Bài tập trắc nghiệm phương pháp nghiên cứu khoa học ngành y dược bài 5

Năm thi: 2023
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Trường: Đại học Y Dược
Người ra đề: TS Nguyễn Thu Hằng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 35
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học
Năm thi: 2023
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Trường: Đại học Y Dược
Người ra đề: TS Nguyễn Thu Hằng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 35
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học

Mục Lục

Bạn đang cảm thấy áp lực trước kỳ thi môn phương pháp nghiên cứu khoa học ? Bạn lo lắng về khối lượng kiến thức phức tạp và không biết bắt đầu từ đâu để ôn tập hiệu quả? Đừng lo lắng! Bài viết này chính là giải pháp dành cho bạn. Trong Bài tập trắc nghiệm phương pháp nghiên cứu khoa học ngành y dược bài 5, chúng tôi cung cấp một bộ câu hỏi trắc nghiệm được tuyển chọn kỹ lưỡng, tập trung vào các chủ đề cốt lõi của môn học, từ phương pháp nghiên cứu cơ bản đến các kỹ thuật phân tích chuyên sâu trong ngành y dược. Bộ câu hỏi được biên soạn mới nhất năm 2023 do các giảng viên uy tín trong ngành biên soạn. Mỗi câu hỏi đều đi kèm đáp án chi tiết, giúp bạn không chỉ ôn lại kiến thức mà còn hiểu sâu hơn về cách áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp bạn rèn luyện kỹ năng phân tích, nâng cao khả năng trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác. Hãy bắt đầu ôn tập ngay hôm nay để tự tin bước vào kỳ thi và đạt được kết quả cao nhất, mở ra những cơ hội học tập và nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai!

BÀI 5 – MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

Câu 1. Lớp dược có 160 sinh viên, trong đó có 40 nữ, để biết tuổi trung bình của lớp, giáo viên hỏi tuổi của 60 sinh viên, để từ đó tính số tuổi trung bình. Giáo viên chọn 1 số ngẫu nhiên là 3, những sinh viên có số thứ tự 3, 7, 11, 15,… trong danh sách lớp sẽ được chọn. Đây là cách chọn mẫu:
A. Ngẫu nhiên đơn
B. Cụm
C. Thuận tiện
D. Hệ thống

Câu 2. Thường trong chọn mẫu người ta hay dùng:
A. Chọn mẫu hệ thống
B. Chọn mẫu chùm
C. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
D. Chọn mẫu nhiều giai đoạn

Câu 3. Các phát biểu đúng về phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, ngoại trừ:
A. Có thể chọn bằng phương pháp bóc thăm
B. Có thể lòng vào các kỹ thuật chọn mẫu khác
C. Cách làm đơn giản, tính đại diện cao
D. Có thể không cần phải có khung mẫu

Câu 4. “Mẫu mà những cá thể được chọn theo một khoảng cách đều đặn từ khung mẫu”, là phương pháp chọn mẫu nào?
A. Chọn mẫu phân tầng
B. Chọn mẫu nhiều giai đoạn
C. Chọn mẫu hệ thống
D. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn

Câu 5. Muốn xem sự khác biệt giữa 2 nhóm trình độ cao thấp, phương pháp chọn mẫu nào không thể thiếu?
A. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
B. Chọn mẫu phân tầng
C. Chọn mẫu hệ thống
D. Chọn mẫu chùm

Câu 6. Khi chọn mẫu cụm, mẫu nhiều giai đoạn, để đảm bảo tính chính xác của mẫu nghiên cứu, nhà nghiên cứu thường nhân với một hiệu lực thiết kế (D). Giá trị của D thường sử dụng là:
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2

Câu 7. Đơn vị nghiên cứu:
A. Là một chủ thể mà đo lường sẽ được làm trên chủ thể đó
B. Là tập hợp các cá thể để sử dụng chọn mẫu
C. Là đơn vị của quần thể được chọn vào mẫu
D. Là một danh sách các đơn vị lấy mẫu

Câu 8. Các ưu điểm của chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, ngoại trừ:
A. Tính đại diện cao
B. Có thể lòng vào các kỹ thuật chọn mẫu khác
C. Cách làm đơn giản
D. Cần phải có khung mẫu

Câu 9. Một phương pháp chọn mẫu ưu việt hiện nay là:
A. SPP
B. PPS
C. PSP
D. PSS

Câu 10. Trong nghiên cứu về tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi, cỡ mẫu cần chọn là 100 người, nhà nghiên cứu tiến hành chọn mẫu như sau: Họ lấy danh sách trẻ dưới 5 tuổi được 500 trẻ, họ chọn trẻ đầu tiên là trẻ số 2, cứ 5 trẻ họ lấy một trẻ đến khi đủ số trẻ nghiên cứu. Cách chọn mẫu trên là:
A. Chọn mẫu cụm
B. Chọn mẫu hệ thống
C. Chọn mẫu phân tầng
D. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn

Câu 11. Trong công thức tính cỡ mẫu, ký hiệu p là:
A. Hệ số tin cậy
B. Tỷ lệ ước đoán
C. Khoảng sai lệch
D. Mức ý nghĩa

Câu 12. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:
A. Đây là dạng đơn giản nhất của mẫu xác suất
B. Là mẫu mà tất cả các thể trong quần thể có cùng cơ hội để chọn vào mẫu
C. Câu A và B đúng
D. Câu A và B sai

Câu 13. Trong công thức tính cỡ mẫu, ký hiệu α là:
A. Tỷ lệ ước đoán
B. Hệ số tin cậy
C. Mức ý nghĩa
D. Khoảng sai lệch

Câu 14. “Đơn vị lấy mẫu” là gì?
A. Bản đồ đơn vị mẫu
B. Đơn vị quần thể được chọn vào mẫu
C. Danh sách đơn vị mẫu
D. Nhóm cá thể được khảo sát, đo lường

Câu 15. Phương pháp chọn mẫu mà nhà nghiên cứu đã xác định trước các nhóm quan trọng để tiến hành thu thập số liệu là phương pháp:
A. Chọn mẫu hệ thống
B. Chọn mẫu thuận tiện
C. Chọn mẫu chỉ tiêu
D. Chọn mẫu mục đích

Câu 16. Nhược điểm của chọn mẫu ngẫu nhiên đơn là:
A. Cá thể bị mất dấu
B. Cá thể được chọn tản mạn
C. Cá thể không đáp ứng
D. Cá thể được chọn không đại diện quần thể

Câu 17. Số cụm hay gặp trong:
A. Chọn mẫu phân tầng
B. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
C. Chọn mẫu chùm
D. Chọn mẫu hệ thống

Câu 18. Các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu nghiên cứu, ngoại trừ:
A. Mức độ tham gia của đối tượng nghiên cứu
B. Phương pháp chọn mẫu
C. Khả năng thực thi
D. Thiết kế nghiên cứu

Câu 19. Việc chọn những nhóm các đơn vị nghiên cứu thay cho việc chọn cá nhân những đơn vị nghiên cứu là phương pháp của chọn mẫu gì?
A. Chọn mẫu phân tầng
B. Chọn mẫu ngẫu nhiên
C. Chọn mẫu chùm
D. Chọn mẫu nhiều giai đoạn

Câu 20. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, bạn cần:
A. Chọn đơn vị mẫu sử dụng phương pháp “bốc thăm” hoặc sử dụng “bảng số ngẫu nhiên”
B. Lập danh sách toàn bộ những đơn vị trong quần thể từ đó bạn muốn rút ra một mẫu
C. Câu A và B đúng
D. Câu A và B sai

Câu 21. Trong công thức tính cỡ mẫu, ký hiệu Z là:
A. Khoảng sai lệch
B. Mức ý nghĩa
C. Tỷ lệ ước đoán
D. Hệ số tin cậy

Câu 22. Các phương pháp chọn mẫu không xác suất bao gồm, ngoại trừ:
A. Chọn mẫu thuận tiện
B. Chọn mẫu mục đích
C. Chọn mẫu nhiều giai đoạn
D. Chọn mẫu chỉ tiêu

Câu 23. Các lý do cần chọn mẫu, ngoại trừ:
A. Không đủ nhân lực, vật lực, kinh phí, thời gian
B. Kết quả nghiên cứu trên mẫu vẫn cho phép ngoại suy ra cho toàn bộ quần thể đó
C. Do yêu cầu tính giá trị của nghiên cứu
D. Có nhiều sai số khi triển khai nghiên cứu lớn

Câu 24. Yêu cầu quan trọng nhất của chọn mẫu là:
A. Mẫu phải thuận tiện
B. Mẫu phải đại diện
C. Mẫu phải đơn giản
D. Tất cả đều đúng

Câu 25. Các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu nghiên cứu, ngoại trừ:
A. Phương pháp chọn mẫu
B. Mức độ trầm trọng của vấn đề nghiên cứu
C. Độ lớn của tham số được nghiên cứu
D. Loại thiết kế nghiên cứu

Câu 26. Khung mẫu nghiên cứu:
A. Là một chủ thể mà đo lường sẽ được làm trên chủ thể đó
B. Là tập hợp các cá thể để sử dụng chọn mẫu
C. Là một danh sách các đơn vị lấy mẫu
D. Là đơn vị của quần thể được chọn vào mẫu

Câu 27. Điều nào sau đây không đúng trong chọn mẫu?
A. Mẫu chùm được dùng nhiều nhất
B. Mẫu phân tầng giúp nghiên cứu những đặc trưng riêng biệt
C. Mẫu hệ thống ít sai số hơn ngẫu nhiên đơn
D. Mẫu ngẫu nhiên đơn ít được dùng

Câu 28. Các sai số thường gặp trong quá trình chọn mẫu, ngoại trừ:
A. Người tình nguyện
B. Xếp lẫn
C. Đường xá
D. Không đáp ứng

Câu 29. Để tìm hiểu về chế độ ăn của bác sĩ ở TP. Tân An, từ danh sách toàn bộ bác sĩ của thành phố này, người ta lập danh sách những bác sĩ từ 35-54 tuổi, sau đó phân làm 4 nhóm: 35-39, 40-44, 45-49 và 50-54 tuổi. Trong từng nhóm tuổi, chọn ra mẫu với nam nữ là 1:1. Đây là phương pháp:
A. Chọn mẫu hệ thống
B. Chọn mẫu cụm
C. Chọn mẫu tiện ích
D. Chọn mẫu phân tầng

Câu 30. Các phương pháp chọn mẫu có xác suất bao gồm, ngoại trừ:
A. Chọn mẫu cụm
B. Chọn mẫu hệ thống
C. Chọn mẫu chỉ tiêu
D. Chọn mẫu phân tầng

Câu 31. Với cỡ mẫu trên dưới 1000, phương pháp chọn mẫu nào thường được dùng:
A. Chọn mẫu phân tầng
B. Chọn mẫu hệ thống
C. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
D. Chọn mẫu chùm

Câu 32. Phương pháp chọn mẫu đạt được trên cơ sở các cá thể có sẵn khi thu thập số liệu và hay ứng dụng trong nghiên cứu lâm sàng là phương pháp:
A. Chọn mẫu hệ thống
B. Chọn mẫu mục đích
C. Chọn mẫu thuận tiện
D. Chọn mẫu chỉ tiêu

Câu 33. Sai số thường gặp trong quá trình chọn mẫu là:
A. Sai số không đáp ứng
B. Sai số do đường xá
C. Sai số do mùa
D. Tất cả đều đúng

Câu 34. Để chọn mẫu trong một dân số lớn, phương pháp chọn mẫu nào không thể thiếu?
A. Chọn mẫu phân tầng
B. Chọn mẫu hệ thống
C. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
D. Chọn mẫu chùm

Câu 35. Yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu nghiên cứu là:
A. Loại thiết kế nghiên cứu
B. Độ lớn của tham số được nghiên cứu
C. Khả năng thực thi
D. Tất cả đều đúng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)