Trắc Nghiệm Bệnh Học Truyền Nhiễm – Đề 13

Năm thi: 2023
Môn học: Bệnh học truyền nhiễm
Trường: Đại học Y Dược Cần Thơ
Người ra đề: TS. Phạm Văn Minh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 40 phút
Số lượng câu hỏi: 35 câu
Đối tượng thi: Sinh viên bệnh học truyền nhiễm
Năm thi: 2023
Môn học: Bệnh học truyền nhiễm
Trường: Đại học Y Dược Cần Thơ
Người ra đề: TS. Phạm Văn Minh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 40 phút
Số lượng câu hỏi: 35 câu
Đối tượng thi: Sinh viên bệnh học truyền nhiễm

Mục Lục

Trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm – Đề 13 là một bài kiểm tra quan trọng thuộc môn Bệnh học truyền nhiễm giúp sinh viên củng cố kiến thức về các bệnh truyền nhiễm và cơ chế lây lan. Đề thi này tập trung vào những khía cạnh quan trọng như cấu trúc vi khuẩn, virus, quá trình phát triển của mầm bệnh trong cơ thể, và phương pháp phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh. Các câu hỏi còn đi sâu vào các triệu chứng đặc trưng, dịch tễ học và các biến chứng phổ biến của bệnh truyền nhiễm​

Sinh viên tham gia sẽ phải đối mặt với các câu hỏi như tác nhân gây bệnh, cách thức lây nhiễm, và cách điều trị hiệu quả các bệnh như sốt mò, viêm phổi, và các bệnh vi khuẩn nguy hiểm khác. Đây là tài liệu cần thiết cho sinh viên ngành Y khoa, đặc biệt những ai chuẩn bị bước vào kỳ thi cuối khóa​ Hãy cùng Itracnghiem.vn tham gia làm bài kiểm tra ngay để kiểm tra kiến thức của bạn!

Trắc Nghiệm Bệnh Học Truyền Nhiễm – Đề 13 (có đáp án)

Câu 1: Trường hợp thương hàn có biến chứng sau nên dùng thêm corticoide, ngoại trừ:
A. Não viêm
B. Viêm cơ tim
C. Truỵ tim mạch
D. Thủng ruột

Câu 2: Để phòng ngừa bệnh thương hàn trực tiếp mỗi cá nhân nên:
A. Thực hiện vệ sinh môi trường đều đặn
B. Có biện pháp bảo vệ cá nhân tốt
C. Thực hiện ăn chín uống chín triệt để
D. Vệ sinh cá nhân hàng ngày tốt

Câu 3: Biện pháp sau có thể phòng chống dịch thương hàn chủ động ở cộng đồng khi chưa có bệnh, ngoại trừ:
A. Tăng cường giám sát ổ dịch cũ ở vùng có nguy cơ cao
B. Tổ chức đội điều trị hỗ trợ cho nơi có bệnh nhân
C. Tăng cường giáo dục cộng đồng về phòng ngừa bệnh
D. Cộng đồng tham gia tích cực phong trào chống dịch

Câu 4: Bệnh thương hàn còn là vấn đề sức khoẻ của nhân dân các nước đang phát triển?
A. Đúng
B. Sai

Câu 5: Một người trung niên bị viêm đại tràng mãn tính là một trong những yếu tố thuận lợi mắc bệnh thương hàn?
A. Đúng
B. Sai

Câu 6: Triệu chứng định hướng để chẩn đoán lâm sàng sớm của bệnh thương hàn: sốt + táo bón 5-7 ngày rồi đi ngoài phân lỏng 1-2 lần / ngày?
A. Đúng
B. Sai

Câu 7: Một bệnh nhân trung niên với sốt 12 ngày + dấu hiệu và triệu chứng thủng ruột, được tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh thương hàn?
A. Đúng
B. Sai

Câu 8: Một bệnh nhân đã dùng kháng sinh hiệu quả để điều trị bệnh thương hàn 7 ngày, ngày thứ 9 cấy tuỷ (+) với Salmonella typhi. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết?
A. Đúng
B. Sai

Câu 9: Kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone không chỉ định cho phụ nữ có thai?
A. Đúng
B. Sai

Câu 10: Tính chất sau của tác nhân gây bệnh sốt mò giống virus:
A. Cấu tạo thành bằng lipopolysaccharide
B. Ký sinh nội bào bắt buộc trong nhân, hoặc bào tương tế bào đích
C. Có cấu trúc vỏ và bào tương
D. Nhân cấu trúc DNA hoặc RNA.

Câu 11: Đặc điểm sau không thuộc vi khuẩn gây bệnh sốt mò:
A. Có thể tồn tại được ở môi trường ngoại bào
B. Cấu tạo thành tương tự các vi khuẩn gram âm
C. Thành vi khuẩn có thành phần aminoacid
D. Lệ thuộc vào gian chất carbohydrate của tế bào vật chủ

Câu 12: Tác nhân gây bệnh sốt mò phát triển tốt ở điều kiện khí hậu sau, ngoại trừ:
A. Nhiệt môi trường tối ưu 27°C-28°C
B. Lượng mưa > 1300 mm
C. Môi trường nhiều bụi rậm
D. Nhiệt độ tối ưu 17°C-18°C

Câu 13: Khám lâm sàng bệnh nhân mắc sốt mò đôi khi phát hiện sưng hạch với đặc điểm sau:
A. Hạch đau nhiều khi ấn
B. Có khả năng hoá mủ
C. Hạch sưng gần khu vực có nốt loét
D. Hạch đau tự nhiên

Câu 14: Đặc điểm sau thuộc về nốt loét điển hình do ấu trùng mò đốt:
A. Xung quanh nốt loét là một vòng đỏ lan toả rộng > 2 cm
B. Nếu lột vảy của vết loét cho thấy đáy sạch
C. Có mủ nhiều khi lột vảy của vết loét
D. Đa số trường hợp ngứa nhiều-đau làm bệnh nhân khó chịu

Câu 15: Dấu hiệu hô hấp sau không do tác nhân gây bệnh của bệnh sốt mò gây ra:
A. Ho khạc đàm xanh
B. Biểu hiện viêm phế quản nhẹ
C. Thở nhanh nhưng không nghe ran phế nang
D. Bệnh nhân ho khạc có khi có ít máu bầm dính đờm

Câu 16: Nơi thương tổn đầu tiên trong bệnh sốt mò là:
A. Não
B. Tim
C. Phổi
D. Nội mạc mạch máu

Câu 17: Bệnh sốt mò có yếu tố sau, ngoại trừ:
A. Có thể gây tăng thấm mao mạch
B. Mắc bệnh có miễn dịch bền
C. Có thể gây truỵ tim mạch
D. Hình thái sốt cao dạng cao nguyên

Câu 18: Tính chất sau đây không thuộc dấu phát ban của bệnh sốt mò:
A. Khởi đầu ở mặt rồi lan ra thân
B. Ban có chấm xuất huyết gặp ở thể bệnh nặng
C. Loại ban dát sẩn đa số biến thành mọng nước
D. Ban chỉ xuất hiện một đợt

Câu 19: Nghi ngờ nhiều đến biến chứng viêm não lan toả ở bệnh nhân sốt mò khi có biểu hiện:
A. Nhức đầu nhiều kèm theo mất ngủ
B. Sốt cao kèm sợ ánh sáng
C. Sốt cao kèm trì trệ tinh thần, vật vã-mê sảng
D. Sốt cao kèm mạch nhanh

Câu 20: Biến chứng sau đây hay gây tử vong trong bệnh sốt mò, ngoại trừ:
A. Viêm cơ tim
B. Viêm não-màng não
C. Bội nhiễm phổi
D. Viêm thận

Câu 21: Nước nào sau đây có tỷ lệ tử vong do bệnh sốt mò thấp nhất:
A. Nhật bản
B. Mã lai
C. Indonesia
D. Việt nam

Câu 22: Lúc thăm khám bệnh nhân lần đầu dấu hiệu nào sau đây gợi ý nhất để định hướng chẩn đoán sốt mò:
A. Sốt đột ngột-liên tục
B. Xung huyết kết mạc-da
C. Vết loét có vảy đen
D. Phát ban toàn thân

Câu 23: Yếu tố nào sau đây cần khai thác để hỗ trợ thêm cho định hướng chẩn đoán bệnh sốt mò:
A. Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang gián tiếp
B. Miễn dịch gián tiếp peroxydase
C. Phản ứng Weil-Félix
D. Khai thác về dịch tễ

Câu 24: Nguyên tắc điều trị sau đây cần được áp dụng cho một bệnh nhân nghi sốt mò vào viện sớm: Điều trị
A. Hạ nhiệt để hạn chế biến chứng
B. Hỗ trợ để giảm biến chứng
C. Bằng sulfonamide khi xác định sốt mò
D. Đặc hiệu càng sớm càng tốt

Câu 25: Thuốc nào sau đây không có tác dụng trên tác nhân gây bệnh sốt mò:
A. Azithromycine
B. Doxycycline
C. Tetracycline
D. Fluoroquinolone

Câu 26: Bệnh sốt mò kèm các dấu hiệu – triệu chứng sau có thể đáp ứng nhanh với điều trị:
A. Chỉ có sốt, xung huyết kết mạc-da đã 3 ngày
B. Sốt, hồng ban xuất hiện > 1 tuần
C. Sốt, hồng ban, có đám xuất huyết ở da
D. Sốt, xung huyết da-kết mạc đã 10 ngày

Câu 27: Biện pháp dự phòng bệnh sốt mò sau đây tỏ ra ít tốn kém mà hiệu quả nhất tại nơi ở gần các bụi rậm:
A. Diệt chuột bằng các biện pháp
B. Phun hoá chất diệt côn trùng
C. Phát quang-phơi-đốt quanh nhà thường xuyên
D. Nhà ở kiểu nhà sàn của người dân tộc

Câu 28: Biện pháp dự phòng bệnh sốt mò tốt nhất ở nơi lao động:
A. Tắm ngay sau lao động
B. Lau sạch người sau lao động
C. Không nên bỏ quần áo trên bụi rậm
D. Quần áo dài tay cột chặt ống

Câu 29: Biện pháp sau đây có thể là tốt để phòng bệnh sốt mò ở một cá nhân sau lao động tại vùng có bệnh lưu hành:
A. Chủng ngừa vắc xin chết
B. Dùng vắc xin kết hợp kháng sinh
C. Uống tetracycline 1.5 gram/tuần x 4 tuần
D. Phát hiện bệnh sớm để điều trị

Câu 30: Một bệnh nhân sốt + một vết loét có vảy đen ở bẹn + sưng hạch vệ tinh nên nghĩ ngay đến bệnh sốt mò?
A. Đúng
B. Sai

Câu 31: Bệnh nhân sốt mò có sưng hạch toàn thân, thì nhất định có sưng hạch mạc treo?
A. Đúng
B. Sai

Câu 32: Bệnh nhân sốt mò thường bị viêm cơ tim hơn là bệnh nhân thương hàn?
A. Đúng
B. Sai

Câu 33: Trong bệnh sốt mò bạch cầu máu thường tăng với tỷ lệ đa nhân trung tính cao hơn bình thường?
A. Đúng
B. Sai

Câu 34: Trong bệnh dịch hạch thể hạch, xét nghiệm nào sau đây có giá trị nhất để chẩn đoán sớm:
A. Soi phết máu ngoại vi
B. Phản ứng huyết thanh
C. Công thức bạch cầu
D. Soi dịch hút hạch

Câu 35: Thời kỳ nung bệnh của dịch hạch thể phổi tiên phát thường là:
A. Trên 1 tuần
B. Vài giờ
C. 1 – 5 ngày
D. 24 – 36 giờ

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)