Trắc nghiệm Môi trường và Con người – Đề 4

Năm thi: 2023
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Người ra đề: ThS. Phạm Thị Mai Hương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Người ra đề: ThS. Phạm Thị Mai Hương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Môi trường và Con người – Đề 4 là một đề thi quan trọng thuộc môn Môi trường và Con người, được giảng dạy tại các trường đại học như Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Đề thi này do giảng viên ThS. Phạm Thị Mai Hương biên soạn, tập trung vào việc đánh giá hiểu biết của sinh viên về các vấn đề môi trường toàn cầu, sự tương tác giữa con người và hệ sinh thái, cũng như các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Sinh viên cần nắm vững kiến thức về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đề này thường được dành cho sinh viên năm 2 thuộc ngành Quản lý Môi trường. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và thử sức ngay với đề thi này!

Trắc Nghiệm Môi Trường Và Con Người – Đề 4 (có đáp án)

Câu 1: Theo luật BVMT thì “việc xem xét, phân tích, dự báo cụ thể các tác động trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài của dự án đầu tư với môi trường, đề xuất các biện pháp BVMT khi thực hiện dự án” được gọi là:
A. Đánh giá tác động môi trường
B. Đánh giá môi trường chiến lược
C. Quan trắc môi trường
D. Đề án bảo vệ môi trường

Câu 2: Nguyên nhân thu hẹp diện tích rừng ở Việt Nam:
A. Đốt nương làm rẫy – Khai thác củi gỗ – Phát triển cơ sở hạ tầng – Cháy rừng
B. Lấy đất làm nông nghiệp – Khai thác củi gỗ – Xây dựng, giao thông – Chiến tranh
C. Khai thác quá mức – Mở mang đô thị – Ô nhiễm môi trường – Cháy rừng
D. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp – Xây dựng cơ sở hạ tầng – Cháy rừng – Chiến tranh

Câu 3: Du lịch …… là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương:
A. Sinh thái
B. Bền vững
C. Văn hóa
D. Tham quan

Câu 4: Tai biến địa chất là?
A. Là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển
B. Là quá trình suy thoái đất do những thay đổi về khí hậu và do tác động của con người
C. Là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm
D. Là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật

Câu 5: Hoang mạc hóa là gì?
A. Là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển
B. Là quá trình suy thoái đất do những thay đổi về khí hậu và do tác động của con người
C. Là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm
D. Là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật

Câu 6: Vai trò quan trọng nhất của rừng là:
A. Bảo vệ đất
B. Cung cấp vật liệu
C. Điều hòa khí hậu
D. Bảo vệ đa dạng sinh học

Câu 7: Diện tích rừng bình quân đầu người trên thế giới là:
A. 0,3 ha/người
B. 0,4 ha/người
C. 0,5 ha/người
D. 0,6 ha/người

Câu 8: Phát triển bền vững cần chú trọng đến các yếu tố:

A. Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội
B. Tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường
C. Bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế
D. Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường

Câu 9: Các công cụ của EMS bao gồm:

A. Đánh giá tác động môi trường và đánh giá nội vi
B. Sản xuất sạch hơn, đánh giá vòng đời sản phẩm, kiểm toán luồng vật liệu
C. Đánh giá rủi ro, ngăn ngừa tai nạn sự cố
D. Tất cả các công cụ trên

Câu 10: Công cụ quản lý môi trường phân loại theo bản chất bao gồm:
A. Công cụ luật pháp chính sách, công cụ kinh tế
B. Công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật quản lý
C. Công cụ kỹ thuật quản lý, công cụ luật pháp chính sách
D. Công cụ luật pháp chính sách, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật quản lý

Câu 11: Những điểm tập trung dân với mật độ cao mà hoạt động của họ là phi nông – lâm – ngư – nghiệp được gọi là:
A. Đô thị
B. Nông thôn
C. Siêu thị
D. Không có câu trả lời đúng

Câu 12: Loại rừng nào được ưu tiên trồng ở Việt Nam:
A. Rừng phòng hộ
B. Rừng đặc dụng
C. Rừng sản xuất
D. Rừng ngập mặn

Câu 13: Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
A. Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
B. Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa acid, mưa đá, biển động khí hậu và thiên tai khác
C. Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác
D. Cả 3 lý do trên

Câu 14: Chương trình nghị sự Agenda 21 bao gồm:
A. Các giải pháp BVMT chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21
B. Các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21
C. Các giải pháp BVMT cho 21 nước tham gia
D. Các giải pháp phát triển bền vững cho 21 nước tham gia

Câu 15: Diện tích rừng ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở:
A. Tây Bắc
B. Tây Nguyên
C. Tây Nam Bộ
D. Đông Nam Bộ

Câu 16: Sắp xếp thứ tự bậc quản lý môi trường từ thấp đến cao:
A. Pha loãng hóa chất -> Xử lý cuối đường ống -> Sản xuất sạch hơn -> Hiệu quả sinh thái
B. Hiệu quả sinh thái -> Pha loãng hóa chất -> Xử lý cuối đường ống -> Sản xuất sạch hơn
C. Sản xuất sạch hơn -> Hiệu quả sinh thái -> Pha loãng hóa chất -> Xử lý cuối đường ống
D. Hiệu quả sinh thái -> Pha loãng hóa chất -> Xử lý cuối đường ống -> Sản xuất sạch hơn

Câu 17: Rừng ngập mặn ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở:
A. Cần Giờ
B. Vũng Tàu
C. Cà Mau
D. Thái Bình

Câu 18: “Đất ngập nước bao gồm: những vùng lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp”. Định nghĩa trên là theo công ước nào?
A. Công ước RAMSAR, 1971
B. Công ước CITES, 1973
C. Công ước BASEL, 1989
D. Công ước Stockholm, 2001

Câu 19: Phí bảo vệ môi trường thu được không dùng để:
A. Đầu tư phòng ngừa ô nhiễm
B. Xử lý nước thải đạt hiệu quả chuẩn môi trường
C. Đầu tư mới, nạo vét cống rãnh và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước ở các đô thị
D. Khắc phục các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Câu 20: Vai trò của rừng ngập mặn:
A. Giữ đất
B. Mở rộng bờ biển
C. Chống xâm nhập mặn
D. Điều hòa khí hậu

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)