Đề thi Trắc nghiệm chi tiết máy – đề 5

Năm thi: 2023
Môn học: Chi tiết máy
Trường: Đại học Bách Khoa TP.HCM
Người ra đề: Giảng viên Nguyễn Hữu Lộc
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Chi tiết máy
Trường: Đại học Bách Khoa TP.HCM
Người ra đề: Giảng viên Nguyễn Hữu Lộc
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi Trắc nghiệm chi tiết máy – đề 5 là một trong những bài kiểm tra quan trọng của môn Chi tiết máy, một môn học cốt lõi trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí tại các trường đại học. Đề thi này giúp sinh viên củng cố kiến thức về thiết kế, phân tích, và lựa chọn các chi tiết máy như trục, bánh răng, khớp nối, và vòng bi. Đề thi được xây dựng bởi giảng viên Nguyễn Hữu Lộc, một chuyên gia trong lĩnh vực Cơ khí tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, vào năm 2023. Đối tượng của đề thi này là sinh viên năm ba ngành Kỹ thuật Cơ khí, yêu cầu họ nắm vững các kiến thức cơ bản và chuyên sâu để hoàn thành tốt bài thi. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu chi tiết về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Đề thi Trắc nghiệm chi tiết máy – đề 5 (Có đáp án)

CÂU 1: Hiện tượng cắt chân răng xuất hiện khi gia công bánh răng trong trường hợp:
A. giảm số răng
B. tăng số răng
C. giảm số răng nhỏ hơn giá trị giới hạn
D. tăng số răng lớn hơn giá trị giới hạn

CÂU 2: Cắt chân răng gây ra:
A. giảm chiều dài làm việc biên dạng răng, giảm hệ số trùng khớp & tăng mòn răng
B. tăng chiều dài làm việc biên dạng răng, tăng hệ số trùng khớp & giảm mòn răng
C. tăng chiều dài làm việc biên dạng răng, tăng hệ số trùng khớp & tăng mòn răng
D. giảm chiều dài làm việc biên dạng răng, giảm hệ số trùng khớp & giảm mòn răng

CÂU 3: Số răng tối thiểu của bánh răng để không xảy ra hiện tượng cắt chân răng là:
A. Zmin = 2cos²αw
B. Zmin = 2sin²αw
C. Zmin = 2cosαw
D. Zmin = 2sinαw

CÂU 4: Thay đổi giá trị góc ăn khớp sẽ ảnh hưởng đến bộ truyền:
A. thay đổi hệ số trùng khớp
B. tính chất làm việc êm của bộ truyền
C. độ bền răng
D. tất cả đều đúng

CÂU 5: Dịch chỉnh đều là:
A. điều chỉnh góc ăn khớp cặp bánh răng
B. điều chỉnh chiều cao răng
C. a & b đều đúng
D. điều chỉnh bán kính vòng lăn

CÂU 6: Dịch chỉnh đều được thực hiện:
A. khi tỷ số truyền lớn và làm giảm độ bền uốn của cặp bánh răng ăn khớp
B. khi tỷ số truyền nhỏ và làm giảm độ bền uốn của cặp bánh răng ăn khớp
C. khi tỷ số truyền nhỏ và làm tăng độ bền uốn của cặp bánh răng ăn khớp
D. khi tỷ số truyền lớn và làm tăng độ bền uốn của cặp bánh răng ăn khớp

CÂU 7: Dịch chỉnh góc là:
A. điều chỉnh góc ăn khớp cặp bánh răng
B. điều chỉnh chiều cao răng
C. a & b đều đúng
D. điều chỉnh bán kính vòng lăn

CÂU 8: Dịch chỉnh góc được thực hiện:
A. trong trường hợp tổng quát, không ảnh hưởng đến thông số ăn khớp & ít được sử dụng
B. trong trường hợp tổng quát, có ảnh hưởng đến thông số ăn khớp & hay được sử dụng
C. trong trường hợp cụ thể, có ảnh hưởng đến thông số ăn khớp & ít được sử dụng
D. trong trường hợp cụ thể, không ảnh hưởng đến thông số ăn khớp & hay được sử dụng

CÂU 9: Số cấp chính xác bộ truyền bánh răng.
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13

CÂU 10: Cấp chính xác bộ truyền bánh răng được chọn dựa trên:
A. tính công nghệ bộ truyền
B. vận tốc vòng tới hạn khi bộ truyền làm việc
C. điều kiện ăn khớp bánh răng
D. tất cả đều đúng

CÂU 11: Khi tính toán thiết kế bánh răng, để tránh hiện tượng gãy răng, ta tính theo độ bền:
A. uốn
B. mỏi
C. dập
D. kéo

CÂU 12: Tróc vì mỏi do nguyên nhân:
A. bộ truyền kín, bôi trơn không tốt
B. ứng suất tiếp xúc và ma sát trên bề mặt răng gây nên
C. các vết nứt do mỏi trên bề mặt, dưới tác dụng của áp suất dầu trong các vết nứt do bị bịt kín miệng
D. tất cả đều đúng

CÂU 13: Mòn răng gây nên bởi:
A. bộ truyền hở, bôi trơn không tốt & làm việc trong môi trường có hạt mài
B. bộ truyền kín, bôi trơn tốt & làm việc trong môi trường có hạt mài
C. bộ truyền hở, bôi trơn tốt & làm việc trong môi trường không có hạt mài
D. bộ truyền kín, bôi trơn không tốt & làm việc trong môi trường không có hạt mài

CÂU 14: Dính răng xuất hiện ở bộ truyền:
A. chịu tải lớn, vận tốc làm việc thấp và màng dầu bôi trơn bị phá vỡ
B. chịu tải nhỏ, vận tốc làm việc cao và màng dầu bôi trơn bị phá vỡ
C. chịu tải lớn, vận tốc làm việc cao và màng dầu bôi trơn bị phá vỡ
D. chịu tải nhỏ, vận tốc làm việc thấp và màng dầu bôi trơn bị phá vỡ

CÂU 15: Trong bộ truyền kín & được bôi trơn tốt, các dạng hỏng nào thường xảy ra:
A. dính răng
B. tróc rổ bề mặt
C. mòn răng
D. tất cả đều đúng

CÂU 16: Để tăng đáng kể hiệu suất bộ truyền bánh răng, ta phải:
A. giảm tổn thất công suất do ma sát
B. tăng hệ số sử dụng bộ truyền
C. giảm tổn thất công suất do nhiệt
D. tất cả đều đúng

CÂU 17: Sự phân loại vật liệu chế tạo bánh răng dựa trên chỉ tiêu:
A. độ chạy mòn
B. độ rắn
C. độ phá huỷ giòn
D. tất cả đều đúng

CÂU 18: Bộ truyền trục vít là bộ truyền:
A. răng-răng
B. răng-vít
C. vít-vít
D. tất cả đều đúng

CÂU 19: Bộ truyền trục vít không được sử dụng để truyền công suất lớn do:
A. tỷ số truyền lớn
B. hiệu suất thấp
C. có khả năng tự hãm cao
D. vật liệu chế tạo đắt tiền

CÂU 20: Vật liệu chế tạo trục vít & bánh vít có yêu cầu:
A. độ rắn cao
B. vật liệu có tính chống mòn đối với trục vít và có tính mềm đối với bánh vít
C. vật liệu có mềm đối với trục vít và có tính chống mòn đối với bánh vít
D. vật liệu bất kỳ

CÂU 21: Cho hai hình trụ tiếp xúc ngoài, có đường kính là d1 = 100mm và d2 = 120mm. Mô đun đàn hồi là E1 = 2,0 × 10⁵ MPa; E2 = 2,5 × 10⁵ MPa. Hệ số Poisson là µ1 = 0,28 ; µ2 = 0,31. Chịu lực hướng tâm là Fr = 5000N. Chiều dài tiếp xúc của hai hình trụ là L = 100mm. Xác định ứng suất tiếp xúc lớn nhất (MPa)?
A. 265,5
B. 270,2
C. 266,4
D. 258,5

CÂU 22: Chi tiết máy làm bằng thép chịu ứng suất không đổi, có giới hạn chảy là σch = 150MPa, hệ số an toàn S = 1,2. Ứng suất cho phép của chi tiết máy là:
A. 150 MPa
B. 125 MPa
C. 140 MPa
D. 165 MPa

CÂU 23: Chi tiết máy làm bằng thép (m = 6) chịu ứng suất thay đổi theo chu kỳ đối xứng. Chi tiết máy chịu ứng suất σ1 = 250MPa trong t1 = 10⁴ chu trình; σ2 = 200 MPa trong t2 = 2 × 10⁴ chu trình và σ3 = 220MPa trong t3 = 3 × 10⁴ chu trình. Giới hạn mỏi dài hạn σ-1 = 170MPa; Số chu trình cơ sở No = 8 × 10⁶ chu trình. Xác định ứng suất giới hạn (MPa)?
A. 438,5
B. 429,2
C. 433,3
D. 415,1

CÂU 24: Một chi tiết máy làm bằng thép (m = 6) chịu ứng suất σ trong 4,5 × 10⁵ chu trình. Biết giới hạn mỏi dài hạn σr = 120MPa và số chu trình cơ sở N₀ = 10⁶ chu trình. Ứng suất giới hạn σlim (MPa) của chi tiết máy là:
A. 137
B. 150
C. 120
D. 127

CÂU 25: Chi tiết máy làm bằng thép (m = 6) chịu ứng suất thay đổi theo chu kỳ đối xứng. Trong một ca làm việc, chi tiết máy chịu ứng suất σ1 = 250MPa trong t1 = 10⁴ chu trình; σ2 = 200 MPa trong t2 = 2 × 10⁴ chu trình và σ3 = 220MPa trong t3 = 3 × 10⁴ chu trình. Giới hạn mỏi dài hạn σ-1 = 170 MPa; Số chu trình cơ sở No = 8 × 10⁶ chu trình. Xác định tuổi thọ của chi tiết máy?
A. 25,3 ca
B. 26,4 ca
C. 27,1 ca
D. 24,4 ca

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)