Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản – Đề 10

Năm thi: 2023
Môn học: Điều Dưỡng
Trường: Tổng Hợp
Người ra đề: PGS. TS. Trần Thị Tuyết Hồng
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên Ngành Điều Dưỡng
Năm thi: 2023
Môn học: Điều Dưỡng
Trường: Tổng Hợp
Người ra đề: PGS. TS. Trần Thị Tuyết Hồng
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên Ngành Điều Dưỡng

Mục Lục

Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản là một tập hợp các bài kiểm tra quan trọng trong chương trình học của môn Điều dưỡng cơ bản. Những đề thi này được biên soạn và tổng hợp từ các trường đại học uy tín như Đại học Y Dược – Đại học Huế, Đại học Y Hà Nội, và Đại học Y Dược TP.HCM, nhằm đánh giá năng lực của sinh viên trong các kỹ năng cơ bản về chăm sóc bệnh nhân, xử lý tình huống lâm sàng, và kiến thức lý thuyết điều dưỡng. Đặc biệt, bộ đề này thường được các giảng viên có chuyên môn sâu rộng như PGS. TS. Trần Thị Tuyết Hồng tại Đại học Y Dược TP.HCM biên soạn và chỉnh lý, đảm bảo độ chính xác và phù hợp với chuẩn mực giáo dục. Đây là những bài thi dành cho sinh viên năm nhất và năm hai ngành Điều dưỡng, giúp họ củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi quan trọng.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá bộ đề thi này và thử sức ngay bây giờ!

Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản – Đề 10

Câu 1: Khi sơ cứu nạn nhân bị tai nạn do nước, cần thực hiện tại:
A. Bệnh viện
B. Các cơ sở y tế gần nhất
C. Trạm xá
D. Tại chỗ
E. Tìm nơi thoáng mát

Câu 2: Nạn nhân bị điện giật, khi cắt nguồn điện có thể bị:
A. Ngã gây chấn thương.
B. Tai biến mạch máu não
C. Thiếu máu
D. Đa thương tích
E. Đột quỵ

Câu 3: Dấu hiệu nào sau đây thường không có khi bị điện giật:
A. Ðột ngột bất tỉnh, ngừng thở, mạch yếu hoặc không có mạch.
B. Ngất trắng: mặt nạn nhân trắng bệch rồi tím dần, giãn đồng tử.
C. Bỏng
D. Đau
E. Viêm phổi

Câu 4: Hô hấp nhân tạo thực hiện khi:
A. Nạn nhân ngừng thở
B. Nạn nhân vẫn còn thở
C. Ngay sau khi bị điện giật
D. b,c đúng
E. Tất cả đều đúng

Câu 5: Những việc không nên làm khi xử lý tạm thời tổn thương bỏng do điện giật:
A. Lấy bỏ áo quần đang cháy, những mảnh vải đã cháy dính sát vào vết bỏng.
B. Lấy nữ trang ra khỏi vùng bị tổn thương.
C. Cho nước mát vào vùng bị bỏng trong thời gian khoảng 10 phút.
D. Tra thuốc mỡ vào vùng tổn thương.
E. Băng vết bỏng bằng gạc sạch nếu có.

Câu 6: Mục đích của cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp là:
A. Ngăn chặn sự thiếu oxy não và để duy trì sự thông khí và tuần hoàn 1 cách đầy đủ.
B. Ngăn ngừa phù phổi cấp
C. Ngăn ngừa suy tim và suy hô hấp
D. Điều trị tâm phế mạn
E. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 7: Mục tiêu quan trọng nhất và đầu tiên của hồi sức tim phổi là ngăn được tổn thương không hồi phục do thiếu oxy tại:
A. Não
B. Tim
C. Phổi
D. Gan
E. Da

Câu 8: Kỹ thuật cơ bản khi phát hiện một bệnh nhân ngừng hô hấp ngừng tuần hoàn là phải khẩn trương đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, đồng thời:
A. Kiểm tra hô hấp, tuần hoàn và các chấn thương
B. Kiểm soát đường thở, kiểm tra hô hấp và tuần hoàn
C. Kiểm soát đường thở và tuần hoàn
D. Kiểm tra mạch, nhịp thở và huyết áp
E. Kiểm tra các dấu hiệu sống

Câu 9: Vị trí ép tim ngoài lồng ngực:
A. 1/3 trên xương ức
B. 1/3 dưới xương ức
C. 1/3 giữa xương ức
D. Bên trái lồng ngực
E. Bất kỳ vị trí nào trên xương ức nếu thuận tiện cho cấp cứu viên

Câu 10: Ép tim ở người lớn nên mạnh và nhịp nhàng với tốc độ:
A. 50-70 lần /phút
B. 60- 70 lần /phút
C. 60- 80 lần /phút
D. 80-90 lần /phút
E. 80-100 lần /phút

Câu 11: Amylase máu thường trở về bình thường:
A. Sau 24 giờ.
B. Sau 30 giờ.
C. Sau 72 giờ.
D. Sau 96 giờ
E. Không câu nào đúng.

Câu 12: Amylase niệu thường:
A. Cao sớm hơn Amylase máu.
B. Cao cùng lúc Amylase máu.
C. Cao muộn hơn Amylase máu.
D. Cao vào ngày thứ 3-5.
E. Cao sau 7 ngày.

Câu 13: Tỉ lệ giữa Amylase niệu/ Amylase máu là:
A. < 1
B. < 0.5
C. >1.
D. = 1,7.
E. >2

Câu 14: Amylase niệu thường có ích:
A. Trong chẩn đoán VTc.
B. Trong VT mạn.
C. Trong suy thận mạn.
D. Trong VTC đến muộn.
E. Trong VTC đến sớm.

Câu 15: Hệ số thanh thải Amylase/créatinin:
A. ACR = Amáu/Aniệu x Crmáu/Crniệu.
B. ACR = Amáu/Aniệu x Crniệu/Crmáu.
C. ACR = Aniệu/Amáu x Crmáu/Crniệu.
D. ACR = Aniệu/Amáu x Crmáu/Crniệu x 100.
E. Không có câu nào đúng.

Câu 16: Các chỉ số sau đây liên quan đến Bảng tiên lượng của Ranson:
A. M, N, Ha.
B. Điện giải đồ.
C. Créatinin máu.
D. Amylase máu.
E. Đường máu.

Câu 17: Trong VTC dấu Cullen là dấu:
A. Xuất huyết da.
B. Xuất huyết niêm mạc.
C. Mảng bầm tím chung quanh rốn.
D. Mảng bầm tím ở hông phải.
E. Mảng bầm tím ở hông trái.

Câu 18: Trị số ACR bình thường:
A. < 1.
B. 1-3.
C. 3-5.
D. > 5.
E. > 10.

Câu 19: Chẩn đoán VTC dựa vào:
A. Men transaminase.
B. Bilirubine.
C. Phim bụng không sữa soạn.
D. Amylase máu.
E. Amylase máu cao > 4 lần bình thường.

Câu 20: Điều trị VTC do giun chủ yếu là:
A. Xử dụng kháng sinh.
B. Thuốc giảm đau.
C. Thuốc kháng tiết
D. Diệt giun + kháng sinh.
E. Liệt giun

Câu 21: Bệnh nhân viêm tụy cấp xét nghiệm nào sau đây có giá trị tiên lượng:
A. Amylase máu.
B. Amylase niệu.
C. Bilirubin máu.
D. Men transaminase.
E. Calci máu.

Câu 22: Trong viêm tụy cấp dữ kiện lâm sàng nào sau đây có ý nghĩa tiên lượng:
A. Cơn đau nặng ngày càng gia tăng và kéo dài > 72 giờ.
B. Có tình trạng sốc.
C. Nôn mửa liên tục.
D. Sốt cao > 40o
E. Xuất huyết tiêu hóa.

Câu 23: Amylase máu thường trở về bình thường:
A. Sau 24 giờ.
B. Sau 30 giờ.
C. Sau 72 giờ.
D. Sau 96 giờ
E. Không câu nào đúng.

Câu 24: Nguyên nhân viêm tụy cấp thường gặp ở Việt Nam là:
A. Do thuốc.
B. Do loét dạ dày tá tràng.
C. Cholesterol đường mật. Do sỏi
D. Do giun chui đường mật.

Câu 25: Tính chất khởi phát của viêm tụy cấp là:
A. Mơ hồ.
B. Từ từ.
C. Đột ngột.
D. Đột ngột, dữ dội.
E. Đau lâm râm vùng thượng vị.

Câu 26: Trong viêm tụy cấp thường có các dấu chứng sau:
A. Vàng mắt.
B. Đi lỏng.
C. Tăng nhu động ruột.
D. Chướng bụng.
E. Nôn và chướng bụng.

Câu 27: Đau trong viêm tụy cấp nặng là:
A. Đau từng cơn.
B. Đau liên tục dữ dội ngày càng gia tăng và kéo dài > 12 giờ.
C. Điểm đau sườn lưng bên trái dữ dội.
D. Đau liên tục dữ dội kéo dài > 72 giờ.
E. Đau liên tục kéo dài > 96 giờ.

Câu 28: Trong viêm tuỵ hoại tử khi khám tụy cần lưu ý:
A. Cho bệnh nhân nằm ngửa.
B. Cho bệnh nhân nằm sấp.
C. Phát hiện dấu bụng ngoại khoa.
D. Tìm dấu Cullen và Turner.
E. Câu C và D đúng.

Câu 29: Điểm đau phụ thường gặp trong VTC nặng là:
A. Điểm trước bên thận phải.
B. Mạc nối đại tràng ngang.
C. Mạc treo ruột non.
D. Trước bên thận trái.
E. Rãnh đại tràng xuống.

Câu 30: Các điểm đau phụ xuất hiện khi:
A. Viêm tụy thể phù.
B. Áp xe tụy.
C. Viêm tụy xuất tiết.
D. Viêm tụy hoại tử.
E. Nang giả tụy.

Tham khảo thêm tại đây:

 

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)