Bài tập trắc nghiệm phương pháp nghiên cứu khoa học ngành y dược bài 6

Năm thi: 2023
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Trường: Đại học Y Dược
Người ra đề: TS Nguyễn Hoàng Anh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học
Năm thi: 2023
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Trường: Đại học Y Dược
Người ra đề: TS Nguyễn Hoàng Anh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học

Mục Lục

Bạn đang cảm thấy áp lực trước kỳ thi môn phương pháp nghiên cứu khoa học ? Bạn lo lắng về khối lượng kiến thức phức tạp và không biết bắt đầu từ đâu để ôn tập hiệu quả? Đừng lo lắng! Bài viết này chính là giải pháp dành cho bạn. Trong Bài tập trắc nghiệm phương pháp nghiên cứu khoa học ngành y dược bài 6, chúng tôi cung cấp một bộ câu hỏi trắc nghiệm được tuyển chọn kỹ lưỡng, tập trung vào các chủ đề cốt lõi của môn học, từ phương pháp nghiên cứu cơ bản đến các kỹ thuật phân tích chuyên sâu trong ngành y dược. Bộ câu hỏi được biên soạn mới nhất năm 2023 do các giảng viên uy tín trong ngành biên soạn. Mỗi câu hỏi đều đi kèm đáp án chi tiết, giúp bạn không chỉ ôn lại kiến thức mà còn hiểu sâu hơn về cách áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp bạn rèn luyện kỹ năng phân tích, nâng cao khả năng trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác. Hãy bắt đầu ôn tập ngay hôm nay để tự tin bước vào kỳ thi và đạt được kết quả cao nhất, mở ra những cơ hội học tập và nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai!

BÀI 6 – PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU

Câu 1: Các nguyên nhân gây SAI LỆCH trong thu thập thông tin, NGOẠI TRỪ:
A. Người trả lời không nhớ rõ về quá khứ.
B. Tác động của cuộc phỏng vấn lên đối tượng cung cấp thông tin.
C. Các công cụ thu thập số liệu có khiếm khuyết.
D. Sai lệch do người quan sát/điều tra viên.

Câu 2: Chọn phát biểu SAI về thảo luận nhóm có trọng tâm:
A. Thông tin có thể ghi chép hoặc ghi âm.
B. Phải có người điều hành và thư ký.
C. Thu được nhiều thông tin hơn.
D. Số lượng tham gia thảo luận không lớn hơn 6 người.

Câu 3: Các NHƯỢC ĐIỂM của QUAN SÁT, NGOẠI TRỪ:
A. Thu thập thông tin không được chi tiết và rõ ràng.
B. Sự xuất hiện của người thu thập số liệu có thể tác động đến bối cảnh được quan sát.
C. Có thể nảy sinh các vấn đề đạo đức liên quan đến việc giữ bí mật hay tính chất riêng tư.
D. Có thể xuất hiện các sai chệch gây nên bởi điều tra viên.

Câu 4: Chọn phát biểu SAI về thảo luận nhóm có trọng tâm:
A. Thông tin có thể ghi chép hoặc ghi âm.
B. Phải có người điều hành và thư ký.
C. Thu được nhiều thông tin hơn.
D. Thông tin thu được thường không có chiều sâu.

Câu 5: CÂU HỎI ĐÓNG là dạng câu hỏi:
A. Ít được sử dụng trong thiết kế bộ câu hỏi.
B. Phân tích dễ dàng.
C. Cần người kinh nghiệm để phỏng vấn.
D. Không có sẵn các lựa chọn.

Câu 6: Mục đích CHÍNH của thảo luận nhóm có trọng tâm là:
A. Thu thập được nhiều thông tin hơn.
B. Thống nhất ý kiến.
C. Tiết kiệm thời gian.
D. Trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị.

Câu 7: Các KỸ THUẬT có thể được sử dụng thu thập số liệu trong nghiên cứu, NGOẠI TRỪ:
A. Sử dụng thông tin sẵn có.
B. Phỏng vấn trực tiếp.
C. Bộ câu hỏi tự điền.
D. Quan sát.

Câu 8: Nguyên nhân gây SAI LỆCH trong thu thập thông tin:
A. Tác động của cuộc phỏng vấn lên đối tượng cung cấp thông tin.
B. Sai lệch do người quan sát/điều tra viên.
C. Các công cụ thu thập số liệu có khiếm khuyết.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Các ƯU ĐIỂM của bộ câu hỏi tự điền, NGOẠI TRỪ:
A. Ít tốn kém.
B. Luôn có trợ lý nghiên cứu nên độ tin cậy cao.
C. Giảm sai lệch do việc diễn đạt câu hỏi.
D. Cho phép đối tượng nghiên cứu không phải lộ tên.

Câu 10: Các ƯU ĐIỂM của bộ câu hỏi tự điền, NGOẠI TRỪ:
A. Ít tốn kém.
B. Không đòi hỏi phải có trợ lý nghiên cứu.
C. Cung cấp đầy đủ các thông tin.
D. Cho phép đối tượng nghiên cứu không phải lộ tên.

Câu 11: So với câu hỏi MỞ, câu hỏi ĐÓNG có những điểm KHÁC BIỆT QUAN TRỌNG là:
A. Sẽ có nhiều câu trả lời sâu hơn.
B. Câu trả lời dễ mã hóa và phân tích.
C. Có khả năng cao hơn để khám phá những cảm nghĩ hoặc thái độ của người được phỏng vấn.
D. Có tỉ lệ trả lời thấp hơn.

Câu 12: Để đo lường THÁI ĐỘ của người dân trong việc phòng bệnh sốt xuất huyết, dạng câu hỏi thường sử dụng là:
A. Câu hỏi buộc lựa chọn.
B. Câu hỏi đóng.
C. Câu hỏi mở.
D. Câu hỏi kết hợp đóng và mở.

Câu 13: Các ƯU ĐIỂM của kỹ thuật sử dụng các THÔNG TIN SẴN CÓ, NGOẠI TRỪ:
A. Các số liệu đều đã có sẵn.
B. Cho phép tìm hiểu các xu hướng trong quá khứ.
C. Rẻ tiền.
D. Việc tiếp cận các số liệu rất dễ dàng.

Câu 14: CÔNG CỤ thu thập số liệu là:
A. Bảng kiểm.
B. Phỏng vấn.
C. Quan sát.
D. Sử dụng thông tin sẵn có.

Câu 15: DỊCH THUẬT thông tin bộ câu hỏi là:
A. Bước 6.
B. Bước 4.
C. Bước 3.
D. Bước 5.

Câu 16: Quyết định những THÀNH PHẦN CHÍNH của bộ câu hỏi là:
A. Bước 4.
B. Bước 1.
C. Bước 2.
D. Bước 3.

Câu 17: YẾU TỐ cần cân nhắc khi thiết kế bộ câu hỏi là:
A. Điều tra viên.
B. Mục tiêu và các biến đã được xác định cụ thể chính xác.
C. Kỹ thuật thu thập số liệu.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 18: KỸ THUẬT thu thập số liệu là:
A. Sử dụng thông tin sẵn có.
B. Quan sát.
C. Phỏng vấn.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 19: Các ƯU ĐIỂM của CÂU HỎI MỞ, NGOẠI TRỪ:
A. Thu thập các thông tin mà nhà nghiên cứu không quen thuộc.
B. Sử dụng khi thu thập các thông tin nhạy cảm.
C. Thu được nhiều thông tin.
D. Thuận tiện cho điều tra viên trong quá trình phỏng vấn.

Câu 20: ƯU ĐIỂM của kỹ thuật PHỎNG VẤN:
A. Tỷ lệ đáp ứng cao hơn so với dùng các bộ câu hỏi dạng viết.
B. Phù hợp đối với những đối tượng nghiên cứu không biết chữ.
C. Cho phép làm rõ các câu hỏi khi phỏng vấn.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 21: Kỹ thuật PHỎNG VẤN thu thập số liệu sự có mặt của ĐIỀU TRA VIÊN sẽ:
A. Giúp đối tượng tin tưởng điều tra viên.
B. Giúp đối tượng trả lời chính xác hơn.
C. Ảnh hưởng đến câu trả lời của đối tượng.
D. Ghi chép sự kiện đầy đủ hơn.

Câu 22: Chọn phát biểu SAI về kỹ thuật thu thập số liệu bằng cách PHỎNG VẤN:
A. Chỉ được phỏng vấn cá nhân.
B. Thu thập số liệu thông qua hỏi đối tượng nghiên cứu.
C. Các câu trả lời có thể được thu âm lại.
D. Các câu trả lời có thể được ghi chép lại.

Câu 23: Để thu thập số liệu về hành vi đội mũ bảo hiểm của học sinh cấp I tại thành phố Tân An, phương pháp nào thu thập số liệu PHÙ HỢP NHẤT là:
A. Quan sát trẻ đến trường vào đầu giờ và cuối buổi học.
B. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền cho học sinh và cha mẹ.
C. Phỏng vấn học cha mẹ học sinh.
D. Thảo luận nhóm với cha mẹ học sinh.

Câu 24: Các BƯỚC thiết kế bộ câu hỏi:
A. Quyết định những thành phần chính trong bộ câu hỏi.
B. Lựa chọn loại câu hỏi và xây dựng một hay nhiều câu hỏi.
C. Tạo thứ tự cho các câu hỏi.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 25: Thảo luận nhóm có trọng tâm thường có từ:
A. 6 – 12 người.
B. 8 – 15 người.
C. 10 -20 người.
D. Tất cả đều sai.

Câu 26: MÃ HÓA THÔNG TIN bộ câu hỏi là:
A. Bước 5.
B. Bước 4.
C. Bước 6.
D. Bước 3.

Câu 27: Câu hỏi dạng:“Anh chị có cho rằng bắt sinh viên Y dược phải học Nghiên cứu khoa học là quan trọng hay không?” (khoanh tròn một câu trả lời: 1. Rất không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Đồng ý; 4. Rất đồng ý). Câu hỏi trên là một thí dụ của một:
A. Câu hỏi mở.
B. Câu hỏi hai nội dung.
C. Câu hỏi buộc phải lựa chọn.
D. Câu hỏi gợi ý.

Câu 28: Các CÔNG CỤ có thể sử dụng để thu thập số liệu, NGOẠI TRỪ:
A. Bộ câu hỏi.
B. Quan sát.
C. Bảng kiểm.
D. Phiếu ghi chép.

Câu 29: Các ƯU ĐIỂM của kỹ thuật sử dụng các THÔNG TIN SẴN CÓ, NGOẠI TRỪ:
A. Rẻ tiền.
B. Thông tin cung cấp đầy đủ và chính xác.
C. Cho phép tìm hiểu các xu hướng trong quá khứ.
D. Các số liệu đều đã có sẵn.

Câu 30: CÂU HỎI MỞ là loại câu hỏi:
A. Không có sẵn các lựa chọn.
B. Ít sử dụng trong thiết kế bộ câu hỏi.
C. Thuận tiện cho việc phân tích.
D. Tất cả đều sai.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)