Trắc Nghiệm Công Nghệ Sản Xuất Dược Phẩm – Đề 15

Năm thi: 2023
Môn học: Công nghệ sản xuất dược phẩm
Trường: Đại học Dược Hà Nội
Người ra đề: TS. Lê Văn Hùng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Công nghệ sản xuất dược phẩm
Trường: Đại học Dược Hà Nội
Người ra đề: TS. Lê Văn Hùng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Công Nghệ Sản Xuất Dược Phẩm – Đề 15 là một trong những đề thi thuộc môn Công Nghệ Sản Xuất Dược Phẩm, được triển khai tại các trường đại học chuyên ngành Dược như Đại học Dược Hà Nội. Đề thi này do TS. Lê Văn Hùng, một giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ sản xuất dược phẩm, biên soạn và cập nhật năm 2023.

Để làm tốt đề thi này, sinh viên cần hiểu rõ quy trình sản xuất dược phẩm từ khâu lựa chọn nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất, đến các quy định về kiểm định chất lượng và tuân thủ tiêu chuẩn GMP. Đề thi thường được thiết kế dành cho sinh viên năm cuối ngành Dược học, giúp kiểm tra khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất và quản lý dược phẩm. Hãy cùng khám phá và thử sức với đề thi này ngay hôm nay!

Trắc Nghiệm Công Nghệ Sản Xuất Dược Phẩm – Đề 15 (có đáp án)

Câu 1: Lưu ý nào sau đây ĐÚNG khi đóng gói thuốc mỡ?
A. Không đóng vào chai thủy tinh vì khó sử dụng
B. Bao bì tốt nhất cho thuốc mỡ là chất dẻo
C. Đóng thuốc đầy vào lọ hay tuýp
D. Tránh dùng tuýp nhôm vì tuýp nhôm dễ hút không khí vào sau mỗi lần dùng

Câu 2: Tá dược thuốc đặt nào sau đây là tá dược thân nước:
A. Witepsol và Suppocire
B. Suppocire và gelatin
C. Gelatin và Witepsol
D. Gelatin và PEG

Câu 3: Ý nào sau đây ĐÚNG với NHƯỢC ĐIỂM của polyethylene glycol (PEG)?
A. Độ cứng cao, gây khó chịu, gây đau
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ…
C. Gây nhuận tràng
D. Là tá dược thân dầu: gây khó khăn trong…

Câu 4: Hãy chọn ý đúng về nhược điểm quan trọng của bơ cacao?
A. Tá dược này là một chất rắn và có hiện tượng đa hình
B. Tá dược này có nhiệt độ nóng chảy cao so với yêu cầu
C. Tá dược thân dầu gây khó khăn trong điều chế
D. Nhiệt độ nóng chảy và đông đặc không ổn định

Câu 5: Đặc điểm dễ nhận biết một thuốc lỏng có cấu trúc hỗn dịch, nhũ tương là:
A. Trạng thái cảm quan
B. Trạng thái pha phân tán
C. Kích thước pha phân tán
D. Khó khăn trong điều chế

Câu 6: Phương pháp áp dụng để nhận biết kiểu nhũ tương kép:
A. Pha loãng
B. Đo độ dẫn điện
C. Quan sát dưới kính hiển vi
D. Đo kích thước

Câu 7: Ý nào KHÔNG ĐÚNG đối với các thiết bị khuấy cơ học để điều chế nhũ tương:
A. Điều chế các nhũ tương có độ nhớt thấp, trung bình
B. Tạo nhiều bọt khí
C. Làm gia tăng nhiệt độ khi phân tán
D. Chỉ sử dụng ở qui mô SẢN XUẤT

Câu 8: Đối với hỗn dịch dạng lỏng, chất gây thấm cần thiết trong trường hợp:
A. Dược chất có bề mặt thân nước
B. Dược chất có bề mặt khó thấm chất dẫn
C. Dược chất có tỉ trọng khá cao so với chất dẫn
D. Dược chất có bề mặt khó thấm và có tỉ trọng khá cao so với chất dẫn

Câu 9: Kiểu nhũ tương và kích thước tiểu phần của pha nội nhũ tương bị ảnh hưởng bởi:
A. Loại của chất nhũ hóa
B. Lực phân tán
C. Loại và lượng chất nhũ hóa
D. Loại và lượng chất nhũ hóa, lực phân tán

Câu 10: Bentonit tạo kiểu nhũ tương phụ thuộc vào:
A. Thứ tự phối hợp
B. Lượng chất nhũ hóa
C. Lượng chất nhũ hóa, lực phân tán
D. Chất nhũ hóa

Câu 11: Nguyên tắc điều chế nhũ tương theo phương pháp keo ướt là: “… được … trong lượng lớn…. “. Hãy điền vào chỗ trống theo thứ tự:
A. Chất nhũ hóa/ hòa tàn/ pha ngoại/ pha nội
B. Pha nội/ trộn / chất nhũ hóa/ pha ngoại
C. Pha ngoại/ phối hợp / pha nội / chất nhũ hóa
D. Chất nhũ hóa/ trộn / pha nội / pha ngoại

Câu 12: Theo Siez và Robinson, kích thước của các tiểu phần rắn trong hỗn dịch nhỏ mắt nên nằm trong khoảng:
A. 20 – 40 µm
B. 10 – 20 µm
C. Nhỏ hơn 10 µm
D. Nhỏ hơn 5 µm

Câu 13: Thành phần nào ít có trong công thức bột, cốm pha hỗn dịch uống đa liều?
A. Tá dược chống đóng bánh
B. Chất gây thấm
C. Chất bảo quản
D. Chất gây treo

Câu 14: Cho công thức: Magnesi sulfat 300g, Natri Hydroxyd 100g, Nước cất vđ 1000 ml. Thành phần có tác dụng của sản phẩm từ công thức trên là:
A. Magnesi sulfat
B. Natri hydroxyd
C. Magnesi sulfat và natri hydroxyd
D. Magnesi hydroxyd

Câu 15: Cho công thức: Magnesi sulfat 300g, Natri Hydroxyd 100g, Nước cất vđ 1000 ml. Phương pháp bào chế là:
A. Keo ướt
B. Keo khô
C. Phân tán cơ học
D. Ngưng kết

Câu 16: Kích thước tiểu phần của chất rắn trong hỗn dịch có ảnh hưởng đến … của hỗn dịch:
A. Hệ số lắng
B. Sinh khả dụng
C. Hệ số lắng và sinh khả dụng
D. Tốc độ hòa tan của dược chất

Câu 17: Hãy cho biết quá trình thăng hoa của Ammonium clorid (NH4Cl) có phải là quá trình nghiền dùng nhiệt?
A. Không
B. Đúng
C. Tùy điều kiện thực hiện
D. B và C đúng

Câu 18: Công thức gồm menthol, long não, talc. Hãy cho biết lượng bột talc cần gấp mấy lần so với menthol:
A. 2
B. 3
C. 5
D. 10

Câu 19: Cho công thức gồm paracetamol 250g, tinh bột 350g, dung dịch PVP 10% 8 ml. Hãy cho biết khối lượng của thành phẩm:
A. 610 g
B. 608 g
C. 680 g
D. 708 g

Câu 20: Cho công thức gồm paracetamol 250g, tinh bột 350g, dung dịch PVP 10% 8 ml. Hãy cho biết khối lượng của PVP?
A. 0,8 g
B. 10 g
C. 1,2 g
D. 8 g

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)