Bài Tập Trắc Nghiệm Tài Chính Tiền Tệ Chương 2

Năm thi: 2023
Môn học: Tài chính Tiền tệ
Trường: Đại học tài chính Marketing
Người ra đề: ThS. Trần Văn Trung
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Tài chính Tiền tệ
Trường: Đại học tài chính Marketing
Người ra đề: ThS. Trần Văn Trung
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm tài chính tiền tệ chương 2 là một trong những bài tập thuộc môn Tài chính tiền tệ. Đây là phần thi kiểm tra kiến thức về chương 2, chủ yếu xoay quanh các khái niệm cốt lõi của thị trường tiền tệ và các công cụ tài chính liên quan. Bài tập này được biên soạn dành cho sinh viên năm thứ hai thuộc các ngành Tài chính – Ngân hàng tại các trường đại học như Học viện Tài chính. Bài tập được giảng viên có chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính tiền tệ trực tiếp xây dựng, đảm bảo đánh giá toàn diện năng lực của sinh viên.

Bài Tập Trắc Nghiệm Tài Chính Tiền Tệ Chương 2 Có Đáp Án

Câu 1: Lạm phát cầu kéo xuất phát từ:
a) Sự gia tăng chi phí
b) Sự sụt giảm lãi suất
c) Sự cắt giảm chi tiêu chính phủ
d) Sự dịch chuyển ra bên ngoài của tổng cung

Câu 2: Sự tăng lên liên tục của tổng cầu là kết quả của:
a) Chi tiêu chính phủ tăng 1 lần
b) Cú sốc cung
c) Nhu cầu tăng lương quá mức
d) Sự tăng trưởng cung tiền liên tục

Câu 3: Lạm phát cầu kéo là kết quả của:
a) Cú sốc cung
b) Nhu cầu tăng lương quá mức
c) Mục tiêu thất nghiệp quá thấp
d) Tất cả phương án trên đều đúng

Câu 4: Lạm phát cầu kéo xảy ra khi:
a) Sự thâm hụt ngân sách liên tục, được tài trợ bằng cách bán trái phiếu cho NHTW
b) Các nhà lập chính sách đặt mục tiêu thất nghiệp quá thấp, ít hơn thất nghiệp tự nhiên
c) Sự thâm hụt ngân sách liên tục, được tài trợ thông qua tạo tiền
d) Tất cả phương án trên

Câu 5: Nếu các nhà lập chính sách đặt mục tiêu thất nghiệp quá thấp ít hơn thất nghiệp tự nhiên, điều này tạo nên một giai đoạn tỷ lệ tăng cung tiền cao và gây nên:
a) Lạm phát chi phí đẩy
b) Lạm phát cầu kéo
c) Lạm phát chi phí kéo
d) Lạm phát cầu đẩy

Câu 6: Nếu lạm phát chi phí đẩy xảy ra bởi CN kéo đòi tăng lương, khi đó điều có thể hàm ý từ chính phủ là:
a) Có mục tiêu việc làm cao
b) Theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng
c) Lựa chọn cắt giảm thâm hụt ngân sách
d) A và B đúng

Câu 7: Theo phân tích của trường phái Keynesian, lạm phát xảy ra khi:
a) Cung tiền tăng liên tục, làm cho đường cầu liên tục dịch chuyển sang phải
b) Đường tổng cung liên tục dịch chuyển sang trái, do tiền lương tăng lên phản ứng với giá giá tăng
c) Mức giá liên tục tăng
d) Tất cả đều đúng

Câu 8: Tài trợ chi tiêu chính phủ bằng cách bán trái phiếu cho ___, cung tiền sẽ ___, làm gia tăng tổng cầu, làm cho mức giá tăng:
a) Công chúng, tăng
b) Công chúng, giảm
c) NHTW, tăng
d) NHTW, giảm

Câu 9: Nếu chính phủ tài trợ chi tiêu bằng cách tăng thuế:
a) Làm tăng dự trữ và tăng tiền
b) Làm giảm dự trữ và giảm tiền
c) Làm tăng dự trữ và giảm tiền cơ sở
d) Không có tác động đến tiền cơ sở

Câu 10: Nếu chính phủ tài trợ chi tiêu bằng cách vay nợ của NHTW, tiền cơ sở ____ và cung tiền ____:
a) Tăng; tăng
b) Tăng; giảm
c) Giảm; tăng
d) Không đổi; không đổi

Câu 11: Nếu chính phủ tài trợ chi tiêu bằng cách phát hành trái phiếu tới công chúng, tiền cơ sở ____ và cung tiền ____:
a) Tăng, tăng
b) Tăng, giảm
c) Giảm, tăng
d) Không đổi, không đổi

Câu 12: Phương pháp tài trợ chi tiêu chính phủ:
a) DEFICIT = G – T = ΔMB + ΔBONDS
b) DEFICIT = G – T = ΔMB – ΔBONDS
c) DEFICIT = G – T = ΔMB / ΔBONDS
d) DEFICIT = G – T = ΔMB x ΔBONDS

Câu 13: Nhà kinh tế học kết luận “Lạm phát luôn luôn và ở bất kỳ đâu đều là một hiện tượng tiền tệ” là:
a) John Maynard Keynes
b) John R. Hicks
c) Milton Friedman
d) Franco Modigliani

Câu 14: Bằng chứng thực nghiệm cho rằng lý thuyết số lượng tiền tệ là một lý thuyết tốt giải thích cho lạm phát:
a) Trong dài hạn, mà không phải ngắn hạn
b) Trong ngắn hạn, mà không phải dài hạn
c) Vừa trong ngắn hạn, vừa trong dài hạn
d) Không phải trong ngắn hạn, cũng không phải trong dài hạn

Câu 15: Lý thuyết số lượng tiền tệ và lạm phát chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát bằng:
a) Tỷ lệ tăng cung tiền trừ đi tỷ lệ tăng tổng sản lượng
b) Tỷ lệ tăng cung tiền cộng với tỷ lệ tăng tổng sản lượng
c) Mức cung tiền trừ đi mức tổng sản lượng
d) Mức cung tiền cộng với mức tổng sản lượng

Câu 16: Theo các nhà kinh tế học cổ điển, lý thuyết số lượng tiền giải thích sự thay đổi mức giá là kết quả của:
a) Duy nhất từ sự thay đổi số lượng tiền
b) Chủ yếu từ sự thay đổi số lượng tiền
c) Một phần từ sự thay đổi số lượng tiền
d) Từ sự thay đổi các yếu tố khác ngoài số lượng tiền

Câu 17: Khi cắt giảm cung tiền 1/3, điều gì được dự đoán bởi lý thuyết số lượng tiền tệ:
a) Sản lượng thực giảm 1/3 trong ngắn hạn, mức giá giảm 1/3 trong dài hạn
b) Sản lượng thực giảm 1/3
c) Sản lượng thực giảm 1/6, mức giá giảm 1/6
d) Mức giá giảm 1/3

Câu 18: Lý thuyết số lượng tiền tệ và lạm phát chỉ ra rằng nếu tổng sản lượng tăng 3%/năm, cung tiền tăng 5% thì tỷ lệ lạm phát bằng:
a) 2%
b) 8%
c) -2%
d) 1,6%

Câu 19: Nếu cung tiền là 500 USD, thu nhập danh nghĩa là 3.000 USD thì vòng quay tiền là:
a) 1/60
b) 1/6
c) 6
d) 60

Câu 20: Số lần trung bình mà $1 được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ trong 1 khoảng thời gian cho trước là:
a) GDP
b) Số nhân chi tiêu
c) Số nhân tiền
d) Vòng quay tiền

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)