Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học – Đề 8

Năm thi: 2023
Môn học: Dịch tễ học
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS. TS. Trần Xuân Bách
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Dịch tễ học
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS. TS. Trần Xuân Bách
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc nghiệm Dịch tễ học là một trong những đề thi quan trọng của môn Dịch tễ học, giúp sinh viên nắm vững kiến thức về các phương pháp nghiên cứu, đo lường bệnh tật, và phân tích các yếu tố nguy cơ trong y tế cộng đồng. Đề thi này được giảng dạy tại nhiều trường đại học chuyên về khối ngành Y Dược như Đại học Y Hà Nội, nơi giảng viên như PGS. TS. Trần Xuân Bách, chuyên gia về dịch tễ học, đã đóng góp lớn trong quá trình đào tạo. Đề thi chủ yếu dành cho sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư, đặc biệt là những sinh viên thuộc ngành Y học dự phòng và Y tế công cộng, giúp họ hiểu rõ hơn về sự phân bố bệnh tật và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay hôm nay!

Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học – Đề 8

1. Các yếu tố trực tiếp của quá trình dịch là:
A. Nguồn truyền nhiễm
B. Đường truyền nhiễm
C. Yếu tố thiên nhiên
D. Cả A và B đều đúng

2. Tác động gián tiếp ảnh hưởng đến từng yếu tố trực tiếp của quá trình dịch là:
A. Yếu tố thiên nhiên
B. Yếu tố xã hội
C. Khối cảm nhiễm
D. Cả A và B đều đúng

3. Nguồn truyền nhiễm của các bệnh tả, lỵ, thương hàn là:
A. Người mắc bệnh
B. Thực phẩm ô nhiễm
C. Nguồn nước nhiễm vi sinh vật gây bệnh
D. Động vật mắc bệnh

4. Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
A. Tiêm phòng cho súc vật
B. Kiểm tra vệ sinh các nguồn nước
C. Xử lý phân đúng qui cách
D. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị triệt để

5. Nguồn lây có ý nghĩa quan trọng trong phát sinh dịch đối với bệnh tả là:
A. Người bệnh
B. Người mang trùng
C. Người mang trùng mạn tính
D. Nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn tả

6. Về lâu dài biện pháp tốt nhất để phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
A. Quản lý tốt nguồn truyền nhiễm
B. Quản lý tốt người mang trùng mạn tính
C. Dùng vắc xin
D. Đảm bảo cung cấp nước an toàn và vệ sinh môi trường

7. Bệnh nào sau đây có tình trạng người mang trùng mạn tính sau khi khỏi bệnh:
A. Bệnh tả
B. Bệnh thương hàn
C. Viêm gan A
D. Tiêu chảy

8. Đối với các bệnh lây qua đường tiêu hóa thì nguồn lây nguy hiểm nhất là:
A. Người bệnh ở giai đoạn ủ bệnh
B. Người bệnh ở thời kỳ phát bệnh
C. Người bệnh ở giai đoạn hồi phục
D. Người mang trùng mạn tính

9. Đa số bệnh lây qua đường hô hấp có miễn dịch bền vững, ngoại trừ bệnh:
A. Sởi
B. Đậu mùa
C. Ho gà
D. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

10. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào sau đây:
A. Tiêu hóa
B. Hô hấp
C. Máu
D. Da

11. Bệnh sốt xuất huyết dengue lây truyền qua đường:
A. Hô hấp
B. Máu
C. Tiêu hóa
D. Da

12. Véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue sinh sản và phát triển chủ yếu ở:
A. Sông, suối
B. Ao hồ
C. Cống rãnh và đầm lầy
D. Các dụng cụ chứa nước và các ổ đọng nước tự nhiên

13. Bệnh nhiễm trùng chiếm vị trí quan trọng trong dịch tễ học hiện đại vì các lý do sau đây ngoại trừ lý do:
A. Bệnh nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật tử vong trên thế giới
B. Có những biến đổi mới về mặt chủng loại và độc lực của vi sinh vật gây bệnh
C. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh nhiễm trùng sẽ góp phần ngăn ngừa và tiêu diệt các bệnh này trong tương lai
D. Công tác phòng chống bệnh nhiễm trùng ít có hiệu quả

14. Nhiễm trùng là:
A. Sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh vào các cơ quan khác nhau trong cơ thể
B. Sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào bên trong một cơ thể ký chủ
C. Sự gây bệnh cho ký chủ bởi vi sinh vật ký sinh
D. Sự truyền một bệnh nhiễm trùng cho một cơ thể ký chủ

15. Truyền nhiễm là:
A. Sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh vào các cơ quan trong cơ thể
B. Sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào trong cơ thể ký chủ
C. Sự gây bệnh cho ký chủ bởi vi sinh vật ký sinh
D. Sự truyền một bệnh nhiễm trùng nào đó từ cơ thể này sang cơ thể khác

16. Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh sởi là:
A. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
B. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh thấp, độc tính cao
C. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
D. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp

17. Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh bại liệt là:
A. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
B. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh thấp, độc tính trung bình
C. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
D. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp

18. Đối với bệnh nhiễm trùng ở người, trong số những tác nhân liệt kê sau đây, tác nhân có khả năng lây lan thấp hơn cả là:
A. Trực khuẩn lao
B. Trực khuẩn thương hàn
C. Nảo mô cầu
D. Virus dại

19. Thể bệnh không triệu chứng lâm sàng thường xảy ra trong trường hợp bệnh:
A. Thủy đậu
B. Sởi
C. Bại liệt
D. Ho gà

20. Yếu tố chính gây bệnh sốt xuất huyết là:
A. Muỗi culex tritaeniorhuynchus
B. Muỗi aedes aegypti
C. Muỗi ades albopictus
D. Muỗi ades niveus

21. Bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc:
A. Bệnh thương hàn
B. Bệnh bạch hầu
C. Bệnh dại
D. Bệnh viêm não Nhật Bản

22. Nhận xét nào sau đây không đúng, nhiễm trùng bệnh viện là:
A. Do dụng cụ y tế chưa vô trùng
B. Ô nhiễm môi trường bệnh viện
C. Nhân viên y tế vận chuyển mầm bệnh khi đi lại khi thăm khám
D. Do sự kháng thuốc của vi khuẩn

23. Tụ cầu thường gây bội nhiễm nhiều nhất ở khoa:
A. Nhi và ngoại
B. Sản và ngoại
C. Nội và nhi
D. Nhiễm và nội

24. Hiện nay vi khuẩn ít kháng thuốc nhất là:
A. Trực khuẩn mủ xanh
B. Trực khuẩn lao
C. Tụ cầu vàng
D. Liên cầu nhóm A

25. Con vi khuẩn gây “nhiễm trùng cơ hội” điển hình là:
A. Tụ cầu vàng
B. Liên cầu nhóm A
C. Trực khuẩn lao
D. Trực khuẩn mủ xanh

26. Trong nhóm vi khuẩn gram (+) loại vi khuẩn gây nhiễm trùng phổ biến nhất là:
A. Lao
B. Tụ cầu
C. Liên cầu
D. Tương đương nhau

27. Trường hợp nào sau đây không phải là nhiễm trùng bệnh viện:
A. Bệnh nhân vào viện để điều trị sốt rét được 1.5 ngày thì mắc chứng tiêu chảy, xét nghiệm phân có shigella.
B. 1 bé gái 5 tuổi vào khoa nhiễm điều trị bệnh viêm gan siêu vi được 5 ngày thì bị thêm bệnh cúm
C. 1 bệnh nhân vào nằm viện đã điều trị tại khoa ngoại chấn thương với lí do gãy xương đùi thì lên cơn sốt, xét nghiệm thấy kst sốt rét trong máu
D. 1 bệnh nhân mổ sỏi mật được 5 ngày thì thấy nhiễm trùng ở chỗ dẫn lưu

28. Một hiện tượng sức khỏe xảy ra bị giới hạn bởi thời gian, và bị giới hạn bởi không gian là:
A. Dịch
B. Đại dịch
C. Dịch địa phương
D. Dịch nhiễm trùng
E. Dịch không nhiễm trùng

29. Một hiện tượng sức khỏe xảy ra bị giới hạn bởi thời gian, nhưng không bị giới hạn bởi không gian là:
A. Dịch
B. Đại dịch
C. Dịch địa phương
D. Dịch nhiễm trùng
E. Dịch không nhiễm trùng

30. Một hiện tượng sức khỏe xảy ra bị giới hạn bởi không gian nhưng không bị giới hạn bởi thời gian là:
A. Dịch
B. Đại dịch
C. Dịch địa phương
D. Dịch nhiễm trùng
E. Dịch không nhiễm trùng

Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học – Đề 1
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học – Đề 2
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học – Đề 3
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học – Đề 4
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học – Đề 5
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học – Đề 6
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học – Đề 7
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học – Đề 8
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học – Đề 9
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học – Đề 10

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)