Trắc Nghiệm Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu – Đề 9

Năm thi: 2023
Môn học: Quản trị cơ sở dữ liệu
Trường: Đại học Công nghệ Thông tin
Người ra đề: ThS. Nguyễn Văn Hùng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành công nghệ thông tin
Năm thi: 2023
Môn học: Quản trị cơ sở dữ liệu
Trường: Đại học Công nghệ Thông tin
Người ra đề: ThS. Nguyễn Văn Hùng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành công nghệ thông tin

Mục Lục

Trắc nghiệm Quản trị cơ sở dữ liệu là một trong những đề thi quan trọng thuộc môn Quản trị cơ sở dữ liệu của các trường đại học có chuyên ngành công nghệ thông tin. Đề thi này thường bao gồm các câu hỏi xoay quanh các kiến thức về mô hình cơ sở dữ liệu, SQL, quản trị hệ thống, và tối ưu hóa truy vấn. Được giảng dạy bởi các giảng viên hàng đầu, như ThS. Nguyễn Văn Hùng từ trường Đại học Công nghệ Thông tin, kỳ thi thường nhắm đến các sinh viên năm 3 ngành Công nghệ thông tin nhằm kiểm tra khả năng quản lý và bảo mật dữ liệu trong môi trường doanh nghiệp.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu – Đề 9

1. Trong CSDL mạng, khi xoá các bản ghi:
A. Không toàn vẹn dữ liệu.
B. Làm mất thông tin.
C. Mâu thuẫn thông tin sẽ xuất hiện.
D. Đảm bảo được tính nhất quán và tính toàn vẹn của dữ liệu.

2. Trong CSDL mạng, khi thực hiện các phép sửa đổi nội dung dữ liệu:
A. Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.
B. Không dư thừa thông tin.
C. Làm xuất hiện mâu thuẫn dữ liệu.
D. Không làm xuất hiện mâu thuẫn dữ liệu.

3. Trong CSDL mạng, khi thực hiện các phép tìm kiếm:
A. Câu hỏi và kết quả các câu hỏi tìm kiếm không đối xứng với nhau.
B. CSDL càng lớn thì tìm kiếm càng phức tạp.
C. Câu hỏi và kết quả các câu hỏi tìm kiếm thường đối xứng với nhau.
D. Không phức tạp.

4. Cấu trúc dữ liệu trong mô hình CSDL mạng:
A. Quá phức tạp vì quá nhiều liên kết giữa các thực thể.
B. Chứa 2 thực thể.
C. Quá phức tạp vì quá nhiều các thực thể.
D. Chứa n thực thể.

5. Trong mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ:
A. Thứ tự của các cột là quan trọng.
B. Thứ tự của các cột là không quan trọng.
C. Thứ tự của các hàng là không quan trọng.
D. Thứ tự của các hàng là quan trọng.

6. Cấu trúc dữ liệu quan hệ là:
A. Liên kết giữa các bộ được biểu diễn duy nhất bằng các giá trị trong các cột.
B. Mối liên kết giữa các bộ.
C. Mối liên kết hình xây.
D. Mối liên kết giữa các cột.

7. Dữ liệu trong mô hình quan hệ:
A. Được biểu diễn theo cấu trúc hình cây.
B. Được biểu diễn một cách duy nhất.
C. Được biểu diễn theo cấu trúc mô hình mạng.
D. Được biểu diễn nhiều kiểu khác nhau.

8. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu:
A. Là các phép toán được xây dựng trên đại số quan hệ.
B. Là các phép chèn thêm, sửa đổi và loại bỏ.
C. Là các phép toán số học.
D. Là các phép toán: hợp, giao, trừ…

9. Khi thực hiện các phép lưu trữ trên quan hệ:
A. Dị thường thông tin, không bảo đảm được tính toàn vẹn dữ liệu.
B. Không dị thường thông tin, bảo đảm được tính toàn vẹn dữ liệu.
C. Dị thường thông tin, không bảo đảm được việc thực hiện truy vấn dữ liệu.
D. Không dị thường thông tin, là bảo đảm được tính độc lập dữ liệu.

10. Kết quả của các thao tác dữ liệu là:
A. Một biểu thức.
B. Một File.
C. Một quan hệ.
D. Nhiều quan hệ.

11. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu quan hệ:
A. Không toàn vẹn dữ liệu.
B. Đơn giản nhưng không tiện lợi cho người sử dụng.
C. Phức tạp, tổn thất thông tin.
D. Đơn giản và thuận tiện cho người sử dụng.

12. Mô hình thực thể quan hệ cho phép mô tả:
A. Bộ sưu tập các loại dữ liệu của một tổ chức.
B. Cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu.
C. Hệ thống thông tin quản lý của tổ chức.
D. Lược đồ khái niệm của một tổ chức.

13. Mô hình thực thể – quan hệ cơ bản bao gồm các lớp đối tượng:
A. Thực thể và thuộc tính.
B. Môi trường và ranh giới môi trường.
C. Thực thể, mối quan hệ và thuộc tính.
D. Các mối quan hệ.

14. Thực thể là:
A. Các đối tượng và mối liên kết giữa các đối tượng.
B. Các đối tượng dữ liệu.
C. Các mối liên kết giữa các đối tượng.
D. Các quan hệ.

15. Hãy chọn từ/cụm từ tương ứng để hoàn thiện khẳng định sau: Trong biểu thức quan hệ các toán hạng là:
A. Các phần tử.
B. Các phụ thuộc hàm.
C. Các thuộc tính.
D. Các quan hệ trong một CSDL.

16. X là một tập con các thuộc tính, ký hiệu X Ω, khi và chỉ khi:
A. Với mọi thuộc tính của X cũng là thuộc tính của Ω.
B. Với mọi thuộc tính của Ω.
C. Với mọi thuộc tính của Ω, cũng là thuộc tính của X.
D. Tất cả đều sai.

17. Hãy chọn từ/cụm từ tương ứng để hoàn thiện khẳng định sau: Toán hạng trong các phép đại số quan hệ là các:
A. Các biểu thức toán học.
B. Quan hệ hoặc các biểu thức quan hệ.
C. Quan hệ hằng hoặc các biến biểu thị cho các quan hệ có bậc cố định.
D. Các biến biểu thị cho các quan hệ có bậc cố định.

18. Ràng buộc logic là:
A. Các mối liên kết giữa các thuộc tính biểu diễn bằng phụ thuộc hàm.
B. Mối liên kết một-một, một-nhiều và nhiều-nhiều.
C. Các mối liên kết giữa các thuộc tính biểu diễn bằng biểu thức toán học.
D. Giữa một số thuộc tính có sự ràng buộc bằng các biểu thức toán học.

19. Hãy chọn từ/cụm từ tương ứng để hoàn thiện khẳng định sau: Một mô hình CSDL được coi là mô hình chuẩn hoá tốt, nếu:
A. Các thuộc tính không khoá phụ thuộc hàm vào khoá.
B. Các thuộc tính không khoá phụ thuộc hàm đầy đủ vào khoá.
C. Các thuộc tính khoá xác định duy nhất.
D. Các thuộc tính không khoá không phụ thuộc bắc cầu vào khoá.

20. Khẳng định nào là phụ thuộc hàm:
A. Họ và tên -> Số chứng minh thư.
B. Họ và tên -> Địa chỉ.
C. Họ và tên -> Số điện thoại nhà riêng.
D. Số chứng minh thư -> Họ và tên.

21. Hệ tiên đề Armstrong cho các phụ thuộc hàm gồm các quy tắc:
A. Phản xạ, hợp và tách.
B. Phản xạ, bắc cầu, hợp và tách.
C. Phản xạ, gia tăng, hợp và tách.
D. Phản xạ, gia tăng, bắc cầu.

22. Khi thực hiện các phép toán trong một biểu thức quan hệ, thứ tự ưu tiên là:
A. Phép kết nối được ưu tiên hơn so với phép chọn và chiếu.
B. Các phép toán một ngôi có thứ tự ưu tiên cao hơn so với phép toán hai ngôi.
C. Phụ thuộc vào vị trí của các phép toán.
D. Phép kết nối được ưu tiên hơn so với phép hợp, phép giao.

23. Quy tắc gia tăng trong hệ tiên đề Armstrong:
A. Nếu A –> B => B –> A.
B. Nếu A –> B => A –> BC.
C. Nếu A –> B => BC –> A.
D. Nếu A –> B => AC –> B.

24. Quy tắc bắc cầu trong hệ tiên đề Armstrong:
A. Nếu A –> B và B –> C => A –> C.
B. Nếu A –> B và B –> C => AC –> B.
C. Nếu A –> B và B –> C => AB –> C.
D. Nếu A –> B và B –> C => AC –> BC.

25. Nếu A –> B và A –> C thì suy ra:
A. AA –> C.
B. A –> AB.
C. A –> BC.
D. AB –> BC.

26. Nếu A –> BC suy ra:
A. AC –> B và A –> CC.
B. A –> C.
C. A –> B và A –> C.
D. A –> B.

27. F = {A –> B, C –> X, BX –> Z}, khi đó:
A. AB –> C Thuộc F+.
B. A –> Z Thuộc F+.
C. CB –> Z Thuộc F+.
D. AC –> Z Thuộc F+.

28. Tối ưu theo nghĩa biến đổi một biểu thức đại số quan hệ:
A. Cho cùng một kết quả với chi phí thời gian thực hiện và sử dụng bộ nhớ ít hơn.
B. Cho cùng một kết quả, không tổn thất thông tin.
C. Với chi phí thời gian ít hơn rất nhiều.
D. Cho cùng một kết quả với chi phí bộ nhớ không nhiều.

29. Trong SQL, ngôn ngữ thao tác dữ liệu DML bao gồm các chức năng:
A. Truy vấn thông tin, thêm, sửa, xoá dữ liệu.
B. Bảo mật và quyền truy nhập.
C. Tạo, sửa và xóa cấu trúc quan hệ.
D. Tạo, sửa và xóa cấu trúc và đảm bảo bảo mật và quyền truy nhập.

30. Phụ thuộc nào sau đây là phụ thuộc đầy đủ:
A. (Số thứ tự, mã lớp) –> Họ tên sinh viên.
B. (Số chứng minh thư, mã nhân viên) –> Quá trình công tác.
C. (Số hoá đơn, mã khách hàng) –> Họ tên khách hàng.
D. (Mã báo, mã khách hàng) –> Giá báo.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)