300 câu trắc nghiệm chi tiết máy – phần 3

Năm thi: 2023
Môn học: Chi tiết máy
Trường: ĐH Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Hoà
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Chi tiết máy
Trường: ĐH Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Hoà
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

300 câu trắc nghiệm chi tiết máy – phần 3 là một trong những bộ đề thi môn Chi tiết máy được biên soạn dành cho sinh viên kỹ thuật tại nhiều trường đại học có chuyên ngành cơ khí. Trong đó, đề thi này tập trung vào các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chi tiết máy, như các nguyên lý thiết kế, tính toán chi tiết máy, các hệ thống cơ cấu, và phương pháp kiểm tra độ bền. Đề thi được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên hàng đầu, ví dụ như PGS.TS. Nguyễn Văn Hoàn, một giảng viên kỳ cựu của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nơi có chương trình đào tạo uy tín về kỹ thuật cơ khí. Bộ câu hỏi này phù hợp với sinh viên năm thứ ba và thứ tư, đặc biệt là những ai đang theo học ngành Kỹ thuật Cơ khí hoặc Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí. Sinh viên cần nắm vững các khái niệm liên quan đến thiết kế và phân tích chi tiết máy để có thể làm tốt bài thi. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và thử sức ngay hôm nay!

Bộ 300 câu trắc nghiệm chi tiết máy – phần 3 (có đáp án)

Câu 201: Một cặp bánh răng ăn khớp, khi nào chiều quay hai bánh răng cùng chiều với nhau?
A. Truyền động kín.
B. Truyền động hở.
C. Ăn khớp trong.
D. Ăn khớp ngoài.

Câu 202: Các dạng hỏng của bộ truyền bánh bánh răng?
A. Gãy răng.
B. Mòn bề mặt răng.
C. Tróc rỗ bề mặt răng.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 203: Trong bộ truyền bánh răng, nguyên nhân chủ yếu gây dạng hỏng gãy răng là:
A. Bôi trơn không đầy đủ, dầu bôi trơn nhiều cặn bẩn.
B. Quá tải, mỏi.
C. Truyền động với vận tốc lớn.
D. Tất cả đều sai.

Câu 204: Vật liệu nào thường được sử dụng để làm vật liệu trục vít?
A. Gang.
B. Thép.
C. Polyme.
D. Hợp kim đồng.

Câu 205: Vành răng bánh vít thường làm bằng kim loại màu vì:
A. Giảm ma sát.
B. Cơ tính cao.
C. Dễ chế tạo.
D. Tất cả đều sai.

Câu 206: Lực tác dụng lên bộ truyền trục vít – bánh vít gồm:
A. Lực vòng.
B. Lực hướng tâm.
C. Lực dọc trục.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 207: Nhược điểm của trục trơn là:
A. Không phù hợp với tình hình phân bố tải trọng trên suốt chiều dài trục.
B. Khó chế tạo.
C. Khó lắp ghép.
D. Truyền momen xoắn nhỏ.

Câu 208: Kí hiệu ổ 0068 là:
A. Ổ bi đỡ, cỡ trung bình rộng, d = 8 mm.
B. Ổ bi đỡ chặn, cỡ trung bình, d = 8 mm.
C. Ổ bi đỡ, cỡ trung bình rộng, d = 40 mm.
D. Ổ bi đỡ chặn, cỡ trung bình, d = 40 mm.

Câu 209: Trong truyền động trục vít, bán kính cong ρ của bánh vít bằng bao nhiêu?
A. 0
B. ∞
C. 1
D. Tất cả điều sai.

Câu 210: Theo dạng đường tâm trục thì trục được chia thành:
A. Trục thẳng và trục khủy.
B. Trục trơn và trục bậc.
C. Trục tâm và trục truyền.
D. Trục tâm và trục thẳng.

Câu 211: Cấu tạo của trục gồm có:
A. Thân trục, vai trục, cổ trục.
B. Thân trục, vai trục, ngõng trục.
C. Thân trục, rãnh then, đầu trục.
D. Thân trục, lỗ tâm, đầu trục.

Câu 212: Ổ lăn có kí hiệu 6301 là?
A. Ổ bi đỡ chặn, cỡ trung bình, d=12mm.
B. Ổ đũa đỡ chặn, cỡ trung bình, d=15mm.
C. Ổ bi đỡ chặn, cỡ nhẹ, d=10mm.
D. Ổ đũa đỡ chặn, cỡ nhẹ, d=17mm.

Câu 213: Bộ truyền bánh răng nón được sử dụng trong trường hợp nào sau đây:
A. Hai trục song song.
B. Hai trục vuông góc.
C. Hai trục chéo nhau.
D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 214: Cho một then bằng có kích thước 14x12x50 (mm). Chiều cao then là:
A. 14 mm.
B. 12 mm.
C. 50 mm.
D. 60 mm.

Câu 215: Hiện tượng trượt trượt trơn xảy ra trong bộ truyền đai do:
A. Gốc ôm bánh dẫn nhỏ.
B. Bộ truyền thường xuyên làm việc quá công suất tính toán, lực cản đột ngột.
C. Sức căng ban đầu không đủ lớn.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 216: Ký hiệu mối ghép trục then 8x36x40. Số răng của trục then có giá trị là:
A. Z=40
B. Z=8
C. Z=36
D. Tất cả đều sai.

Câu 217: Vai trục có công dụng gì?
A. Làm giảm ứng suất, tăng độ bền cho trục hướng kính.
B. Cố định các chi tiết máy theo chiều ngang trục.
C. Cố định các chi tiết máy theo chiều dọc trục.
D. Tất cả đều sai.

Câu 218: Mối ghép ren là mối ghép:
A. Mối ghép cố định không tháo rời được.
B. Mối ghép di động không tháo rời được.
C. Mối ghép di động tháo rời được.
D. Mối ghép cố định tháo rời được.

Câu 219: Bộ truyền động đai làm việc theo nguyên lý?
A. Ma sát gián tiếp.
B. Ma sát trực tiếp.
C. Ăn khớp gián tiếp.
D. Ăn khớp trực tiếp.

Câu 220: Ưu điểm của bộ truyền động đai là:
A. Tỷ số truyền ổn định.
B. Kích thước bộ truyền nhỏ.
C. Làm việc êm và không ồn.
D. Tất cả điều sai.

Câu 221: Ký hiệu ren M10 là:
A. Ren hình thang.
B. Ren tam giác.
C. Ren hình tròn.
D. Ren hình vuông.

Câu 222: Theo tiết diện mặt cắt ngang dây đai, ta chia đai ra làm 5 loại là:
A. Đai dẹt, đai thang, đai vuông, đai tròn, đai răng.
B. Đai thang, đai tam giác, đai vuông, đai tròn, đai dẹt.
C. Đai dẹt, đai lược, đai thang, đai tròn, đai răng.
D. Đai thang, đai chữ nhật, đai lược, đai tròn, đai dẹt.

Câu 223: Đáp án nào sau đây là tên gọi đúng của 3 cách nối dây đai:
A. Dán, khâu, đúc.
B. Dán, khâu, ép.
C. Dán, khâu, hàn.
D. Dán, khâu, nối bằng vật nối.

Câu 224: Cho bộ truyền bánh trụ răng thẳng (tiếp xúc ngoài): m = 2.5 mm, Z1 = 20 răng, Z2 = 40 răng, n1 = 1200 vòng/phút. Đường kính vòng đỉnh răng da1 của bánh dẫn là:
A. 75 mm.
B. 65 mm.
C. 55 mm.
D. Tất cả đều sai.

Câu 225: Cho bộ truyền bánh trụ răng thẳng (tiếp xúc ngoài): m = 2.5 mm, Z1 = 20 răng, Z2 = 40 răng, n1 = 1200 vòng/phút. Đường kính vòng chân răng df2 của bánh bị dẫn là:
A. 93,75.
B. 90.
C. 90,75.
D. Tất cả đều sai.

Câu 226: Trong bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng khi bộ truyền làm việc lực dọc trục có giá trị bằng bao nhiêu?
A. Pa = 0 N
B. Pa = 90 N
C. Pa = 180 N
D. Pa = 360 N

Câu 227: Ưu điểm của bộ truyền bánh răng là:
A. Tỷ số truyền ổn định.
B. Làm việc êm.
C. Chịu va đập tốt.
D. Giá thành rẻ.

Câu 228: Truyền động trục vít – bánh vít dùng để truyền chuyển động giữa hai trục:
A. Cắt nhau.
B. Song song với nhau.
C. Vuông góc với nhau.
D. Chéo nhau.

Câu 229: Ưu điểm của bộ truyền trục vít, bánh vít là:
A. Tỷ số truyền lớn.
B. Có khả năng tự hãm.
C. Làm việc êm.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 230: Vành răng của bánh vít thường làm bằng kim loại màu vì:
A. Bộ truyền trục vít – bánh vít quay nhanh hơn.
B. Giảm ma sát, giảm mài mòn.
C. Giúp bánh vít chế tạo dễ dàng hơn.
D. Tất cả điều sai.

Câu 231: Cho bộ truyền trục vít bánh vít có số đầu mối ren trục vít là 2, số răng bánh vít là 40 răng. Tốc độ quay của trục dẫn là 1600 vòng/phút. Hỏi số vòng quay trong một phút của bánh vít là:
A. 80 vòng/phút.
B. 40 vòng/phút.
C. 800 vòng/phút.
D. Tất cả đều sai.

Câu 232: Khi truyền động trên dây đai sinh ra 3 loại ứng suất?
A. Ứng suất kéo, ứng suất uốn, ứng suất ly tâm.
B. Ứng suất kéo, ứng suất nén, ứng suất ly tâm.
C. Ứng suất uốn, ứng suất kéo, ứng suất nén.
D. Tất cả đều sai.

Câu 233: Trong mối ghép đinh tán thì tán nóng áp dụng cho trường hợp nào sau đây:
A. Đường kính đinh tán d < 10 mm.
B. Đường kính đinh tán d > 10 mm.
C. Đinh tán làm bằng kim loại màu.
D. Tất cả đều sai.

Câu 234: Theo công dụng của mối hàn mà người ta chia thành:
A. Hàn ở trạng thái nóng chảy, hàn ở trạng thái nóng dẻo.
B. Hàn chắc, hàn kín.
C. Hàn giáp mối, hàn chồng.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 235: Mối hàn ngang là mối hàn:
A. Có phương của mối hàn vuông góc với phương của lực tác dụng.
B. Có phương của mối hàn song song với phương của lực tác dụng.
C. Thuộc mối hàn giáp mối.
D. Tất cả đều sai.

Câu 236: So với mối ghép đinh tán, mối ghép hàn có khuyết điểm:
A. Không đảm bảo sức bền đều nguyên vật liệu.
B. Khó tự động hóa.
C. Khó kiểm tra được khuyết tật.
D. Tất cả đều sai.

Câu 237: Đường kính ký hiệu d2, D2, trong mối ghép ren gọi đường kính:
A. Trong.
B. Danh nghĩa.
C. Trung bình.
D. Tất cả đều sai.

Câu 238: Mối ghép ren dùng trong các chi tiết ghép chịu tải trọng nhỏ và va đập ít thì ren thường làm bằng vật liệu gì?
A. Thép ít hoặc vừa cacbon.
B. Thép cacbon chất lượng tốt.
C. Thép hợp kim.
D. Tất cả đều sai.

Câu 239: Trong mối ghép ren, các biện pháp không cho đai ốc tự lỏng là:
A. Dùng thêm chi tiết phụ để tăng thêm ma sát cho bề mặt bu lông và đai ốc.
B. Dùng thêm chi tiết phụ để cố định không cho đai ốc tự lỏng (xoay).
C. Gây biến dạng dẻo cục bộ.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 240: Trong truyền động đai thì kiểu truyền động góc có đặc điểm:
A. Dùng truyền 2 trục song song nhưng quay ngược chiều nhau.
B. Dùng truyền 2 trục song song, quay cùng chiều nhau.
C. Dùng truyền động giữa 2 trục cắt nhau, góc cắt thường 900.
D. Tất cả đều sai.

Câu 241: Khuyết điểm của bộ truyền động đai là:
A. Tỷ số truyền không ổn định.
B. Kích thước bộ truyền lớn so với các bộ truyền khác.
C. Tuổi thọ thấp (1000 đến 5000 giờ).
D. Tất cả đều đúng.

Câu 242: Truyền động đai làm việc theo nguyên lý:
A. Ma sát trực tiếp.
B. Ma sát gián tiếp.
C. Ăn khớp trực tiếp.
D. Ăn khớp gián tiếp.

Câu 243: Loại xích nào sau đây được dùng nhiều trong các thang máy, băng tải và máy vận chuyển?
A. Xích trụ.
B. Xích truyền động.
C. Xích kéo.
D. Xích ma sát.

Câu 244: Bộ truyền xích đơn giản nhất bao gồm:
A. Dây xích, hai đĩa xích, dầu bôi trơn.
B. Dây xích, hai đĩa xích, dụng cụ căng dây xích.
C. Động cơ, dây xích, hai đĩa xích.
D. Dây xích, hai đĩa xích.

Câu 245: Cho bộ truyền xích có D1= 20 mm, D2= 40 mm, khoảng cách trục A = 100 mm. Xác định chiều dài L xích?
A. 290,25
B. 295,25
C. 298,25
D. 285,25

Câu 246: Cho bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng (tiếp xúc ngoài): m = 3, Z1 = 25, Z2 = 75, n1=1200 vòng/phút. Đường kính vòng đỉnh da1 của bánh dẫn là:
A. 75.
B. 67,5
C. 81.
D. Tất cả đều sai.

Câu 247: Cho bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng (tiếp xúc ngoài): m = 3, Z1 = 25, Z2 = 75, n1=1200 vòng/phút. Khoảng cách giữa hai trục là:
A. 140
B. 150.
C. 155
D. Tất cả đều sai.

Câu 248: Trong truyền động bánh răng, thông số hình học cơ bản của bánh răng trụ răng thẳng là:
A. Mô đun, đường kính vòng chia.
B. Mô đun, khoảng cách trục.
C. Mô đun, số răng.
D. Mô đun, chiều cao răng.

Câu 249: Trong bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng tiêu chuẩn, góc ăn khớp được kí hiệu và có giá trị là:
A. α và 150
B. α và 200
C. β và 80 – 200.
D. β và 150.

Câu 250: Trong bộ truyền bánh răng, những biện pháp giúp hạn chế dạng hỏng mòn răng là:
A. Bôi trơn tốt.
B. Tăng độ nhẵn bề mặt.
C. Tăng độ rắn bề mặt.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 251: Một cặp bánh răng ăn khớp với nhau thì khi nào chiều quay 2 bánh răng cùng chiều với nhau?
A. Truyền động kín.
B. Ăn khớp trong.
C. Truyền động hở.
D. Ăn khớp ngoài.

Câu 252: Thông số hình học Re trong bộ truyền bánh răng nón là:
A. Chiều dài nón.
B. Bề dày nón.
C. Bán kính cong của răng.
D. Chiều rộng nón.

Câu 253: Công thức xác định đường kính vòng chia của trục vít là:
A. d1=m.q
B. d1=m. Z1.
C. da1=m.(Z1+2.5)
D. da1=m.(Z1+2).

Câu 254: Trong truyền động trục vít – bánh vít, trục vít có các dạng sau:
A. Trục vít thân khai, trục vít hình vuông, trục vít hình thang, trục vít tam giác.
B. Trục vít thân khai, trục vít Acsimet, trục vít Convolute.
C. Trục vít hình vuông, trục vít hình thang, trục vít tam giác, trục vít Acsimet.
D. Trục vít thân khai, trục vít tam giác, trục vít Acsimet, trục vít Convolute.

Câu 255: Cho bộ truyền trục vít – bánh vít có: m=2, Z1=1, q=5. Xác định đường kính vòng chân ren trục vít df1?
A. 5,2 mm
B. 5,1 mm
C. 5 mm.
D. Tất cả đều sai.

Câu 256: Để bộ truyền trục vít – bánh vít không bị hiện tượng dính răng thì:
A. Sử dụng kim loại màu để làm vành răng bánh vít.
B. Chọn dầu bôi trơn thích hợp.
C. Sử dụng dầu chống dính.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 257: Trong mối ghép đinh tán nhiều hàng đinh thì dạng hỏng nào không xảy ra?
A. Đinh tán bị cắt.
B. Đinh tán bị dập.
C. Tấm ghép bị kéo đứt qua tâm các đinh.
D. Tấm ghép bị cắt đứt qua các biên.

Câu 258: Theo hình thức công nghệ, phương pháp hàn được chia thành 2 nhóm chính là?
A. Hàn ở trạng thái nóng chảy, hàn ở trạng thái nóng dẻo.
B. Hàn chắc, hàn kín.
C. Hàn giáp mối, hàn chồng.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 259: Kí hiệu M trong mối ghép ren thể hiện loại ren gì?
A. Ren tam giác hệ inch.
B. Ren hình thang hệ mét.
C. Ren tam giác hệ mét.
D. Ren hình thang hệ inch.

Câu 260: Đường kính ký hiệu d, D trong mối ghép ren gọi đường kính gì?
A. Trong.
B. Danh nghĩa.
C. Trung bình.
D. Tất cả đều sai.

Câu 261: Trong mối ghép then ghép lỏng người ta thường sử dụng 3 loại then nào dưới đây?
A. Bằng, Bán nguyệt, Dẫn hướng.
B. Vát, Ma sát, Tiếp tuyến.
C. Bán nguyệt, Dẫn hướng, Vát.
D. Ma sát, Tiếp tuyến, Dẫn hướng.

Câu 262: Ưu điểm mối ghép trục then là?
A. Dễ tháo lắp.
B. Truyền mômen xoắn tương đối lớn.
C. Dễ đảm bảo độ đồng tâm giữa trục và may-ơ.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 263: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trượt đàn hồi trong truyền động đai là?
A. Do quá tải.
B. Do tính chất đàn hồi của vật liệu làm dây đai.
C. Do góc ôm bánh dẫn không đủ lớn.
D. Do lực căng ban đầu không đủ lớn.

Câu 264: Bộ truyền đai có ưu điểm?
A. Tỷ số truyền ổn định.
B. Tránh được hiện tượng quá tải.
C. Lực tác dụng lên ổ nhỏ.
D. Có hiện tượng tự hãm.

Câu 265: Thông số hình học cơ bản của bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng là?
A. Mô đun, đường kính vòng chia.
B. Mô đun, số răng, góc nghiêng răng.
C. Mô đun, số răng.
D. Mô đun, chiều cao răng.

Câu 266: Sai số về phương răng khi gia công bánh răng sẽ ảnh hưởng tới?
A. Phân bố tải trọng không đều trên chiều dài răng.
B. Tải trọng động và tiếng ồn.
C. Tỷ số truyền thay đổi.
D. Tất cả đều sai.

Câu 267: So với bộ truyền bánh trụ răng thẳng, bộ truyền bánh trụ răng nghiêng có ưu điểm?
A. Rẻ tiền hơn.
B. Truyền động êm hơn.
C. Chế tạo dễ dàng hơn.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 268: Trong bộ truyền bánh răng có các dạng hỏng nào?
A. Răng bị gãy, răng bị mòn.
B. Răng bị tróc rỗ bề mặt.
C. Răng bị dính.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 269: Trong truyền động bánh răng, để tránh hiện tượng gãy răng, khi tính toán phải tính theo?
A. Theo sức bền uốn.
B. Theo sức bền tiếp xúc.
C. Theo sức bền kéo.
D. Tất cả đều sai.

Câu 270: Đặc điểm nào sau đây là ưu điểm của bộ truyền trục vít – bánh vít?
A. Hiệu suất cao.
B. Giá thành rẻ.
C. Có khả năng tự hãm.
D. Chế tạo dễ dàng.

Câu 271: Truyền động trục vít – bánh vít dùng để truyền chuyển động giữa 2 trục như thế nào?
A. Cắt nhau.
B. Cắt nhau và hợp với nhau thành góc 900.
C. Chéo nhau.
D. Song song với nhau.

Câu 272: Cho bộ truyền trục vít – bánh vít có Z1=1; Z2=40; m = 3; q = 12. Đường kính mặt trụ chia của trục vít và bánh vít lần lượt là?
A. d1=63 mm, d2=112 mm.
B. d1=32 mm, d2=120 mm.
C. d1=36 mm, d2=112 mm.
D. d1=36 mm, d2=120 mm.

Câu 273: Bộ truyền đai thang có đường kính bánh dẫn D1=200, đường kính bánh bị dẫn D2=630, khoảng cách trục giữa 2 bánh đai là A=900. Chiều dài dây đai của bộ truyền là? (Lấy π=3,14)
A. L =1354,46 mm.
B. L = 2154,46 mm.
C. L = 3145,46 mm.
D. L = 3154,46 mm.

Câu 274: Xích kéo thường làm việc với vận tốc trung bình?
A. V ≤ 2 m/s.
B. V ≤ 0,25 m/s.
C. V ≤ 2,5 m/s.
D. V ≤ 0,2 m/s.

Câu 275: Trong bộ truyền xích dạng hỏng chủ yếu là?
A. Mòn bản lề.
B. Xích bị đứt vì mỏi.
C. Con lăn bị vỡ.
D. Ống chốt bị vỡ.

Câu 276: Cho bộ truyền xích có số răng đĩa dẫn và bị dẫn Z1 = 14; Z2 = 42; bước xích pt=12,7mm, đĩa xích dẫn Z1 có số vòng quay n1 = 300 vòng/phút. Vận tốc trung bình của đĩa xích dẫn là?
A. V1= 0,69 m/s.
B. V1= 0,89 m/s.
C. V1= 0,80 m/s.
D. V1= 0,98 m/s.

Câu 277: Ổ lăn có kí hiệu 6309 là?
A. Ổ bi đỡ chặn, cỡ trung bình, d=45mm.
B. Ổ đũa đỡ chặn, cỡ trung bình, d=45mm.
C. Ổ bi đỡ chặn, cỡ nhẹ, d=45mm.
D. Ổ đũa đỡ chặn, cỡ nhẹ, d=45mm.

Câu 278: Theo đặc điểm chịu lực dọc trục, trục chia làm 2 loại nào?
A. Trục tâm, trục truyền.
B. Trục thẳng, trục khuỷu.
C. Trục trơn, trục bậc.
D. Tất cả đều sai.

Câu 279: Cho bộ truyền bánh răng nón răng thẳng có số răng Z1 = 18, Z2 = 45, môđun me=2 mm. Chiều cao răng của bộ truyền là?
A. he=4,2mm.
B. he=6,4mm.
C. he=4,4mm.
D. Tất cả đều sai.

Câu 280: Theo khả năng chịu lực, ổ lăn chia ra các loại nào?
A. Ổ đỡ, ổ chặn, ổ đỡ chặn.
B. Ổ bi, ổ đũa.
C. Ổ tự lựa, ổ không tự lựa.
D. Ổ cỡ nhẹ, cỡ trung bình, cỡ nặng.

Câu 281: Công dụng của then và trục then dùng để truyền ….từ trục sang may-ơ và ngược lại.
A. Lực tập trung.
B. Lực vòng.
C. Tải trọng.
D. Mômen xoắn

Câu 282: Bộ truyền vít đai ốc có chiều dài giữa 2 gối đỡ l = 200 mm, hệ số μ = 1. Trục vít có đường kính chân ren d1 = 22 mm làm bằng thép có E = 2,1.10^5 MPa. Xác định lực dọc trục (N) lớn nhất cho phép tác dụng lên trục vít mà vẫn đảm bảo độ ổn định? Biết hệ số an toàn s = 3.
A. 410,35 N
B. 405,35 N
C. 415,35 N
D. 420,35 N

Câu 283: Khi bộ truyền đai bị trượt trơn hoàn toàn thì hệ số trượt lấy giá trị nào trong các giá trị sau:
A. 0
B. 1
C. -∞
D. +∞

Câu 284: Tải trọng là gì?
A. Lực hoặc mô men tác động lên chi tiết máy khi làm việc.
B. Lực tác động lên chi tiết máy khi làm việc.
C. Mô men tác động lên chi tiết máy khi làm việc.
D. Là trọng lượng bản thân chi tiết máy và các lực bên ngoài tác động vào.

Câu 285: Khi hệ số kéo trong bộ truyền đai ψ < ψ0 thì đường cong trượt là:
A. Đường cong bậc hai
B. Đường bậc nhất
C. Đường cong bậc ba
D. Đường cong có hệ số góc tăng dần

Câu 286: Dạng trượt nào là bản chất của bộ truyền đai:
A. Trượt trơn từng phần
B. Trượt trơn hoàn toàn
C. Đường bậc nhất
D. Tất cả các dạng trượt trên

Câu 287: Nguyên nhân của dạng hỏng gãy răng trong bộ truyền bánh răng là do:
A. Ứng suất uốn lặp đi lặp lại
B. Răng chịu tải trọng va đập mạnh
C. Ứng suất uốn và ứng suất tiếp xúc lặp đi lặp lại
D. Ứng suất uốn lặp đi lặp lại hoặc do quá tải

Câu 288: Bộ truyền đai thang có d1 = 200 & d2 = 500mm. Khoảng cách trục mong muốn là 800mm. Xác định khoảng cách trục có thể sao cho sai lệch ít nhất có thể? Chiều dài tiêu chuẩn của dây đai: 400; 450; 500; 560; 630; 710; 800; 900; 1000; 1120; 1250; 1400; 1600; 1800; 2000; 2240; 2500; 2800; 3150 mm.
A. 836,8 mm
B. 863,8 mm
C. 683,8 mm
D. 638,8 mm

Câu 289: Chi tiết máy làm bằng thép chịu ứng suất không đổi, có giới hạn chảy là σch = 350MPa, hệ số an toàn S = 1,5. Ứng suất cho phép của chi tiết máy (Mpa) là:
A. 243
B. 323
C. 233
D. 223

Câu 290: Trục quay một chiều có đường kính d = 40 mm chịu mô men xoắn T = 250000 Nmm. Xác định biên độ ứng suất xoắn khi coi ứng suất này thay đổi theo chu trình mạch động:
A. 10,83
B. 9,95
C. 7,56
D. 11,78

Câu 291: Trong bộ truyền đai giảm tốc, khi thay đổi chỉ 1 trong các thông số a, d1 và u, giải pháp nào có thể tăng góc ôm trên bánh chủ động:
A. Tăng đường kính bánh đai d1
B. Tăng khoảng cách trục a
C. Tăng tỉ số truyền u
D. Tất cả các phương án trên

Câu 292: Công dụng trục trong hộp giảm tốc:
A. Đỡ các chi tiết lắp trên trục
B. Truyền mô men xoắn
C. Đỡ các chi tiết lắp trên trục và truyền mô men xoắn
D. Đỡ các chi tiết lắp trên trục, truyền mô men xoắn và mô men uốn

Câu 293: Khi nào thì tính chọn kích thước ổ lăn theo khả năng tải tĩnh?
A. n < 1 vg/ph
B. 1 vg/ph ≤ n < 10 vg/ph
C. n ≥ 10 vg/ph
D. n ≥ 1 vg/ph

Câu 294: Chi tiết máy làm bằng thép chịu ứng suất không đổi, có giới hạn chảy là σch = 350 MPa, hệ số an toàn S = 1,5. Ứng suất cho phép của chi tiết máy (Mpa) là:
A. 323
B. 333
C. 223
D. 233

Câu 295: Bộ truyền bánh răng trụ che kín và bôi trơn đầy đủ (ngâm dầu đầy đủ) thì dạng hỏng hay gặp nhất là gì?
A. Gãy răng vì mỏi
B. Tróc vì mỏi bề mặt răng
C. Gãy răng do quá tải
D. Biến dạng dẻo bề mặt răng

Câu 296: Đường kính phần nào của trục được lấy theo dãy đường kính trong của ổ lăn?
A. Ngõng trục
B. Thân trục
C. Vai trục
D. Tất cả các phần

Câu 297: Bộ truyền đai thang có d1 = 200 & d2 = 500mm. Khoảng cách trục mong muốn là 800mm. Xác định khoảng cách trục có thể sao cho sai lệch ít nhất có thể? Chiều dài tiêu chuẩn của dây đai: 400; 450; 500; 560; 630; 710; 800; 900; 1000; 1120; 1250; 1400; 1600; 1800; 2000; 2240; 2500; 2800; 3150 mm.
A. 836,8 mm
B. 863,8 mm
C. 683,8 mm
D. 638,8 mm

Câu 298: Các chỉ tiêu về khả năng làm việc của chi tiết máy là:
A. Độ bền mỏi, độ bền mòn, độ ổn định dao động và độ cứng
B. Độ bền, độ bền mòn, độ cứng, độ ổn định dao động và khả năng chịu nhiệt
C. Độ bền, độ cứng, độ ổn định dao động và khả năng chịu nhiệt
D. Độ bền, độ bền mòn, độ cứng, độ ổn định dao động và độ sai lệch

Câu 299: Khi ghép hai hay nhiều chi tiết máy và nhóm tiết máy lại với nhau để tạo thành một đơn vị kết cấu và lắp ghép thì ta được:
A. Chi tiết máy
B. Nhóm tiết máy
C. Bộ phận máy
D. Máy

Câu 300: Ứng suất nào sau đây xuất hiện tại vị trí tiếp xúc có tác dụng tương hỗ giữa hai chi tiết khi tiếp xúc theo diện tích nhỏ:
A. Ứng suất kéo/nén
B. Ứng suất xoắn
C. Ứng suất uốn
D. Ứng suất tiếp xúc

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)