Trắc nghiệm Nhi khoa – Đề 9

Mục Lục

Trắc nghiệm Nhi khoa – Đề 9 là một trong những bài kiểm tra ôn tập dành cho sinh viên chuyên ngành Nhi khoa tại các trường đại học y dược, như Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi này giúp sinh viên củng cố và kiểm tra lại kiến thức chuyên môn liên quan đến các bệnh lý và điều trị dành cho trẻ em, từ sơ sinh đến tuổi thiếu niên.

Được biên soạn bởi những giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa, như PGS.TS. Lê Thị Ngọc Dung từ Đại học Y Dược TP.HCM, đề thi này bao gồm các câu hỏi về sinh lý, bệnh lý và phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ, đòi hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức chuyên sâu để có thể giải quyết. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và tham gia làm kiểm tra ngay dưới đây nhé!

Bài kiểm tra trắc nghiệm Nhi khoa online – Đề 9

Câu 1: Biến chứng ngoài phổi nào hay gặp nhất trong viêm phổi tụ cầu?
A. Ổ abces di căn ở mô mềm
B. Viêm xương tủy xương
C. Nhiễm trùng huyết
D. Viêm màng ngoài tim

Câu 2: Yếu tố nào ảnh hưởng đến tiên lượng viêm phổi tụ cầu, ngoại trừ:
A. Suy miễn dịch
B. BC> 20000
C. Có kèm các biến chứng khác
D. Mức độ đầy đủ của điều trị

Câu 3: Đối với tụ cầu nhạy cảm Methicilline, cách lựa chọn kháng sinh nào không thích hợp?
A. Methicilline + Gentamycine
B. Cephalexine + Gentamycine
C. Cefalotine + Nebcine
D. Fosfomycine + Methicilline

Câu 4: Điều kiện nào không phải là tiêu chuẩn để cắt kháng sinh trong điều trị viêm phổi tụ cầu?
A. X quang phổi trở về bình thường
B. Đủ liệu trình tối thiểu
C. Hết sốt liên tục 5 ngày
D. Công thức máu trở về bình thường

Câu 5: Thời gian lưu ống dẫn lưu màng phổi trong TMMP do tụ cầu là bao lâu?
A. 3- 5 ngày
B. < 5 ngày
C. < 7 ngày
D. 7- 10 ngày

Câu 6: Vị trí để dẫn lưu khí trong TKMP do tụ cầu:
A. Gian sườn 5- 6 trên đường trung đòn
B. Gian sườn 2- 3 trên đường nách giữa
C. Gian sườn 7- 8 trên đường nách sau
D. Gian sườn 2- 3 trên đường trung đòn

Câu 7: Đối với tụ cầu kháng Methicilline, cách lựa chọn kháng sinh nào không thích hợp:
A. Fosfomycine + Nebcine
B. Fosfomycine + Cefotaxime
C. Vancomycine + Nebcine
D. Oxacilline + Tobramycine

Câu 8: Liệu trình kháng sinh nào thích hợp trong điều trị viêm phổi tụ cầu?
A. 7 ngày
B. 1- 2 tuần
C. 2- 3 tuần
D. 4 – 6 tuần

Câu 9: Kháng sinh nào không nên dùng quá 2 tuần trong điều trị viêm phổi tụ cầu?
A. Vancomycine
B. Gentamycine
C. Claforan
D. Methicilline

Câu 10: Các type vi khuẩn phế cầu hay gây bệnh ở trẻ em là:
A. 1,4,6,14,18,19
B. 3,4,6,14,15,19
C. 1,2,6,14,18,19
D. 1,4,6,15,18,19

Câu 11: Hội chứng đặc phổi điển hình thường gặp trong viêm phổi do phế cầu ở trẻ bú mẹ?
A. Đúng
B. Sai

Câu 12: Viêm phổi do phế cầu ở trẻ lớn thường có biểu hiện lâm sàng như sau, ngoại trừ?
A. Hội chứng tràn dịch màng phổi
B. Hội chứng tràn khí màng phổi
C. Hội chứng đặc phổi
D. Hội chứng nhiễm trùng rõ

Câu 13: Viêm phổi do phế cầu ở trẻ lớn thường nhầm với các bệnh lý nào sau đây?
A. Viêm đường mật
B. Viêm ruột thừa
C. Viêm màng não
D. B và C

Câu 14: Lâm sàng viêm phổi do HI có những biểu hiện nào sau đây?
A. Bệnh cảnh rầm rộ, sốt cao, hội chứng đặc phổi điển hình
B. Bệnh cảnh thầm lặng, sốt vừa phải, hội chứng đặc phổi không điển hình
C. Ho khan, khó thở, ran ẩm nhỏ hạt
D. B và C

Câu 15: Kháng sinh nào sau đây không dùng trong viêm phổi do phế cầu?
A. Procain Penicilline
B. Erythromycine
C. Cefotaxime
D. Gentamycine

Câu 16: Hình ảnh X.quang nào sau đây có thể có trong viêm phổi do HI, ngoại trừ?
A. Mờ rải rác tập trung ở rốn phổi, cạnh tim
B. Mờ tương đối đồng đều một thùy phổi
C. Phổi tăng sáng, có mỏm cụt, tim bị đẩy lệch
D. Đường cong Damoiseau

Câu 17: Biến chứng ngoài phổi nào hay gặp nhất trong viêm phổi do HI?
A. Viêm màng ngoài tim
B. Viêm màng não mủ
C. Nhiễm trùng huyết
D. Viêm khớp mủ

Câu 18: Kháng sinh nào thường dùng trong viêm phổi do HI, ngoại trừ?
A. Chloramphenicol
B. Cefotaxime
C. Ceftriazone
D. Penicilline

Câu 19: 9/10 tràn dịch màng phổi là do tụ cầu?
A. Đúng
B. Sai

Câu 20: Đối với tụ cầu kháng Methicilline, cách lựa chọn kháng sinh nào sau đây là không thích hợp:
A. Vancomycine + Nebcine
B. Rifampicine+ Lincosanide
C. Cloxacilline + Tobramycine
D. Fosfomycine + Cefotaxime

Câu 21: Đối với tụ cầu nhạy cảm Methicilline, cách lựa chọn kháng sinh không thích hợp nào sau đây?
A. Methicilline + Gentamycine
B. Oxacilline + Gentamycine
C. Cephalexine + Gentamycine
D. Rifampicine+ Amikacine

Câu 22: Viêm phổi do phế cầu ở trẻ em thường gặp vào mùa hè thu?
A. Đúng
B. Sai

Câu 23: Viêm phổi do tụ cầu ở nước ta thường gặp ở mùa đông xuân?
A. Đúng
B. Sai

Câu 24: Ở trẻ lớn, giữ gìn vệ sinh thân thể và điều trị sớm và tích cực các ổ nhiễm trùng ngoài da là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm phổi do tụ cầu.
A. Đúng
B. Sai

Câu 25: Viêm phổi do H. influenzae thường hay gặp ở trẻ:
A. Dưới 1 tuổi
B. Trên 1 tuổi
C. Trên 4 tuổi
D. Trên 5 tuổi

Câu 26: Vi khuẩn nào sau đây đứng hàng đầu trong số các vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng- 5 tuổi?
A. Streptococcus pneumoniae
B. Staphylococcus aureus
C. Streptococcus pyogene
D. Hemophilus influenzae

Câu 27: Tử vong do NKHHCT gặp nhiều ở lứa tuổi nào?
A. < 2 tháng
B. 2-6 tháng
C. 6-12 tháng
D. 12-24 tháng

Câu 28: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố nguy cơ chính gây viêm phổi và tử vong của NKHHCT?
A. Trẻ < 2 tháng tuổi
B. Không được bú mẹ
C. Bị lạnh
D. Thiếu vitamine

Câu 29: Nguyên nhân nào phổ biến gây viêm phổi ở trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi?
A. Hemophilus influenzae
B. Streptococcus pneumoniae
C. Staphylococcus aureus
D. Chưa biết rõ

Câu 30: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thường gặp ở lứa tuổi 3- 5 tuổi.
A. Đúng
B. Sai

Câu 31: Vi khuẩn nào sau đây là phổ biến nhất gây viêm họng ở trẻ em?
A. Streptococcus pneumoniae
B. Brahamella catarrhalis
C. Streptococcus hemolyticus
D. Hemophilus influenzae

Câu 32: Nguyên nhân chủ yếu gây NKHHCT ở nước đã phát triển và nước đang phát triển là virus:
A. Đúng
B. Sai

Câu 33: Tỉ lệ tìm được vi khuẩn ở bệnh nhân bị viêm phổi chưa dùng kháng sinh trước đó là 45%:
A. Đúng
B. Sai

Câu 34: Gọi là sốt và hạ thân nhiệt khi nào ≥ 37o 5 C và <35o 5C (nhiệt độ nách).
A. Đúng
B. Sai

Câu 35: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu nguy cơ trong NKHHCT < 2 tháng:
A. Không uống được
B. Co giật
C. Bú kém
D. Thở rít khi nằm yên

Câu 36: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu nguy cơ trong NKHHCT từ 2 tháng – 5 tuổi:
A. Không uống được
B. Bú kém
C. Thở rít khi nằm yên
D. Ngủ li bì khó đánh thức

Câu 37: Điều kiện nào sau đây là lý tưởng nhất để đếm tần số thở?
A. Trẻ đang bú, không khóc
B. Trẻ nằm yên, người đếm có đồng hồ có kim giây
C. Trẻ nằm yên, có đồng hồ chuông để đếm
D. Trẻ nằm yên, có người thứ hai trợ giúp khi đếm

Câu 38: Thế nào là tiếng thở rít?
A. Tiếng thở rít là tiếng thô ráp nghe được ở thì hít vào do hẹp đường thở ở phổi
B. Tiếng thở rít là tiếng êm dịu nghe được ở thì thở ra do hẹp đường thở ở phổi
C. Tiếng thở rít là tiếng thở thô ráp ở thì hít vào khi hẹp thanh quản
D. Tiếng thở rít nghe được ở thì hít vào do hẹp thanh quản

Câu 39: Thế nào là tiếng sò sè?
A. Là tiếng êm dịu nghe được ở thì hít vào do hẹp các đường dẫn khí ở phổi
B. Là tiếng êm dịu nghe được ở thì thở
C. Là tiếng thở to, rõ nghe được ở thì thở ra do hẹp các đường dẫn khí ở phổi
D. Là tiếng nghe được khi thở ra do nhận ra có tiếng trước mặt mình

Câu 40: Yếu tố nào không phải là yếu tố nguy cơ bị viêm phổi ở trẻ em?
A. Bú mẹ không đủ 6 tháng
B. Sốt cao
C. Co giật
D. Không tiêm phòng đầy đủ

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)