300 câu trắc nghiệm chi tiết máy – phần 2

Năm thi: 2023
Môn học: Chi tiết máy
Trường: ĐH Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Hoà
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Chi tiết máy
Trường: ĐH Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Hoà
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

300 câu trắc nghiệm chi tiết máy – phần 2 là một trong những bộ đề thi môn Chi tiết máy được biên soạn dành cho sinh viên kỹ thuật tại nhiều trường đại học có chuyên ngành cơ khí. Trong đó, đề thi này tập trung vào các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chi tiết máy, như các nguyên lý thiết kế, tính toán chi tiết máy, các hệ thống cơ cấu, và phương pháp kiểm tra độ bền. Đề thi được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên hàng đầu, ví dụ như PGS.TS. Nguyễn Văn Hoàn, một giảng viên kỳ cựu của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nơi có chương trình đào tạo uy tín về kỹ thuật cơ khí. Bộ câu hỏi này phù hợp với sinh viên năm thứ ba và thứ tư, đặc biệt là những ai đang theo học ngành Kỹ thuật Cơ khí hoặc Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí. Sinh viên cần nắm vững các khái niệm liên quan đến thiết kế và phân tích chi tiết máy để có thể làm tốt bài thi. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và thử sức ngay hôm nay!

Bộ 300 câu trắc nghiệm chi tiết máy – phần 2 (có đáp án)

Câu 101: Dịch chỉnh góc được thực hiện:
A. trong trường hợp tổng quát, không ảnh hưởng đến thông số ăn khớp & ít được sử dụng
B. trong trường hợp tổng quát, có ảnh hưởng đến thông số ăn khớp & hay được sử dụng
C. trong trường hợp cụ thể, có ảnh hưởng đến thông số ăn khớp & ít được sử dụng
D. trong trường hợp cụ thể, không ảnh hưởng đến thông số ăn khớp & hay được sử dụng

Câu 102: Số cấp chính xác bộ truyền bánh răng.
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13

Câu 103: Cấp chính xác bộ truyền bánh răng được chọn dựa trên:
A. tính công nghệ bộ truyền
B. vận tốc vòng tới hạn khi bộ truyền làm việc
C. điều kiện ăn khớp bánh răng
D. tất cả đều đúng

Câu 104: Khi tính toán thiết kế bánh răng, để tránh hiện tượng gãy răng, ta tính theo độ bền:
A. uốn
B. mỏi
C. dập
D. kéo

Câu 105: Tróc vì mỏi do nguyên nhân:
A. bộ truyền kín, bôi trơn không tốt
B. ứng suất tiếp xúc và ma sát trên bề mặt răng gây nên
C. các vết nứt do mỏi trên bề mặt, dưới tác dụng của áp suất dầu trong các vết nứt do bị bịt kín miệng
D. tất cả đều đúng

Câu 106: Mòn răng gây nên bởi:
A. bộ truyền hở, bôi trơn không tốt & làm việc trong môi trường có hạt mài
B. bộ truyền kín, bôi trơn tốt & làm việc trong môi trường có hạt mài
C. bộ truyền hở, bôi trơn tốt & làm việc trong môi trường không có hạt mài
D. bộ truyền kín, bôi trơn không tốt & làm việc trong môi trường không có hạt mài

Câu 107: Dính răng xuất hiện ở bộ truyền:
A. chịu tải lớn, vận tốc làm việc thấp và màng dầu bôi trơn bị phá vỡ
B. chịu tải nhỏ, vận tốc làm việc cao và màng dầu bôi trơn bị phá vỡ
C. chịu tải lớn, vận tốc làm việc cao và màng dầu bôi trơn bị phá vỡ
D. chịu tải nhỏ, vận tốc làm việc thấp và màng dầu bôi trơn bị phá vỡ

Câu 108: Trong bộ truyền kín & được bôi trơn tốt, các dạng hỏng nào thường xảy ra:
A. dính răng
B. tróc rổ bề mặt
C. mòn răng
D. tất cả đều đúng

Câu 109: Để tăng đáng kể hiệu suất bộ truyền bánh răng, ta phải:
A. giảm tổn thất công suất do ma sát
B. tăng hệ số sử dụng bộ truyền
C. giảm tổn thất công suất do nhiệt
D. tất cả đều đúng

Câu 110: Sự phân loại vật liệu chế tạo bánh răng dựa trên chỉ tiêu:
A. độ chạy mòn
B. độ rắn
C. độ phán huỷ giòn
D. tất cả đều đúng

Câu 111: Bộ truyền trục vít là bộ truyền:
A. răng-răng
B. răng-vít
C. vít-vít
D. tất cả đều đúng

Câu 112: Bộ truyền trục vít không được sử dụng để truyền công suất lớn do:
A. tỷ số truyền lớn
B. hiệu suất thấp
C. có khả năng tự hãm cao
D. vật liệu chế tạo đắt tiền

Câu 113: Vật liệu chế tạo trục vít & bánh vít có yêu cầu:
A. độ rắn cao
B. vật liệu có tính chống mòn đối với trục vít và có tính mềm đối với bánh vít
C. vật liệu có mềm đối với trục vít và có tính chống mòn đối với bánh vít
D. vật liệu bất kỳ

Câu 114: Cho hai hình trụ tiếp xúc ngoài, có đường kính là d1 = 100mm và d2 = 120mm. Mô đun đàn hồi là E1 = 2,0.10<sup>5</sup> MPa; E2 = 2,5.10<sup>5</sup> MPa. Hệ số poat xông là µ1 = 0,28 ; µ2 = 0,31. Chịu lực hướng tâm là Fr = 5000N. Chiều dài tiếp xúc của hai hình trụ là L = 100mm. Xác định ứng suất tiếp xúc lớn nhất (MPa)?
A. 265,5
B. 270,2
C. 266,4
D. 258,5

Câu 115: Chi tiết máy làm bằng thép chịu ứng suất không đổi, có giới hạn chảy là σch = 150MPa, hệ số an toàn S = 1,2. Ứng suất cho phép của chi tiết máy là:
A. 150 MPa
B. 125 MPa
C. 140 MPa
D. 165 Mpa

Câu 116: Chi tiết máy làm bằng thép (m = 6) chịu ứng suất thay đổi theo chu kỳ đối xứng. Chi tiết máy chịu ứng suất σ1 = 250MPa trong t1 = 10<sup>4</sup> chu trình; σ2 = 200 MPa trong t2 = 2.10<sup>4</sup> chu trình và σ3 = 220MPa trong t3 = 3.10<sup>4</sup> chu trình. Giới hạn mỏi dài hạn σ-1 = 170MPa; Số chu trình cơ sở No = 8.10<sup>6</sup> chu trình. Xác định ứng suất giới hạn (MPa)?
A. 438.5
B. 429.2
C. 433.3
D. 415.1

Câu 117: Một chi tiết máy làm bằng thép (m = 6) chịu ứng suất σ trong 4,5.10<sup>5</sup> chu trình. Biết giới hạn mỏi dài hạn σr = 120Mpa và số chu trình cơ sở N0 = 10<sup>6</sup> chu trình. Ứng suất giới hạn σlim (MPa) của chi tiết máy là:
A. 137
B. 150
C. 120
D. 127

Câu 118: Chi tiết máy làm bằng thép (m = 6) chịu ứng suất thay đổi theo chu kỳ đối xứng. Trong một ca làm việc, chi tiết máy chịu ứng suất σ1 = 250MPa trong t1 = 10<sup>4</sup> chu trình; σ2 = 200 MPa trong t2 = 2.10<sup>4</sup> chu trình và σ3 = 220MPa trong t3 = 3.10<sup>4</sup> chu trình. Giới hạn mỏi dài hạn σ-1 = 170 MPa; Số chu trình cơ sở No = 8.10<sup>6</sup> chu trình. Xác định tuổi thọ của chi tiết máy?
A. 25,3 ca
B. 26,4 ca
C. 27,1 ca
D. 24,4 ca

Câu 119: Các dạng trượt trong bộ truyền đai:
A. trượt hình học, đàn hồi
B. trượt đại số, đàn hồi & trơn
C. trượt trơn, tới hạn & đại số
D. trượt đàn hồi, hình học & trơn

Câu 120: Trượt hình học là quá trình trượt xảy ra khi bộ truyền đai:
A. đang làm việc
B. sau khi làm việc
C. chưa làm việc
D. quá tải

Câu 121: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trượt hình học:
A. lực kéo
B. lực căng ban đầu
C. lực ma sát
D. tất cả đều đúng

Câu 122: Trượt đàn hồi trong bộ truyền đai xảy ra khi bộ truyền đai:
A. đang làm việc
B. sau khi làm việc
C. chưa làm việc
D. quá tải

Câu 123: Trượt trơn trong bộ truyền đai xảy ra khi bộ truyền đai:
A. đang làm việc
B. sau khi làm việc
C. chưa làm việc
D. quá tải

Câu 124: Đánh giá khả năng làm việc của đai, ta sử dụng các khái niệm:
A. đường cong trượt & hiệu suất
B. đường cong trượt & hệ số trượt tương đối
C. hiệu suất & hệ số kéo
D. hệ số trượt tương đối & hệ số kéo

Câu 125: Đường cong trượt trong bộ truyền đai là đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa:
A. hiệu suất & hệ số kéo
B. hệ số trượt tương đối & hiệu suất
C. hệ số trượt tương đối & hệ số kéo
D. hiệu suất, hệ số trượt tương đối & hệ số kéo

Câu 126: Nguyên nhân đai hỏng do mỏi là:
A. ứng suất thay đổi
B. lực kéo thay đổi
C. tải trọng thay đổi
D. tất cả đều đúng

Câu 127: So với bộ truyền đai có cùng công suất & số vòng quay, bộ truyền xích có kích thước:
A. nhỏ hơn
B. lớn hơn
C. bằng
D. không so sánh được

Câu 128: Khi gặp quá tải đột ngột, bộ truyền nào còn có thể làm việc được?
A. đai
B. xích
C. răng
D. b và c đều đúng

Câu 129: Sự phân bố các nhánh xích trên đĩa xích theo:
A. đường tròn
B. lục giác
C. tam giác
D. đa giác

Câu 130: Khi vào & ra khớp, các mắt xích xoay tương đối với nhau dẫn đến các hiện tượng:
A. bản lề xích bị mòn, gây tải trọng động phụ & chuyển động bộ truyền êm ái hơn
B. gây ồn khi bộ truyền làm việc, mòn bản lề xích & tăng tải trọng động phụ
C. gây hiện tượng trượt tức thời, giảm độ ồn & tăng tải trọng động phụ
D. tất cả đều đúng

Câu 131: Thông thường, số mắt xích là số:
A. chẵn
B. lẻ

Câu 132: Với xích có số mắt chẵn, ta sử dụng bộ phận gì để nối xích lại với nhau?
A. khoá
B. má xích ngoài
C. chốt bản lề
D. tất cả đều đúng

Câu 133: Xích ống khác xích con lăn ở điểm:
A. không có chốt
B. không có con lăn
C. không có má ngoài
D. không có má trong

Câu 134: Trong xích răng, các bề mặt răng làm việc tạo thành 1 góc:
A. 55°
B. 60°
C. 65°
D. 70°

Câu 135: So với xích con lăn, xích răng có thể:
A. truyền tải trọng thấp hơn với vận tốc làm việc nhỏ hơn
B. truyền tải trọng cao hơn với vận tốc làm việc nhỏ hơn
C. truyền tải trọng cao hơn với vận tốc làm việc lớn hơn
D. truyền tải trọng thấp hơn với vận tốc làm việc lớn hơn

Câu 136: Để xích không tuột khỏi đĩa xích khi chuyển động, ta dùng các biện pháp sau:
A. phay rãnh trên đĩa xích & dùng má dẫn hướng đặt bên má xích
B. dùng má dẫn hướng đặt giữa xích & phay rãnh tương ứng trên đĩa xích
C. tăng kích thước má ngoài xích, dùng má dẫn hướng đặt giữa xích & phay rãnh tương ứng trên đĩa xích
D. tất cả đều đúng

Câu 137: Khi bước xích tăng thì khả năng tải của xích:
A. giảm
B. tăng
C. không đổi
D. không xác định

Câu 138: Khi làm việc với vận tốc cao nên chọn xích có bước:
A. lớn
B. trung bình
C. nhỏ
D. nhiều dãy

Câu 139: Để tăng khả năng tải của xích, người ta dùng các biện pháp:
A. tăng bước xích, tăng số dãy xích (đối với xích răng), tăng bề rộng xích (đối với xích con lăn)
B. tăng số dãy xích (đối với xích con lăn), giảm bề rộng xích (đối với xích răng)
C. tăng bề rộng xích (đối với xích răng), tăng số dãy xích (đối với xích con lăn), tăng bước xích
D. tất cả đều đúng

Câu 140: Giảm số răng trên đĩa xích gây ra:
A. góc xoay bản lề giảm, giảm va đập & độ ồn
B. góc xoay bản lề tăng, giảm va đập & độ ồn
C. góc xoay bản lề giảm, tăng va đập & độ ồn
D. góc xoay bản lề tăng, tăng va đập & độ ồn

Câu 141: Thông thường, số răng trên đĩa xích là số:
A. chẵn
B. lẻ

Câu 142: Trong bộ truyền xích, tải trọng tác dụng lên trục so với bộ truyền đai là:
A. nhỏ hơn
B. lớn hơn
C. bằng nhau
D. không xác định

Câu 143: Khi xích quay 1 vòng, mắt xích & đĩa xích va đập mấy lần?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3

Câu 144: Ren hệ mét có:
A. hình tròn
B. hình tam giác đều
C. hình tam giác cân
D. hình thang

Câu 145: Ren hệ mét có:
A. K
B. L
C. M
D. N

Câu 146: Cho 1 loại ren có ký hiệu M16 x 0.75, ký hiệu này mang ý nghĩa:
A. ren hệ Anh, đường kính vòng trong là 16mm, bước ren là 0.75mm
B. ren hệ mét, đường kính vòng ngoài là 16mm, bước ren là 0.75mm
C. ren ống, đường kính vòng trong là 16mm, bước ren là 0.75mm
D. ren vuông, đường kính vòng ngoài là 16mm, bước ren là 0.75mm

Câu 147: Chức năng chính của ren cơ cấu vít:
A. truyền chuyển động và siết chặt
B. truyền chuyển động và điều chỉnh
C. điều chỉnh và siết chặt
D. tất cả đều đúng

Câu 148: Ren hệ Anh có:
A. 45°
B. 50°
C. 60°
D. 55°

Câu 149: Ren hệ Anh có:
A. hình tròn
B. hình tam giác đều
C. hình tam giác cân
D. hình thang

Câu 150: Ren hệ Anh có:
A. inch
B. mm
C. nm
D. μm

Câu 151: Ren hệ Anh có:
A. số ren trên chiều dài 10mm
B. số ren trên chiều dài 25.4mm
C. số ren trên chiều dài 1 inch
D. b và c đều đúng

Câu 152: Ren ống là ren hệ:
A. Anh bước lớn
B. mét bước nhỏ
C. Anh bước nhỏ
D. mét bước lớn

Câu 153: Ren tròn có góc ở đỉnh là:
A. 30
B. 55
C. 60
D. 25

Câu 154: Ren tròn được dùng chủ yếu cho các mối ghép:
A. chịu tải va đập cao
B. hay tháo lắp
C. có vỏ mỏng và ít tập trung ứng suất tại chân ren
D. tất cả đều đúng

Câu 155: Ren vuông có các đặc điểm sau:
A. góc ở đỉnh bằng 0, dùng nhiều trong cơ cấu vít, độ bền cao
B. góc ở đỉnh bằng 0, ít dùng nhiều trong cơ cấu vít, độ bền cao
C. góc ở đỉnh bằng 90, dùng nhiều trong cơ cấu vít, độ bền thấp
D. góc ở đỉnh bằng 0, dùng nhiều trong cơ cấu vít, độ bền thấp

Câu 156: Bulông được chế tạo:
A. từ phôi thép tam giác, đầu được dập, ren được tiện
B. từ phôi thép lục giác, đầu được dập hay rèn, ren được tiện
C. từ phôi thép vuông, đầu được dập hay rèn, ren được cán lăn
D. từ phôi thép tròn, đầu được dập hay rèn, ren được tiện hay cán lăn

Câu 157: Đai ốc cao được sử dụng khi mối ghép:
A. chịu tải trọng lớn
B. thường xuyên tháo lắp với lực lớn
C. a và b đúng
D. không thường xuyên tháo lắp

Câu 158: Trong các phương pháp sau đây, phương pháp nào phòng lỏng ren hiệu quả nhất?
A. tạo ma sát phụ giữa ren bulông và đai ốc
B. dùng đệm vênh, chốt chẽ, đệm gập
C. gây biến dạng dẻo cục bộ giữa bulông & đai ốc
D. hàn đính đai ốc sau khi siết chặt

Câu 159: Bộ truyền đai làm việc theo nguyên lý:
A. ma sát
B. ăn khớp
C. a & b đều đúng
D. a & b đều sai

Câu 160: Khi cần truyền chuyển động giữa các trục xa nhau (trên 10m), ta dùng bộ truyền nào hiệu quả nhất:
A. đai
B. xích
C. bánh răng
D. trục vít

Câu 161: Độ dẻo & độ đàn hồi đai giúp bộ truyền đai có khả năng:
A. làm việc không ồn, tăng dao động khi tải trọng thay đổi và phòng ngừa quá tải
B. làm việc ồn, giảm dao động khi tải trọng thay đổi và không phòng ngừa quá tải
C. làm việc không ồn, giảm dao động khi tải trọng thay đổi và phòng ngừa quá tải
D. tất cả đều đúng

Câu 162: Để khắc phục hiện tượng trượt trơn trong bánh đai, người ta dùng các biện pháp:
A. điều chỉnh lực căng đai hợp lý
B. tăng ma sát giữa đai & bánh đai
C. dùng đai răng
D. tất cả đều đúng

Câu 163: Vận tốc làm việc tốt nhất đối với bộ truyền đai thang:
A. 15-20m/s
B. 20-25m/s
C. 25-30m/s
D. 30-35m/s

Câu 164: Khi vận tốc bộ truyền đai thang quá lớn (>30m/s) sẽ gây ra hiện tượng:
A. tạo dao động xoắn dây đai
B. tăng lực ly tâm & làm nóng đai
C. giảm hiệu suất & tuổi thọ bộ truyền
D. tất cả đều đúng

Câu 165: Để truyền chuyển động giữa các trục song song cùng chiều, ta chọn bộ truyền đai nào?
A. đai dẹt
B. đai thang/thang hẹp/lược
C. đai tròn
D. tất cả đều đúng

Câu 166: Để truyền chuyển động giữa các trục song song chéo nhau, ta chọn bộ truyền đai nào?
A. đai dẹt
B. đai thang/thang hẹp/lược
C. đai tròn
D. a và c đều đúng

Câu 167: Để tăng khả năng tải của bộ truyền đai, ta sử dụng đai:
A. đai dẹt
B. đai thang/thang hẹp/lược
C. đai tròn
D. đai răng

Câu 168: Trong đai thang, các lớp sợi xếp hay sợi bện để bố trí ở đâu nhằm tăng khả năng chịu tải & độ dẻo của đai?
A. ở lớp trung hoà
B. ở lớp đáy hay đỉnh
C. đối xứng với lớp trung hoà
D. a và c đều đúng

Câu 169: Nhược điểm mối ghép then:
A. Tháo lắp dễ dàng nhưng chế tạo phức tạp
B. Phải làm rãnh trên trục & mayơ
C. Khó đảm bảo tính đồng tâm mối ghép
D. b và c đều đúng

Câu 170: Trong các loại then bằng sau đây, loại nào truyền được lực dọc trục:
A. Then bằng đầu gọt tròn
B. Then bằng đầu gọt phẳng
C. Then bằng dẫn hướng
D. Tất cả đều đúng

Câu 171: Then lắp căng có mặt làm việc là:
A. 1 mặt bên
B. 1 mặt đáy
C. 2 mặt bên
D. 2 mặt đáy

Câu 172: Trong then lắp căng, yêu cầu đối với rãnh then trên mayơ:
A. không có độ dốc
B. có độ dốc bất kỳ
C. có độ dốc bằng độ dốc của then
D. có độ dốc bằng độ dốc của then (không áp dụng cho then tiếp tuyến)

Câu 173: Trong then lắp căng có thể truyền được:
A. lực dọc trục
B. mômen xoắn
C. mômen uốn
D. a và b đều đúng

Câu 174: Mối ghép then hoa là mối ghép:
A. mayơ vào trục nhờ các răng của trục lồng vào rãnh trên mayơ
B. nhiều then đơn, các then này được chế tạo liền trục
C. a & b đúng
D. a đúng & b sai

Câu 175: Cho mối ghép then hoa ký hiệu 5x22x28.
A. số răng
B. đường kính vòng trong
C. đường kính vòng ngoài
D. độ chính xác gia công then

Câu 176: Cho mối ghép then hoa ký hiệu 5x22x28.
A. số răng
B. đường kính vòng trong
C. đường kính vòng ngoài
D. độ chính xác gia công then

Câu 177: Cho mối ghép then hoa ký hiệu 5x22x28.
A. số răng
B. đường kính vòng trong
C. đường kính vòng ngoài
D. độ chính xác gia công then

Câu 178: Ưu điểm mối ghép then hoa:
A. dễ đạt được độ đồng tâm mối ghép và sự dịch chuyển dọc trục
B. tải trọng tốt hơn mối ghép then cùng kích thước, độ bền mỏi cao
C. a & b đều đúng
D. a & b đều sai

Câu 179: Nhược điểm của mối ghép then hoa:
A. Không tập trung ứng suất tại rãnh then và tải trọng phân bố đều
B. Có tập trung ứng suất tại rãnh then và tải trọng phân bố không đều
C. Không tập trung ứng suất tại rãnh then và tải trọng phân bố không đều
D. Có tập trung ứng suất tại rãnh then và tải trọng phân bố đều

Câu 180: Các profile của răng mối ghép then hoa thông dụng nhất là:
A. Chữ nhật
B. Thân khai
C. Tam giác
D. Hypoid

Câu 181: Các phương pháp định tâm mối ghép then hoa:
A. theo cạnh bên
B. theo đường kính ngoài
C. theo đường kính trong
D. tất cả đều đúng

Câu 182: Trong mối ghép then hoa, để đạt độ đồng tâm cao trong mối ghép, ta dùng kiểu lắp định tâm theo:
A. đường kính trong
B. đường kính ngoài
C. cạnh bên
D. đường kính

Câu 183: Trong mối ghép then hoa, để truyền mômen xoắn lớn nhưng không đòi độ đồng tâm cao, ta dùng kiểu lắp định tâm theo:
A. đường kính trong
B. đường kính ngoài
C. cạnh bên
D. đường kính

Câu 184: Trong mối ghép then hoa, nếu lỗ mayơ nhiệt luyện, ta dùng phương pháp định tâm theo:
A. đường kính trong
B. đường kính ngoài
C. cạnh bên
D. đường kính

Câu 185: Trong mối ghép then hoa, nếu lỗ mayơ không nhiệt luyện, ta dùng phương pháp định tâm theo:
A. đường kính trong
B. đường kính ngoài
C. cạnh bên
D. đường kính

Câu 186: Trục định hình được sử dụng nhằm khắc phục các nhược điểm gì của mối ghép then & then hoa?
A. tập trung ứng suất
B. độ đồng tâm cao, chịu tải va đập tốt
C. lực sinh ra trên bề mặt tiếp xúc lớn và khó chế tạo, sửa chữa
D. a và b đều đúng

Câu 187: Ren được hình thành trên cơ sở đường xoắn ốc:
A. trụ hay côn
B. thân khai hay hypoid
C. trụ hay novikop
D. hypoid hay acsimet

Câu 188: Ưu điểm mối ghép ren:
A. đơn giản, tạo lực siết dọc trục lớn, khó tháo lắp, giá thành rẻ
B. đơn giản, tạo lực siết dọc trục lớn, dễ tháo lắp, giá thành rẻ
C. phức tạp, tạo lực siết dọc trục nhỏ, dễ tháo lắp, giá thành rẻ
D. phức tạp, tạo lực siết dọc trục lớn, khó tháo lắp, giá thành cao

Câu 189: Nhược điểm mối ghép ren là tạo ứng suất tại chân ren, vấn đề này làm:
A. tăng độ bền uốn mối ghép ren
B. giảm độ bền mỏi mối ghép ren
C. tăng độ bền mỏi mối ghép ren
D. giảm độ bền uốn mối ghép ren

Câu 190: Mục đích việc sử dụng ren hình côn nhằm:
A. ghép các chi tiết máy bất kỳ
B. ghép các chi tiết có yêu cầu độ bền cao
C. ghép các chi tiết có yêu cầu độ chắc kín
D. ghép các chi tiết có yêu cầu tính tự hãm cao

Câu 191: Ren phải là ren:
A. đường xoắn ốc đi lên về phía trái
B. đường xoắn ốc đi xuống về phía phải
C. đường xoắn ốc đi lên về phía phải
D. đường xoắn ốc đi xuống về phía trái

Câu 192: Ren trái là ren:
A. đường xoắn ốc đi lên về phía trái
B. đường xoắn ốc đi xuống về phía phải
C. đường xoắn ốc đi lên về phía phải
D. đường xoắn ốc đi xuống về phía trái

Câu 193: Ren hệ mét có:
A. 45°
B. 50°
C. 60°
D. 55°

Câu 194: Xích ống con lăn là loại xích:
A. Xích trụ.
B. Xích kéo.
C. Xích truyền động.
D. Xích ma sát.

Câu 195: Cho bộ truyền xích ống con lăn có bước xích là 12,7 mm, chiều dài xích 1397 mm. Hỏi số mắc xích bằng bao nhiêu?
A. X = 112,5.
B. X = 110.
C. X = 114.
D. Tất cả đều sai.

Câu 196: Trong bộ truyền xích, bước xích càng lớn thì:
A. Tỷ số truyền càng giảm.
B. Tỷ số truyền càng tăng.
C. Khả năng tải của bộ truyền càng giảm.
D. Khả năng tải của bộ truyền càng tăng.

Câu 197: Mối ghép đinh tán ngày càng ít được sử dụng nhưng vẫn còn tồn tại do có ưu điểm?
A. Dễ kiểm tra chất lượng mối ghép.
B. Chịu được tải trọng chấn động và va đập.
C. Mối ghép chắc chắn, ổn định.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 198: M10 thể hiện gì?
A. Ren tam giác hệ inch.
B. Ren hình thang hệ mét.
C. Ren tam giác hệ mét.
D. Ren hình thang hệ inch.

Câu 199: Tại sao dùng các bộ phận truyền động cơ khí để làm khâu nối giữa động cơ và bộ phận công tác của máy?
A. Tốc độ bộ phận công tác khác với tốc độ động cơ tiêu chuẩn.
B. Bộ phận công tác chuyển động tịnh tiến hoặc theo 1 quy luật nào đó.
C. Cần truyền tốc độ từ một động cơ đến nhiều bộ phận công tác.
D. a, b, c đúng.

Câu 200: Trong các kiểu nối đai sau đây thì kiểu nào dùng khi đai làm việc với vận tốc thấp (v < 10 m/s)?
A. Dán.
B. Khâu.
C. Vật nối.
D. a, b, c sai.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)