Trắc nghiệm Nhi khoa – Đề 3

Năm thi: 2023
Môn học: Nhi khoa
Trường: Đại học Y Dược TPHCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Ngọc
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Nhi khoa
Trường: Đại học Y Dược TPHCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Ngọc
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Nhi khoa – Đề 3 là một trong những bài kiểm tra ôn tập dành cho sinh viên chuyên ngành Nhi khoa tại các trường đại học y dược, như Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi này giúp sinh viên củng cố và kiểm tra lại kiến thức chuyên môn liên quan đến các bệnh lý và điều trị dành cho trẻ em, từ sơ sinh đến tuổi thiếu niên.

Được biên soạn bởi những giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa, như PGS.TS. Lê Thị Ngọc Dung từ Đại học Y Dược TP.HCM, đề thi này bao gồm các câu hỏi về sinh lý, bệnh lý và phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ, đòi hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức chuyên sâu để có thể giải quyết. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và tham gia làm kiểm tra ngay dưới đây nhé!

Bài kiểm tra trắc nghiệm Nhi khoa online – Đề 3

Câu 1: Biểu đồ cân nặng và chiều cao của một trẻ gọi là chậm phát triển thể chất khi nằm dưới mức – 1 SD (theo độ lệch chuẩn) và dưới mức 3 % (theo bách phân vị hay còn gọi là percentile).
A. Đúng
B. Sai

Câu 2: Một trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy từ hơn 2 tuần, từ ngày hôm qua cháu đã đại tiện phân bình thường. Vì mẹ thấy cháu gầy nên đem đến phòng khám nhi để khám. Trong trường hợp này anh hay chị sẽ thực hiện:
A. Hỏi xem thử cháu có ăn uống tốt không
B. Hỏi tiền sử sinh
C. Khám nội khoa và xác định biểu đồ tăng trưởng
D. Tất cả các câu trả lời đều đúng

Câu 3: Một trẻ gái 11 tháng tuổi, có cân nặng và tuổi thai lúc sinh tương ứng với 40 tuần thai. Thời kỳ sơ sinh bình thường. Mẹ thấy cháu đã 11 tháng tuổi mà chưa mọc răng, nên đem cháu đến khám bác sĩ để xin đơn thuốc mua calcium cho cháu uống. Để có hướng tư vấn cho bà mẹ, đánh giá sự phát triển thể chất của cháu bé dựa vào:
A. Cân nặng theo số răng mọc
B. Cân nặng theo chiều cao
C. Vòng cánh tay theo tuổi
D. Tuổi răng theo ngày tháng năm sinh

Câu 4: Một trẻ trai 30 tháng tuổi, có cân nặng lúc sinh 2500 gr, lúc 9 tháng đi tiêm chủng sởi cân nặng 8 kg, từ 11 tháng cháu thường bị ỉa chảy. Theo dõi 1 trong các chỉ số đánh giá sự phát triển thể chất của cháu bé bằng cách thiết lập biểu đồ:
A. Cân nặng
B. Số răng mọc
C. Tuổi xương
D. Vòng đầu

Câu 5: Để đánh giá sự trưởng thành trong phát triển thể chất trẻ em, người ta thường sử dụng:
A. Tuổi mọc các loại răng
B. Tuổi theo ngày tháng năm sinh
C. Tuổi xương
D. Tuổi dậy thì

Câu 6: Về những chỉ số đánh giá sự trưởng thành trong quá trình phát triển thể chất ở trẻ em, anh hay chị chọn câu nào sau đây:
A. Tuổi mọc các loại răng, tuổi theo chiều cao
B. Tuổi theo ngày, tháng năm sinh
C. Cân nặng so với tuổi, vòng đầu so với tuổi
D. Tuổi xương, tuổi theo cân nặng

Câu 7: Chỉ số đánh giá sự truởng thành trong phát triển thể chất trẻ em:
A. Phim xương cột sống
B. Số răng mọc
C. Phim xương bàn tay trái
D. Kích thước tinh hoàn

Câu 8: Trẻ nam 13 tháng tuổi, cân nặng 8 kg, chiều cao 72 cm, mẹ cháu cho là cháu bị suy dinh dưỡng. Bác sĩ không có biểu đồ cân nặng và chiều cao trong tay. Để tư vấn cho bà mẹ cần dựa vào:
A. Khám toàn thân nếu trẻ khoẻ thì kết luận bình thường
B. Hỏi chiều cao, cân nặng lúc sinh rồi tính nhanh theo công thức
C. Công thức tính nhanh cân nặng và chiều cao
D. Đánh giá phát triển tinh thần – vận động

Câu 9: Thường sử dụng biểu đồ tăng trưởng vòng đầu để theo dõi đường kính vòng đầu:
A. Năm thứ 2
B. Năm thứ 3
C. Năm đầu tiên
D. Tất cả các câu trả lời đều sai

Câu 10: Theo dõi phát hiện những khiếm khuyết trong quá trình phát triển tinh thần – vận động của trẻ là thật sự cần thiết. Trẻ phải được theo dõi từ khi sinh cho đến độ tuổi nào sau đây:
A. 1 tháng – 3 tuổi
B. 18 tháng
C. 2 tuổi
D. 5 tuổi(tiền học đường)

Câu 11: Bé gái 12 tháng tuổi sinh ra bình thường, 3 tháng tuổi bị co giật, sau đó hay khóc, ngủ không yên giấc. Đến 6 tháng cổ cháu mới cứng, 9 tháng mới biết ngồi. Mẹ cháu cho rằng con mình bị chậm phát triển trí tuệ. Anh hay chị có lời tư vấn nào sau đây cho người mẹ:
A. Cứ theo dõi tiếp cho đến 2 tuổi
B. Cứ theo dõi tiếp cho đến 18 tháng
C. Theo dõi thường xuyên và tập luyện cho đến 3 tuổi
D. Cho uống thuốc bổ thần kinh

Câu 12: Bé gái 12 tháng tuổi sinh ra bị ngạt, cháu nhút nhát khóc thét khi gặp người lạ, ngồi chưa vững. Mẹ cháu cho rằng cháu còn bé từ từ sẽ phát triển sau. Theo bạn hiểu biết của người mẹ là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 13: Phát triển tinh thần – vận động của trẻ em là sự phát triển song song của trẻ trên 2 phương diện:
A. Thần kinh, tinh thần
B. Thần kinh cơ, tinh thần
C. Vận động, trí tuệ
D. Trí tuệ và nhận biết

Câu 14: Một trẻ gái 3 ngày tuổi, mẹ than phiền cháu ngủ nhiều quá. Anh hay chị có lời tư vấn nào sau đây cho người mẹ:
A. Tính số giờ ngủ trong ngày nếu > 16 giờ là bất thường
B. Phải đánh thức cháu dậy
C. Tính số giờ ngủ trong ngày và đêm nếu quá 18 giờ là bất thường
D. Tuỳ ngày nhưng trung bình một ngày trẻ sơ sinh ngủ 20 giờ là bình thường

Câu 15: Đánh giá phát triển tinh thần vận động là đánh giá những hoạt động nào sau đây:
A. Tiếng khóc, số giờ ngủ, số lần bú
B. Sự thức tỉnh, số lần bú, số lần đi tiểu
C. Vận động thô, vận động tinh tế, ngôn ngữ
D. Cân nặng, chiều cao và vòng đầu

Câu 16: Để khám phát triển tinh thần vận động trẻ em, anh hay chị phải chú ý:
A. Giao tiếp xã hội
B. Ngôn ngữ
C. Điều kiện khám
D. Vận động thô

Câu 17: Trẻ 4 tháng tuổi mẹ khai cháu chưa lật được. Khám đánh giá phát triển vận động – tinh thần về tiết mục vận động thô:
A. Khám khả năng giao tiếp với xã hội
B. Khám vận động tinh tế của bàn tay
C. Hỏi xem cháu có bệnh lý gì không
D. Cho trẻ nằm sấp quan sát trẻ

Câu 18: Trẻ 6 tháng tuổi chưa tự lật. Cháu bé này được đánh giá phát triển tinh thần – vận động:
A. Chậm
B. Không chậm
C. Chưa kết luận được
D. Tất cả các câu đều đúng

Câu 19: Trẻ 6 tháng tuổi, được đánh giá phát triển tinh thần – vận động bình thường nếu đạt được mốc phát triển nào sau đây trong tiết mục vận động thô:
A. Lật lại, ngồi có dựa
B. Nằm sấp đầu ngẩng 90 độ
C. Ngồi vững
D. Có khuynh hướng giảm trương lực cơ

Câu 20: Trẻ 12 tháng tuổi được đem khám bác sĩ nhi khoa vì mẹ thấy cháu chưa đi được trong khi bé gái con hàng xóm cùng tuổi thì đã đi vững. Để đánh giá tiết mục vận động thô ở độ tuổi 12 tháng cháu này được đánh giá:
A. Đạt được những mốc phát triển vận động thô ở 12 tháng tuổi là phát triển bình thường
B. Giới hạn chậm nhất của biết đi là 16 – 18 tháng
C. Có chậm phát triển
D. Không chậm phát triển

Câu 21: Phát biểu rằng: phản xạ nắm trong khu vực vận động tinh tế để đánh giá phát triển tinh – thần vận động trẻ em rõ vào tháng thứ 2 và ít rõ vào tháng thứ 1.
A. Đúng
B. Sai

Câu 22: Về tiết mục phản xạ nắm ở 3 – 4 tháng tuổi trong khu vực vận động tinh tế để đánh giá phát triển tinh – thần vận động trẻ em, anh hay chị chọn câu nào sau đây:
A. Phản xạ cảm xúc – vận động
B. Phản xạ nguyên thuỷ tuỷ sống chỉ có ở thời kỳ sơ sinh
C. Biểu hiện khi lòng bàn tay trẻ tiếp xúc với một vật nào đó
D. Biến mất thay vào đó là sự nắm bàn tay có ý thức, bàn tay mở ra để nắm giữ được đồ vật đặt vào tay nó

Câu 23: Bé gái 12 tháng tuổi chưa biết ngồi, được đem khám nhi khoa để đánh giá phát triển tinh thần – vận động. Bác sĩ khám đánh giá phát triển tinh thần – vận động khi khám đến tiết mục vận động tinh tế ghi nhận: để một vật trước mặt đứa trẻ dùng bàn tay nắm vật đó trong lòng bàn tay và các ngón tay, đưa đồ vật này vào miệng. Cháu bé này:
A. Cần được hẹn tái khám tiếp để theo dõi vì trẻ chưa đạt được mốc phát triển vận động của 12 tháng tuổi
B. Cần được khám tiếp các tiết mục khác mới đánh giá được
C. Được đánh giá phát triển vận động tinh tế phù hợp lứa tuổi
D. Được đánh giá phát triển vận động tinh tế chậm hơn so với tuổi

Câu 24: Đứa trẻ cầm nắm đồ vật một cách có ý thức, nới lỏng đồ vật đang cầm trong tay một cách chính xác, thích ném đồ vật vào nhau là mốc phát triển vận động tinh tế của lứa tuổi:
A. 15- 18 tháng
B. 8-10 tháng
C. 11 -12 tháng
D. 6 – 8 tháng

Câu 25: Trẻ đã 18 tháng tuổi có khả năng nói 2-3 tiếng, nói tiếng nói riêng của mình không giải thích điều gì được nhưng tương ứng với nhưng tình huống rất chính xác, hiểu được ý nghĩa của nhiều câu nói, biết lắc đầu phủ định. Đánh giá phát triển tinh thần – vận động của trẻ là:
A. Bình thường
B. Bình thường nếu không có các bệnh lý khác
C. Bình thường nếu hỏi bệnh sử và tiền sử sinh ghi nhận không có gì đặc biệt
D. Theo dõi thêm

Câu 26: Trong đánh giá phát triển tinh thần – vận động, tiết mục hiểu biết của trẻ được ghi nhận vào lúc trẻ:
A. 4 tháng tuổi
B. 5 tháng tuổi
C. 6 tháng tuổi
D. 12 tháng tuổi

Câu 27: Đứa trẻ 12 tháng tuổi được đánh giá phát triển vận động tinh thần khi khám đến tiết mục ngôn ngữ, trẻ đạt được mốc phát triển bình thường là trẻ:
A. Biết gọi ba má
B. Hiểu được một vài từ, một vài câu nói quen thuộc
C. Nói được một câu 3 từ
D. Hiểu một câu nói ngắn

Câu 28: Đứa trẻ 6 tháng tuổi biết bắt đầu phát âm bập bẹ là sự phát triển ngôn ngữ:
A. Bình thường
B. Chậm so với tuổi
C. Rất chậm so với tuổi
D. Chưa kết luận được

Câu 29: Đứa trẻ bắt đầu biết nói “Ba” “Mẹ”, lạ khóc là mốc phát triển của lứa tuổi:
A. 4 – 6 tháng
B. 12 tháng
C. 9 tháng
D. 18 tháng

Câu 30: Đứa trẻ 18 tháng tuổi biết nói 2 – 3 từ không rõ là mốc phát triển ngôn ngữ:
A. Bình thường
B. Chậm
C. Rất chậm
D. Chưa đánh giá được

Câu 31: Đứa trẻ 12 tháng tuổi phát triển tinh thần – vận động bình thường là trẻ biết thực hiện tiết mục nào sau đây:
A. Nói được câu 2 từ
B. Biết gọi Ba, Mẹ
C. Hiểu một số câu nói quen thuộc
D. Bập bẹ phát âm nhiều từ có nghĩa

Câu 32: Trẻ 6 tháng tuổi phát triển tinh thần – vận động bình thường là trẻ đạt được các tiết mục nào sau đây:
A. Bắt đầu biết lạ khóc
B. Biết bập bẹ phát âm
C. Bắt đầu phát âm được nhiều từ
D. Chưa phát âm được từ nào

Câu 33: Đứa trẻ 18 tháng tuổi phát triển tinh thần – vận động bình thường là trẻ biết thực hiện tiết mục nào sau đây:
A. Nói được 2 – 3 từ không rõ
B. Nói được câu 2 từ
C. Biết gọi Ba, Mẹ
D. Hiểu câu nói ngắn

Câu 34: Để đánh giá phát triển tinh thần – vận động của trẻ em, người ta thường dựa vào mấy khu vực:
A. 1
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 35: Mốc phát triển tinh thần – vận động của trẻ em 4 tháng tuổi, trẻ biết thực hiện tiết mục nào sau đây:
A. Biết nhìn theo vật di động
B. Biết gọi Ba, Mẹ
C. Biết phát âm được một từ
D. Biết nhìn các ngón tay, bàn tay mình

Câu 36: Đứa trẻ 12 tháng tuổi phát triển tinh thần – vận động bình thường là trẻ biết thực hiện tiết mục nào sau đây:
A. Biết gọi Ba, Mẹ
B. Biết đứng vững khi có người đỡ
C. Biết tự mình đứng dậy
D. Nói được câu 3 từ

Câu 37: Trẻ 12 tháng tuổi phát triển tinh thần – vận động bình thường là trẻ biết thực hiện tiết mục nào sau đây:
A. Biết tự đứng dậy
B. Biết vịn đứng dậy
C. Nói được câu 3 từ
D. Biết gọi Ba, Mẹ

Câu 38: Trẻ 9 tháng tuổi phát triển tinh thần – vận động bình thường là trẻ biết thực hiện tiết mục nào sau đây:
A. Biết vịn đứng dậy
B. Biết ngồi vững
C. Biết tự mình đứng dậy
D. Biết gọi Ba, Mẹ

Câu 39: Trẻ 6 tháng tuổi phát triển tinh thần – vận động bình thường là trẻ biết thực hiện tiết mục nào sau đây:
A. Biết ngồi với sự giúp đỡ
B. Biết vịn đứng dậy
C. Biết gọi Ba, Mẹ
D. Nói được câu 3 từ

Câu 40: Đứa trẻ 2 tháng tuổi phát triển tinh thần – vận động bình thường là trẻ biết thực hiện tiết mục nào sau đây:
A. Biết phát ra âm thanh khi người lớn nói chuyện
B. Biết gọi Ba, Mẹ
C. Biết phát âm được một từ
D. Biết cầm đồ chơi trong tay

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)