Trắc Nghiệm Răng – Hàm – Mặt – đề 1

Năm thi: 2023
Môn học: Răng – Hàm – Mặt
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hà
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Răng – Hàm – Mặt
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hà
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – đề 1 là một đề thi thuộc môn Răng – Hàm – Mặt, được thiết kế nhằm kiểm tra và củng cố kiến thức của sinh viên ngành Y đa khoa và chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt. Đề thi này bao gồm các câu hỏi liên quan đến các bệnh lý răng miệng, cấu trúc và chức năng của răng, hàm, mặt, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị nha khoa, cũng như các quy trình phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Mục tiêu của đề thi là giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao về chuyên ngành này, từ đó áp dụng hiệu quả vào thực tế lâm sàng. Đề thi thường được giảng dạy tại các trường đại học y khoa uy tín, như Đại học Y Dược TP.HCM (UMP), dưới sự hướng dẫn của các giảng viên và bác sĩ có chuyên môn sâu trong lĩnh vực Răng – Hàm – Mặt, tiêu biểu là PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hà, một chuyên gia hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị lâm sàng. Đề thi này phù hợp cho sinh viên năm thứ ba trở lên, giúp chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần và các kỳ thi lâm sàng trong môi trường bệnh viện. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết về đề thi này và tham gia làm bài kiểm tra ngay để củng cố kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực Răng – Hàm – Mặt!

Đề thi trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – đề 1 (có đáp án)

Câu 1: Ở tuổi 12, có bao nhiêu răng vĩnh viễn?
A. 20
B. 24
C. 26
D. 28

Câu 2: Ký hiệu của răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm dưới bên trái là:
A. 54
B. 65
C. 74
D. 85

Câu 3: Chữ số ký hiệu vị trí của răng hàm trên vĩnh viễn bên phải là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 4: 74 là ký hiệu của răng:
A. Răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm trên bên phải
B. Răng hàm (cối) sữa thứ hai hàm trên bên phải
C. Răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm dưới bên trái
D. Răng hàm (cối) sữa thứ hai hàm dưới bên trái

Câu 5: Răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm trên có:
A. Hai chân: 1 trong, 1 ngoài
B. Ba chân: 2 trong, 1 ngoài
C. Hai chân: 1 xa, 1 gần
D. Ba chân: 1 trong, 2 ngoài

Câu 6: Răng hàm (cối) lớn thứ nhất vĩnh viễn hàm dưới có:
A. Hai chân: 1 trong, 1 ngoài
B. Ba chân: 2 trong, 1 ngoài
C. Ba chân: 1 trong, 2 ngoài
D. Hai chân: 1 xa, 1 gần

Câu 7: Thành phần cấu tạo của ngà răng:
A. 96% vô cơ, 4% hữu cơ và nước
B. 30% vô cơ, 70% hữu cơ và nước
C. 70% vô cơ, 30% hữu cơ và nước
D. 4% vô cơ, 96% hữu cơ và nước

Câu 8: Răng hàm (cối) sữa có đặc điểm:
A. Nhỏ hơn răng vĩnh viễn thay nó
B. Tủy nhỏ hơn răng vĩnh viễn
C. Sừng tủy nằm xa đường nối men-ngà
D. Các chân răng tách xa nhau ở phía chóp

Câu 9: Viêm tủy răng sữa có phản ứng rất nhanh và dễ bị hoại tử hơn răng vĩnh viễn vì:
A. Thân răng thấp hơn răng vĩnh viễn
B. Tủy lớn hơn
C. Ít ống tủy phụ
D. Răng sữa ít thành phần vô cơ hơn

Câu 10: Răng sữa nào có kích thước lớn hơn răng vĩnh viễn thay thế nó:
A. Răng cối
B. Răng cửa bên
C. Răng nanh
D. Răng cửa giữa

Câu 11: Sự mọc răng được bắt đầu khi:
A. Trẻ 6 tháng
B. Trẻ 6 tuổi
C. Khi răng đã cấu tạo hoàn tất xong
D. Khi thân răng được hình thành xong

Câu 12: Tuổi đóng chóp chân răng bằng tuổi mọc răng cộng với:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 13: Yếu tố chính giúp răng tiếp tục mọc lên sau khi chân răng đã cấu tạo hoàn tất:
A. Sự tăng trưởng của xương hàm
B. Sự phát triển của thân răng
C. Sự bồi đắp liên tục chất cément ở chóp chân răng
D. Chân răng tiếp tục cấu tạo dài ra

Câu 14: Vai trò quan trọng khác của răng sữa ngoài chức năng ăn nhai, phát âm:
A. Cấu tạo mầm răng vĩnh viễn
B. Bảo vệ mầm răng vĩnh viễn
C. Giữ vị trí cho mầm răng vĩnh viễn
D. Giúp sự khoáng hoá mầm răng vĩnh viễn

Câu 15: Mầm răng sữa được hình thành lúc:
A. Tuần thứ 3-5 thai kỳ
B. Tháng thứ 3-5 thai kỳ
C. Tuần thứ 7-10 thai kỳ
D. Tháng thứ 7-10 thai kỳ

Câu 16: Mầm răng sữa được khoáng hoá lúc:
A. Tuần thứ 7-10 thai kỳ
B. Tháng thứ 4-6 thai kỳ
C. Tuần thứ 4-6 Thai kỳ
D. Sau khi sinh

Câu 17: Răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới thường được thay thế bằng răng cối nhỏ vĩnh viễn lúc:
A. 8 tuổi
B. 9-10 tuổi
C. 13 tuổi
D. 14 tuổi

Câu 18: Mầm răng khôn được hình thành vào lúc:
A. Tháng thứ 3-5 thai kỳ
B. Tháng thứ 9 sau sinh
C. Lúc 4 tuổi
D. Lúc 10 tuổi

Câu 19: Răng hàm (cối) lớn thứ nhất mọc vào lúc:
A. 4-5 tuổi
B. 6-7 tuổi
C. 8-9 tuổi
D. 10-11 tuổi

Câu 20: Khi răng hàm sữa thứ hai phần hàm dưới trái đến tuổi thay, răng vĩnh viễn mọc lên thay thế nó là:
A. Răng 34
B. Răng 44
C. Răng 35
D. Răng 45

Câu 21: Chỉ số SMT ở lứa tuổi 12 của Việt Nam năm 2000 là 1,87 được đánh giá là:
A. Rất thấp
B. Thấp
C. Trung bình
D. Cao

Câu 22: Yếu tố nào sau đây làm tăng tính nhạy cảm của răng đối với sự khởi phát sâu răng:
A. Răng nhiễm tetracyline
B. Răng có nhiều cao răng
C. Răng đã mọc lâu trên cung hàm
D. Răng dị dạng

Câu 23: Loại vi khuẩn nào sau đây làm pH giảm nhanh trong môi trường miệng:
A. Streptococcus mutans
B. Streptococcus sanguis
C. Lactobacillus acidophillus
D. Vi khuẩn giải protein

Câu 24: Thực phẩm nào không gây sâu răng:
A. Thịt tươi
B. Trái cây
C. Dầu mỡ
D. Thịt hộp

Câu 25: Nước bọt có khả năng tái khoáng hóa sang thương sâu răng sớm nhờ:
A. Lysozyme lactoferine
B. Nước bọt tiết nhiều
C. Làm sạch răng thường xuyên
D. Ca++

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)