Trắc nghiệm An toàn điện – Đề 13

Năm thi: 2023
Môn học: An toàn điện
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: TS Trương Ngọc Minh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: An toàn điện
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: TS Trương Ngọc Minh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm An toàn điện – Đề 13 là một đề thi thuộc môn An toàn điện được sử dụng rộng rãi trong các trường đại học, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật điện và công nghệ kỹ thuật điện. Đề thi này do các giảng viên chuyên môn tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, biên soạn vào năm 2023. Đề thi tập trung vào các kiến thức cơ bản và nâng cao về an toàn lao động trong môi trường điện, các quy định về an toàn điện và cách xử lý các tình huống nguy hiểm liên quan đến điện. Đề thi này phù hợp cho nhu cầu tự học, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi qua môn.

Thi thử trắc nghiệm An toàn điện – Đề 13

Câu 1: Làm việc cắt điện từng phần hoặc không cắt điện thì khi nghỉ giải lao mọi người trong đơn vị công tác phải tuân thủ quy định gì?
a. Ra khỏi phạm vi làm việc.
b. Tập kết ở vị trí an toàn.
c. Tự do nghỉ ngơi.
d. Có thể ở trong phạm vi làm việc nếu đảm bảo an toàn.

Câu 2: Trong quá trình kiểm tra chất lượng, nếu phát hiện thấy có thiếu sót phải sửa chữa lại ngay thì người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện:
a. Theo đúng quy định về “thủ tục cho phép làm việc” như đối với một công việc mới.
b. Theo lệnh của người cấp phiếu.
c. Lập một phiếu công tác mới.
d. Sai sót đó và tiếp tục làm việc bình thường.

Câu 3: Người lao động tạm tuyển, hợp đồng ngắn hạn, học sinh thực tập được làm việc trên cao trong trường hợp nào sau đây?
a. Không điện.
b. Trên đường dây hạ thế.
c. Trèo cột để đọc chỉ số công tơ.
d. Có sự giám sát của người có bậc 2 an toàn.

Câu 4: Với những người đã đủ trình độ kỹ thuật an toàn để làm việc trên cao từ 3,0m trở lên thì có cần thêm yêu cầu gì?
a. Có giấy của cơ quan y tế chứng nhận đủ sức khoẻ làm việc trên cao.
b. Không cần thêm yêu cầu gì nữa.
c. Thuộc danh sách những người được phép làm việc trên cao của đơn vị.
d. Trước khi làm việc phải kiểm tra lại sức khoẻ.

Câu 5: Trước khi làm việc ở trên cao cần phải kiểm tra lại sức khoẻ nếu đường dây hoặc thiết bị điện đặt ở vị trí có độ cao:
a. 50 m.
b. 20 m.
c. 30 m.
d. 40 m.

Câu 6: Người làm việc trên cao, nếu thấy biện pháp an toàn chưa đủ, đúng với quy trình an toàn thì có quyền:
a. Không thực hiện công việc và báo cáo với cấp trên.
b. Báo cáo với người chỉ huy trực tiếp. Nếu chưa được giải quyết đầy đủ thì có quyền không thực hiện và báo cáo với cấp trên.
c. Báo cáo với người ra lệnh. Nếu chưa được giải quyết đầy đủ thì có quyền không thực hiện và báo cáo với cấp trên.
d. Bổ sung đầy đủ các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Câu 7: Khi làm việc trên cao chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con v.v, nhưng phải:
a. Có người giám sát thường xuyên.
b. Để vào túi vải và đeo ở thắt lưng.
c. Đựng trong bao chuyên dùng.
d. Để vào túi áo, túi quần cẩn thận.

Câu 8: Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải:
a. Dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và đứng dưới chân cột.
b. Bắt buộc phải dùng dây qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và đứng xa chân cột.
c. Dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và đứng xa chân cột.
d. Dùng dây qua xà để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải kéo một đầu dây và đứng xa chân cột.

Câu 9: Nếu cột đổ móng bê tông trực tiếp chưa đủ thời gian liên kết thì:
a. Không được trèo.
b. Được trèo lên bắt xà, sứ.
c. Chỉ được trèo lên tháo dây chằng.
d. Chỉ được trèo lên để điều chỉnh dây chằng.

Câu 10: Chiều rộng chân thang di động ít nhất là:
a. 0,5 m.
b. 0,3 m.
c. 0,6 m.
d. 0,75 m.

Câu 11: Khi nối thang phải dùng đai bằng sắt và bắt bu-lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài ít nhất:
a. 2,0 m.
b. 1,5 m.
c. 1,0 m.
d. 0,5 m.

Câu 12: Khi có người làm việc trên thang di động phải có người ở dưới để:
a. Chỉ huy trực tiếp.
b. Hỗ trợ làm công việc.
c. Giám sát an toàn.
d. Giữ chân thang.

Câu 13: Làm việc trên thang di động phải đứng cách ngọn thang ít nhất:
a. 1,5m và phải đứng trên cùng một bậc.
b. 1,5m và phải đứng bậc trên bậc dưới.
c. 1,0m và phải đứng trên cùng một bậc.
d. 1,0m và phải đứng bậc trên bậc dưới.

Câu 14: Trong điều kiện bình thường, thang di động phải dựng với mặt phẳng thẳng đứng một góc là:
a. 150 đến 250.
b. 100 đến 150.
c. 250 đến 350.
d. 100 đến 200.

Câu 15: Khi dựng thang di động, nếu không xác định được độ nghiêng thì được lấy khoảng cách từ chân thang đến mặt phẳng đứng dựng thang là:
a. 1/4 chiều dài thang.
b. 1/6 chiều dài thang.
c. 1/3 chiều dài thang.
d. 1/5 chiều dài thang.

Câu 16: Làm việc trên thang di động được phép mắc dây đeo an toàn vào:
a. Vị trí chắc chắn không phải là thang.
b. Ít nhất hai bậc của thang.
c. Đai thép trên cùng của thang.
d. Một bậc chắc chắn của thang.

Câu 17: Hàng ngày, trước khi làm việc trên cao người sử dụng phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách nào?
a. Đeo vào người rồi buộc vào vật chắc chắn ở dưới đất và ngả người ra phía sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
b. Kiểm tra khoá, móc, đường chỉ, xem có bị rỉ hoặc đứt không.
c. Thử chịu tải trọng 225kg trong 5 phút.
d. Thử chịu tải trọng 300kg trong 5 phút.

Câu 18: Thời hạn thử tải trọng định kỳ đối với dây đeo an toàn là:
a. 06 tháng.
b. 03 tháng.
c. 09 tháng.
d. 12 tháng.

Câu 19: Quy định thử tải trọng định kỳ cho dây đeo an toàn đang sử dụng quy định như thế nào?
a. Thử chịu tải trọng 225kg trong 5 phút.
b. Thử chịu tải trọng 300kg trong 5 phút.
c. Thử chịu tải trọng 350kg trong 5 phút.
d. Thử chịu tải trọng 250kg trong 5 phút.

Câu 20: Sau khi thử tải trọng dây đeo an toàn mới hoặc định kỳ, nếu không đạt tiêu chuẩn thì phải:
a. Lập biên bản và hủy bỏ dây đeo an toàn đó.
b. Đánh dấu vào dây đã thử và ghi vào sổ theo dõi.
c. Cuộn gọn gàng, để ở nơi khô ráo, sạch sẽ trong kho.
d. Lập biên bản và mang đi sửa chữa.

Câu 21: Khi thấy dây dẫn điện đứt, rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng phải có biện pháp để không cho mọi người tới gần dưới:
a. 10 m.
b. 5 m.
c. 15 m.
d. 20 m.

Câu 22: Công việc nào trên đường dây đã cắt điện cho phép một người thực hiện:
a. Không trèo cao quá 3,0m và không được sửa chữa cấu kiện của cột.
b. Sửa chữa dây néo cột.
c. Vệ sinh sứ trên đường dây.
d. Làm mọi công việc nhưng không trèo quá 3,0m.

Câu 23: Khi tiến hành công tác trên đường dây vượt đường bộ có ít xe qua lại phải tổ chức biện pháp an toàn như thế nào?
a. Cử người cầm cờ đỏ ở hai phía để báo hiệu hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm.
b. Làm giàn giáo dưới đường dây công tác.
c. Mời đại diện cơ quan quản lý đường bộ tới điểm công tác để phối hợp.
d. Làm rào chắn hai đầu để ngăn xe qua lại trong thời gian tiến hành công việc.

Câu 24: Cấm chặt cây gần đường dây đang vận hành (trừ trường hợp đặc biệt khi có lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền) khi có gió từ:
a. Cấp 4 (20-29 km/giờ) trở lên.
b. Cấp 5 (30-40 km/giờ) trở lên.
c. Cấp 6 (40-50 km/giờ) trở lên.
d. Cấp 4 (12-19 km/giờ) trở lên

Câu 25: Khi chặt cành cây gần đường dây phải:
a. Dùng dây buộc chuôi dao với cổ tay.
b. Dùng dây buộc chuôi dao vào cây.
c. Dùng dao có cán dài, chắc chắn.
d. Chú ý cầm nắm chuôi dao sao cho thật vững.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)