sau đây là SAI khi nói về interrupt?
A. Khi xảy ra hiện tượng interrupt, máy tính sẽ ngưng việc nó đang làm và ngay lập tức chuyển nơi thực thi đến nơi vừa gửi tín hiệu ngắt
B. Interrupt muốn hoạt động thì phải chuyển sang chương trình có khả năng ngắt thích hợp (trình xử lý ngắt)
C. Các máy tính hiện đại có được cấp hệ thống ưu tiên ngắt để xử lý những tình huống ngắt khẩn cấp
D. Sau khi interrupt hoàn thành, toàn bộ chương trình sẽ ngừng hoạt động

Câu 14: Ý nào sau đây là chính xác khi nói về trap?
A. Là từ user đến kernel, phần cứng yêu cầu dịch vụ hệ điều hành
B. Giữa user và kernel, chương trình người dùng yêu cầu dịch vụ từ hệ điều hành
C. Xử lý lỗi khi xảy ra, chuyển hướng chương trình máy tính
D. Sắp xếp lại các tiến trình khi xảy ra hiện tượng deadlock

Câu 15: Tầng trên cùng và dưới cùng của hệ điều hành kiến trúc phân tầng là gì?
A. Tầng trên cùng là UI, tầng dưới cùng là hardware (phần cứng)
B. Tầng trên cùng là Application, tầng dưới cùng là Kernel
C. Tầng trên cùng là Hardware, tầng dưới cùng là UI
D. Tầng trên cùng là User, tầng dưới cùng là System

Câu 16: Hạn chế của hệ điều hành kiến trúc phân tầng là gì?
A. Khả năng bảo mật kém.
B. Hiệu suất thấp.
C. Những nhóm dịch vụ rất khó vào tầng.
D. Quản lý tài nguyên không hiệu quả.

Câu 17: Hệ điều hành kiến trúc vi nhân là gì?
A. Hệ điều hành được thiết kế cho việc sử dụng đồng thời nhiều lõi CPU
B. Hệ điều hành sử dụng kiến trúc một lõi duy nhất
C. Hệ điều hành đẩy hết từ kernel mode lên user mode
D. Hệ điều hành không sử dụng kiến trúc vi nhân

Câu 18: Hệ điều hành module thường thấy là gì?
A. Windows
B. Linux
C. Unix
D. Solaris

Câu 19: Tiến trình là gì?
A. Một tập hợp các dữ liệu
B. Một chương trình đã lưu trữ trên đĩa cứng
C. Một chương trình đang chạy
D. Một ngôn ngữ lập trình

Câu 20: Một tiến trình bao gồm những thành phần gì?
A. Bộ đếm chương trình, stack và data section
B. CPU, RAM và bộ nhớ đệm
C. Kernel, System Call và File System
D. CPU, GPU và Network Interface

Câu 21: Có bao nhiêu trạng thái của tiến trình?
A. 3 trạng thái: running, waiting, terminated
B. 4 trạng thái: new, running, waiting, terminated
C. 5 trạng thái: new, ready, running, waiting, terminated
D. 2 trạng thái: active, inactive

Câu 22: Trạng thái new có tác dụng gì?
A. Chờ đợi sự kiểm tra
B. Xóa tiến trình
C. Tạo ra các tiến trình
D. Kết thúc tiến trình

Câu 23: Trạng thái ready có tác dụng gì?
A. Đánh dấu tiến trình đã kết thúc công việc
B. Cấp phát đầy đủ các tài nguyên trừ CPU
C. Chờ đợi tài nguyên từ hệ thống
D. Tạm dừng tiến trình để chờ sự kiện

Câu 24: Vai trò của trạng thái running là gì?
A. Được lên lịch thực thi trong CPU
B. Chờ đợi một sự kiện nào đó xảy ra
C. Cấp phát CPU để tiến trình có thể chạy được
D. Nơi các tiến trình đã hoàn thành công việc

Câu 25: Vai trò của trạng thái waiting là gì?
A. Được lên lịch thực thi trong CPU
B. Chờ đợi một sự kiện nào đó xảy ra
C. Cấp phát CPU để tiến trình có thể chạy được
D. Nơi các tiến trình đã hoàn thành công việc

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)