Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 1 là đề cương ôn tập quan trọng thuộc học phần Hệ thống Thông tin Quản lý, một môn học nền tảng trong chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh và Hệ thống Thông tin tại Học viện Ngân hàng. Đề thi được biên soạn bởi ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang, giảng viên Bộ môn Tin học Kinh tế – Học viện Ngân hàng, theo chương trình giảng dạy cập nhật năm 2024. Nội dung đề trắc nghiệm đại học này tập trung vào các kiến thức cơ bản nhất như khái niệm hệ thống thông tin, các thành phần của hệ thống thông tin, vai trò của MIS trong tổ chức, các cấp độ quản lý và các loại hệ thống thông tin cơ bản. Các câu hỏi được thiết kế nhằm giúp sinh viên củng cố lý thuyết và làm quen với dạng đề thi.
Đề Trắc nghiệm Hệ thống Thông tin Quản lý trên dethitracnghiem.vn là công cụ ôn tập hiệu quả cho sinh viên Học viện Ngân hàng và các trường đại học khác. Giao diện được thiết kế thân thiện, các câu hỏi được phân loại rõ ràng theo từng chủ đề—từ khái niệm chung đến các thành phần cụ thể của hệ thống—kèm theo đáp án và giải thích chi tiết. Người dùng có thể làm bài không giới hạn số lần, lưu các câu hỏi yêu thích và theo dõi tiến độ ôn luyện qua biểu đồ kết quả cá nhân. Nhờ đó, sinh viên dễ dàng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, củng cố vững chắc kiến thức Hệ thống Thông tin Quản lý và tự tin hơn khi đối mặt với môn Hệ thống Thông tin Quản lý.
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 1
Câu 1. Các chức năng chính của hệ thống thông tin
A. thu thập, xử lý, bảo mật, phân phối thông tin
B. chuyển đổi, thu thập, bảo mật, phân phối thông tin
C. chuyển đổi, lưu trữ, bảo mật, phân phối thông tin
D. thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin
Câu 2. Ba hoạt động chính trong một hệ thống thông tin là
A. truy vấn thông tin, nghiên cứu và phân tích.
B. đầu vào, đầu ra, và phản hồi.
C. dữ liệu, thông tin và phân tích.
D. đầu vào, xử lý và đầu ra.
Câu 3. Đầu vào
A. nắm bắt các thông tin từ tổ chức và môi trường bên ngoài.
B. là thông tin trả lại cho các thành viên thích hợp của tổ chức để giúp họ đánh giá giai đoạn đầu vào.
C. chuyển dữ liệu đến những người sẽ sử dụng nó hoặc các hoạt động mà nó sẽ được sử dụng.
D. nắm bắt các dữ liệu thô từ tổ chức và môi trường bên ngoài.
Câu 4. Đầu ra được trả lại cho các thành viên thích hợp trong tổ chức để đánh giá và chỉnh sửa lại đầu vào được gọi là
A. Tiếp nhận.
B. Xử lý.
C. Tổ chức.
D. Phản hồi.
Câu 5. Doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống thông tin để đạt được 6 mục tiêu chiến lược kinh doanh là Sản phẩm, dịch vụ mới và mô hình kinh doanh mới; Thân thiện với khách hàng và nhà cung cấp; Sự sống còn của doanh nghiệp; Lợi thế cạnh tranh; Cải thiện việc ra quyết định; và
A. Tối ưu hóa công việc.
B. Tối ưu hóa hoạt động bán hàng.
C. Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
D. Tối ưu hóa tổ chức.
Câu 6. Với lựa chọn nào sau đây có thể dẫn đến Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh?
A. chỉ 1
B. 1 và 2
C. 2 và 3
D. 1, 2, và 3
Câu 7. Kết quả học tập trung bình của sinh viên trong hệ thống thông tin xử lý điểm là một ví dụ về
A. đầu vào.
B. dữ liệu thô.
C. thông tin có ý nghĩa.
D. phản hồi.
Câu 8. Với hệ thống thông tin tài chính, các phiếu thu, phiếu chi hàng ngày là một ví dụ về
A. đầu ra.
B. dữ liệu thô.
C. thông tin có ý nghĩa.
D. phản hồi.
Câu 9. Những thay đổi hiện nay đang diễn ra trong công nghệ của hệ thống thông tin, ngoại trừ
A. phát triển doanh nghiệp sử dụng “dữ liệu lớn”
B. tăng trưởng trong điện toán đám mây
C. tăng trưởng trong nền tảng PC
D. nổi lên nền tảng điện thoại di động
Câu 10. Những yếu tố môi trường chính tương tác với một tổ chức và các hệ thống thông tin của tổ chức là
A. đối thủ cạnh tranh; cơ quan quản lý; khách hàng; nhà cung cấp; nhà đầu tư
B. đối thủ cạnh tranh; lực lượng bán hàng; khách hàng; nhà cung cấp; nhà đầu tư
C. lực lượng bán hàng; cơ quan quản lý; khách hàng; nhà cung cấp; nhà đầu tư
D. đối thủ cạnh tranh; cơ quan quản lý; khách hàng; nhà cung cấp; lực lượng bán hàng
Câu 11. Các lĩnh vực góp phần cho cách tiếp cận hệ thống thông tin theo hướng hành vi là
A. tâm lý học, kinh tế học và triết học.
B. hoạt động nghiên cứu, khoa học quản lý, khoa học máy tính.
C. quản lý, tổ chức và công nghệ thông tin.
D. tâm lý học, kinh tế học, xã hội học.
Câu 12. Một chuỗi (tập hợp) các hoạt động liên quan mật thiết với nhau để đạt được một kết quả kinh doanh cụ thể được gọi là
A. Quy trình kinh doanh
B. Hoạt động kinh doanh
C. Kinh doanh
D. công việc cụ thể
E. Tổ chức
Câu 13. Bảy thành phần chính của cơ sở hạ tầng CNTT là nền tảng phần cứng máy tính; Nền tảng hệ điều hành; Phần mềm ứng dụng doanh nghiệp; Quản lý và lưu trữ dữ liệu; Nền tảng mạng/viễn thông; Nền tảng Internet; và
A. dịch vụ tư vấn tích hợp hệ thống.
B. dịch vụ tư vấn bảo trì hệ thống.
C. dịch vụ tư vấn hoạt động kinh doanh.
D. dịch vụ tư vấn triển khai ERP.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây không phải là một ví dụ về các nền tảng hệ điều hành
A. Unix
B. Linux
C. Windowns
D. Android, iOS
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không phải là một ví dụ về các nền tảng kỹ thuật số di động
A. máy tính bảng
B. Kindle
C. điện thoại di động
D. CRM
Câu 16: Chức năng nào trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho việc tiếp xúc khách hàng.
A. Tài chính và kế toán
B. Nguồn nhân lực
C. Sản xuất
D. Mua bán và marketing
Câu 17: Các quá trình kinh doanh chính khác nhau trong DN sử dụng chung một CSDL duy nhất, toàn diện, có thể sử dụng bởi các bộ phận khác của doanh nghiệp đó là hệ thống gì?
A. xử lý giao dịch
B. doanh nghiệp
C. báo cáo tự động
D. thông tin quản lý
Câu 18: Với loại Hệ thống thông tin nào cho phép DN đưa ra quyết định tốt hơn về việc tổ chức và lập kế hoạch tìm nguồn cung ứng, sản xuất và phân phối sản phẩm.
A. SCM
B. TPS
C. KMS
D. ERP
Câu 19: Với loại Hệ thống thông tin nào cho phép DN đạt được mục tiêu kinh doanh thân thiện với khách hàng và nhà cung cấp
A. CRM
B. MIS
C. ERP
D. SCM
Câu 20: Các quy trình của một công ty trong chuỗi cung ứng thực hiện các hoạt động mua sắm nguyên vật liệu của nhà cung cấp được gọi là
A. chuỗi cung ứng nội bộ của nhà cung cấp.
B. chuỗi cung ứng bên ngoài.
C. phần thượng lưu của chuỗi cung ứng.
D. phần hạ lưu của chuỗi cung ứng.
Câu 21: Một chuỗi cung ứng được thúc đẩy bởi đơn hàng thực tế hoặc sự mua hàng thực tế của khách hàng đi theo mô hình nào?
A. dựa trên kéo
B. sản xuất để dự trữ
C. dựa trên đẩy
D. bổ sung theo định hướng
Câu 22: Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng tích hợp các nghiệp vụ nào sau đây:
A. bán hàng, dịch vụ, quảng cáo.
B. mua hàng, dịch vụ, tiếp thị.
C. bán hàng, mua hàng, quảng cáo.
D. bán hàng, dịch vụ, tiếp thị.
Câu 23: Tất cả những điều sau đây là đặc điểm chính của các tổ chức ngoại trừ
A. quy trình kinh doanh
B. môi trường
C. mục tiêu
D. phong cách lãnh đạo
Câu 24: Các chi phí phát sinh bởi một công ty cho việc giám soát và động viên nhà quản lý để nhà quản lý cống hiến hết sức lực cho công ty được gọi là
A. chi phí giao dịch.
B. chi phí bảo quản.
C. chi phí khác biệt.
D. chi phí đại diện.
Câu 25: Theo lý thuyết đại diện, công ty được nhìn nhận như là một
A. thực thể thống nhất, lợi nhuận tối đa.
B. tổ chức lực lượng đặc nhiệm phải đáp ứng với thay đổi môi trường nhanh chóng.
C. nỗ lực kinh doanh.
D. “mối quan hệ của các hợp đồng” giữa các bên có liên quan.
Câu 26: Theo nghiên cứu về rào cản đến sự thay đổi trong tổ chức, bốn thành phần phải được thay đổi trong một tổ chức để thực hiện thành công một hệ thống thông tin mới là
A. môi trường, tổ chức, cơ cấu, và nhiệm vụ.
B. công nghệ, con người, văn hóa, và cơ cấu.
C. tổ chức, văn hóa, quản lý, và môi trường.
D. Các nhiệm vụ/công việc, công nghệ, con người, và cơ cấu.
Câu 27: Với mô hình lực lượng cạnh tranh của Porter, tất cả những điều sau đây là lực lượng cạnh tranh ngoại trừ
A. nhà cung cấp.
B. các đối thủ tiềm năng.
C. nhà quản lý.
D. khách hàng.
Câu 28: Tất cả những điều sau đây làm tăng áp lực từ nhà cung cấp ngoại trừ
A. số lượng nhà cung cấp trong ngành giảm.
B. vị trí độc quyền của nhà cung cấp.
C. chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cao.
D. nhu cầu khách hàng trong ngành giảm.
Câu 29: Internet làm tăng khả năng mặc cả cho nhà cung cấp bằng cách
A. loại bỏ các nhà phân phối và các trung gian khác đứng giữa họ và người dùng.
B. làm cho sản phẩm có sẵn hơn.
C. làm cho thông tin có sẵn cho tất cả mọi người.
D. giảm chi phí giao dịch.
Câu 30: Internet làm tăng mối đe dọa từ những người mới bằng cách
A. giảm chi phí giao dịch.
B. làm cho sản phẩm có sẵn hơn.
C. làm cho thông tin có sẵn cho tất cả mọi người.
D. giảm rào cản gia nhập.
Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 1
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 2
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 3
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 4
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 5
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 6
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 7
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 8
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 9
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 10
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 11
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 12
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 13
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 14
Trắc Nghiệm Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – Đề 15