Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng Tổng Hợp

Năm thi: 2023
Môn học: Vi Ký Sinh
Trường: Tổng Hợp
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: Sinh Viên Ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Vi Ký Sinh
Trường: Tổng Hợp
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: Sinh Viên Ngành Y

Mục Lục

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng là bộ đề Trắc Nghiệm Vi sinh Vật được tổng hợp và cập nhật từ các trường Đại học Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y Dược Cần Thơ,… ở Việt Nam. Bộ đề trên sẽ hỗ trợ sinh viên ngành Y chuẩn bị ôn tập và luyện tập các kiến thức về vi sinh vật cho kỳ thi cuối kỳ sắp tới.

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng Tổng Hợp 2023

Câu 1: Người mang KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý gọi là:
A. Vật chủ bị bệnh mãn tính.
B. Vật chủ có miễn dịch bảo vệ.
C. Vật chủ tình cờ.
D. Vật chủ phụ.
E. Vật chủ mang KST lành.

Câu 2: Ăn rau sống không sạch, người có thể nhiễm các loại KST sau trừ:
A. Giun đũa.
B. Lỵ amip
C. Trùng roi đường sinh dục
D. Trùng lông
E. Giun tóc

Câu 3: Bạch cầu ái toan thường không tăng khi người nhiễm loại KST:
A. Giardia intestinalis.
B. Ascaris lumbricoides.
C. Ancylostoma duodenale.

Câu 4: Trong chu kỳ của sán dây lợn, người có thể là:
A. Vật chủ chính.
B. Vật chủ tình cờ
C. Vật chủ phụ
D. Câu A và C đều đúng.
E. Câu A và B đúng.

Câu 5: Sinh vật nào sau đây không phải là KST:
A. Muỗi cái.
B. Ruồi nhà
C. Ve
D. Con ghẻ
E. Bọ chét

Câu 6: Bệnh KST phổ biến nhất ở Việt Nam:
A. Giun kim.
B. Sốt rét
C. Giun móc
D. Giun đũa
E. Amip

Câu 7: Tác hại hay gặp nhất để KST gây ra:
A. Thiếu máu
B. Đau bụng
C. Mất sinh chất
D. Biến chứng nội khoa

Câu 8: Ảnh hưởng qua lại giữa KST và vật chủ trong quá trình ký sinh dẫn đến các kết quả sau trừ:
A. KST bị tiêu diệt
B. Vật chủ chết
C. Bệnh KST có tính chất cơ hội
D. Cùng tồn tại với vật chủ
E. Câu A và B đúng

Câu 9: Bệnh KST có các đặc điểm sau ngoại trừ:
A. Bệnh KST phổ biến theo vùng
B. Có thời hạn
C. Bệnh khởi phát rầm rộ
D. Lâu dài
E. Vận chuyển mầm bệnh

Câu 10: Người mang KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý được gọi là:
A. Ký chủ vĩnh viễn
B. Ký chủ chính
C. Ký chủ trung gian
D. Ký chủ tạm thời
E. Người lành mang mầm bệnh

Câu 11: Ký sinh trùng là:
A. Một sinh vật sống
B. Trong quá trình sống nhờ vào các sinh vật khác đang sống
C. Quá trình sống sử dụng các chất dinh dưỡng của sinh vật khác để phát triển và duy trì sự sống

Câu 12: Vật chủ chính là:
A. Vật chủ chứa KST ở dạng trưởng thành.
B. Vật chủ chứa KST thực hiện sinh sản bằng hình thức hữu tính.
C. Vật chủ chứa KST thực hiện sinh sản bằng hình thức vô tính.
D. Câu A và B đúng.
E. Câu A và C đúng.

Câu 13: Người là vật chủ chính của các loại KST sau ngoại trừ:
A. Giun đũa.
B. Giun móc
C. KST sốt rét.
D. Giun kim
E. Giun chỉ

Câu 14: Đặc điểm của ký sinh trùng truyền bệnh:
A. Chỉ tải, chứa mầm bệnh
B. Sống liên tục trên ký chủ và trực tiếp gây bệnh
C. Sống liên tục trên ký chủ và vận chuyển mầm bệnh
D. Chỉ lấy thức ăn từ ký chủ và vận chuyển mầm bệnh

Câu 15: Ký sinh trùng sống ký sinh ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, tức là:
A. Đặc hiệu hẹp về nơi ký sinh
B. Đặc hiệu rộng về nơi ký sinh
C. Đặc hiệu hẹp về ký chủ
D. Đặc hiệu rộng về ký chủ

Câu 16: Ký sinh trùng sống ký sinh ở nhiều loại ký chủ, tức là:
A. Đặc hiệu hẹp về nơi ký sinh
B. Đặc hiệu rộng về nơi ký sinh
C. Đặc hiệu hẹp về ký chủ
D. Đặc hiệu rộng về ký chủ

Câu 17: Đặc điểm sinh sản của ký sinh trùng:
A. Rất sớm, rất nhanh, rất nhiều
B. Sinh sản vô tính
C. Rất sớm, rất nhanh nhưng với số lượng ít
D. Sinh sản hữu tính

Câu 18: Vật chủ chính mang ký sinh trùng ở giai đoạn:
A. Ấu trùng trưởng thành
B. Trưởng thành
C. Ấu trùng non
D. Trứng

Câu 19: Bệnh ký sinh trùng nói chung gây tăng loại tế bào máu nào:
A. Bạch cầu đa nhân trung tính
B. Lympho bào
C. Bạch cầu đa nhân kiềm tính
D. Bạch cầu đa nhân toan tính

Câu 20: Mối quan hệ giữa mối ăn gỗ và trùng roi có trong ruột mối:
A. Ký sinh
B. Hoại sinh
C. Cộng sinh
D. Hội sinh

Câu 21: Ký sinh trùng tạm thời:
A. Suốt đời sống trên hoặc trong ký chủ
B. Suốt đời sống trên ký chủ
C. Chỉ bám vào vật chủ khi cần thức ăn
D. Suốt đời sống trong ký chủ

Câu 22: Tại sao giun đực thường có đuôi cong:
A. Bảo vệ gai giao hợp không bị gãy
B. Che dấu lỗ sinh dục
C. Che dấu bộ phận tấn công
D. Không lý giải được

Câu 23: “Cái ghẻ ký sinh đào hang dưới da của ký chủ”, cái ghẻ là:
A. Nội ký sinh trùng
B. Ký sinh trùng truyền bệnh
C. Ngoại ký sinh trùng
D. Trung gian truyền bệnh

Câu 24: Phương pháp Graham: Cần lấy mẫu vào lúc … (x) … bằng cách dán băng keo trong lên hậu môn người bệnh để lấy … (y) …
A. (x) Tối, khi đi ngủ, (y) con trưởng thành
B. (x) Tối, khi đi ngủ, (y) trứng giun
C. (x) Sáng, trước khi đi vệ sinh cá nhân, (y) trứng giun
D. (x) Sáng, trước khi đi vệ sinh cá nhân, (y) con trưởng thành

Câu 25: Thể lây nhiễm của Entamoeba histolytica là:
A. Hậu bào nang
B. Tiền bào nang
C. Bào nang 4 nhân
D. Bào nang 1 nhân

Câu 26: Vai trò của không bào co rút ở đơn bào:
A. Điều hòa áp suất thẩm thấu và bài tiết
B. Sinh sản
C. Tiêu hóa thức ăn
D. Hô hấp

Câu 27: Hình thức sinh sản của đơn bào Entamoeba histolytica:
A. Hữu tính
B. Nhân đôi
C. Qua giai đoạn bào nang
D. B và C đúng

Câu 28: Thuốc điều trị amibe trong ruột:
A. Không tan nhưng phải thẩm thấu qua thành ruột
B. Phải tan và thẩm thấu qua thành ruột
C. Phải tan nhưng không thẩm thấu qua thành ruột
D. Không tan, không thẩm thấu

Câu 29: Đặc điểm phân của người mắc lỵ amibe:
A. Có mùi tanh chua đặc trưng
B. Bình thường
C. Đục như nước vo gạo
D. Có máu và nhầy

Câu 30: Entamoeba histolytica có thể gây các dạng bệnh nào sau đây:
A. Viêm ruột mãn tính
B. Viêm âm đạo, viêm niệu đạo
C. Áp xe gan
D. A, C đúng

Câu 31: Xét nghiệm sử dụng khi nghi ngờ bệnh nhân bị amibe ngoài ruột:
A. Xét nghiệm trực tiếp phân nhờn trong phân
B. Thử nghiệm huyết thanh
C. Xét nghiệm trực tiếp phân phân không chứa nhờn và máu
D. Xét nghiệm trực tiếp máu

Câu 32: Xét nghiệm sử dụng khi nghi ngờ bệnh nhân bị amibe:
A. Xét nghiệm gián tiếp
B. Xét nghiệm trực tiếp phân nhờn trong phân
C. Xét nghiệm trực tiếp phân máu trong phân
D. Xét nghiệm trực tiếp phân phân không chứa nhờn và máu

Câu 33: Ý nào sau đây sai:
A. Thể hoạt động Trichomonas vaginalis có 1 nhân
B. Thể hoạt động Giardia lamblia có 2 nhân
C. Bào nang Entamoeba histolytica có 1 – 8 nhân
D. Bào nang Giardia lamblia có 2 nhân

Câu 34: Nhân thể giữa nhân, tế bào chất mịn đôi khi thấy được hồng cầu là hình ảnh đặc sắc của:
A. E. coli
B. E. histolytica
C. E. harmani
D. E. dispar

Câu 35: Entamoeba histolytica là đơn bào có khả năng:
A. Làm mắc bệnh lý hàng loạt, thành dịch
B. Làm mắc bệnh lý lẻ tẻ, không thành dịch
C. Bệnh lý chỉ xuất hiện ở từng vùng
D. Gây bệnh lý phổ biến ở trẻ em

Câu 36: Tác hại của Entamoeba histolytica:
A. Chỉ sống ở vết loét ruột già và không xâm nhập mô
B. Sống ở vết loét ruột non và xâm nhập mô
C. Chỉ sống ở vết loét ruột non và không xâm nhập mô
D. Sống ở vết loét ruột già và xâm nhập mô

Câu 37: Các triệu chứng điển hình của bệnh amibe ở ruột:
A. Tiêu chảy, đau thắt bụng, cảm giác buốt mót hậu môn
B. Sốt, tiêu chảy, đau thắt bụng
C. Táo bón, đau thắt bụng, cảm giác buốt mót hậu môn
D. Sốt, táo bón, đau thắt bụng

Câu 38: Loại amip nào gây bệnh ở người?
A. Entamoeba histolytica minuta
B. Entamoeba hartmanni
C. Entamoeba histolytica
D. Entamoeba coli

Câu 39: Người có chứa bào nang Entamoeba histolytica là người:
A. Sẽ mắc bệnh khi ký sinh trùng gặp điều kiện thuận lợi
B. Không bị mắc bệnh
C. Sẽ mắc bệnh khi số lượng bào nang có rất nhiều
D. Đang bị mắc bệnh

Câu 40: Người ta bị mắc bệnh do Entamoeba histolytica vì nuốt phải:
A. Thể hoạt động và bào nang
B. Thể hoạt động
C. Thể hoạt động phối hợp với vi trùng
D. Thể bào nang

Câu 41: Cơn lỵ điển hình là:
A. Đau bụng, tiêu chảy đầy đụa
B. Không đau bụng, phân có nhầy và máu
C. Đau bụng, tiêu nhiều lần trong ngày, phân có nhầy và máu
D. Đau bụng, tiêu nhiều lần trong ngày, phân không có nhầy và máu

Câu 42: Cấy phân tìm Entamoeba histolytica:
A. Rất cần thiết để tăng số lượng amip
B. Khi có nhu cầu nghiên cứu khoa học
C. Không cần thiết vì quan sát trực tiếp phân là đủ
D. B và C đúng

Câu 43: Khi tiếp xúc trực tiếp bằng đường miệng (hôn nhau) người ta có thể nhiễm:
A. Entamoeba gingivalis
B. Entamoeba coli
C. Trichomonas tenax
D. A, C đúng

Câu 44: Chẩn đoán chính xác nhất bệnh áp xe gan, áp xe phổi do amip là:
A. Dựa vào công thức bạch cầu
B. Xét nghiệm phân tìm amip
C. Tìm kháng thể kháng amip trong huyết thanh
D. X quang

Câu 45: Vai trò của không bào, ngoại trừ:
A. Tiêu hóa
B. Hô hấp
C. Điều hòa áp suất
D. Bài tiết

Câu 46: Thể hoạt động của Entamoeba histolytica:
A. Có nhân thể ở giữa nhân, không có chân giả
B. Sống được ở nhiệt độ ngoài trời
C. Có thể lây từ người này sang người khác
D. Là thể gây nhiễm

Câu 47: Thể hoạt động của Entamoeba histolytica:
A. Gây tổn thương ruột non và không xâm nhập
B. Sống ở dạ dày
C. Sống hội sinh trong ruột già
D. Gây vết loét ở ruột già

Câu 48: Entamoeba coli là một đơn bào:
A. Gây tiêu chảy xen kẽ với táo bón
B. Gây bệnh kiết lỵ
C. Không gây bệnh sống hội sinh trong ruột già
D. Viêm đại tràng mãn tính

Câu 49: Loại Entamoeba ký sinh ở miệng:
A. E. gingivalis
B. E. histolytica
C. E. dispar
D. E. coli

Câu 50: Amibe là tên gọi chung của:
A. Lớp trùng chân giả
B. Entamoeba histolytica
C. Entamoeba histolytica và Entamoeba coli
D. Nguyên sinh động vật

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)