Trắc nghiệm Lịch sử Đảng – Đề 5

Năm thi: 2023
Môn học: Lịch sử Đảng
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên môn Quản trị học
Năm thi: 2023
Môn học: Lịch sử Đảng
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên môn Quản trị học

Mục Lục

Trắc nghiệm Lịch sử Đảng – Đề 5 là bộ đề ôn tập môn Lịch sử Đảng được thiết kế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Bộ tài liệu này được tổng hợp từ đề thi môn Lịch sử Đảng của các trường đại học và được biên soạn vào năm 2023. Các câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp bạn ôn lại các kiến thức về quá trình hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay, cùng những đường lối, chính sách và sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn lịch sử. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tham khảo và làm đề thi này ngay dưới đây nhé.

Trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án – Đề 5

Câu 1: Nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ chính quyền cách mạng vào ngày nào?
A. 23-9-1945
B. 23-11-1945
C. 19-12-1946
D. 10-12-1946

Câu 2: Đảng ta đã phát động phong trào gì để ủng hộ nhân lực cho Nam Bộ kháng chiến chống Pháp từ ngày 23-9-1945?
A. Vì miền Nam “thành đồng Tổ quốc”
B. Hướng về miền Nam ruột thịt
C. Nam tiến
D. Cả ba phương án trên

Câu 3: Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được bầu khi nào?
A. 4/1/1946
B. 5/1/1946
C. 6/1/1946
D. 7/1/1946

Câu 4: Kỳ họp Quốc hội thứ nhất thành lập chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khi nào?
A. 3/2/1946
B. 2/3/1946
C. 3/4/1946
D. 3/3/1945

Câu 5: Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thông qua vào ngày tháng năm nào?
A. 9/11/1945
B. 10/10/1946
C. 9/11/1946
D. 9/11/1947

Câu 6: Hà Nội được xác định là thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào năm nào?
A. Năm 1945
B. Năm 1946
C. Năm 1954
D. Năm 1930

Câu 7: Để gạt mũi nhọn tiến công kẻ thù, Đảng ta đã tuyên bố tự giải tán vào ngày tháng năm nào và lấy tên gọi là gì?
A. 2.9.1945 – Đảng Cộng sản Đông Dương
B. 25-11-1945 – Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin
C. 3-2-1946 – Đảng Lao động Việt Nam
D. 11-11-1945 – Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương

Câu 8: Những sách lược nhân nhượng của Đảng ta với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc sau cách mạng tháng Tám:
A. Cho Việt Quốc, Việt Cách tham gia Quốc hội và Chính phủ
B. Cung cấp lương thực thực phẩm cho quân đội Tưởng
C. Chấp nhận cho quân Tưởng tiêu tiền Quan kin, Quốc tệ
D. Cả ba phương án kể trên

Câu 9: Để quân Tưởng và tay sai khỏi kiếm cớ sách nhiễu, Đảng chủ trương:
A. Dĩ hoà vi quý
B. Hoa Việt thân thiện
C. Biến xung đột lớn thành xung đột nhỏ, biến xung đột nhỏ thành không có xung đột
D. Cả hai phương án B và C

Câu 10: Đảng ta đã lựa chọn giải pháp gì trong mối quan hệ với thực dân Pháp sau ngày Pháp và Tưởng ký hiệp ước Trùng Khánh (28-2-1946)?
A. Thương lượng và hoà hoãn với Pháp
B. Kháng chiến chống thực dân Pháp
C. Nhân nhượng với quân đội Tưởng
D. Chống cả quân đội Tưởng và Pháp

Câu 11: Tại sao Đảng lại lựa chọn giải pháp thương lượng với Pháp?
A. Chấm dứt cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
B. Buộc quân Tưởng phải rút ngay về nước, tránh được tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
C. Phối hợp với Pháp tấn công Tưởng.
D. Cả A, B và C

Câu 12: Sự kiện mở đầu cho sự hoà hoãn giữa Việt Nam và Pháp:
A. Pháp ngừng bắn ở miền Nam
B. Việt Nam với Pháp nhân nhượng quyền lợi ở miền Bắc
C. Ký kết hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 giữa Việt Nam với Pháp
D. Pháp và Tưởng ký hiệp ước Trùng Khánh trao đổi quyền lợi cho nhau

Câu 13: Sau khi ký bản Hiệp định Sơ bộ, ngày 9-3-1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra:
A. Chỉ thị kháng chiến kiến quốc
B. Chỉ thị Hoà để tiến
C. Chỉ thị Toàn quốc kháng chiến
D. Tất cả các phương án trên

Câu 14: Sau bản Hiệp định sơ bộ, ngày 14-9 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ ký bản Tạm ước với Chính phủ Pháp với nội dung:
A. Pháp thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Việt Nam.
B. Chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
C. Đình chỉ xung đột ở miền Nam và sẽ tiếp tục đàm phán vào 1-1947
D. Cả A, B và C

Câu 15: Cuối năm 1946, thực dân Pháp đã bội ước, liên tục tăng cường khiêu khích và lấn chiếm thêm một số địa điểm như:
A. Thành phố Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn
B. Đà Nẵng, Sài Gòn
C. Hải Phòng, Hải Dương, Lào Cai, Yên Bái
D. Thành phố Hải phòng, thị xã Lạng Sơn, Đà Nẵng, Hà Nội

Câu 16: Hiệp ước Hoa – Pháp được ký kết ở đâu?
A. Pari
B. Trùng Khánh
C. Hương Cảng
D. Ma Cao

Câu 17: Quân đội của Tưởng Giới Thạch đã rút hết khỏi miền Bắc nước ta vào thời gian nào?
A. Cuối tháng 8/1946
B. Đầu tháng 8/1946
C. Đầu tháng 9/1946
D. Cuối tháng 9/1946

Câu 18: Hiệp định Sơ bộ được Hồ Chí Minh ký với G. Sanhtơny vào thời gian nào?
A. 6-3-1946
B. 14-9-1946
C. 19-12-1946
D. 10-12-1946

Câu 19: Hội nghị Phôngtennơblô diễn ra vào thời gian nào?
A. Từ 10/5 – 20/8/1945
B. Từ 15/6 – 25/9/1946
C. 6/7 – 10/9/1946
D. 12/8 – 30/10/1946

Câu 20: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?
A. Đêm ngày 18-9-1946
B. Đêm ngày 19-12-1946
C. Ngày 20-12-1946
D. Cả ba phương án đều sai

Câu 21: Hội nghị Ban thường vụ Trung Đảng họp mở rộng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc họp vào thời gian nào?
A. Ngày 18-12-1946
B. Ngày 19-12-1946
C. Ngày 20-12-1946
D. Ngày 22-12-1946

Câu 22: Cuộc tổng giao chiến lịch sử mở đầu của kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta ở Hà Nội đã diễn ra trong:
A. 60 ngày đêm
B. 30 ngày đêm
C. 12 ngày đêm
D. 90 ngày đêm

Câu 23: Những văn kiện nào dưới đây được coi như Cương lĩnh kháng chiến của Đảng ta:
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh
B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh
D. Cả ba phương án trên

Câu 24: Nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân ta trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp:
A. Chống đế quốc giành độc lập dân tộc
B. Xoá bỏ những tàn tích phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân
C. Xây dựng chế độ dân chủ mới
D. Cả ba phương án trên

Câu 25: Phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến chống Pháp là:
A. Toàn dân
B. Toàn diện
C. Lâu dài và dựa vào sức mình là chính
D. Cả ba phương án trên đều sai

Câu 26: Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” được phát hành khi nào?
A. 6/1946
B. 7/1946
C. 7/1947
D. 9/1947

Câu 27: Tác giả tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Lê Duẩn
C. Trường Chinh
D. Phạm Văn Đồng

Câu 28: Đâu là nơi được coi là căn cứ địa cách mạng của cả nước trong kháng chiến chống Pháp?
A. Tây Bắc
B. Việt Bắc
C. Hà Nội
D. Điện Biên Phủ

Câu 29: Chiến thắng nào đã căn bản đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp?
A. Việt Bắc
B. Trung Du
C. Biên Giới
D. Hà Nam Ninh

Câu 30: Khi bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện chiến lược:
A. Dùng người Việt đánh người Việt
B. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
C. Đánh nhanh thắng nhanh
D. Hai phương án A và B

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)