Mục Lục

Câu 1: Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc cơ bản của kế toán
A) Hoạt động liên tục
B) Trung thực
C) Đầy đủ
D) Khách quan

Câu 2: Ngày 1/9, DN X bán thành phẩm cho DN Y trị giá bao gồm thuế GTGT 5% – thuế khẩu trừ là 63.000.000 chưa thu tiền. Giá vốn của lô hàng 50.000.000 nhưng kế toán chỉ định khoản bút toán (Nợ TK 632: 50.000.000 / Có TK 155: 50.000.000) mà không định khoản bút toán (Nợ TK 131: 63.000.000 / Có TK 511: 60.000.000, Có TK 3331: 3.000.000). Ngày 5/9 DN Y thanh toán tiền hàng cho DN X bằng chuyển khoản và lúc này kế toán định khoản bút toán doanh thu bán hàng. Vậy việc làm này vi phạm nguyên tắc nào trong các nguyên tắc sau đây.
A) Cơ sở dồn tích
B) Hoạt động liên tục
C) Giá gốc
D) Thận trọng

Câu 3: Ngày 1/2, Công ty X bán hàng hóa cho Công ty Y giá lô hàng chưa thuế GTGT 80.000.000, thuế suất thuế GTGT 10% – thuế phương pháp trực tiếp, thu 70% bằng tiền gửi ngân hàng. Giá vốn lô hàng bán 50.000.000. Ngày 28/2, Công ty Y thanh toán phần còn lại bằng TGNH. Vậy Công ty X sẽ ghi nhận doanh thu và giá vốn vào thời điểm:
A) Doanh thu (ghi nhận 70% ngày 1/2, 30% ngày 28/2) và giá vốn ghi nhận vào ngày 1/2
B) Doanh thu và giá vốn ghi nhận vào ngày 28/2
C) Doanh thu ngày 28/2 và giá vốn ghi nhận vào ngày 1/2
D) Doanh thu và giá vốn ghi nhận vào ngày 1/2

Câu 4: Trường hợp nào sau đây được ghi vào sổ kế toán
A) Ký hợp đồng thuê nhà xưởng để sản xuất, giá trị hợp đồng 20 triệu/năm
B) Mua tài sản cố định 50 triệu, chưa thanh toán
C) Nhận được lệnh chi tiền phục vụ tiếp khách của doanh nghiệp 5 triệu (tiền chưa chi)
D) Tất cả trường hợp trên

Câu 5: Đối tượng của kế toán là:
A) Tình hình thị trường, tình hình cạnh tranh
B) Tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản doanh nghiệp và sự vận động của chúng
C) Tình hình thực hiện kỷ luật động
D) Tình hình thu chi tiền mặt

Câu 6: Nhóm nào sau đây sử dụng thông tin kế toán trong việc dự kiến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán công nợ
A) Ban lãnh đạo
B) Các chủ nợ
C) Các nhà đầu tư (quan tâm lợi nhuận)
D) Cơ quan thuế (quan tâm lợi nhuận)

Câu 7: Đặc điểm của tài sản trong một doanh nghiệp
A) Hữu hình hoặc vô hình
B) Doanh nghiệp có thể kiểm soát được và toàn quyền sử dụng
C) Chúng có thể mang lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai
D) Tất cả đều đúng

Câu 8: Tài sản trong doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ biến động như thế nào?
A) Không biến động
B) Thường xuyên biến động
C) Giá trị tăng dần
D) Giá trị giảm dần

Câu 9: Kế toán tài chính có đặc điểm
A) Thông tin về những sự kiện đã xảy ra
B) Gắn liền với phạm vi toàn doanh nghiệp
C) Có tính pháp lệnh và phải có độ tin cậy cao
D) Tất cả đều đúng

Câu 10: Các khoản nợ phải thu
A) Không phải là tài sản doanh nghiệp
B) Là tài sản của doanh nghiệp nhưng bị người khác đang sử dụng
C) Không phải là tài sản của doanh nghiệp vì tài sản của doanh nghiệp thì ở tại doanh nghiệp
D) Không chắc chắn là tài sản của doanh nghiệp

Câu 11: Kinh tế tài chính có đặc điểm
A) Thông tin về những sự kiện đang và sắp xảy ra
B) Gắn liền với từng bộ phận, từng chức năng hoạt động
C) Có tính linh hoạt
D) Không câu nào đúng

Câu 12: Sự kiện nào sau đây sẽ được ghi nhận là nghiệp vụ kế toán phát sinh của kế toán
A) Khách hàng thanh toán tiền nợ cho doanh nghiệp (Tiền tăng, nợ phải thu khách hàng giảm)
B) Nhân viên sử dụng vật dụng văn phòng
C) Phỏng vấn ứng cử viên xin việc
D) Không có sự kiện nào

Câu 13: Thước đo chủ yếu
A) Thước đo lao động ngày công
B) Thước đo hiện vật
C) Thước đo giá trị
D) Cả 3 câu trên

Câu 14: Người sử dụng thông tin kế toán gián tiếp: Cơ quan thuế
A) Nhà quản lý
B) Nhà đầu tư
C) Người môi giới
D) Không có câu nào

Câu 15: Nợ phải trả phát sinh do
A) Lập hóa đơn và dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng
B) Mua thiết bị bằng tiền
C) Trả tiền cho người bán về vật dụng đã mua
D) Mua hàng hóa chưa thanh toán

Câu 16: Chức năng của kế toán
A) Thông tin thu nhập, xử lý, chỉ đạo, thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh đến các đối tượng sử dụng thông tin kế toán
B) Điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
C) Giám đốc tình hình sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh
D) A và C

Câu 17: Các khoản phải trả người bán là:
A) Tài sản của doanh nghiệp
B) Một loại nguồn góp phần hình thành nên tài sản của doanh nghiệp
C) Không phải là nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ thanh toán cho người bán
D) Tùy từng trường hợp cụ thể không thể đưa ra kết luận tổng quát

Câu 18: Doanh nghiệp đang xây nhà kho, chương trình xây dựng dở dang này là
A) Nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp
B) Tài sản của doanh nghiệp
C) Tùy thuộc quan điểm của từng nhân viên kế toán
D) Phụ thuộc vào quy định của…

Câu 19: Nguồn vốn trong doanh nghiệp bao gồm các nguồn nào sau đây:
A) Chủ đầu tư doanh nghiệp đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp
B) Chủ doanh nghiệp phân bổ tổ chức hay cá nhân khác
C) Chủ doanh nghiệp dùng lợi nhuận để bổ sung vào vốn
D) Tất cả câu trên đều đúng

Câu 20: Các trường hợp sau, trường hợp nào chưa ghi nhận doanh thu:
A) Khách hàng đã nhận hàng và thanh toán cho doanh nghiệp bằng tiền mặt
B) Khách hàng chưa nhận hàng nhưng thanh toán trước cho doanh nghiệp bằng tiền mặt
C) Khách hàng đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán cho doanh nghiệp
D) Không có trường hợp nào

Câu 21: Câu phát biểu nào sau đây sai
A. Vốn chủ sở hữu là TM của chủ sở hữu có trong DN
B. Tài sản + nợ phải trả luôn cân bằng với vốn chủ sở hữu
C. Chủ sở hữu là chủ nợ của DN
D. Tất cả cầu trên

Câu 22: Kế toán là việc
A. Thu thập thông tin
B. Kiểm tra, phân tích thông tin
C. Ghi chép sổ sách kế toán
D. Tất cả đều đúng.

Câu 23: Kế toán tài chính là việc
A. Cung cấp thông tin qua số KT
B. Cung cấp thông tin qua báo cáo tài chính
C. Cung cấp thông tin qua mạng
D. Tất cả đều đúng

Câu 24: Kỳ kế toán năm của đơn vị kế toán được xác định
A. Dương lịch
B. Năm hoạt động
C. Cả a và b đều đúng
D. Có thể a hoặc b

Câu 25: Nguyên tắc thận trọng yêu cầu
A. Lập dự phòng
B. Không đánh giá cao hơn giá ghi số
C. Không đánh giá thấp hơn khoản nợ
D. Tất cả đều đúng

Câu 26: Đối tượng nào sau đây là TS.
A. Phải thu KH
B. Phải trả ng bán
C. Lợi nhuận chưa phân phối
D. Quỹ đầu tư phát triển

Câu 27: Tài khoản (TK) là
A. Sơ đồ chữ T ghi chép từng đối tượng kế toán (thực tế ko có ghi như thế)
B. Là các quyền số ghi chép từng đối tượng kế toán (còn có thể là những tờ số rời in từ máy tính)
C. Là một phương pháp của kế toán trên cơ sở phân loại KT phản ánh 1 cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình tăng giảm của từng đối tượng kế toán. Biểu hiện cụ thể là kế toán dùng 1 hệ thống sổ sách để ghi chép tình hình biến động của từng đối tượng kế toán
D. Các câu trên đều đúng

Câu 28: Tác dụng của tài khoản
A. Phản ánh tổng số phát sinh tăng, tổng số phát sinh giảm của từng đối tượng kế toán
B. Phản ánh tình hình hiện có và biến động của từng đối tượng kế toán một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống
C. Phản ánh tình hình biến động chất lượng sản phẩm của DN
D. Các câu trên đều đúng

Câu 29: Muốn đối chiếu số liệu của số chi tiết với tài khoản cần phải lập
A. Bảng cân đối kế toán
B. Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản (bảng cân đối tài khoản)
C. Bảng tổng hợp chi tiết
D. Bảng kê

Câu 30: Đề kiểm tra việc ghi số kép cần phải lập
A. Bảng cân đối kế toán
B. Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản (bảng cân đối tài khoản)
C. Bảng tổng hợp chi tiết
D. Bảng kê

Câu 31: Chọn câu phát biểu đúng
A. Nợ phải trả không phải là nghĩa vụ của DN để hoạt động vì DN phải có trách nhiệm thanh toán
B. Nợ phải trả là một phần nghĩa vụ của DN trong 1 thời gian nhất định
C. Nợ phải trả = tổng giá trị của các tài sản mà DN mua chịu
D. Nợ phải trả = tổng số dư các TK phải trả như phải trả ng bán, thuế, các khoản phải nộp nhà nước, phải trả ng lao động, phải trả khác…

Câu 32: Kế toán sẽ ghi nợ vào các TK nguyên vật liệu hàng hoá khi
A. Doanh nghiệp nhập kho vật tư hàng hoá
B. DN xuất kho vật tư hàng hoá
C. DN mua vật tư hàng hoá
D. Một trong các nghiệp vụ trên

Câu 33: Mối quan hệ giữa số dư và số phát sinh của một TK
A. Số dư cuối kỳ của một TK = Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh nợ trong kỳ – tổng số phát sinh có trong kỳ
B. Số dư cuối kỳ của một TK = Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh có trong kỳ – tổng số phát sinh nợ trong kỳ
C. Số dư cuối kỳ của một TK = Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh tăng trong kỳ – tổng số phát sinh giảm trong kỳ
D. Số dư cuối kỳ của một TK = Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh giảm trong kỳ – tổng số phát sinh tăng trong kỳ

Câu 34: Theo chế độ kế toán Việt Nam
A. Kế toán phải tuân thủ các quy định của nhà nước về số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép vào TK kế toán cấp 1
B. Kế toán có quyền chọn số hiệu tên gọi cho các TK cấp 2 và 3
C. Đối với các TK chi tiết mà nhà nước chưa quy định số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép thì kế toán có quyền tự quyết định số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép
D. A và C

Câu 35: Các nguyên tắc cần tuân thủ khi đánh giá các đối tượng kế toán
A. Nguyên tắc giá phí, nguyên tắc khách quan
B. Nguyên tắc nhất quán, Nguyên tắc thận trọng và giả thiết DN hoạt động liên tục
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc đa số thắng thiểu số
D. A và B

Câu 36: Trên số cái, số TK hàng tồn kho được đánh giá theo (giá gốc = giá mua chưa VAT + chi phí phát sinh)
A. Giá thanh toán với ng bán (có VAT)
B. Giá chưa có VAT
C. Giá gốc còn gọi là giá thực tế
D. Giá đã có VAT

Câu 37: Trên bảng cân đối kế toán chính cuối năm, hàng tồn kho được đánh giá theo
A. Giá gốc
B. Giá bán
C. Giá mua
D. Giá thấp nhất giữa giá sổ sách và giá trị thuần có thể thực hiện được

Câu 38: Giả sử, cuối kỳ, số dư và số phát sinh của các tài khoản trong kỳ được vào số cái. Khi lập bảng cân đối kế toán, kế toán sẽ căn cứ vào:
A. Số dư từ tài khoản loại 1 đến loại 4 trên số cái
B. Số phát sinh từ tài khoản loại 1 đến loại 9 trên số cái
C. Số phát sinh từ tài khoản loại 5 đến loại 9
D. Tài khoản 4 đến 9

Câu 39: Giả sử cuối kỳ, số dư và số phát sinh của các tài khoản trong kỳ được vào số cái. Khi lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán sẽ căn cứ vào:
A. Số phát sinh từ tài khoản loại 1 đến loại 9 trên số cái
B. Số dư cuối kỳ từ tài khoản loại 1 đến tài khoản loại 9
C. Tài khoản 4 đến 9
D. Số liệu phát sinh từ tài khoản loại 5 đến loại 9 trên số cái

Câu 40: Công thức xác định giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
A. Trị giá vật liệu tồn kho = Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá vật liệu nhập trong kỳ + Trị giá vật liệu xuất trong kỳ
B. Trị giá vật liệu tồn kho = Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ – Trị giá vật liệu nhập trong kỳ + Trị giá vật liệu xuất trong kỳ
C. Kiểm kê cuối kỳ số lượng, định giá
D. Trị giá vật liệu tồn kho = Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá vật liệu nhập trong kỳ – Trị giá vật liệu xuất trong kỳ

Câu 41: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Nợ TK 111 : 50.000.000, Nợ TK 112 : 30.000.000/Có TK 341 : 60.000.000, Có TK 331 : 20.000.000) sẽ làm cho số tổng cộng của bảng cân đối kế toán:
A. Thay đổi theo chiều hướng tăng lên và tỷ trọng của tất cả tài sản ảnh hưởng có sự thay đổi
B. Thay đổi theo chiều hướng tăng lên và tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn chịu ảnh hưởng có sự thay đổi
C. Thay đổi theo chiều hướng tăng lên và tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn chịu ảnh hưởng không có sự thay đổi
D. Không thay đổi nhưng tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn chịu ảnh hưởng có sự thay đổi

Câu 42: Ngày 10/03/2008 Doanh nghiệp M nhập khẩu tài sản cố định, giá nhập khẩu theo điều kiện CIF là 20.000 USD, thuế NK thuế suất 10%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%- thuế khấu trừ. Ngày 31/12/2008, tài sản cố định đó ước tính trên thị trường khoảng 25.000 USD. Kế toán đã điều chỉnh giá tài sản cố định từ 22.000 USD lên 25.000 USD. Việc này vi phạm vào nguyên tắc:
A. Giá gốc
B. Phù hợp
C. Thận trọng
D. Cơ sở dồn tích

Câu 43: Công ty M tại thời điểm ngày 31/12/X như sau: Số dư tài khoản 131 (bên nợ) : 200.000.000, số dư tài khoản 131 (bên có): 100.000.000. Số dư tài khoản 331 (bên có): 100.000.000, số dư bên nợ 50.000.000. Khi lập bảng cân đối kế toán, số liệu TK 131 và 331 sẽ được kế toán xử lý:
A. Không bù trừ mà lấy số dư bên nợ TK 131 số tiền 200.000.000 và số dư bên nợ TK 331 50.000.000 ghi vào phần tài sản, số dư bên có TK 331 số tiền 100.000.000, và số dư bên có tài khoản 131 số tiền 100.000.000 sẽ ghi vào phần nguồn vốn
B. TK 131 sẽ có số dư 100.000.000 ghi bên tài sản, TK 331 : 50.000.000 sẽ ghi bên nguồn vốn
C. Không bù trừ mà lấy số dư bên nợ và bên có TK 131 ghi vào phần tài sản, số dư bên có và bên nợ TK 331 ghi vào phần nguồn vốn
D. Tất cả đều sai

Câu 44: Tại ngày 31/07, tổng tài sản: 500.000.000, tổng nguồn vốn: 500.000.000. Ngày 01/08 phát sinh nghiệp vụ. Nợ TK 111 : 10.000.000/Có TK 311 : 10.000.000. Nợ TK 331 : 20.000.000/Có TK 341 : 20.000.000. Vậy bảng cân đối kế toán tại ngày 01/08 (sau khi phát sinh 2 nghiệp vụ trên) sẽ có tổng tài sản và tổng nguồn vốn là:
A. 510.000.000 và 510.000.000
B. 530.000.000 và 530.000.000
C. 520.000.000 và 520.000.000
D. 490.000.000 và 490.000.000

Câu 45: Tại ngày 31/07, tổng tài sản: 500.000.000, tổng nguồn vốn: 500.000.000. Ngày 01/08 phát sinh nghiệp vụ. Nợ TK 111 : 10.000.000/Có TK 311 : 10.000.000. Nợ TK 331 : 20.000.000/Có TK 341 : 20.000.000. Vậy bảng cân đối kế toán tại ngày 01/08 (sau khi phát sinh 2 nghiệp vụ trên) sẽ:
A. Thay đổi theo chiều hướng tăng lên và tỷ trọng của tiền mặt, nợ phải trả thay đổi
B. Không thay đổi nhưng tỷ trọng của tiền mặt, nợ phải trả thay đổi
C. Thay đổi theo chiều hướng tăng lên và tỷ trọng của tiền mặt, nợ phải trả không thay đổi
D. Thay đổi theo chiều hướng giảm xuống và tỷ trọng của tiền mặt, nợ phải trả thay đổi

Câu 46: Khoản nào sau đây không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán
A. Vật tư nhận gia công trị giá 30.000.000
B. Người mua ứng trước tiền hàng 30.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng
C. Chi tiền mặt tạm ứng cho công nhân viên
D. Mua tài sản cố định 30.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng

Câu 47: Tổng tài sản của doanh nghiệp được xác định bằng:
A. Tài sản ngắn hạn + TS cố định
B. Nguồn vốn kinh doanh + Nợ phải trả
C. Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
D. Nguồn vốn kinh doanh

Câu 48: Khoản trả trước ngắn hạn cho người bán thuộc:
A. Tài sản ngắn hạn
B. Tài sản dài hạn
C. Nợ phải trả ngắn hạn
D. Tài sản cố định

Câu 49: Khi doanh nghiệp nhận ký quỹ dài hạn bằng tiền mặt 200 triệu VNĐ, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ:
A. Cùng biến động tăng 200 triệu VNĐ
B. Cùng biến động giảm 200 triệu VNĐ
C. Không thay đổi
D. Không có đáp án nào đúng

Câu 50: Nghiệp vụ “Xuất kho thành phẩm gửi bán” được phản ánh:
A. Nợ TK thành phẩm, Có tài khoản hàng gửi bán
B. Nợ TK hàng gửi bán, Có TK thành phẩm
C. Nợ TK hàng hóa, Có TK thành phẩm
D. Nợ TK hàng hóa, Có TK thành phẩm

Câu 51: Trường hợp nào dưới đây không làm thay đổi nguyên giá Tài sản cố định:
A. Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
B. Trang bị thêm một số chi tiết cho TSCĐ
C. Sửa chữa lớn TSCĐ
D. Sữa chữa nâng cấp TSCĐ

Câu 52: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở văn phòng công ty được hạch toán vào:
A. Chi phí sản xuất
B. Chi phí quản lý doanh nghiệp
C. Chi phí tài chính
D. Chi phí hoạt động khác

Câu 53: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở văn phòng công ty được hạch toán vào:
A. Chi phí sản xuất
B. Chi phí quản lý doanh nghiệp
C. Chi phí tài chính
D. Chi phí hoạt động khác

Câu 54: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua 1 TSCĐ với giá mua bao gồm thuế GTGT 10% là 220.000.000 đồng, chi phí vận chuyển về doanh nghiệp là 1.000.000 chưa gồm 10% thuế GTGT (được người bán tài trợ chi phí vận chuyển). Nguyên giá của TSCĐ là:
A. 220.000.000 đồng
B. 200.000.000 đồng
C. 201.000.000 đồng
D. 221.000.000 đồng

Câu 55: Số tiền giảm giá được hưởng khi mua nguyên liệu vật liệu được tính:
A. Tăng giá trị nguyên liệu vật liệu nhập kho
B. Giảm giá trị nguyên liệu vật liệu nhập kho
C. Tăng thu nhập khác
D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 56: Nghiệp vụ ứng trước tiền cho người bán nguyên vật liệu bằng tiền mặt được hạch toán:
A. Nợ TK phải trả người bán
B. Nợ TK tiền mặt, Có TK phải trả người bán
C. Nợ TK tiền mặt, Có TK phải trả người bán
D. Nợ TK nguyên vật liệu, Có TK phải thu khách hàng

Câu 57: Khoản chiết khấu thương mại được hưởng khi mua nguyên vật liệu được hạch toán:
A. Giảm trừ giá mua
B. Giảm chi phí thu mua
C. Tính vào doanh thu hoạt động tài chính
D. Tính vào thu nhập khác

Câu 58: Số dư bên nợ TK phải trả người lao động phản ánh:
A. Số tiền còn nợ người lao động
B. Số tiền trả thừa cho người lao động
C. Số tiền trả thừa cho người lao động
D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 59: Tiền lương trả cho nhân viên khối văn phòng được tính vào:
A. Chi phí bán hàng
B. Chi phí nhân công trực tiếp
C. Chi phí sản xuất chung
D. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Câu 60: Khoản trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội của công nhân sản xuất sản phẩm, đơn vị sử dụng lao động được tính vào:
A. Chi phí sản xuất chung
B. Chi phí bán hàng
C. Chi phí nhân công trực tiếp
D. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Câu 61: Khi sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho, kế toán ghi:
A. Nợ TK 155, Có TK 154
B. Nợ TK 157, Có TK 154
C. Nợ TK 632, Có TK 154
D. Nợ TK 551, Có TK 154

Câu 62: Giá thành sản xuất của sản phẩm không bao gồm chi phí nào dưới đây:
A. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
B. Chi phí nhân công trực tiếp
C. Chi phí quản lý doanh nghiệp
D. Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất

Câu 63: Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất được tính vào chi phí nào dưới đây:
A. Chi phí bán hàng
B. Chi phí nhân công trực tiếp
C. Chi phí sản xuất chung
D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 64: Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ tăng 10.000, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tăng 10.000, các chỉ tiêu khác không thay đổi thì tổng giá thành sản xuất sản phẩm sẽ:
A. Tăng 10.000
B. Giảm 10.000
C. Tăng 20.000
D. Không đổi

Câu 65: Một giao dịch làm cho tài sản và nguồn vốn cùng tăng lên 200 triệu đồng, giao dịch này có thể là:
A. Mua nguyên vật liệu, thanh toán bằng tiền mặt 200 triệu đồng
B. Cấp cho đơn vị cấp dưới 1 TSCĐ trị giá 200 triệu đồng
C. Vay ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 200 triệu đồng
D. Thu hồi một khoản nợ của khách hàng 200 triệu đồng

Câu 66: Nếu một công ty có nợ phải trả là 40.000, vốn chủ sở hữu là 67.000 thì tài sản của đơn vị là:
A. 67.000
B. 40.000
C. 107.000
D. 27.000

Câu 67: Vào ngày 31/12/N tổng các khoản nợ phải trả của công ty A là 120 triệu đồng, tổng các khoản nợ phải thu là 150 triệu đồng. Khi lập báo cáo tài chính, kế toán công ty cần:
A. Phản ánh nợ phải trả là 120 triệu đồng
B. Bù trừ 2 khoản nợ và ghi trên báo cáo là khoản phải thu 30 triệu đồng
C. Phản ánh nợ phải thu là 150 triệu đồng
D. Phản ánh nợ phải trả là 120 triệu đồng, nợ phải thu là 150 triệu đồng

Câu 68: “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 10/08” nội dung chuyển lô hàng số lượng 100 sản phẩm cho Chi nhánh 2. Vậy theo bạn, “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 10/08” là chứng từ:
A. Bắt buộc
B. Hướng dẫn
C. Mệnh lệnh
D. Chấp hành

Câu 69: Lệnh chi tiền số 20/09. Vậy theo bạn “Lệnh chi tiền” trên phải lưu trữ tối thiểu là:
A. 5 năm
B. 10 năm
C. Vĩnh viễn
D. Tất cả đều sai

Câu 70: Nghiệp vụ kinh tế liên quan đến 3 đối tượng kế toán, 2 bên tài sản và 1 đối tượng kế toán bên nguồn vốn với số tiền tổng cộng 30.000.000. Vậy số liệu trên bảng cân đối kế toán sau khi phát sinh nghiệp vụ trên sẽ:
A. Thay đổi theo chiều hướng tăng lên hoặc giảm xuống
B. Thay đổi theo chiều hướng tăng lên
C. Thay đổi theo chiều hướng tăng lên
D. Không thay đổi

Câu 71: Công ty L có số liệu về thành phẩm K trong tháng 10/2009 như sau:. Tồn đầu kỳ: 100 sản phẩm, đơn giá 200.000 đ/sản phẩm. Trong kỳ nhập kho ngày 2/10 nhập kho 50 sản phẩm, đơn giá 205.000 đ/sản phẩm. Ngày 10/10 nhập kho 20 sản phẩm, đơn giá 190.000 đ/sản phẩm. Ngày 25/10 xuất kho 40 sản phẩm. Ngày 26/10 nhập kho 10 sản phẩm, đơn giá 210.000 đ/sản phẩm. Trị giá vật liệu xuất kho ngày 25/10 theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn là:
A. 8.033.333
B. 8.011.765
C. 7.900.000
D. 8.000.000

Câu 72: Công ty L có số liệu về thành phẩm K trong tháng 10/2009 như sau: Tồn đầu kỳ: 100 sản phẩm, đơn giá 200.000 đ/sản phẩm. Trong kỳ nhập kho ngày 2/10 nhập kho 50 sản phẩm, đơn giá 205.000 đ/sản phẩm. Ngày 10/10 nhập kho 20 sản phẩm, đơn giá 190.000 đ/sản phẩm. Ngày 25/10 xuất kho 40 sản phẩm, đơn giá 205.000 đ/sản phẩm. Ngày 26/10 nhập kho 10 sản phẩm, đơn giá 210.000 đ/sản phẩm. Trị giá thành phẩm còn lại cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn là:
A. 5.300.000
B. 5.200.000
C. 5.100.000
D. 5.400.000

Câu 73: Phát biểu nào dưới đây là đúng về kiểm kê tài sản:
A. Kiểm kê từng phần là kiểm kê cho tất cả các loại tài sản của doanh nghiệp
B. Kiểm kê định kỳ là kiểm kê không xác định thời gian trước kiểm kê
C. Chứng từ bắt buộc là chứng từ nhà nước không tiêu chuẩn hóa về mẫu biểu, quy cách và phương pháp lập
D. Tất cả đều đúng

Câu 74: Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản loại 0:
A. Số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, số nhập ghi bên nợ, số xuất ghi bên có và luôn ghi đơn
B. Số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, số nhập ghi bên có, số xuất ghi bên nợ và luôn ghi đơn
C. Số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ ghi bên nợ, số xuất, nhập ghi bên có và luôn ghi đơn
D. Số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, số nhập ghi bên nợ, số xuất ghi bên có và luôn ghi kép

Câu 75: Không đánh giá thấp hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập là nội dung của nguyên tắc:
A. Thận trọng
B. Trọng yếu
C. Phù hợp
D. Tất cả đều sai

Câu 76: Đối với tài khoản loại 2 (trừ một vài trường hợp đặc biệt) khi phát sinh:
A. Số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, phát sinh tăng ghi bên nợ, số phát sinh giảm ghi bên có
B. Số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, phát sinh tăng ghi bên có, số phát sinh giảm ghi bên nợ
C. Số dư đầu kỳ, phát sinh tăng ghi bên nợ, số phát sinh giảm, số dư cuối kỳ ghi bên có
D. Phát sinh tăng ghi bên nợ, số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, số phát sinh giảm ghi bên có

Câu 77: Ngày 10/01 bán hàng hóa thu bằng tiền gửi ngân hàng 100.000.000, giá vốn lỗ hàng 60.000.000. Nhưng do sơ sót, kế toán định khoản bút toán doanh thu (Nợ TK 112: 300.000.000/Có TK 511: 300.000.000) và định khoản bút toán giá vốn (Nợ TK 632: 60.000.000/Có TK 156: 60.000.000). Kế toán phát hiện ra ngay trong kỳ. Vậy phương pháp sửa sổ nào sau sẽ được áp dụng:
A. Ghi số âm
B. Ghi bổ sung
C. Cải chính
D. Tất cả đều đúng

Câu 78: Ngày 03/03 nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Nợ TK 112: 10.000.000/Có TK 111: 10.000.000). Khi vào sổ sách kế toán ghi (Nợ TK 112: 5.000.000/Có TK 111: 5.000.000). Sang tháng kế tiếp (cùng niên độ), kế toán phát hiện ra sai sót. Vậy phương pháp sửa sổ nào sau sẽ phù hợp:
A. Cải chính
B. Ghi bổ sung
C. Ghi số âm
D. Tất cả đều đúng

Câu 79: Cuối niên độ số dư nợ TK 419: 200.000.000. Khi lập bảng cân đối kế toán, số dư này sẽ được ghi vào phần:
A. Tài sản (giá trị dương)
B. Tài sản (giá trị dương)
C. Tài sản (giá trị âm)
D. Nguồn vốn (giá trị âm)

Câu 80: Lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn 10.000.000. Kế toán định khoản:
A. Nợ TK 635: 10.000.000/Có TK 129: 10.000.000
B. Nợ TK 641: 10.000.000/Có TK 129: 10.000.000
C. Nợ TK 642: 10.000.000/Có TK 121: 10.000.000
D. Nợ TK 642: 10.000.000/Có TK 129: 10.000.000

Câu 81: Lập dự phòng phải thu khó đòi 10.000.000. Kế toán định khoản:
A. Nợ TK 642: 10.000.000/Có TK 139: 10.000.000
B. Nợ TK 641: 10.000.000/Có TK 139: 10.000.000
C. Nợ TK 632: 10.000.000/Có TK 139: 10.000.000
D. Nợ TK 635: 10.000.000/Có TK 139: 10.000.000

Câu 82: Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, cuối kỳ, kế toán căn cứ số thuế GTGT phải nộp:
A. Nợ TK 521/Có TK 3331
B. Nợ TK 511/Có TK 3331
C. Nợ TK 531/Có TK 3331
D. Nợ TK 133/Có TK 3331

Câu 83: Công ty B có số liệu tại thời điểm 31/10/2009: Tổng tài sản: 1.000.000.000, Tổng nguồn vốn: 1.000.000.000. Khi phát sinh thêm nghiệp vụ tháng 11/2009 thì trường hợp nào sau đây không làm cho số tổng cộng bảng cân đối kế toán thay đổi nhưng tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn chịu ảnh hưởng có sự thay đổi.
A. Chi tiền gửi ngân hàng mua hàng hóa 10.000.000
B. Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán 20.000.000
C. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên 5.000.000
D. Tất cả đều đúng

Câu 84: Chứng từ nào sau đây là chứng từ hướng dẫn
A. Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
B. Phiếu thu, phiếu chi
C. Biên lai thu tiền
D. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

Câu 85:Chứng từ nào sau đây là chứng từ bắt buộc?
A. Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
B. Phiếu thu, phiếu chi
C. Biên lai thu tiền
D. Câu bọc đúng

Câu 86:Đối với tài khoản cấp 1 có ký tự cuối cùng là 9 (trừ TK 419) như tài khoản 129, 139, 159, 229 khi lập bảng cân đối kế toán sẽ được ghi vào phần
A. Tài sản (giá trị âm)
B. Tài sản (giá trị dương)
C. Nguồn vốn (giá trị dương)
D. Nguồn vốn (giá trị âm)

Câu 87:Nhóm tài khoản nào sau đây là tài khoản lưỡng tính:
A. 131, 136, 138, 331, 333, 334, 338, 336
B. 131, 136, 138, 331, 141, 221, 333, 334, 338, 336
C. 131, 136, 138, 331, 141, 221, 333, 334, 338, 336
D. 131, 136, 138, 331, 141, 221, 333, 334, 338, 336

Câu 88:Chọn phát biểu sai
A. Tài khoản kế toán dùng để phản ánh một cách tổng quát tài sản, nguồn vốn của đơn vị
B. Bảng cân đối kế toán phản ánh tài sản và nguồn vốn một cách tổng quát ở một thời điểm nhất định
C. Tài khoản kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có cùng đối tượng phản ánh là tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
D. Tất cả đúng

Câu 89:Giả sử kế toán ghi sai: Quan hệ đối ứng giữa các tài khoản. Ghi số tiền sai lớn hơn số tiền đúng. Cùng một chứng từ ghi trùng nhiều bút toán. Vì thế kế toán có thể áp dụng sửa sổ theo phương pháp nào dưới đây.
A. Ghi số âm
B. Ghi bổ sung
C. Cải chính
D. Tất cả đều đúng

Câu 90:Chi hoa hồng đại lý số tiền 10.000.000 bằng tiền mặt. Kế toán định khoản:
A. NỢ TK 641: 10.000.000/Có TK 111: 10.000.000
B. Nợ TK 642: 10.000.000/Có TK 111: 10.000.000
C. Nợ TK 811: 10.000.000/Có TK 111: 10.000.000
D. Nợ TK 811: 10.000.000/Có TK 111: 10.000.000

Câu 91:Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là:
A. Tổ chức kế toán mà mọi công việc ghi nhận, xử lý và báo cáo thông tin kế toán đều tập trung tại phòng kế toán của Công ty, các chi nhánh, cửa hàng, phụ thuộc Công ty chỉ hạch toán báo số như lập chứng từ, thu nhập chứng từ và tổng hợp chứng từ chuyển về phòng kế toán công ty
B. Tổ chức kế toán mà mọi công việc ghi nhận, xử lý và báo cáo thông tin kế toán đều do các chi nhánh, cửa hàng, phụ thuộc làm còn Công ty chỉ hạch toán báo số
C. Tổ chức kế toán mà mọi công việc ghi nhận, xử lý và báo cáo thông tin kế toán đều do Công ty và các chi nhánh phụ thuộc làm
D. Tất cả đều sai

Câu 92:Số đăng ký chứng từ ghi sổ được áp dụng trong hình thức kế toán nào sau đây:
A. Chứng từ ghi sổ
B. Nhật ký sổ cái
C. Nhật ký chứng từ
D. Nhật ký chung

Câu 93:Sổ nhật ký – Sổ cái là loại sổ kế toán:
A. Ghi kết hợp theo thứ tự thời gian và theo hệ thống
B. Sổ tổng hợp
C. Sổ nhiều cột
D. Tất cả đều đúng

Câu 94:Hình thức chứng từ ghi sổ gồm có các sổ kế toán chủ yếu nào:
A. Sổ cái
B. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
C. Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
D. Tất cả đều đúng

Câu 95:Trường hợp nào sau đây được ghi vào sổ kế toán:
A. Ký hợp đồng thuê nhà xưởng để sản xuất. Giá trị hợp đồng 20 triệu đồng/năm
B. Mua tài sản cố định 50 triệu đồng, chưa thanh toán
C. Nhận được lệnh chi tiền phục vụ tiếp khách của doanh nghiệp 5 triệu đồng (tiền chưa chi)
D. Tất cả trường hợp trên

Câu 96:Đối tượng của kế toán là:
A. Tình hình thị trường, tình hình cạnh tranh
B. Tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản doanh nghiệp và sự vận động của chúng
C. Tình hình thực hiện kỷ luật lao động
D. Tình hình thu chi tiền mặt (Đ mà chưa đủ, đối tượng kế toán không chỉ có tiền)

Câu 97:Người sử dụng thông tin kế toán gián tiếp:
A. Ban lãnh đạo
B. Các chủ nợ
C. Các nhà đầu tư (quan tâm lợi nhuận)
D. Cơ quan thuế (quan tâm lợi nhuận)

Câu 98:Đặc điểm của tài sản trong một doanh nghiệp:
A. Hữu hình hoặc vô hình
B. Doanh nghiệp có thể kiểm soát được chúng, được toàn quyền sử dụng
C. Chúng có thể mang lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai
D. Tất cả đều đúng

Câu 99:Tài sản trong doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ biến động như thế nào:
A. Không biến động
B. Thường xuyên biến động
C. Giá trị tăng dần
D. Giá trị giảm dần

Câu 100:Kế toán tài chính có đặc điểm:
A. Thông tin về những sự kiện đã xảy ra
B. Gắn liền với phạm vi toàn doanh nghiệp
C. Có tính pháp lệnh và phải có độ tin cậy cao
D. Tất cả đều đúng

Câu 101:Các khoản nợ phải thu:
A. Không phải là tài sản doanh nghiệp
B. Là tài sản của doanh nghiệp nhưng bị đơn vị khác đang sử dụng
C. Không phải là tài sản của doanh nghiệp vì tài sản của doanh nghiệp thì ở tại doanh nghiệp
D. Không chắc chắn là tài sản của doanh nghiệp

Câu 102:Kế toán tài chính có đặc điểm:
A. Thông tin về những sự kiện đang và sắp xảy ra
B. Gắn liền với từng bộ phận, từng chức năng hoạt động
C. Có tính linh hoạt
D. Không câu nào đúng

Câu 103:Sự kiện nào sau đây sẽ được ghi nhận là nghiệp vụ kinh tế phát sinh của kế toán:
A. Khách hàng thanh toán tiền nợ cho doanh nghiệp (tiền tăng, nợ phải thu khách hàng giảm)
B. Nhân viên sử dụng vật dụng văn phòng
C. Phỏng vấn ứng cử viên xin việc
D. Không có sự kiện nào

Câu 104:Thước đo chủ yếu trong kế toán:
A. Thước đo lao động ngày công
B. Thước đo hiện vật
C. Thước đo giá trị
D. Cả 3 câu trên

Câu 105:Người sử dụng thông tin kế toán gián tiếp:
A. Nhà quản lý
B. Cơ quan thuế
C. Nhà đầu tư
D. Không có câu nào

Câu 106:Nợ phải trả phát sinh do:
A. Lập hóa đơn và dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng
B. Mua thiết bị bằng tiền
C. Trả tiền cho người bán về vật dụng đã mua
D. Mua hàng hóa chưa thanh toán

Câu 107:Chức năng của Kế toán:
A. Thông tin thu nhập, xử lý chỉ đạo, thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh đến các đối tượng sử dụng thông tin kế toán
B. Điều hành các hợp đồng sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
C. Giám đốc tình hình sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh
D. A và C

Câu 108:Các khoản phải trả người bán là:
A. Tài sản của doanh nghiệp
B. Một loại nguồn vốn góp phần hình thành nên tài sản của doanh nghiệp
C. Không phải là nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ thanh toán cho người bán
D. Không phải là nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ thanh toán cho người bán

Câu 109: Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi số tổng cầu cuối cùng của bảng CDKT:
A. Mua hàng hoá chưa trả tiền
B. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng TM (TS tăng, TS giảm)
C. Chi tiền mặt để trả nợ

Câu 110: Tác dụng của việc định khoản kế toán
A. Để phản ánh ngắn gọn nghiệp vụ kinh tế phát sinh
B. Để giảm bớt sai sót khi ghi sổ kế toán
C. Để giảm bớt sai sót khi ghi sổ kế toán
D. B và C

Câu 111: DN đang xây nhà kho, chương trình xây dựng dở dang này là
A. Nguồn vốn hình thành nên tài sản của DN
B. Tài sản của DN
C. Tuỳ thuộc quan điểm của từng nhân viên kế toán
D. Phụ thuộc vào quy định của…

Câu 112: Nguồn vốn trong DN bao gồm các nguồn nào sau đây:
A. Nguồn vốn hình thành nên tài sản của DN
B. Tài sản của DN
C. Tuỳ thuộc quan điểm của từng nhân viên kế toán
D. Phụ thuộc vào quy định của…

Câu 113: Nguồn vốn trong DN bao gồm các nguồn nào sau đây:
A. Chủ đầu tư DN đầu tư thêm vốn vào DN
B. Chủ DN phân bổ tổ chức hay cá nhân khác
C. Chủ DN dùng lợi nhuận để bổ sung vào vốn
D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 114: Các trường hợp sau, trường hợp nào chưa ghi nhận doanh thu:
A. KH đã nhận hàng và thanh toán cho DN bằng tiền mặt
B. KH chưa nhận hàng nhưng thanh toán trước cho DN bằng tiền mặt
C. KH đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán cho DN
D. Không có trường hợp nào

Câu 115: Câu phát biểu nào sau đây sai:
A. Vốn chủ sở hữu là tiền mặt của chủ sở hữu có trong DN
B. Tài sản + nợ phải trả luôn cân bằng với vốn chủ sở hữu
C. Chủ sở hữu là chủ nợ của DN
D. Tất cả các câu trên

Câu 116: Sự việc nào sau đây không phải là nghiệp vụ kinh tế:
A. Thiệt hại do hỏa hoạn
B. Chi phí phát sinh nhưng chưa trả tiền
C. Giảm giá cho một sản phẩm (ghi vào chiết khấu, giảm giá hàng bán)
D. Vay được một khoản nợ

Câu 117: Thước đo chủ yếu:
A. Thước đo chủ yếu
B. Thước đo hiện vật
C. Thước đo giá trị
D. Cả 3 câu trên

Câu 118: Trong tháng 4, DN bán sản phẩm thu tiền mặt 20 triệu, thu bằng tiền gửi ngân hàng 30 triệu, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho KH chưa thu tiền 10 triệu, KH trả nợ 5 triệu, KH ứng tiền trước 20 triệu chưa nhận hàng. Vậy doanh thu tháng 4 của DN là:
A. 85 triệu
B. 55 triệu
C. 50 triệu
D. 60 triệu

Câu 119: Sự việc nào sau đây không phải là nghiệp vụ kinh tế:
A. Thiệt hại do hỏa hoạn
B. Chi phí phát sinh nhưng chưa trả tiền
C. Giảm giá cho một sản phẩm (ghi vào chiết khấu, giảm giá hàng bán)
D. Vay được một khoản nợ

Câu 120: Vấn đề 1 DN hoạt động xét tại 1 thời điểm nào đó là:
A. Tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán lập tại thời điểm đó
B. Tổng nguồn vốn sở hữu trên bảng cân đối kế toán lập tại thời điểm đó
C. Tổng nguồn vốn sở hữu trên bảng cân đối kế toán lập tại thời điểm đó
D. Tổng vốn bằng tiền của DN trên bảng cân đối kế toán lập tại thời điểm đó

Câu 121: Ta luôn có quan hệ cân đối sau đây.
A. Tổng số phát sinh nợ trên các tài khoản kế toán của 1 DN trong kỳ = tổng số phát sinh có của chúng trong kỳ đó
B. Tổng số ghi nợ và tổng số ghi có của các định khoản kế toán luôn bằng nhau
C. Tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có trong kỳ của 1 tài khoản bất kỳ luôn bằng nhau
D. A và B

Câu 122: Kế toán tổng hợp được thể hiện ở
A. Các tài khoản cấp 1 và các sổ kế toán tổng hợp khác
B. Các sổ tài khoản cấp 2
C. Các sổ tài khoản cấp 2 và các sổ tài khoản cấp 3
D. A và B

Câu 123: Tài khoản vốn góp liên doanh thuộc loại
A. Tài khoản phản ánh tài sản
B. Tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn
C. Tài khoản phản ánh nguồn vốn
D. A và B

Câu 124: Muốn đối chiếu số liệu của sổ chi tiết với tài khoản cần phải lập:
A. Bảng cân đối kế toán
B. Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản (bảng cân đối tài khoản)
C. Bảng tổng hợp chi tiết
D. Bảng kê

Câu 125: Mối quan hệ giữa tài khoản và bảng cân đối kế toán
A. Số dư đầu kỳ trên các tài khoản là căn cứ để lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ
B. Số phát sinh trong kỳ trên các tài khoản là căn cứ để lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ
C. Số liệu của bảng cân đối kế toán cuối năm này là căn cứ để mở sổ các tài khoản vào năm sau
D. Các câu trên đều đúng

Câu 126: Kế toán sẽ ghi nợ vào các tài khoản nguyên vật liệu hàng hoá khi.
A. Doanh nghiệp nhập kho vật tư hàng hoá
B. Doanh nghiệp xuất kho vật tư hàng hoá
C. Doanh nghiệp mua vật tư hàng hoá
D. Một trong các nghiệp vụ trên

Câu 127: Mối quan hệ giữa số dư và số phát sinh của một tài khoản
A. Số dư cuối kỳ của một tài khoản = Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh nợ trong kỳ – tổng số phát sinh có trong kỳ
B. Số dư cuối kỳ của một tài khoản = Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh có trong kỳ – tổng số phát sinh nợ trong kỳ
C. Số dư cuối kỳ của một tài khoản = Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh tăng trong kỳ – tổng số phát sinh giảm trong kỳ
D. Số dư cuối kỳ của một tài khoản = Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh giảm trong kỳ – tổng số phát sinh tăng trong kỳ

Câu 128: Theo chế độ kế toán Việt Nam.
A. Kế toán phải tuân thủ các quy định của nhà nước về số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép vào tài khoản kế toán cấp 1
B. Kế toán có quyền chọn số hiệu, tên gọi cho các tài khoản cấp 2 và 3
C. Đối với các tài khoản chi tiết mà nhà nước chưa quy định số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép thì kế toán có quyền tự quyết định số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép
D. A và C

Câu 129: Số dư của các tài khoản:
A. Bất kỳ tài khoản nào lúc cuối kỳ cũng có số dư bên nợ hoặc bên có
B. Các tài khoản phản ánh tài sản và chi phí sản xuất kinh doanh có số dư cuối kỳ nằm bên nợ
C. Các tài khoản phản ánh nguồn vốn và doanh thu bán hàng có số dư cuối kỳ nằm bên có
D. Cả 3 đều sai

Câu 130: Việc đánh giá các đối tượng kế toán là
A. Đo lường đối tượng kế toán bằng thước đo tiền tệ theo các nguyên tắc và quy định tài chính hiện hành
B. Xác định một số tiền ngang giá với đối tượng kế toán theo các nguyên tắc và quy định tài chính hiện hành (Tài sản được cấp)
C. Xác định một số tiền ngang giá với đối tượng kế toán theo các nguyên tắc và quy định tài chính hiện hành (Tài sản được cấp)
D. Các câu trên đều đúng

Câu 131: Trên sổ cái, số tài khoản hàng tồn kho được đánh giá theo giá gốc (giá mua chưa VAT + chi phí phát sinh)
A. Giá thanh toán với người bán (có VAT)
B. Giá thanh toán với người bán (có VAT)
C. Giá gốc còn gọi là giá thực tế
D. Giá đã có VAT

Câu 132: Giá gốc của vật tư hàng hoá mua ngoài được xác định theo công thức
A. Giá gốc = giá thanh toán cho người bán + chi phí mua – các khoản giảm giá, chiết khấu
B. Giá gốc = giá thanh toán cho người bán + chi phí mua – các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại, VAT được khấu trừ
D. Các câu trên đều sai

Câu 133: Các phương pháp đánh giá hàng tồn kho.
A. Kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ
B. Tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá hạch toán
C. FIFO, LIFO, bình quân, thực tế đích danh
D. Các câu trên đều đúng

Câu 134: So sánh giữa mức trích khấu hao TSCĐ và giá trị hao mòn thực tế ta luôn có:
A. Mức trích khấu hao = giá trị hao mòn thực tế
B. Mức trích khấu hao > giá trị hao mòn thực tế
C. Mức trích khấu hao < giá trị hao mòn thực tế
D. 1 trong 3 trường hợp trên

Câu 135: Nguyên giá là:
A. Giá trị của TSCĐ tại thời điểm bắt đầu được ghi nhận vào sổ Kế toán
B. Giá mua tài sản cố định
C. Giá thị trường tại thời điểm ghi tăng TSCĐ
D. Các câu trên đều sai

Câu 136: TSCĐ là:
A. Tư liệu lao động
B. Máy móc thiết bị
C. Những tài sản cố định có hình thái vật chất
D. Tài sản vô hình

Câu 137: Các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ theo chế độ tài chính hiện hành:
A. Giá trị >= 5 triệu và thời gian sử dụng >= 5 tháng
B. Giá trị >= 10 triệu và thời gian sử dụng >= 12 tháng
C. Giá trị >= 5 triệu và thời gian sử dụng >= 12 tháng
D. Các câu trên đều sai

Câu 138: Với giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàng nhập kho cho sẵn (Tồn ĐK + Nhập = Xuất + Tồn CK):
A. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ càng cao thì giá trị hàng xuất trong kỳ càng thấp
B. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ càng cao thì giá trị hàng xuất trong kỳ càng cao
C. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ càng thấp thì giá trị hàng xuất trong kỳ càng thấp
D. Không có câu nào đúng

Câu 139: Trong điều kiện giá cả biến động tăng, phương pháp tính giá xuất kho nào cho lợi nhuận cao?
A. Bình quân
B. Thực tế đích danh
C. Nhập trước xuất trước (FIFO)
D. Nhập sau xuất trước

Câu 140: Số dư bên nợ của bảng Cân đối tài khoản gồm có các tài khoản:
A. Loại 1, 2
B. Loại 3, 4
C. A và B đúng
D. A và B sai

Câu 141: Trên bảng Cân đối kế toán, số dư của tài khoản 214 sẽ được trình bày:
A. Bên phần tài sản và ghi dương mực thường
B. Bên phần nguồn vốn và ghi âm mực đỏ
C. Bên phần tài sản và ghi âm mực đỏ
D. Bên phần nguồn vốn và ghi dương mực thường

Câu 142: Báo cáo nào sau đây không phải là báo cáo tài chính doanh nghiệp:
A. Bảng cân đối kế toán
B. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
C. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
D. Các câu trên đều sai

Câu 143: Thông tin nào sau đây được cung cấp thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
A. Tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định
B. Kết quả kinh doanh trong một thời kỳ
C. Tình hình thu chi tiền trong một thời kỳ
D. Các câu trên đều sai

Câu 144: Thông tin về các luồng tiền của doanh nghiệp được trình bày ở báo cáo tài chính nào sau đây:
A. Bảng cân đối kế toán
B. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
C. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
D. Thuyết minh báo cáo tài chính

Câu 145: Nghiệp vụ rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt sẽ làm:
A. Tổng tài sản giảm
B. Tổng tài sản tăng
C. Tổng tài sản không đổi
D. Các trường hợp trên đều có thể xảy ra

Câu 146: Nghiệp vụ bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng sẽ làm:
A. Tăng luồng tiền thu vào
B. Giảm luồng tiền thu vào
C. Tăng luồng tiền chi ra
D. Giảm luồng tiền chi ra

Câu 147: Thông tin về tổng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm được trình bày ở báo cáo nào sau đây:
A. Bảng cân đối kế toán
B. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
C. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
D. Cả 3 báo cáo trên

Câu 148: Lãi gộp trong kỳ của công ty ABC là 550. Giá vốn là 300. Doanh thu trong kỳ của ABC là:
A. 250
B. 300
C. 550
D. 850

Câu 149: Trên bảng Cân đối kế toán tài sản được phân loại thành:
A. Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
B. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
C. Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
D. Các câu trên đều sai

Câu 150: Báo cáo nào sau đây cung cấp các số liệu tại một thời điểm:
A. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
B. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
C. Bảng cân đối kế toán
D. Không phải các câu trên

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)