150 câu trắc nghiệm Logic học – Phần 2

Năm thi: 2023
Môn học: Logic học
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Xuân Thành
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Logic học
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Xuân Thành
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

150 câu trắc nghiệm Logic học – Phần 2 là một bộ đề thi trắc nghiệm thuộc môn  Logic học dành cho sinh viên. Đề thi này được tổng hợp từ các câu hỏi về logic cơ bản, phục vụ việc ôn tập và kiểm tra kiến thức của sinh viên. Logic học là một môn học quan trọng trong nhiều ngành như Khoa học máy tính, Toán học, và Triết học, nhằm rèn luyện khả năng tư duy, lập luận và phân tích vấn đề một cách logic. Bộ đề này có thể được sử dụng trong các kỳ thi tại nhiều trường đại học, như trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Bộ câu hỏi do giảng viên PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, một chuyên gia về Logic học tại trường, biên soạn cho sinh viên. Đề thi phù hợp với sinh viên từ năm thứ hai trở lên, đặc biệt dành cho các sinh viên theo học ngành Khoa học Máy tính và Triết học. Kiến thức cần nắm vững để giải đề bao gồm các khái niệm cơ bản về suy luận logic, phép toán logic, và các quy tắc lập luận trong Logic học. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ 150 câu trắc nghiệm Logic học – Phần 2 (có đáp án)

Câu 1: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Logic học nghiên cứu các quy luật của thế giới khách quan
B. Logic học giúp phát triển khả năng tư duy
C. Logic học giúp tránh ngụy biện
D. Logic học nghiên cứu tư duy

Câu 2: Quy luật cơ bản nào của tư duy đòi hỏi trong quá trình tư duy không được đánh tráo khái niệm?
A. Quy luật triệt tam
B. Quy luật lý do đầy đủ
C. Quy luật đồng nhất
D. Quy luật không mâu thuẫn

Câu 3: Cho đoạn văn: “Ngày nào tôi cũng ăn 03 bữa cơm nhưng có những ngày tôi ngủ từ sáng cho đến tối mà không hề thức dậy”. Đoạn văn trên đây có vi phạm quy luật cơ bản nào của tư duy không? Nếu có thì vi phạm quy luật nào?
A. Không vi phạm quy luật cơ bản nào của tư duy
B. Vi phạm quy luật đồng nhất
C. Vi phạm quy luật triệt tam
D. Vi phạm quy luật không mâu thuẫn.

Câu 4: Nếu có thao tác với khái niệm thì khi một diễn giả chuyển từ việc nêu một ví dụ về một vấn đề sang nói khái quát hơn về vấn đề đó là khi ông ta:
A. Mở rộng khái niệm
B. Thu hẹp khái niệm
C. Phân chia khái niệm
D. Phân loại khái niệm

Câu 5: Nếu có thao tác với khái niệm thì khi một diễn giả chuyển từ việc khái quát về một vấn đề nào đó sang việc phân tích ví dụ cụ thể của vấn đề đó là khi ông ta:
A. Mở rộng khái niệm
B. Thu hẹp khái niệm
C. Phân chia khái niệm
D. Phân loại khái niệm

Câu 6: Nội hàm và ngoại diên của cùng một khái niệm giống với mối quan hệ nào sau đây nhất?
A. Quan hệ giữa cái ly và rượu đựng trong ly đó
B. Quan hệ giữa cán bộ cấp trên và cán bộ cấp dưới
C. Quan hệ giữa chiều rộng và chiều dài của một hình chữ nhật có diện tích xác định
D. Quan hệ giữa hai anh em ruột

Câu 7: Nội hàm và ngoại diên của khái niệm ràng buộc với nhau, cụ thể là:
A. Nội hàm càng phong phú thì ngoại diên càng hẹp
B. Nội hàm càng nghèo nàn thì ngoại diên càng hẹp
C. Nội hàm đúng thì ngoại diên sai
D. Nội hàm sai thì ngoại diên đúng

Câu 8: Ngoại diên của khái niệm là:
A. Tập hợp tất cả các dấu hiệu cơ bản của đối tượng được phản ánh trong khái niệm
B. Tập hợp tất cả các đối tượng có các dấu hiệu nêu trong nội hàm của khái niệm
C. Tập hợp những đối tượng được khái niệm đề cập
D. Tập hợp tất cả các dấu hiệu của đối tượng được phản ánh trong khái niệm

Câu 9: Khái niệm “Sinh viên giỏi” và “Sinh viên kém” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Giao nhau
B. Đối lập
C. Mâu thuẫn
D. Bao hàm

Câu 10: Khái niệm “Dũng cảm” và khái niệm “Không dũng cảm” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Mâu thuẫn
B. Đối lập
C. Ngang hàng
D. Bao hàm

Câu 11: Định nghĩa “Con lươn là con vật sống dưới nước, dưới bùn” là định nghĩa:
A. Hoàn toàn đúng đắn
B. Quá rộng
C. Quá hẹp
D. Không rõ ràng

Câu 12: Định nghĩa “Cán bộ thanh liêm là cán bộ tốt” là định nghĩa:
A. Hoàn toàn đúng đắn
B. Quá rộng
C. Quá hẹp
D. Không rõ ràng

Câu 13: Định nghĩa “Bảo hiểm nhân thọ là một hợp đồng giữ bạn nghèo suốt đời để bạn có thể chết trong giàu có” là định nghĩa:
A. Hoàn toàn đúng đắn
B. Quá rộng
C. Quá hẹp
D. Không rõ ràng

Câu 14: Có người phân chia khái niệm “Cá” thành: Cá nước mặn, Cá nước ngọt, Cá nước lợ, Cá da trơn. Phân chia như vậy:
A. Hoàn toàn đúng đắn
B. Phân chia không nhất quán
C. Phân chia thiếu
D. Phân chia không đều

Câu 15: Căn cứ vào độ tuổi có thể chia khái niệm “sinh viên” thành “sinh viên trên 20 tuổi” và “sinh viên dưới 20 tuổi”. Cách phân loại trên đúng hay sai? Vì sao?
A. Đúng, vì đã đảm bảo tất cả các quy tắc phân chia khái niệm
B. Sai, vì phân chia không liên tục
C. Sai, vì phân chia không nhất quán
D. Sai, vì phân chia không đầy đủ, bỏ sót đối tượng

Câu 16: Quan hệ giữa một câu với phán đoán được biểu đạt nhờ câu đó giống với mối quan hệ nào sau đây nhất?
A. Quan hệ giữa cái ly và rượu đựng trong ly đó
B. Quan hệ giữa cán bộ cấp trên và cán bộ cấp dưới
C. Quan hệ giữa chiều rộng và chiều dài của một hình chữ nhật có diện tích xác định
D. Quan hệ giữa hai anh em ruột

Câu 17: Cho hai câu: “Hằng là người thông minh” và “Hằng thông minh”. Các phán đoán được biểu đạt nhờ hai câu đó ta ký hiệu là p và q. Khi đó p và q có quan hệ với nhau như thế nào?
A. p chính là q
B. p và q là hai phán đoán tương đương với nhau
C. p và q không tương đương với nhau
D. p là hệ quả của q.

Câu 18: Cho hai phán đoán: “Một số sinh viên nghiên cứu khoa học tốt” và “Một số sinh viên là sinh viên tốt”. Quan hệ giữa hai phán đoán đã cho là:
A. Tương đương nhau
B. Phụ thuộc nhau
C. Tương phản trên với nhau
D. Không có QH

Câu 19: Cho hai phán đoán: “Một số sinh viên nghiên cứu khoa học tốt” và “Một số sinh viên không nghiên cứu khoa học tốt”. Quan hệ giữa hai phán đoán đã cho là:
A. Mâu thuẫn với nhau
B. Phụ thuộc nhau
C. Tương phản trên với nhau
D. Tương phản dưới với nhau

Câu 20: Cho phán đoán: “Có sinh viên là nhà báo”. Nếu phán đoán đã cho đúng thì phán đoán nào sau đây chắc chắn sai?
A. Mọi sinh viên đều là nhà báo
B. Mọi sinh viên đều không phải là nhà báo
C. Có nhà báo không phải là sinh viên
D. Một số sinh viên là nhà báo, một số sinh viên khác không phải là nhà báo

Câu 21: Phán đoán “Ông ấy không phải là người không biết tính toán thiệt hơn” là phán đoán thuộc tính đơn, dạng:
A. E
B. I
C. A
D. O

Câu 22: Phán đoán “Đa số người dân Ả Rập không chấp nhận Nhà nước Hồi Giáo (tự xưng)” là phán đoán thuộc tính đơn, dạng:
A. I
B. A
C. E
D. Không phải dạng nào trên đây

Câu 23: Cho phán đoán thuộc tính đơn: “Nhiều người ủng hộ khủng bố”. Hãy xác định tính chu diên của chủ từ S và thuộc từ P trong phán đoán đã cho!
A. S- ; P-
B. S+ ; P-
C. S- ; P+
D. S+ ; P+

Câu 24: Cho phán đoán thuộc tính đơn: “Mọi người đều ghét khủng bố”. Hãy xác định chủ từ S, thuộc từ P, hệ từ (còn gọi là liên từ), lượng từ của phán đoán đã cho!
A. S = người; P = ghét khủng bố; hệ từ = là; lượng từ = với mọi
B. S = người; P = khủng bố; hệ từ = ghét; lượng từ = với mọi
C. S = người; P = đều ghét khủng bố; hệ từ = là; lượng từ = với mọi
D. S = người; P = ghét khủng bố; không có hệ từ; lượng từ = với mọi

Câu 25: Cho phán đoán thuộc tính đơn: “Cá heo không phải là cá”. Hãy xác định chủ từ S, thuộc từ P, hệ từ (còn gọi là liên từ), lượng từ của phán đoán đã cho!
A. S = cá heo; P = cá; hệ từ = không là; lượng từ = với mọi
B. S = cá heo; P = không phải là cá; hệ từ = không là; lượng từ = với mọi
C. S = cá heo; P = cá; hệ từ = không là; lượng từ = tồn tại (một số)
D. Không xác định được, vì phán đoán sai

Câu 26: Hãy cho biết tính chu diên của chủ từ S và thuộc từ P trong phán đoán dạng A (không phải dạng đặc biệt):
A. S+, P-
B. S+, P+
C. S-, P+
D. S-, P-

Câu 27: Hãy cho biết tính chu diên của chủ từ S và thuộc từ P trong phán đoán dạng O (không phải dạng đặc biệt):
A. S-, P+
B. S+, P+
C. S-, P-
D. S+, P

Câu 28: Nếu P = “không biết bay” thì tính chu diên của chủ từ S và thuộc từ P trong phán đoán “Mọi loài chim nước đều không biết bay” là:
A. S+, P-
B. S+, P+
C. S-, P+
D. S-, P-

Câu 29: Tính chu diên của chủ từ S và thuộc từ P trong phán đoán “Thuyền trưởng là người rời tàu sau cùng khi tàu chìm”:
A. S+, P-
B. S+, P+
C. S-, P+
D. S-, P-

Câu 30: Công thức nào sau đây biểu diễn tốt nhất phán đoán “Lúa gặt rồi, còn lại rơm thơm”?
A. p q
B. p q
C. p & q
D. p q

Câu 31: Trong cùng một hình vuông logic, nếu phán đoán dạng I đúng thì:
A. Phán đoán dạng E sai
B. Phán đoán dạng O và dạng E đều sai
C. Phán đoán dạng A đúng và phán đoán dạng E sai
D. Phán đoán dạng O đúng, phán đoán dạng E sai

Câu 32: Trong cùng một hình vuông logic, nếu phán đoán dạng I sai thì:
A. Phán đoán dạng E và dạng O đều đúng
B. Phán đoán dạng A và dạng O đều đúng
C. Phán đoán dạng O và dạng E đều sai
D. Phán đoán dạng E sai và dạng O đúng

Câu 33: Trong cùng một hình vuông logic, nếu phán đoán dạng O sai thì:
A. Phán đoán dạng A và dạng I đều đúng
B. Phán đoán dạng E và dạng I đều sai
C. Phán đoán dạng A và dạng I đều sai
D. Phán đoán dạng I sai, phán đoán dạng E sai

Câu 34: Nếu quy ước, anh ấy có tài là a, anh ấy có đức là b thì phán đoán “anh ấy không chỉ có tài mà còn có đức” được viết như sau:
A. a & b
B. a b
C. a & b
D. a b

Câu 35: Nếu quy ước, anh ấy có tài là a, anh ấy có đức là b thì phán đoán “Trong hai phẩm chất tài và đức, anh ấy có nhiều nhất một phẩm chất” được viết như sau:
A. (a & b)
B. a & b
C. a & b
D. a b

Câu 36: Thao tác nào giúp rút ra kết luận “Không phải mọi cán bộ đều tham nhũng” từ tiền đề “Một số cán bộ không tham nhũng”?
A. Đổi chất phán đoán
B. Đảo ngược phán đoán
C. Suy theo hình vuông logic
D. Đặt đối lập vị từ

Câu 37: Thao tác nào giúp rút ra kết luận “Một số cán bộ không tham nhũng” từ tiền đề “Một số người thanh liêm là cán bộ”?
A. Đổi chất phán đoán
B. Đảo ngược phán đoán
C. Đặt đối lập vị từ
D. Suy theo hình vuông logic

Câu 38: Khái niệm “Người học tại Đại học Tôn Đức Thắng” và “Sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng” có quan hệ như thế nào?
A. Giao nhau
B. Đồng nhất
C. Bao hàm
D. Đối lập

Câu 39: Các khái niệm có quan hệ trùng lặp với nhau là các khái niệm trùng nhau toàn bộ hoặc một phần …
A. Nội hàm
B. Nội dung
C. Ngoại diên
D. Nghĩa

Câu 40: Định nghĩa khái niệm là gì?
A. Là thao tác logic nhằm xác định ngoại diên của khái niệm
B. Là thao tác logic nhằm xác định nội hàm của khái niệm
C. Là thao tác logic nhằm xác định đối tượng khái niệm đề cập
D. Là thao tác logic nhằm xác định loại của khái niệm

Câu 41: Căn cứ vào ngoại diên, khái niệm “thần thánh” là khái niệm loại nào?
A. Khái niệm cụ thể
B. Khái niệm chung
C. Khái niệm đơn nhất
D. Khái niệm rỗng

Câu 42: Căn cứ vào độ tuổi có thể chia khái niệm “sinh viên” thành “sinh viên trên 20 tuổi” và “sinh viên dưới 20 tuổi”. Cách phân loại trên đúng hay sai? Vì sao?
A. Sai, vì phân chia không nhất quán
B. Đúng, vì đã đảm bảo tất cả các quy tắc phân chia khái niệm
C. Sai, vì phân chia không đầy đủ, bỏ sót đối tượng
D. Sai, vì phân chia không liên tục

Câu 43: Logic hình thức không quan tâm đến nội dung của tư tưởng là vì:
A. Nội dung tư tưởng đã có triết học nghiên cứu rồi
B. Logic hình thức do người Phương Tây sáng tạo ra, mà người Phương Tây thì thích hình thức
C. Khi logic hình thức ra đời khoa học còn lạc hậu nên không thể nghiên cứu nội dung tư tưởng
D. Như thế nghiên cứu hình thức và quy luật tư duy tốt hơn

Câu 44: Xét xem kiểu tam đoạn luận đơn EAO đúng hay sai, biết rằng trung từ làm thuộc từ trong cả hai tiền đề.
A. Đúng, vì tuân theo tất cả các quy tắc của tam đoạn luận đơn
B. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề
C. Sai, vì tiểu từ chu diên trong tiền đề mà không chu diên trong kết luận
D. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề và đại từ chu diên trong tiền đề mà không chu diên trong kết luận

Câu 45: Phán đoán nào sau đây là tiền đề bị lược bỏ của tam đoạn luận giản lược có tiền đề còn lại là M o P và kết luận là S i P:
A. Mi S
B. Sa M
C. M a S
D. Không thể xác định được, vì tam đoạn luận sai.

Câu 46: Kiểu EIO đúng hay sai, vì sao? Biết rằng, tam đoạn luận đơn này có trung từ là chủ từ trong tiểu tiền đề và là vị từ trong đại tiền đề?
A. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.
B. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
C. Đúng, vì tuân theo tất cả các quy tắc tam đoạn luận đơn.
D. Sai, vì tiểu từ không chu diên trong tiền đề, nhưng chu diên trong kết luận.

Câu 47: Kiểu AOI đúng hay sai tại sao; Biết rằng tam đoạn luận đơn này có trung từ là chủ từ trong tiểu tiền đề và là vị từ trong đại tiền đề?
A. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
B. Đúng, vì tuân theo tất cả các quy tắc tam đoạn luận.
C. Sai, vì tiểu từ chu diên trong tiền đề, nhưng không chu diên trong kết luận.
D. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.

Câu 48: “Chào mào thích ăn hạt kê; bởi vì chào mào là một loài chim; mà mọi loài chim đều thích ăn hạt kê”. Tam đoạn luận này đúng hay sai, tại sao?
A. Đúng, vì các tiền đề và kết luận đều đúng.
B. Đúng, vì tuân thủ tất cả các quy tắc của tam đoạn luận đơn.
C. Sai, vì không phải loài chim nào cũng thích ăn hạt kê.
D. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán khẳng định.

Câu 49: “Đa số hạt cơ bản được tạo thành từ ba hạt quark; Proton là hạt cơ bản; Vậy, Proton được tạo thành từ ba hạt quark”. Tam đoạn luận đơn này đúng hay sai, tại sao?
A. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
B. Đúng, vì tuân thủ tất cả các quy tắc của tam đoạn luận đơn.
C. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.
D. Sai, vì đại từ không chu diên trong tiền đề nhưng chu diên trong kết luận.

Câu 50: Kiểu tam đoạn luận đơn AAI, thuộc hình 2 đúng hay sai, vì sao?
A. Sai, tiểu từ và đại từ chu diên trong tiền đề mà không chu diên trong kết luận.
B. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
C. Sai, hai tiền đề là toàn thể mà kết luận lại là phán đoán bộ phận.
D. Đúng, vì thoả mãn tất cả các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)