320 Câu Trắc Nghiệm Luật Hình Sự – Phần 5
Câu 1 Nhận biết
 Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng có thể áp dụng các biện pháp xử lý nào?

  • A.
    Khiển trách
  • B.
    Cải tạo tại trại cải tạo
  • C.
    Đưa vào trường giáo dưỡng
  • D.
    Cải tạo tại xã, phường
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 2 Nhận biết
 Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng cho người phạm tội dưới 18 tuổi trong trường hợp nào?

  • A.
    Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
  • B.
    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
  • C.
    Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
  • D.
    Người từ đủ 17 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 3 Nhận biết
 Nội dung hòa giải tại cộng đồng được quy định như thế nào?

  • A.
    Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự
  • B.
    Cơ quan điều tra tại xã, công an khu vực phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn hình phạt
  • C.
    Cơ quan điều tra cấp huyện, công an xã, phường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị bồi thường thiệt hại
  • D.
    Gia đình người phạm tội và gia đình người bị hại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị xin lỗi
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 4 Nhận biết
 Người phạm tội dưới 18 tuổi được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ gì?

  • A.
    Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại; Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức
  • B.
    Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại trên phương tiện thông tin đại chúng; Tuân thủ quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Tham gia các chương trình lao động công ích
  • C.
    Xin lỗi người bị hại và gia đình họ. Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Tham gia các chương trình hoạt động công đồng do địa phương tổ chức
  • D.
    Xin lỗi người bị hại và gia đình họ; Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Tham gia các chương trình lao động công ích, các hoạt động của Đoàn thanh niên tại địa phương
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 5 Nhận biết
 Giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như thế nào?

  • A.
    Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ
  • B.
    Cơ quan điều tra có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ
  • C.
    Viện kiểm sát có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ
  • D.
    Công an xã, phường có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu gia đình có đơn yêu cầu để đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 6 Nhận biết
 Viện kiểm sát không có quyền hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra.

  • A.
    Đúng
  • B.
    Sai
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 7 Nhận biết
 Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm không chỉ là Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực.

  • A.
    Đúng
  • B.
    Sai
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 8 Nhận biết
 Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

  • A.
    Đúng
  • B.
    Sai
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 9 Nhận biết
 Người được hưởng quyền miễn trừ về ngoại giao hoặc quyền ưu đãi miễn trừ về lãnh sự nếu phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự theo BLHS Việt Nam.

  • A.
    Đúng
  • B.
    Sai
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 10 Nhận biết
 Thực hiện nhiều tội phạm là phạm nhiều tội:

  • A.
    Đúng
  • B.
    Sai
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 11 Nhận biết
 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào?

  • A.
    Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường
  • B.
    Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường
  • C.
    Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 20 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường
  • D.
    Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 12 Nhận biết
 Người từ đủ 14 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội gì?

  • A.
    Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng hiếp người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
  • B.
    Người từ đủ 14 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng hiếp người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
  • C.
    Người từ đủ 12 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng hiếp người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
  • D.
    Người từ đủ 15 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng hiếp người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 13 Nhận biết
 Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm được quy định như thế nào? A. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm

  • A.
    Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do luật pháp quy định đối với tội ấy là phạt tù đến 5 năm
  • B.
    Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật tố tụng quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 4 năm
  • C.
    Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức thấp nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 1 năm
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 14 Nhận biết
 Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm được quy định như thế nào? A. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ 07 năm đến 15 năm tù

  • A.
    Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 10 năm tù
  • B.
    Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức thấp nhất của khung hình phạt do pháp luật quy định đối với tội ấy là 07 năm tù
  • C.
    Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức thấp nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là 10 năm tù
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 15 Nhận biết
 Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm được quy định như thế nào? A. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ 03 năm đến 07 năm tù

  • A.
    Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt do luật hình sự và luật khác quy định đối với tội ấy là từ 04 năm đến 08 năm tù
  • B.
    Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức thấp nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 05 năm tù
  • C.
    Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do pháp luật quy định đối với tội ấy là từ trên 05 năm đến 07 năm tù
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 16 Nhận biết
 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định như thế nào? A. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức thấp nhất của hình phạt do Tòa án tuyên phạt đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

  • A.
    Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tương đối lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là 20 năm tù
  • B.
    Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
  • C.
    Tội phạm đặc biệt nguy hiểm là tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, cho cộng đồng và nhân dân mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 17 Nhận biết
 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về những nội dung cơ bản nào?

  • A.
     Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • B.
    Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận bị can, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục phiên tòa; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước
  • C.
    Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận đơn thư khiếu nại, giải quyết nguồn tin về vi phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án tù; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra và tòa án
  • D.
    Quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan điều tra
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 18 Nhận biết
 Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm những cơ quan nào?

  • A.
     Gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
  • B.
    Gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành tố tụng
  • C.
    Gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước khác
  • D.
    Gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan, tổ chức xã hội khác
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 19 Nhận biết
 Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm những người nào?

  • A.
     Gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
  • B.
    Gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động xét xử
  • C.
    Gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động khác
  • D.
    Gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động ủy quyền
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 20 Nhận biết
 Người tham gia tố tụng là những người nào?

  • A.
     Là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
  • B.
    Là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
  • C.
    Là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật hình sự
  • D.
    Là cá nhân tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật hình sự
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 21 Nhận biết
 Người bị buộc tội gồm những người nào?

  • A.
     Gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
  • B.
    Gồm người bị bắt, người bị tạm giam, bị hại, bị cáo
  • C.
    Gồm người bị tạm giam, người bị tạm giữ, bị cáo
  • D.
    Gồm người bị câu lưu, người bị tạm giữ, bị cáo
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 22 Nhận biết
 Đầu thú là gì?

  • A.
    Là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình
  • B.
     Là việc người phạm tội trước khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình
  • C.
    Là việc người phạm tội trước khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với UBND xã về hành vi phạm tội của mình
  • D.
    Là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với Thủ trưởng đơn vị về hành vi phạm tội của mình
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 23 Nhận biết
 Áp giải là gì?

  • A.
     Là việc cơ quan có thẩm quyền đưa người bị giữ, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử
  • B.
    Là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử
  • C.
    Là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, phạm nhân đến trại giam để tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử
  • D.
    Là việc cơ quan có thẩm quyền đưa người bị giữ, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến công an tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 24 Nhận biết
 Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của bộ luật nào?

  • A.
    Bộ luật tố tụng dân sự
  • B.
    Bộ luật hình sự
  • C.
    Bộ luật thi hành án hình sự
  • D.
     Bộ luật tố tụng hình sự
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 25 Nhận biết
 Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định như thế nào?

  • A.
    Khi không đủ chứng cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng quy định thì Công an phải kết luận người bị buộc tội không có tội
  • B.
    Khi người phạm tội bị điều tra mà không theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội
  • C.
    Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật hình sự thì cơ quan công an, cơ quan Tòa án phải kết luận người bị buộc tội không có tội
  • D.
     Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 26 Nhận biết
 Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về ai?

  • A.
    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Tòa án. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội
  • B.
    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra và công tố viên. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội
  • C.
     Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội
  • D.
    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về người phạm tội. Người bị buộc tội có nghĩa vụ phải chứng minh là mình vô tội
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 27 Nhận biết
 Quyền bào chữa của người bị buộc tội được quy định như thế nào?

  • A.
    Người bị buộc tội có nghĩa vụ tự bào chữa, hoặc thuê luật sư bào chữa
  • B.
    Người bị buộc tội có quyền không khai gì mà nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa cho mình
  • C.
    Bị can không có quyền tự bào chữa mà phải nhờ luật sư bào chữa cho mình
  • D.
     Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 28 Nhận biết
 Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định như thế nào?

  • A.
    Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình
  • B.
    Trong quá trình tiến hành tố tụng, Tòa án phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình
  • C.
    Trong quá trình tiến hành điều tra, cơ quan điều tra phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật tố tụng và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình
  • D.
     Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 29 Nhận biết
 Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân được bảo hộ trong quá trình tiến hành tố tụng như thế nào?

  • A.
    Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân tùy trường hợp có thể bị xử lý bằng Tòa án
  • B.
    Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính
  • C.
    Mọi hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân có thể bị xử lý theo pháp luật, nếu có sự chỉ đạo
  • D.
     Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân trong quá trình tiến hành tố tụng đều bị xử lý theo pháp luật
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 30 Nhận biết
 Người bị tạm giữ có quyền gì?

  • A.
     Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nếu không ảnh hưởng đến kết quả điều tra và bảo đảm bí mật của vụ án; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
  • B.
    Có thể được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, nếu không ảnh hưởng đến quá trình điều tra; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
  • C.
    Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê duyệt của Viện kiểm sát và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật hình sự; Được thông báo về gia đình; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến theo lệnh của cán bộ điều tra, có thể buộc phải nhận tội, nhưng có quyền nhờ luật sư bào chữa và các quyền khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
  • D.
    Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội và các quyền khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 31 Nhận biết
 Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự thuộc về cơ quan nào?

  • A.
    Tòa án nhân dân
  • B.
    Cơ quan điều tra
  • C.
    Công an nhân dân
  • D.
     Viện kiểm sát nhân dân
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 32 Nhận biết
 Hội thẩm tham gia ở cấp xét xử nào?

  • A.
    Xét xử giám đốc thẩm
  • B.
    Xét xử tái thẩm
  • C.
    Xét xử phúc thẩm
  • D.
     Xét xử sơ thẩm
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 33 Nhận biết
 Thẩm phán, Hội thẩm xét xử theo nguyên tắc nào?

  • A.
     Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
  • B.
    Xét xử độc lập và theo lệnh của cấp trên
  • C.
    Xét xử theo chỉ đạo và chỉ tuân theo pháp luật
  • D.
    Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 34 Nhận biết
Tự thú là gì?

  • A.
    Là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện
  • B.
    Là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình sau khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện
  • C.
    Là việc người nhà người phạm tội khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện
  • D.
    Là việc Tổ dân phố khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của người trong tổ mình về tội phạm, về người phạm tội
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 35 Nhận biết
Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị có được xét xử lại không?

  • A.
    Có, Khi bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật
  • B.
    Khi bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án có thể được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật
  • C.
    Không, Khi bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án không được xét xử phúc thẩm. Vì Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án đã có hiệu lực
  • D.
    Có, Khi bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử tái thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 36 Nhận biết
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng có được xét xử lại hay không?

  • A.
    Có, Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
  • B.
    Có, Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
  • C.
    Không, Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không được xét xử lại
  • D.
    Có, Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, nếu có sự chỉ đạo từ cấp trên
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 37 Nhận biết
Thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra được quy định như thế nào?

  • A.
    Cơ quan An ninh điều tra có thẩm quyền điều tra tất cả các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và một số tội phạm khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật
  • B.
    Cơ quan An ninh điều tra có thẩm quyền điều tra tất cả các loại tội phạm hình sự
  • C.
    Cơ quan An ninh điều tra có thẩm quyền điều tra tất cả các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia
  • D.
    Cơ quan An ninh điều tra có thẩm quyền điều tra một số tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 38 Nhận biết
Cơ quan điều tra của Công an nhân dân được tổ chức ở những cấp nào?

  • A.
    Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
  • B.
    Cấp trung ương, cấp tỉnh
  • C.
    Cấp trung ương, cấp huyện
  • D.
    Cấp tỉnh, cấp huyện
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 39 Nhận biết
Viện kiểm sát có trách nhiệm gì khi yêu cầu khởi tố vụ án?

  • A.
    Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố vụ án khi có dấu hiệu tội phạm
  • B.
    Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố vụ án khi có tin báo từ người dân
  • C.
    Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố vụ án khi có sự chỉ đạo từ cấp trên
  • D.
    Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố vụ án khi có đủ căn cứ cho rằng có dấu hiệu phạm tội
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 40 Nhận biết
Người bào chữa tham gia tố tụng từ thời điểm nào?

  • A.
    Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can
  • B.
    Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi bắt giữ bị can
  • C.
    Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi truy tố bị can
  • D.
    Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi xét xử bị cáo
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 41 Nhận biết
Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người nào?

  • A.
    Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
  • B.
    Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua Tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc luật sư
  • C.
    Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện theo quy định của Bộ luật hình sự
  • D.
    Bị can là người hoặc pháp nhân bị truy tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo hợp đồng
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 42 Nhận biết
Bị cáo là ai? Bị cáo có quyền gì?

  • A.
    Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo có quyền: Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và quyền khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
  • B.
    Bị cáo là người 18 tuổi trở lên hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo có quyền: Nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và quyền khác theo quy định của Bộ luật hình sự
  • C.
    Bị cáo là người từ 16 tuổi trở lên hoặc doanh nghiệp đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo có quyền: Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng hình phạt, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án của Tòa án
  • D.
    Bị cáo là người có trí tuệ bình thường hoặc công ty đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo có quyền: Nhận quyết định của Tòa án; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và quyền khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 43 Nhận biết
Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định đối với pháp nhân thương mại phạm tội là bao lâu?

  • A.
    Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật
  • B.
    Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật
  • C.
    Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 03 năm đến 05 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật
  • D.
    Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 02 năm đến 04 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 44 Nhận biết
Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quyết định cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động đối với pháp nhân thương mại phạm tội?

  • A.
    Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động
  • B.
    Chính phủ quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động
  • C.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động
  • D.
    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
Câu 45 Nhận biết
Thời hạn đình chỉ hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội là bao lâu?

  • A.
    Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 03 năm
  • B.
    Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 06 năm
  • C.
    Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 04 tháng đến 04 năm
  • D.
    Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm
Lát kiểm tra lại
Phương pháp giải
Lời giải
bang-ron
Điểm số
10.00
check Bài làm đúng: 10/10
check Thời gian làm: 00:00:00
Số câu đã làm
0/45
Thời gian còn lại
00:00:00
Kết quả
(Bấm vào câu hỏi để xem chi tiết)
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41
  • 42
  • 43
  • 44
  • 45
Câu đã làm
Câu chưa làm
Câu cần kiểm tra lại
320 Câu Trắc Nghiệm Luật Hình Sự – Phần 5
Số câu: 45 câu
Thời gian làm bài: 60 phút
Phạm vi kiểm tra: các yếu tố cấu thành tội phạm, các hình thức xử lý pháp nhân, cũng như các tình tiết tăng, giảm trách nhiệm hình sự
Bạn đã làm xong bài này, có muốn xem kết quả?
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có Kết quả rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)