Trắc nghiệm Nhi khoa – Đề 5

Năm thi: 2023
Môn học: Nhi khoa
Trường: Đại học Y Dược TPHCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Ngọc
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Nhi khoa
Trường: Đại học Y Dược TPHCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Ngọc
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Nhi khoa – Đề 5 là một trong những bài kiểm tra ôn tập dành cho sinh viên chuyên ngành Nhi khoa tại các trường đại học y dược, như Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi này giúp sinh viên củng cố và kiểm tra lại kiến thức chuyên môn liên quan đến các bệnh lý và điều trị dành cho trẻ em, từ sơ sinh đến tuổi thiếu niên.

Được biên soạn bởi những giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa, như PGS.TS. Lê Thị Ngọc Dung từ Đại học Y Dược TP.HCM, đề thi này bao gồm các câu hỏi về sinh lý, bệnh lý và phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ, đòi hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức chuyên sâu để có thể giải quyết. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và tham gia làm kiểm tra ngay dưới đây nhé!

Bài kiểm tra trắc nghiệm Nhi khoa online – Đề 5

Câu 1: Cho trẻ ăn theo ô vuông thức ăn ngay từ lúc bắt đầu ăn dặm.
A. Đúng
B. Sai

Câu 2: Thức ăn hỗn hợp cơ bản bao gồm các chất: Gạo, đậu, thịt cá, rau quả và dầu mở.
A. Đúng
B. Sai

Câu 3: Nuôi nhân tạo là biện pháp được chọn lựa khi sữa mẹ ít.
A. Đúng
B. Sai

Câu 4: Để trẻ ngậm bắt vú tốt thì cần để cằm của trẻ không chạm vào vú mẹ.
A. Đúng
B. Sai

Câu 5: Người ta nhận thấy rằng để mẹ có nhiều sữa thì không nên cho trẻ bú về đêm vì khi trẻ bú về đêm thì mẹ rất mệt.
A. Đúng
B. Sai

Câu 6: Trong sữa mẹ lượng canxi ít nên trẻ bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú sữa công nghiệp.
A. Đúng
B. Sai

Câu 7: Cho trẻ bú về đêm sẽ làm cho prolactine được tiết ra nhiều giúp cho phản xạ xuống sữa (tiết sữa) được tăng cường.
A. Đúng
B. Sai

Câu 8: Dinh dưỡng trẻ em bao gồm cả dinh dưỡng của bà mẹ trong thời gian mang thai.
A. Đúng
B. Sai

Câu 9: Tầm quan trọng hàng đầu của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là:
A. Làm cho trẻ chậm phát triển về mặt thể chất
B. Gây nên tình trạng trì trệ về mặt tinh thần kinh cho trẻ
C. Nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ
D. Một bệnh phổ biến ở trẻ em tại các nước đang phát triển

Câu 10: Theo thống kê năm 2000, ở Việt Nam tỉ lệ trẻ em bị SDD thể nhẹ cân vào khoảng:
A. < 20%
B. 20 – 25%
C. > 25 – 30%
D. > 30 – 35%

Câu 11: Ở nước ta, từ năm 1995 đến năm 1999, tỷ lệ SDD giảm trung bình mỗi năm là:
A. 0.5%
B. 1%
C. 1.5%
D. 2%

Câu 12: Nhóm tuổi bị suy dinh dưỡng nhiều nhất là:
A. < 6 tháng tuổi
B. 6 – 24 tháng tuổi
C. 25 – 36 tuổi
D. 37 – 47 tháng tuổi

Câu 13: Sau đây là các yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng, ngoại trừ:
A. Trẻ hay bị nhiễm trùng tái diễn
B. Trẻ sinh non tháng
C. Trẻ sống ở nông thôn
D. Trẻ không bú sữa mẹ

Câu 14: Nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam là:
A. Bệnh lý nhiễm trùng, nhất là do lao và sởi
B. Thiếu kiến thức nuôi con và chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa tốt
C. Mạng lưới y tế chưa tốt, không kiểm soát được dịch bệnh
D. Chương trình phòng và chữa bệnh trẻ chưa đúng mức

Câu 15: Ở nước ta theo thống kê năm 2000, vùng có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao nhất là:
A. Vùng Đồng bằng Bắc bộ
B. Vùng Nam trung bộ
C. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
D. Vùng Tây Nguyên

Câu 16: Trẻ nào sau đây có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao nhất:
A. Con đầu
B. Trong gia đình đông con
C. Mồ côi mẹ
D. Trẻ ở nông thôn

Câu 17: Tổn thương tim ở trẻ suy dinh dưỡng nặng:
A. Cơ tim nhão, tẩm nhuận nhiều chất mỡ
B. Bị nhồi máu cơ tim
C. Teo nhỏ
D. Các van tim bị hở

Câu 18: Ở trẻ bị suy dinh dưỡng, có sự thay đổi ở ống tiêu hóa như sau:
A. Tăng bài tiết acide trong dịch vị gây nên hiện tượng loét.
B. Thành ruột bị mỏng nhưng các tế bào hấp thu ít bị tổn thương
C. Sự tiết mật và muối mật ít bị tổn thương
D. Hiện tượng đổi mới niêm mạc ruột bị chậm lại

Câu 19: Những biến đổi của hệ thống miễn dịch trong suy dinh dưỡng:
A. Tuyến ức teo dẫn đến ức chế miễn dịch thể dịch
B. Đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào ít bị tổn thương
C. Chức năng bạch cầu đa nhân và các thành phần bổ thể ít thay đổi
D. Giảm IgA tiết gây nên giảm đáp ứng miễn dịch tại chỗ niêm mạc

Câu 20: Phương pháp phân độ suy dinh dưỡng theo lớp mỡ dưới da:
A. Ít được áp dụng trong cộng đồng, chỉ dùng tại bệnh viện
B. Không áp dụng đúng và rộng rãi cho mọi trẻ suy dinh dưỡng
C. Dùng để đánh giá suy dinh dưỡng do thiếu đạm
D. Được áp dụng trong cộng đồng để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ

Câu 21: Đo vòng cánh tay là kỹ thuật:
A. Dễ làm, độ chính xác cao
B. Khó thực hiện nhưng độ tin cậy cao
C. Bà mẹ có thể theo dõi sự tăng trưởng của con từ lúc mới sinh đến tuổi trưởng thành một cách dễ dàng
D. Dùng để đánh giá SDD ở trẻ 1- 5 tuổi, áp dụng rộng rãi trong cộng đồng

Câu 22: Chỉ số cân nặng /tuổi ( CN/T):
A. Là chỉ số chính để đánh giá SDD nhưng có hạn chế lớn khi trẻ bị phù.
B. Được dùng để đánh giá suy dinh dưỡng trong mọi trường hợp
C. Ít được sử dụng ở cộng đồng để phân loại suy dinh dưỡng
D. Chỉ dùng khi có biểu đồ tăng trưởng

Câu 23: Khi trẻ có cân nặng/ tuổi giảm thì gọi là suy dinh dưỡng:
A. Thể nhẹ cân
B. Thể còi cọc
C. Thể gầy mòn
D. Thể cấp tính

Câu 24: Triệu chứng bắt buộc phải có ở thể Kwashiorkor là:
A. Teo cơ
B. Mất lớp mỡ dưới da
C. Mảng sắc tố
D. Phù

Câu 25: Thể teo đét chủ yếu là do:
A. Thiếu đạm trầm trọng
B. Thiếu năng lượng trường diễn
C. Thiếu mỡ kéo dài
D. Thiếu vitamin A, B1

Câu 26: Để chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em chúng ta cần:
A. Một số kỹ thuật thăm dò cao
B. Dựa vào vòng cánh tay
C. Dựa vào tiền sử bệnh nhân
D. Dựa vào cân nặng và tuổi của trẻ

Câu 27: Khi chẩn đoán nguyên nhân bệnh SDD, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất:
A. Trình độ văn hóa của mẹ
B. Điều kiện kinh tế của gia đình
C. Tiền sử dinh dưỡng của trẻ
D. Cân nặng khi đẻ của trẻ

Câu 28: Để phát hiện sớm bệnh suy dinh dưỡng của trẻ, biện pháp tốt nhất là:
A. Theo dõi tình trạng mắc bệnh nhiễm trùng của trẻ
B. Theo dõi cân nặng của trẻ hàng tháng
C. Thường xuyên đo vòng cánh tay của trẻ
D. Theo dõi chiều cao của trẻ hàng tháng

Câu 29: Phòng suy dinh dưỡng là nhiệm vụ của:
A. Ngành y tế và ủy ban bảo vệ trẻ em
B. Toàn thể mọi thành viên trong xã hội
C. Ủy ban bảo vệ trẻ em và ngành giáo dục
D. Ngành y tế trong đó ngành nhi là quan trọng nhất

Câu 30: Suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ < 6 tháng tuổi chủ yếu do chế độ dinh dưõng:
A. Trẻ không được bú mẹ
B. Thiếu chất béo
C. Thiếu năng lượng kéo dài
D. Quá nhiều chất bột và thiếu sữa mẹ

Câu 31: Thể teo đét do thiếu năng lượng có triệu chứng sau:
A. Trẻ có nét mặt cụ già và phù nhẹ 2 chi dưới
B. Hay khóc và chậm chạp
C. Trẻ thường gầy mòn và còi cọc
D. Vòng cánh tay ít thay đổi

Câu 32: Trẻ được chẩn đoán SDD cấp tính khi:
A. Cân nặng /tuổi giảm > 20%, chiều cao/ tuổi giảm > 10%
B. Chiều cao / tuổi giảm > 10%, cân / chiều cao > 90%
C. Cân nặng / chiều cao giảm > 20%, chiều cao /tuổi > 90%
D. Cân nặng / tuổi giảm > 10%, phù nhiều

Câu 33: Trẻ sơ sinh lúc đẻ được chẩn đoán là suy dinh dưỡng bào thai khi:
A. Cân nặng lúc đẻ < 2500 gr ở trẻ đủ tháng
B. Chiều dài < 50 cm
C. Cân nặng đẻ thấp < 2700 gr
D. Vòng ngực < 33cm; vòng đầu < 30cm

Câu 34: Trẻ sơ sinh có cân nặng lúc đẻ thấp thì:
A. Giảm khả năng miễn dịch, dễ bị nhiễm khuẩn
B. Giảm khả năng miễn dịch và dự trữ các chất dinh dưỡng
C. Lực mút khi bú vẫn bình thường
D. Chậm lớn hơn trẻ khác mặc dù được nuôi dưỡng tốt

Câu 35: Trẻ suy dinh dưỡng bào thai dễ có những nguy cơ sau:
A. Hạ đường máu, hạ canxi máu, nhiễm trùng
B. Hạ natri máu, thiếu máu
C. Hạ đường máu, hạ canxi máu, hạ thân nhiệt
D. Hạ magnê máu, hạ kali máu

Câu 36: Ba biện pháp chính để điều trị trẻ suy dinh dưỡng bào thai là:
A. Truyền máu, cho bú mẹ, cho thêm vitamin D
B. Bảo đảm thân nhiệt, cách ly để tránh nhiễm trùng, truyền máu hay plasma
C. Vitamin D để tránh còi xương sớm, chuyền dịch nuôi dưỡng và kháng sinh
D. Cho bú mẹ sớm, đảm bảo thân nhiệt, vitamin D

Câu 37: Mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2000-2010 là:
A. Giảm tỷ lệ trẻ < 5 tuổi suy dinh dưỡng còn < 30%
B. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân < 5 tuổi mỗi năm giảm 1,5%
C. Tỷ lệ SDD còi cọc ở trẻ < 5 tuổi mỗi năm giảm 2,5%
D. Tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ em < 5 tuổi giảm còn 20% vào năm 2005

Câu 38: Điều nào sau đây là quan trọng nhất để phòng trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp:
A. Mẹ có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng phù hợp với khả năng và điều kiện sinh hoạt
B. Phòng và chữa sớm những bệnh nhiễm trùng của mẹ
C. Tiêm phòng uốn ván cho mẹ
D. Nghỉ lao động trong thời gian mang thai

Câu 39: Trẻ suy dinh dưỡng nặng cần phải:
A. Được điều trị tại bệnh viện như là một bệnh cấp cứu
B. Được điều trị tại nhà với sự chăm sóc đặc biệt của y tá
C. Được quản lý chặt chẽ tại trạm xá
D. Phát hiện sớm để hướng dẫn mẹ cách chăm sóc con tại nhà

Câu 40: Sắt được chỉ định dùng trong suy dinh dưỡng nặng như sau:
A. 30 mg x 2 lần/ ngày khi trẻ bắt đầu tăng cân và kéo dài 3 tháng
B. 30mg/ngày, khi bệnh nhiễm trùng ổn định và dùng trong 3 tháng
C. 30mg/ngày, khi trẻ bắt đầu tăng cân và kéo dài 1 tháng
D. 3 mg/kg/ngày khi trẻ bắt đầu tăng cân và dùng ít nhất trong 2 tuần lễ

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)