Mục Lục

Một trong những chức năng cơ bản của hệ thống môi trường là:

A. Chứa và đồng hóa chất thải của hệ thống kinh tế.

B. Phục vụ cuộc sống của con người.

C. Tạo sản phẩm phục vụ con người.

D. Tham gia vào quá trình tiêu thụ phục vụ cuộc sống của con người.

Một xí nghiệp nhỏ chuyên tái chế giấy, gây phát tán bụi và có mùi khó chịu nên làm cho dân cư xung quanh kêu ca. Theo anh (chị), hành vi của xí nghiệp đã được liệt kê vào hành vi nào?

A. Chưa kết luận được

B. Ô nhiễm môi trường

C. Sự cố môi trường

D. Suy thoái môi trường

Mưa axit tại Việt Nam có thể trực tiếp gây ra những tác hại nào?

A. Ô nhiễm các dòng sông, hồ nước, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản.

B. Ô nhiễm các dòng sông, hồ nước.

C. Ô nhiễm không khí.

D. Ô nhiễm mạch nước ngầm.

Mức khai thác không vượt quá tốc độ tăng trưởng X’ để nhằm duy trì tài nguyên lâu dài, nếu mức khai thác vượt quá tốc độ tăng trưởng sẽ dẫn đến suy thoái tài nguyên là mức khai thác:

A. Hợp lý tài nguyên tái tạo

B. Đạt hiệu quả tối đa tài nguyên tái tạo

C. Theo quy định của tài nguyên tái tạo

D. Đạt sản lượng tối đa tài nguyên tái tạo

Mức khai thác tài nguyên hợp lý là mức nào?

A. Mức khai thác vượt quá tốc độ tăng trưởng.

B. Mức khai thác không vượt quá tốc độ tăng trưởng.

C. Mức khai thác vượt quá tốc độ tăng trưởng 5%.

D. Mức khai thác vượt quá tốc độ tăng trưởng 10%.

Mức khai thác tối ưu tài nguyên tái tạo được hiểu là mức khai thác thỏa mãn các yếu tố nào dưới đây?

A. Mức khai thác đảm bảo hợp lý.

B. Mức khai thác giúp đạt hiệu quả tối đa.

C. Mức khai thác thấp hơn tốc độ tăng trưởng 10%.

D. Mức khai thác vừa đảm bảo sự hợp lý, vừa đạt hiệu quả tối đa.

Mức khai thác tối ưu tài nguyên tái tạo là mức khai thác đảm bảo được các yếu tố nào dưới đây?

A. Hiệu quả tối đa trong khai thác, không cần quan tâm đến tính hợp lý.

B. Hiệu quả tối đa trong khai thác.

C. Tính hợp lý trong khai thác.

D. Vừa đảm bảo tính hiệu quả tối đa, vừa đảm bảo tính hợp lý trong khai thác.

Mức khai thác vừa đảm bảo hợp lý và đạt hiệu quả tối đa. Hay là mức khai thác đó (quy mô khai thác E) tài nguyên luôn luôn được duy trì lâu dài, đồng thời hiệu quả lớn nhất là mức khai thác:

A. Tối ưu tài nguyên tái tạo

B. Theo quy định của tài nguyên tái tạo

C. Hợp lý tài nguyên tái tạo

D. Không vượt quá tốc độ tăng trưởng

Mức phục hồi của tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

A. Điều kiện địa lý.

B. Điều kiện khí hậu.

C. Loại tài nguyên, điều kiện địa lý, điều kiện khí hậu.

D. Loại tài nguyên.

Mức phục hồi của tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào nhân tố sau:

A. Vị trí của tài nguyên.

B. Điều kiện địa lý.

C. Điều kiện khí hậu, loại tài nguyên, công nghệ.

D. Loại tài nguyên, điều kiện địa lý, điều kiện khí hậu.

Mục tiêu của đánh giá môi trường chiến lược bao gồm mấy mục tiêu?

A. Bảy mục tiêu.

B. Bốn mục tiêu.

C. Năm mục tiêu.

D. Sáu mục tiêu.

Mục tiêu của đánh giá tác động môi trường không bao gồm:

A. Đảm bảo sự phù hợp giữa các lĩnh vực hoạt động khác nhau.

B. Cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện dự án.

C. Căn cứ để xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với hậu quả mà dự án gây ra đối với môi trường.

D. Cơ sở để xác định trách nhiệm của các chủ thể dự án về những hậu quả mà dự án gây ra đối với môi trường sau này.

Nền kinh tế bền vững là?

A. Duy trì được tài nguyên lâu dài.

B. Nền kinh tế đảm bảo cho các nhu cầu vật chất cho con người ngày càng tăng, duy trì được tài nguyên lâu dài và ô nhiễm môi trường không vượt quá ngưỡng chịu đựng của môi trường.

C. Nền kinh tế đảm bảo cho các nhu cầu vật chất cho con người ngày càng tăng.

D. Ô nhiễm môi trường không vượt quá ngưỡng chịu đựng của môi trường.

Nếu vi phạm tiêu chuẩn môi trường, doanh nghiệp sẽ phải gặp vấn đề gì dưới đây?

Hoạt động xả thải của Miwon xét vào dạng nào trong hành vi ảnh hưởng đến môi trường?

Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường không khí

Sự cố môi trường

Suy thoái môi trường

Nhà nước quản lý môi trường bằng công cụ nào?

Chính sách.

Pháp luật.

Việc kiểm soát chặt chẽ những ô nhiễm môi trường.

Việc thu thuế môi trường.

Nhà nước quản lý môi trường theo các phạm vi quản lý sau:

Quản lý môi trường theo khu vực; Quản lý môi trường theo ngành; Quản lý tài nguyên

Quản lý môi trường theo khu vực; Quản lý theo thành phần kinh tế

Quản lý tài nguyên; Quản lý theo phạm vi

Quản lý môi trường theo ngành; Quản lý tài nguyên

Nhà nước quản lý môi trường theo mấy phạm vi quản lý?

Ba phạm vi

Bốn phạm vi

Hai phạm vi

Năm phạm vi

Nhà nước quản lý môi trường theo tính chất quản lý bao gồm những loại nào?

Quản lý theo chất lượng môi trường, kỹ thuật môi trường và kế hoạch môi trường.

Quản lý theo chất lượng môi trường, kế hoạch môi trường.

Quản lý theo chất lượng môi trường, kỹ thuật môi trường.

Quản lý theo kỹ thuật môi trường, kế hoạch môi trường.

Nhận định nào sau đây đúng nhất về mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường:

Hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường có mối quan hệ tác động qua lại theo quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế

Hệ thống kinh tế tác động tích cực đến hệ thống môi trường

Hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường không có mối quan hệ

Hệ thống kinh tế chi phối hệ thống môi trường

Nhận định nào sau đây thể hiện môi trường được cải thiện nếu:

Khả năng phục hồi của tài nguyên thiên nhiên lớn hơn mức khai thác.

Khả năng phục hồi của tài nguyên thiên nhiên tăng dần

Khả năng phục hồi của tài nguyên thiên nhiên bằng mức khai thác.

Khả năng phục hồi của tài nguyên thiên nhiên nhỏ hơn mức khai thác.

Nhận định nào sau đây thể hiện môi trường không được cải thiện nếu:

Khả năng phục hồi của tài nguyên thiên nhiên nhỏ hơn mức khai thác.

Khả năng phục hồi của tài nguyên thiên nhiên lớn hơn mức khai thác.

Khả năng phục hồi của tài nguyên thiên nhiên tăng dần

Khả năng phục hồi của tài nguyên thiên nhiên không đổi

Nhân tố nào sau đây thuộc môi trường không gian?

Địa điểm, khoảng cách.

Quy định ở các cấp khác nhau

Cảnh quan được thay đổi do con người

Nước, không khí, đất đai.

Nhân tố nào sau đây thuộc môi trường kiến tạo?

Cảnh quan được thay đổi do con người

Nước, không khí, đất đai.

Động thực vật

Địa điểm, khoảng cách.

Nhân tố nào sau đây thuộc môi trường tự nhiên?

Cảnh quan được thay đổi do con người

Địa điểm, khoảng cách.

Nước, không khí, đất đai.

Quy định ở các cấp khác nhau

Nội dung đầu tiên của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là nội dung gì dưới đây?

Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dự liệu và phương pháp đánh giá.

Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án.

Khái quát về mục tiêu, quy mô đặc điểm của dự án liên quan đến môi trường.

Mô tả tổng quát các điều kiện kinh tế xã hội, môi trường có liên quan đến dự án.

Nơi gặp nhau giữa đất liền và biển, được đánh dấu bằng những nét chung của hệ thống lục địa – đại dương được gọi là?

Bãi biển.

Bờ.

Đới ven biển.

Vách.

Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây?

Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất.

Sự suy giảm sức khỏe và mức sống của con người.

Sự tổn thất tài nguyên dự trữ, sự suy giảm sức khỏe và mức sống của con người, ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất.

Sự tổn thất tài nguyên dự trữ.

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng như thế nào đến con người, sinh vật?

Tích cực

Tốt

Trung bình

Xấu

Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nguồn nước nào dưới đây, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và sinh vật?

Ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm

Ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm và nước biển

Ô nhiễm môi trường nước mặt, và nước biển

Ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước biển

Phần lớn trên trái đất là biển và đại dương, hiện nay chia thủy quyển bao gồm:

3 đại dương, 3 vùng biển, 1 vịnh lớn và còn nhiều mạng lưới sông ngòi dày đặc và nhiều hồ lớn nhỏ.

4 đại dương, 3 vùng biển, 1 vịnh lớn.

4 đại dương, 4 vùng biển và còn nhiều mạng lưới sông ngòi dày đặc và nhiều hồ lớn nhỏ.

4 đại dương, 4 vùng biển, 1 vịnh lớn và nước ở lục địa (nước trên mặt như sông, hồ và nước dưới đất) và hơi nước trong khí quyển.

Phần lục địa giáp biển, có độ dốc cao được gọi là?

Bãi biển.

Bờ sau.

Bờ trước.

Vách.

Phát triển bền vững là?

Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.

Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.

Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Phát triển kinh tế là:

Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.

Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.

Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Phương pháp đánh giá tác động môi trường bao gồm:

Bảy phương pháp.

Năm phương pháp.

Sáu phương pháp.

Tám phương pháp.

Phương pháp đánh giá tác động môi trường bao gồm:

Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường; Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường; Phương pháp ma trận môi trường; Phương pháp chập bản đồ môi trường; Phương pháp sơ đồ mạng lưới; Phương pháp mô hình; Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí mở rộng.

Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường; Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường; Phương pháp so sánh tĩnh

Chín phương pháp

Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường; Phương pháp so sánh tĩnh; Phương pháp mô hình; Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí mở rộng.

Quyền sở hữu môi trường có thể thuộc về:

Cộng đồng.

Tổ chức.

Tư nhân, thuộc về cộng đồng.

Tư nhân.

Ranh giới dưới bề mặt thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh gọi là:

Khí quyển.

Vách.

Bãi biển.

Thạch quyển.

Số lượng Côta mà Chính phủ phát hành có thể là?

Có giới hạn.

Không có giới hạn.

Phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào ý muốn của Chính phủ.

Số lượng Côta mà Chính phủ phát hành không dựa trên:

Số lượng doanh nghiệp tham gia

Đảm bảo cân bằng lợi ích cho doanh nghiệp

Mức thải mà tổng chi phí xã hội tối thiểu.

Đảm bảo cân bằng lợi ích cộng đồng.

Tác nhân nào sau đây gây ô nhiễm không khí?

Các loại khí thải có bụi nặng

Nhiệt

Nhiệt, tiếng ồn, các loại khí thải có bụi nặng

Tiếng ồn

Tác nhân nào sau đây gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:

Các khí thải có phóng xạ, tiếng ồn; bụi kim loại

Tác nhân hóa học

Tác nhân vật lý và tác nhân sinh học

Các khí thải có phóng xạ; các vi khuẩn, ký sinh trùng

Tài nguyên không có khả năng phục hồi thì mức độ phục hồi của tài nguyên thiên nhiên (y) bằng:

y = 0

y > 0

y ≥ 1

y = 1

Tài nguyên nào dưới đây là tài nguyên có thể tái tạo được?

Tài nguyên dầu mỏ

Tài nguyên khí đốt

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên rừng

Tài nguyên nào sau đây có khả năng tái tạo?

Dầu khí

Mỏ than đá

Mỏ vàng

Rừng

Tài nguyên nào sau đây có khả năng tái tạo?

Động thực vật dưới nước

Mỏ than đá

Mỏ khoáng sản

Mỏ vàng

Tài nguyên nào sau đây là không có khả năng tái tạo?

Mỏ khoáng sản

Động thực vật dưới nước

Rừng

Thổ nhưỡng

Tài nguyên nhân văn là tài nguyên gắn liền với các nhân tố nào dưới đây?

Con người và xã hội.

Con người.

Thiên nhiên và có thể tái tạo được.

Thiên nhiên.

Tài nguyên thiên nhiên có thuộc tính nào dưới đây?

Có giá trị kinh tế cao.

Được hình thành thông qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.

Phân bố không đồng đều giữa các vùng trên thế giới, có giá trị kinh tế cao và được hình thành thông qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.

Phân bố không đồng đều trên các lãnh thổ và có giá trị kinh tế thấp.

Tài nguyên thiên nhiên được hình thành và tồn tại ở đâu?

Dưới biển sâu.

Dưới lòng đất.

Trên núi cao.

Trong tự nhiên.

Tài nguyên thiên nhiên không có thuộc tính nào dưới đây?

Phân bố đồng đều trên các lãnh thổ

Phân bố không đồng đều trên các lãnh thổ

Có giá trị kinh tế cao.

Được hình thành thông qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.

Tầng nào của khí quyển trái đất chiếm khoảng 70% khối lượng khí quyển?

Tầng bình lưu

Tầng đối lưu

Tầng nhiệt quyển

Tầng trung quyển

Tầng nào sau đây là thấp nhất của khí quyển?

Tầng đối lưu

Tầng ngoại quyển

Tầng nhiệt quyển

Tầng trung quyển

Tăng trưởng kinh tế là:

Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.

Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.

Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Theo Hotelling, tài nguyên sẽ bị khai thác đến cạn kiệt nếu:

Có nguồn tài nguyên thay thế nhưng giá công nghệ khai thác quá lớn.

Có nguồn tài nguyên thay thế.

Không có nguồn tài nguyên thay thế hay có nguồn tài nguyên thay thế nhưng có sự chênh lệch giá quá cao so với nguồn tài nguyên cũ.

Không có nguồn tài nguyên thay thế.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) và Báo cáo Môi trường của Liên Hợp Quốc, con người phải xây dựng và sống trong một xã hội bền vững trên 9 nguyên tắc, trong đó nội dung Nguyên tắc 1 là:

Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng;

Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.

Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.

Cải thiện chất lượng cuộc sống con người.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) và Báo cáo Môi trường của Liên Hợp Quốc, con người phải xây dựng và sống trong một xã hội bền vững trên 9 nguyên tắc, trong đó nội dung Nguyên tắc 2 là:

Cải thiện chất lượng cuộc sống con người;

Tôn trọng khả năng chịu đựng của Trái đất.

Để cho cộng đồng tự quản lý môi trường của mình;

Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) và Báo cáo Môi trường của Liên Hợp Quốc, con người phải xây dựng và sống trong một xã hội bền vững trên mấy nguyên tắc?

6 nguyên tắc

7 nguyên tắc

8 nguyên tắc

9 nguyên tắc

Theo kinh tế môi trường, môi trường là?

Nơi chứa đựng toàn bộ chất thải từ hoạt động của hệ thống kinh tế, trong đó một phần nhỏ lượng tài nguyên được con người sử dụng lại để bổ sung cho tài nguyên phục vụ hệ thống kinh tế.

Không gian sống của con người.

Môi trường cung cấp toàn bộ các nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cho các hoạt động kinh tế.

Nơi chứa đựng các tài nguyên tái tạo.

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005, việc đánh giá môi trường chiến lược được hiểu đầy đủ theo ý nào dưới đây?

Là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Là việc dự báo các tác động đến môi trường của dự án quy hoạch nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Là việc phân tích các tác động đến môi trường của dự án chiến lược nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Theo Luật Bảo vệ Môi trường, năm 2005, biến đổi môi trường được chia thành mấy dạng?

2 dạng

3 dạng

4 dạng

5 dạng

Theo nhà kinh tế học nào sau đây cho rằng đất đai chính là giới hạn của tăng trưởng, phát triển kinh tế?

Adam Smith

David Ricardo

J.Keynes

Wiliam Petty

Theo phương thức và khả năng tái tạo thì tài nguyên được phân loại thành:

Tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo.

Tài nguyên con người, tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên nước, tài nguyên đất.

Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.

Theo Pigou thì đánh thuế ô nhiễm là công cụ nhằm đưa:

a) Chi phí cá nhân ≥ chi phí xã hội.

b) Chi phí cá nhân bằng chi phí xã hội.

c) Chi phí cá nhân lớn hơn chi phí xã hội.

d) Chi phí cá nhân nhỏ hơn chi phí xã hội.

Theo quy luật tăng trưởng của tài nguyên tái tạo, giá trị tới hạn được hiểu là:

a) Trữ lượng đạt giá trị cận biên của hệ sinh thái.

b) Trữ lượng đạt giá trị tối đa của hệ sinh thái.

c) Trữ lượng đạt giá trị tối thiểu của hệ sinh thái.

d) Trữ lượng đạt giá trị trung bình của hệ sinh thái.

Thuế ô nhiễm (thuế Pigou tối ưu) do nhà kinh tế học Pigou đề ra vào năm nào?

a) Năm 1920.

b) Năm 1925.

c) Năm 1930.

d) Năm 1935.

Thường các loài bị tuyệt chủng là do nguyên nhân nào sau đây?

a) Môi trường sống bị con người gây ô nhiễm.

b) Sự khai thác hợp lý.

c) Sự khai thác không đảm bảo tính lâu bền và môi trường sống bị hủy hoại hoặc thay đổi.

d) Sự mất cân bằng về các loài.

Tiếng còi xe, tiếng động cơ, tiếng máy bay trên bầu trời có thể là tác nhân gây ra ô nhiễm nào dưới đây?

a) Đất.

b) Không khí.

c) Nước.

d) Tiếng ồn.

Tiêu chuẩn môi trường Chính phủ ban hành để:

a) Có lợi cho Chính phủ.

b) Có lợi cho cộng đồng.

c) Có lợi cho doanh nghiệp.

d) Có lợi chung cho xã hội.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là:

a) Phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.

b) Phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng và tích lũy thuần trong một thời kỳ nhất định.

c) Tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định.

d) Tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ mà một quốc gia tạo ra.

Trong các nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài, nguyên nhân “điều kiện sở hữu công cộng và mở cửa” có đặc điểm:

a) Một số loài mất đi do một số loài đóng vai trò là thức ăn của chúng mất đi.

b) Thu hoạch một loài có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khác, việc bảo tồn một loài sẽ không được chú ý do giá trị thấp hay bị khai thác quá nhiều do giá trị cao và một số loài mất đi do một số loài đóng vai trò là thức ăn của chúng mất đi.

c) Thu hoạch một loài có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khác.

d) Việc bảo tồn một loài sẽ không được chú ý do giá trị thấp hay bị khai thác quá nhiều do giá trị cao.

Trong các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững, nội dung thể hiện “Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất” là:

a) Nguyên tắc 3.

b) Nguyên tắc 4.

c) Nguyên tắc 2.

d) Nguyên tắc 1.

Trong các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững, nội dung thể hiện “Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được” là:

a) Nguyên tắc 1.

b) Nguyên tắc 3.

c) Nguyên tắc 4.

d) Nguyên tắc 2.

Trong khoa học môi trường, tài nguyên thiên nhiên được phân thành mấy loại?

a) Ba loại.

b) Bốn loại.

c) Hai loại.

d) Năm loại.

Trong mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tài nguyên (X’) với trữ lượng tài nguyên (X), khi trữ lượng tài nguyên (X) đủ lớn thì:

a) Tốc độ tăng trưởng tài nguyên tăng nhanh.

b) Tốc độ tăng trưởng tài nguyên giảm dần.

c) Tốc độ tăng trưởng tài nguyên tăng lớn nhất.

d) Tốc độ tăng trưởng tài nguyên tăng chậm.

Trong mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tài nguyên (X’) với trữ lượng tài nguyên (X), khi trữ lượng X đạt đến giá trị X1 nào đó thì:

a) Tốc độ tăng trưởng tài nguyên tăng chậm.

b) Tốc độ tăng trưởng tài nguyên tăng nhanh.

c) Tốc độ tăng trưởng tài nguyên tăng nhỏ nhất.

d) Tốc độ tăng trưởng tài nguyên tăng lớn nhất.

Trong mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tài nguyên với trữ lượng tài nguyên, khi trữ lượng tài nguyên ít thì xảy ra hệ quả gì dưới đây?

a) Tốc độ tăng trưởng tài nguyên tăng nhanh.

b) Tốc độ tăng trưởng tài nguyên tăng chậm.

c) Tốc độ tăng trưởng tài nguyên tăng lớn nhất.

d) Tốc độ tăng trưởng tài nguyên giảm dần.

Vấn đề gì sẽ xảy ra khi có nhập khẩu những công nghệ cũ trên thế giới vào Việt Nam?

a) Chuyển dịch ô nhiễm.

b) Chuyển dịch ô nhiễm gây ra ô nhiễm rác thải nặng nề.

c) Ô nhiễm công nghệ.

d) Ô nhiễm rác thải.

Vấn đề kinh tế tài nguyên tái tạo được đặt ra là:

a) Nghiên cứu quy luật tăng trưởng.

b) Tìm quy mô khai thác hợp lý để duy trì tài nguyên.

c) Nghiên cứu quy luật tăng trưởng, tìm quy mô khai thác hợp lý để duy trì tài nguyên, tìm quy mô khai thác tối ưu – mức khai thác có hiệu quả nhất.

d) Tìm quy mô khai thác tối ưu – mức khai thác có hiệu quả nhất.

Vấn đề ô nhiễm do công nghiệp tại Việt Nam có thể bắt đầu từ những nguyên nhân nào sau đây?

a) Do nước thải, khí thải tại các khu công nghiệp không được xử lý tốt.

b) Do khí thải tạo ra từ các khu công nghiệp.

c) Do xây dựng quá nhiều các khu công nghiệp.

d) Do xử lý nước thải tại các khu công nghiệp yếu kém.

Về bản chất, tài nguyên tái tạo còn được hiểu là tài nguyên:

a) Có thể phục hồi.

b) Không thể phục hồi.

c) Nhân văn.

d) Thiên nhiên.

Việc không xử lý nước sinh hoạt, thải thẳng ra biển trực tiếp gây ô nhiễm nào?

a) Ô nhiễm biển và đại dương.

b) Ô nhiễm biển.

c) Ô nhiễm mạch nước ngầm.

d) Ô nhiễm nước sông.

Việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên nào tại Việt Nam?

a) Tài nguyên đất.

b) Tài nguyên nước biển.

c) Tài nguyên nước sông Mekong.

d) Tài nguyên rừng.

Việt Nam đã tham gia công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển vào năm nào?

a) Năm 1992.

b) Năm 1994.

c) Năm 1995.

d) Năm 1996.

Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về phòng chống ô nhiễm từ tàu biển vào năm nào?

a) 1991.

b) 1992.

c) 1994.

d) 2002.

Vỏ trái đất còn được gọi là gì?

a) Khí quyển.

b) Sinh quyển.

c) Thạch quyển.

d) Thủy quyển.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)