Trắc Nghiệm Hệ Điều Hành Windows – Đề 10

Năm thi: 2023
Môn học:  Hệ điều hành
Trường: Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) 
Người ra đề: ThS Nguyễn Văn Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin
Năm thi: 2023
Môn học:  Hệ điều hành
Trường: Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) 
Người ra đề: ThS Nguyễn Văn Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin

Mục Lục

Trắc nghiệm Hệ điều hành Windows là một trong những đề thi thuộc môn Hệ điều hành dành cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin tại các trường đại học. Đây là một phần quan trọng trong chương trình học, giúp sinh viên nắm vững kiến thức về các khái niệm cơ bản và tính năng chính của hệ điều hành Windows như quản lý tập tin, bộ nhớ, tiến trình, và bảo mật. Đề thi này do giảng viên Nguyễn Văn Bình, một giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hệ điều hành tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) biên soạn. Đối tượng tham gia đề thi là các sinh viên năm 2, đang theo học môn Hệ điều hành.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Hệ Điều Hành Windows – Đề 10

1. Để quản lý không gian bộ nhớ cấp phát cho tiến trình, hệ điều hành sử dụng 2 thanh ghi nào?
A. Base register & Limit register
B. Address register & Base register
C. Start register & Limit register
D. Address register & Full register

2. Một hệ thống có: kernel Hệ điều hành = 4MB, chương trình P1 = 3MB, chương trình P1 = 6MB, bộ nhớ vật lý = 12MB. Hãy cho biết không gian bộ nhớ vật lý tối đa có thể cấp cho chương trình là bao nhiêu?
A. 12 MB
B. 8 MB
C. 6 MB
D. 4 MB

3. Để quản lý bộ nhớ, Hệ điều hành cần sự hỗ trợ từ thiết bị phần cứng nào?
A. CPU (Center Processing Unit) và RAM (Random Access Memory)
B. CPU (Center Processing Unit) và HDD (Hard Disk Drive)
C. CPU (Center Processing Unit) và MMU (Memory Management Unit)
D. MMU (Memory Management Unit) và RAM (Random Access Memory)

4. Khái niệm “không gian địa chỉ vật lý” (Physical address) là gì?
A. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trên bộ nhớ vật lý.
B. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trong vùng nhớ cấp cho process.
C. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trên đĩa cứng vật lý.
D. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trên bộ nhớ ảo.

5. Khái niệm “không gian địa chỉ luận lý” (Logical address) là gì?
A. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trên bộ nhớ vật lý.
B. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trong vùng nhớ cấp cho process.
C. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trên đĩa cứng cấp cho process.
D. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trên bộ nhớ ảo.

6. Người dùng sử dụng một ngôn ngữ lập trình để viết (code) một phần mềm. Để có thể thực thi, anh ta tiến hành biên dịch (Compile) phần mềm đó. Không gian địa chỉ của phần mềm sau khi được chuyển đổi bởi trình biên dịch thuộc loại nào?
A. Symbolic address.
B. Relocatable address
C. Physical address
D. Logical address.

7. Một chương trình sau khi được biên dịch (Compile), bộ nạp (Loader) tiến hành nạp chương trình đó vào bộ nhớ. Không gian địa chỉ do Loader chuyển đổi từ chương trình dịch thuộc loại nào?
A. Symbolic address.
B. Relocatable address
C. Physical address
D. Logical address.

8. Để nạp một lệnh và dữ liệu của một tiến trình đang chạy trong bộ nhớ, CPU sẽ sử dụng loại địa chỉ nào?
A. Địa chỉ danh biểu.
B. Địa chỉ ảo.
C. Địa chỉ luận lý.
D. Địa chỉ vật lý.

9. Trong quá trình viết (code) một phần mềm, người lập trình sử dụng nhiều không gian địa chỉ cho lệnh và dữ liệu. Những không gian địa chỉ này sẽ được chuyển đổi thành “địa chỉ tái định vị” vào thời điểm nào?
A. Thời gian biên dịch chương trình
B. Thời gian nạp chương trình
C. Thời gian thực thi chương trình
D. Biên dịch, nạp và thực thi chương trình

10. Tại thời điểm biên dịch (Compile), nếu biết trước địa chỉ bộ nhớ vật lý được cấp cho tiến trình thì Compiler có thể liên kết địa chỉ như thế nào?
A. biên dịch ngay “Relocatable address” thành “Physical address”.
B. biên dịch ngay “Physical address” thành “Relocatable address”.
C. biên dịch ngay “Symbolic address” thành “Relocatable address”.
D. biên dịch ngay “Symbolic address” thành “Physical address”.

11. Một tiến trình được Hệ điều hành cấp 1 không gian bộ nhớ vật lý, giới hạn bởi “Based address” và “limit address”. Khi nạp chương trình vào bộ nhớ, bộ Loader phải chuyển đổi không gian chương trình thành địa chỉ vật lý bằng cách nào?
A. sử dụng “Based address” (+) “Physical address”
B. sử dụng “Based address” (+) “Relocatable address”
C. sử dụng “Limit address” (+) “Physical address”
D. sử dụng “Limit address” (+) “Relocatable address”

12. Tại thời điểm thực thi tiến trình, một process có thể được di chuyển từ vùng nhớ này sang vùng nhớ khác. Việc chuyển đổi không gian địa chỉ này được thực hiện bằng cách nào?
A. dùng bộ quản lý bộ nhớ MMU
B. dùng kỹ thuật phân trang (Paging).
C. dùng kỹ thuật phân đoạn (Segmentation)
D. dùng cả 3 loại trên.

13. Tại thời điểm thực thi, việc ánh xạ địa chỉ để di chuyển tiến trình giữa không gian bộ nhớ vật lý (physical memory) và không gian bộ nhớ ảo (virtual memory) được thực hiện bởi:
A. Trình biên dịch.
B. Bộ nạp.
C. Bộ quản lý bộ nhớ MMU.
D. Trình soạn thảo liên kết.

14. Bộ nhớ ảo (Virtual Memory) sử dụng thiết bị nào để lưu trữ các phần của tiến trình?
A. bộ nhớ RAM.
B. bộ nhớ phụ.
C. các thanh ghi CPU.
D. bộ nhớ ROM.

15. Nhằm tối ưu sử dụng bộ nhớ, Hệ điều hành biên dịch sẵn các hàm, thủ tục… thành các External module dùng chung cho nhiều tiến trình khác nhau. Tên gọi của kỹ thuật này là gì?
A. Static linking
B. Dynamic linking
C. Overlay
D. Swapping

16. Nhằm tối ưu sử dụng bộ nhớ, Hệ điều hành chỉ giữ lại trong bộ nhớ những lệnh / dữ liệu cần dùng của tiến trình, không nạp vào bộ nhớ lệnh / dữ liệu chưa đến lượt xử lý. Tên gọi của kỹ thuật này là gì?
A. Static linking
B. Dynamic linking
C. Overlay
D. Swapping

17. Nhằm tối ưu sử dụng bộ nhớ, Hệ điều hành đưa một phần tiến trình ra khỏi bộ nhớ chính, lưu tạm trên ổ cứng. Khi tiến trình thì nạp vào. Tên gọi của kỹ thuật này là gì?
A. Static linking
B. Dynamic linking
C. Overlay
D. Swapping

18. Trong quản lý bộ nhớ, cơ chế phủ lấp (overlay) thực hiện nhằm mục đích nào?
A. Cấp phát bộ nhớ có dung lượng nhỏ hơn so với dung lượng tiến trình.
B. Ánh xạ tại thời điểm thực thi từ địa chỉ ảo tới địa chỉ vật lý
C. Chương trình chính được nạp vào bộ nhớ và được thực thi
D. Nạp các chương trình vào vùng nhớ có địa chỉ vật lý

19. Kỹ thuật Swapping tiến trình là việc hoán chuyển các phần của tiến trình giữa 2 thiết bị nào?
A. Bộ nhớ chính và bộ nhớ đệm cache.
B. Bộ nhớ đệm và đĩa cứng.
C. Bộ nhớ chính và vùng lưu trữ phụ.
D. Bộ nhớ chính và đĩa cứng.

20. Kỹ thuật Swapping tiến trình giải quyết được vấn đề nào?
A. tổng không gian tiến trình lớn hơn tổng bộ nhớ vật lý.
B. tổng không gian tiến trình nhỏ hơn tổng bộ nhớ vật lý.
C. tổng không gian tiến trình lớn hơn các thanh ghi CPU.
D. tổng không gian tiến trình lớn hơn bộ nhớ đệm cache.

21. Hiện tượng bộ nhớ có những vùng trống rời rạc, không chứa tiến trình nào được gọi là gì?
A. Bộ nhớ phân tán.
B. Bộ nhớ không liên tục.
C. Phân mảnh nội.
D. Phân mảnh ngoại.

22. Hiện tượng bộ nhớ có những vùng trống bên trong không gian đã cấp cho tiến trình được gọi là gì?
A. Bộ nhớ phân tán.
B. Bộ nhớ không liên tục.
C. Phân mảnh nội.
D. Phân mảnh ngoại.

23. Hệ điều hành sử dụng kỹ thuật cấp phát bộ nhớ liên tục sẽ đễ xảy ra hiện tượng phân mảnh trong bộ nhớ. Nguyên nhân là do:
A. Các tiến trình thường xuyên được “nạp” rồi “xóa” (kết thúc) khỏi bộ nhớ.
B. Cấp phát bộ nhớ theo các đơn vị khối.
C. Sử dụng một hàng đợi cấp phát bộ nhớ.
D. Các tiến trình thường xuyên được “nạp” rồi “xóa” (kết thúc) khỏi CPU.

24. Giải pháp nào giảm thiểu hiện tượng phân mảnh ngoại cho bộ nhớ:
A. Sử dụng kỹ thuật liên kết khối (compaction).
B. Sử dụng kỹ thuật phân trang bộ nhớ.
C. Sử dụng kỹ thuật phân đoạn bộ nhớ.
D. Tất cả đúng.

25. Hệ điều hành dùng kỹ thuật chia khối nhớ động (dynamic partitioning), sau thời gian hoạt động sẽ tạo ra nhiều khối nhớ trống rời rạc, có kích thước không giống nhau. Các giải thuật nào được sử dụng để cấp phát bộ nhớ cho tiến trình mới?
A. FIFO, SJF, Round-robin.
B. Giải thuật nhà băng.
C. First-fit, Best-fit, Worst-fit.
D. FIFO, SJF.

26. Hệ điều hành dùng kỹ thuật phân trang bộ nhớ, không gian địa chỉ vật lý của một tiến trình là thường ở dạng nào?
A. liên tục.
B. không liên tục.
C. chia thành từng khối có kích thước tùy ý.
D. Nằm rải rác trên đĩa cứng.

27. Trong kỹ thuật phân trang (paging), bộ nhớ vật lý được chia thành những khối nhớ bằng nhau, có kích thước 2^n Bytes. Mỗi khối nhớ được gọi là gì?
A. Frame.
B. Page.
C. Offset.
D. Page table.

28. Hệ điều hành dùng kỹ thuật phân trang bộ nhớ sẽ giải quyết được vấn đề nào?
A. Tránh được phân mảnh ngoại.
B. Tăng kích thước bộ nhớ ảo.
C. Tránh được phân mảnh nội.
D. Giảm kích thước bộ nhớ cho tiến trình.

29. Kỹ thuật phân trang bộ nhớ có gây ra phân mảnh trong không?
A. Có gây ra phân mảnh nội.
B. Không gây ra phân mảnh nội.
C. Phụ thuộc số frame của bộ nhớ vật lý.
D. Phụ thuộc số page của bộ nhớ luận lý.

30. Trong kỹ thuật phân trang (paging), bộ nhớ vật lý được chia thành những khối nhớ bằng nhau, có kích thước 2^n Bytes. Mỗi tiến trình được cấp số lượng X khối nhớ. Hệ điều hành sẽ đánh thứ tự cho X khối nhớ từ 0 đến X-1. Mỗi khối nhớ đó được Hệ điều hành gọi là gì?
A. Frame.
B. Page.
C. Offset.
D. Page table.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)