Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản – Đề 1

Năm thi: 2023
Môn học: Điều Dưỡng
Trường: Tổng Hợp
Người ra đề: PGS. TS. Trần Thị Tuyết Hồng
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Điều dưỡng
Năm thi: 2023
Môn học: Điều Dưỡng
Trường: Tổng Hợp
Người ra đề: PGS. TS. Trần Thị Tuyết Hồng
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Điều dưỡng

Mục Lục

Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản là một tập hợp các bài kiểm tra quan trọng trong chương trình học của môn Điều dưỡng cơ bản. Những đề thi này được biên soạn và tổng hợp từ các trường đại học uy tín như Đại học Y Dược – Đại học Huế, Đại học Y Hà Nội, và Đại học Y Dược TP.HCM, nhằm đánh giá năng lực của sinh viên trong các kỹ năng cơ bản về chăm sóc bệnh nhân, xử lý tình huống lâm sàng, và kiến thức lý thuyết điều dưỡng. Đặc biệt, bộ đề này thường được các giảng viên có chuyên môn sâu rộng như PGS. TS. Trần Thị Tuyết Hồng tại Đại học Y Dược TP.HCM biên soạn và chỉnh lý, đảm bảo độ chính xác và phù hợp với chuẩn mực giáo dục. Đây là những bài thi dành cho sinh viên năm nhất và năm hai ngành Điều dưỡng, giúp họ củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi quan trọng.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá bộ đề thi này và thử sức ngay bây giờ!

Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản – Đề 1

Câu 1: Thân nhiệt ngoại vi cũng thay đổi theo từng vị trí lấy nhiệt độ?
A. Đúng
B. Sai

Câu 2: Động mạch dùng để đo huyết áp ở cánh tay là động mạch quay?
A. Đúng
B. Sai

Câu 3: Nhịp thở ở người lớn bình thường từ 16-20 lần/phút?
A. Đúng
B. Sai

Câu 4: Sau khi đo dấu hiệu sống, dùng bút đỏ để kẻ kết quả của nhiệt độ vào bảng mạch nhiệt?
A. Đúng
B. Sai

Câu 5: Trong việc đo dấu hiệu sống câu nào sau đây SAI:
A. Trước khi đo các dấu hiệu sống bệnh nhân phải được nằm nghỉ tại giường ít nhất là 15 phút
B. Mỗi ngày đo 2 lần sáng chiều cách nhau 8 giờ. Trừ trường hợp đặc biệt do bác sĩ chỉ định
C. Nếu nghi ngờ kết quả khi đo HA hoặc nhiệt độ thì phải tiến hành lại ngay hoặc dùng dụng cụ khác, hoặc bệnh nhân khác để đo rồi so sánh
D. Người điều dưỡng có thể hướng dẫn để bệnh nhân tự đo

Câu 6: Tần số mạch tăng trong những trường hợp sau:
A. Cường giáp
B. Suy giáp
C. Nhiệt độ tăng
D. Câu a, c đúng

Câu 7: Vị trí để nhiệt kế khi đo nhiệt độ ở miệng
A. Đặt nhiệt kế ở khoang miệng
B. Đặt nhiệt kế ở trên lưỡi
C. Đặt nhiệt kế ở tiền đình miệng
D. Đặt nhiệt kế ở dưới lưỡi

Câu 8: Động mạch được dùng để đo huyết áp ở chi dưới
A. Động mạch đùi chung
B. Động mạch đùi sâu
C. Động mạch kheo
D. Động mạch cẳng chân

Câu 9: Tai biến nào sau đây KHÔNG PHẢI của kỹ thuật rửa dạ dày:
A. Nhịp nhanh
B. Tổn thương dạ dày, thực quản
C. Viêm phổi hít
D. Sặc sữa

Câu 10: Nhịp thở Kussmaul được mô tả như sau:
A. Hít vào sâu – ngừng thở ngắn – thở ra nhanh sau đó ngừng thở kéo dài hơn rồi lại tiếp chu kỳ khác như trên
B. Ngừng thở ngắn rồi thở ra nhanh và sâu
C. Thở nông nhẹ rồi ngừng thở ngắn, sau đó thở ra sâu
D. Ngừng thở chừng 15 – 20 giây, rồi bắt đầu thở nông nhẹ rồi dần trở nên nhanh, sâu, mạnh. Sau đó chuyển thành nhẹ, nông rồi ngừng lại để bắt đầu một chu kỳ khác

Câu 11: Khi nào thì được gọi là huyết áp kẹt:
A. Hiệu số HA (giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu) < 50 mmHg
B. Hiệu số HA < 40 mmHg
C. Hiệu số HA < 30 mmHg
D. Hiệu số HA < 20 mmHg

Câu 12: Trường hợp nào sau đây, ống tube levin đã được đặt ĐÚNG vào trong vị trí của dạ dày: (1). Dùng bơm tiêm 50ml hút, nếu thấy dịch chảy ra nhỏ vào giấy quỳ tím, quỳ tím chuyển sang màu đỏ (2). Lấy đầu ống thông đưa vào cốc nước, thấy sủi bọt khí. (3). Dùng bơm tiêm 50ml bơm một lượng không khí vào ống thông, đồng thời đặt ống nghe lên vùng thượng vị nghe thấy tiếng ục ục:
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2)
C. (1), (3)
D. (2), (3)

Câu 13: Người điều dưỡng cần phải rửa tay thường quy trong các trường hợp sau:
A. Trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
B. Trước khi thực hiện: tiêm truyền, thay băng
C. Trước khi thực hiện hoặc phụ các bác sỹ thực hiện các thủ thuật ngoại khoa
D. Câu A, B đúng

Câu 14: Mục đích của mang găng vô khuẩn:
A. Duy trì sự vô trùng trong quá trình thao tác
B. Thực hiện các thao tác được thuận lợi hơn
C. Tránh truyền vi khuẩn từ môi trường ngoài vào cơ thể bệnh nhân và ngược lại
D. Câu A, C đúng

Câu 15: Trong khi mặc áo choàng vô khuẩn câu nào sau đây SAI:
A. Chỉ cầm vào mặc trong của áo nếu tự mặc áo cho mình
B. Nếu áo choàng bị tiếp xúc với vùng hữu trùng thì phải thay áo khác
C. Mang găng tay vô khuẩn rồi mới mặc áo để tránh nhiễm khuẩn
D. Tránh để áo chạm vào bàn dụng cụ

Câu 16: Trong khi mang găng vô khuẩn câu nào sau đây SAI:
A. Không bao giờ được chạm vào mặt ngoài của găng
B. Nắm vào mí gấp của cổ găng tay để lấy găng ra
C. Luôn luôn phải có một người phụ giúp trong khi mang găng
D. Đưa tay đã đeo găng lấy nốt găng còn lại

Câu 17: Mục tiêu quan trọng nhất và đầu tiên của hồi sức tim phổi là ngăn được tổn thương không phục hồi được do thiếu oxy tại:
A. Não
B. Tim
C. Thận
D. Phổi

Câu 18: Sau khi băng vết thương xong, nhân viên y tế cần đánh giá: (1) Những thay đổi tuần hoàn (2) Tình trạng vùng da (3) Mức độ dễ chịu (4) Sự vận động của bệnh nhân
A. (1) đúng
B. (1), (2) đúng
C. (1), (2), (3) đúng
D. (1), (2), (3), (4) đúng

Câu 19: Buộc dây garot trong tiêm tĩnh mạch phải cách vị trí tiêm chừng 5 -7 cm?
A. Đúng
B. Sai

Câu 20: Trong lấy mẫu xét nghiệm máu thì phải để hút máu xong mới tháo garo?
A. Đúng
B. Sai

Câu 21: Tai biến có thể xảy ra khi chọc dò màng bụng: 1. Chọc rách tĩnh mạch mạc nối lớn hoặc tĩnh mạch mạc treo tràng 2. Viêm phúc mạc 3. Xuất huyết trong ổ bụng 4. Phù phổi cấp
A. 1,2 đúng
B. 1,2.3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng

Câu 22: Chức năng thận và bàng quang ở người già thay đổi như thế nào 1. Tốc độ lọc cầu thận giảm 2. Khả năng cô đặc nước tiểu của thận giảm 3. Bàng quang giảm trương lực 4. Bàng quang giảm thể tích
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng

Câu 23: Quy trình theo thứ tự đúng khi tiến hành phụ giúp chọc dò màng phổi:
A. Bộc lộ vùng chọc, mở khăn vô khuẩn, đưa găng tay cho Bác sỹ, sát khuẩn vị trí chọc
B. Bộc lộ vùng chọc, mở khăn vô khuẩn, sát khuẩn vị trí chọc, đưa găng tay cho Bác sỹ
C. Mở khăn vô khuẩn, bộc lộ vùng chọc, sát khuẩn vị trí chọc, đưa găng tay cho Bác sỹ
D. Bộc lộ vùng chọc, sát khuẩn vị trí chọc, mở khăn vô khuẩn, đưa găng tay cho Bác sỹ

Câu 24: Khi nhận định một bệnh nhân bị bí tiểu, những nguyên nhân nào sau đây có thể gặp 1. Tổn thương thần kinh cảm giác chi phối bàng quang 2. Tắc nghẽn ở niệu đạo 3. Tắc nghẽn ở cổ bàng quang 4. Suy thận cấp:
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng

Câu 25: Băng treo tam giác chi trên: 1.Dùng để nâng đỡ cánh tay khi bị bong gân hoặc gãy. 2. Bệnh nhân gấp khủy 900 , cẳng tay bắt chéo trước ngực. 3. Để cạnh đáy của băng ở cổ tay, còn đỉnh của tam giác thì nằm ở khuỷu. 4. Khi buộc hai dây với nhau ở cổ, nên để nút cột một bên
A. 1,2 đúng
B. 1,2.3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng

Câu 26: (A) Các triệu chứng nhiễm trùng ở người già biểu hiện rất đặc trưng VÌ (B) cơ chế miễn dịch ở người già kém hơn ở những người trẻ:
A.  (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) có liên quan nhân quả
B. (A) đúng, (B) đúng; A và B không có liên quan nhân quả
C. (A) đúng, (B) sai
D. (A) sai, (B) đúng

Câu 27: Băng cuộn cao su (Esmarch): Rộng 5 – 8cm, dài 1 – 2m. c. Dùng để garô cầm máu, trong sơ cứu đứt động mạch d. Dùng để Esmarch trong phẫu thuật chi trên, chi dưới e. Tất cả đều đúng
A.  Rộng 5 – 8cm, dài 1 – 2m
B. Dùng để garô cầm máu, trong sơ cứu đứt động mạch
C. Dùng để Esmarch trong phẫu thuật chi trên, chi dưới
D. Tất cả đều đúng

Câu 28: Khả năng gây bệnh của tác nhân nhiễm trùng phụ thuộc vào những yếu tố sau: 1. Số lượng của vi sinh vật 2. Độc lực của vi sinh vật 3. Khả năng đi vào và sống trên vật chủ 4. Kích thước của vi sinh vật
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng

Câu 29: Qui trình băng chữ T: 1. Cho bệnh nhân nằm nghiêng 2. Nâng hông bệnh nhân lên, luồn dải ngang vào trên mào chậu 3. Dải dọc kéo xuống mông qua đáy chậu, cố định vào giữa dải ngang 4. Ðánh giá sau băng từ các động tác đi, đứng, nằm của bệnh nhân
A. 1,2 đúng
B. 1,2.3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng

Câu 30: Trong quá trình rửa tay ngoại khoa, điều dưỡng phải để tay cao trên mức khuỷu tay. Điều dưỡng đang theo nguyên tắc nào sau đây:
A. Các vật dụng hay các vùng vô khuẩn trở nên nhiễm khuẩn do tiếp xúc lâu với không khí
B. Một vật vô khuẩn trở nên bị nhiễm bẩn nếu bị chảy các dịch bẩn khác vào
C. Chỉ các vật dụng vô khuẩn mới có thể được đặt vào vùng vô khuẩn
D. Các vật hay các vùng ở bên dưới eo cơ thể người là nhiễm khuẩn

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)