Trắc nghiệm Vật lý đại cương – Đề 6

Năm thi: 2023
Môn học: Vật lý đại cương
Trường: Đại học Bách khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Định
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Vật lý đại cương
Trường: Đại học Bách khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Định
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Vật lý đại cương – Đề 6 là một trong những đề thi thuộc môn Vật lý đại cương được tổng hợp dành cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đề thi này được xây dựng bởi giảng viên PGS.TS. Nguyễn Văn Định – một trong những thầy giảng dạy lâu năm tại Khoa Vật lý. Đề trắc nghiệm Vật lý đại cương yêu cầu sinh viên nắm vững các kiến thức nền tảng về cơ học, điện học và quang học – những phần quan trọng trong chương trình học. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm nhất thuộc các ngành Kỹ thuật và Công nghệ. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay nhé!

Đề thi trắc nghiệm Vật lý đại cương online – Đề 6

Câu 1: Điện tích điểm Q < 0 ở tâm chung của hai đường tròn bán kính r và R (hình 4.6). Một hạt alpha (α) di chuyển trong điện trường của điện tích Q theo các quĩ đạo khác nhau. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về công A của lực điện trường?
A. Nếu α đi từ A theo vòng tròn lớn đến D rồi đến C thì công có giá trị dương.
B. Nếu α đi từ B theo vòng nhỏ lớn đến C thì công có giá trị âm.
C. Nếu α đi từ C đến D rồi theo vòng tròn lớn đến A thì công có giá trị dương.
D. Nếu α đi từ D theo vòng tròn lớn đến A rồi đến B thì công bằng không.

Câu 2: Ba điện tích +12.10-9 C, –6.10-9 C, +5.10-9 C đặt tại ba đỉnh tam giác đều cạnh a = 20 cm trong không khí. Công của lực điện khi đưa một electron từ trọng tâm tam giác ra rất xa là:
A. +1,37.10-16 J.
B. +3,18.10-14 J.
C. –1,37.10-16 J.
D. –1,25.105 eV

Câu 3: Ba điện tích điểm +5.10–9 C, –6.10–9 C, +12.10–9 C đặt tại ba đỉnh tam giác đều cạnh a = 20 cm trong không khí. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Tính công của lực điện trường khi đưa một electron từ rất xa đến trọng tâm tam giác.
A. A = +1,37.10 –16J.
B. A = +3,18.10 –14 J.
C. A = –1,37.10 –16 J.
D. A = –1,25.105 eV.

Câu 4: Điện tích điểm +Q ở tâm đường tròn như hình 4.7. So sánh công A1 và A2 của lực điện trường khi điện tích điểm q < 0 đi theo đường gấp khúc BAC và theo cung BC.
A. A1 > A2
B. A1 < A2.
C. A1 = A2
D. A1 = A2 = 0.

Câu 5: Có hai điện tích điểm q1 = +2.10–6 C; q2 = –10–6 C cách nhau 10 cm. Giữ cố định q1. Khi q2 di chuyển ra xa thêm 90 cm dọc theo đường thẳng nối chúng thì công của lực điện trường là bao nhiêu?
A. +0,162 J.
B. –0,162 J.
C. +0,324 J.
D. –1,62 J.

Câu 6: Công của lực điện trường đã hiện khi một electron di chuyển 1,0 cm dọc theo chiều (+) của một đường sức của điện trường đều E = 1,0 kV/m là:
A. –1,6.10–16 J.
B. +1,6.10–16 J.
C. –1,6.10–18 J
D. +1,6.10–18J

Câu 7: Xét tam giác vuông ABC (A = 900, BC = 5 cm, AC = 3 cm) trong điện trường đều E = 5kV/m, đường sức song song với AB, hướng từ A đến B. Phát biểu nào sau đây là đúng, khi nói về các hiệu điện thế?
A. UAB = +200 V.
B. UBC = UAB.
C. UBC = –250 V.
D. UAB = –200 V

Câu 8: Xét tam giác vuông ABC (A = 900, BC = 5 cm, AC = 3 cm) trong điện trường đều E = 5kV/m, đường sức song song với AB, hướng từ A đến B. Chọn gốc điện thế tại A. Phát biểu nào sau đây là đúng, khi nói về điện thế tại C và tại B?
A. VC = 0 V; VB = 200 V.
B. VC = +150 V; VB = – 200 V
C. VC = 0 V; VB = – 200 V.
D. VC = 150 V; VB = 0 V.

Câu 9: Trong không gian có điện trường biến đổi liên tục, phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Điểm có điện thế đạt cực đại thì tại đó cường độ điện trường bằng không.
B. Điểm có điện thế đạt cực tiểu thì tại đó cường độ điện trường bằng không.
C. Vectơ cường độ điện trường hướng từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp.
D. Điện trường đều thì điện thế không thay đổi tại mọi điểm

Câu 10: Mặt phẳng (P) rộng vô hạn, tích điện đều với mật độ σ > 0. Điện trường do (P) gây ra có đặc điểm gì?
A. Là điện trường đều.
B. Tại mọi điểm, vectơ cường độ điện trường luôn hướng vuông góc với (P).
C. Mặt đẳng thế là mặt phẳng song song với (P).
D. A, B, C đều đúng.

Câu 11: Mặt phẳng (P) rộng vô hạn, tích điện đều với mật độ σ < 0. Kết luận nào sau đây là SAI?
A. Càng gần (P), điện trường càng mạnh.
B. Càng xa (P), điện thế càng cao.
C. Tại mọi điểm, vectơ cường độ điện trường luôn hướng vuông góc vào (P).
D. Điện thế V biến thiên theo hàm bậc nhất đối với khoảng cách x tính từ (P) đến điểm khảo sát.

Câu 12: Sợi dây thẳng, dài, tích điện đều với mật độ λ > 0. Phát biểu nào sau đây là SAI, khi nói về điện trường xung quanh sợi dây?
A. Là điện trường đều.
B. Càng xa sợi dây, điện thế càng giảm.
C. Mặt đẳng thế là mặt trụ mà sợi dây là trục.
D. Vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm luôn hướng vuông góc với sợi dây.

Câu 13: Sợi dây thẳng, dài, tích điện đều với mật độ λ < 0. Phát biểu nào sau đây là đúng, khi nói về điện trường xung quanh sợi dây?
A. Là điện trường đều.
B. Càng xa sợi dây, điện thế càng giảm.
C. Vectơ cường độ điện trường luôn song song với sợi dây.
D. Mặt đẳng thế là các mặt trụ mà sợi dây là trục.

Câu 14: Điện tích Q < 0 phân bố đều trên vòng dây tròn, tâm O, bán kính R. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Xét điện trường trên trục của vòng dây, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tại tâm vòng dây, cường độ điện trường có giá trị lớn nhất và điện thế có giá trị nhỏ nhất.
B. Tại tâm vòng dây, cường độ điện trường triệt tiêu và điện thế có giá trị lớn nhất.
C. Tại tâm vòng dây, cường độ điện trường triệt tiêu và điện thế có giá trị nhỏ nhất.
D. Tại tâm vòng dây, cường độ điện trường và điện thế đều triệt tiêu.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Proton chuyển động trong điện trường không đều, thì lực điện trường tác dụng lên nó là không đổi.
B. Nơi nào điện thế cao thì nơi đó điện trường mạnh và ngược lại.
C. Điện thông ΦE = gởi qua mặt kín S có giá trị bằng tổng điện tích chứa trong mặt kín đó.
D. Electron chuyển động trong điện trường, từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp thì lực điện trường sinh công âm.

Câu 16: Bắn một electron vào điện trường đều E = 200 V/m. Bỏ qua trọng lực và lực cản. Trị số gia tốc của nó là:
A. 5,7.1013 m/s2
B. 3,5.1013 m/s2
C. 6,2.1010 m/s2
D. 5,3.1013 m/s2

Câu 17: Một viên bi khối lượng m, được treo trên dây nhẹ, không dãn, không dẫn điện vào giữa mặt phẳng rộng, thẳng đứng, tích điện đều, mật độ điện mặt σ < 0, đặt trong không khí. Cho viên bi tích điện q < 0 thì dây treo lệch góc α so với phương thẳng đứng. Biểu thức tính q là:
A. q = 2mgσtgα
B. q = 2ε0mgσcotgα
C. q = 2ε0mgσtgα
D. q = ε0mgσtgα

Câu 18: Một viên bi khối lượng m = 15 g, được treo trên dây nhẹ, không dãn, không dẫn điện vào giữa mặt phẳng rộng, thẳng đứng, tích điện đều, mật độ điện mặt σ = +√3.10−9 C/m2, đặt trong không khí. Truyền cho viên bi điện tích +q thì dây treo lệch 300 so với phương thẳng đứng. Tính trị số của q, cho biết ε0 = 8,85.10–12 F/m; g = 10 m/s2
A. q = 8,85.10–4 C
B. 17,72.10–4 C
C. 35,44.10–4 C
D. 8,85.10–5 C.

Câu 19: Đặt lưỡng cực điện có mômen lưỡng cực pe vào điện trường không đều, vectơ E quay trong không gian thì nó sẽ:
A. Quay tại chỗ theo chiều quay của điện trường.
B. Quay tại chỗ ngược chiều quay của điện trường.
C. Nằm yên.
D. Vừa quay cùng chiều quay của E, vừa tịnh tiến về phía E lớn hơn.

Câu 20: Đặt phân tử có mômen lưỡng cực pe = 6,24.10–30 Cm vào điện trường đều E = 3.104 V/m, sao cho pe hợp với E một góc 300. Tính độ lớn của mômen ngẫu lực tác dụng lên phân tử.
A. 9,36.10–26 N.
B. 16,2. 10–26 Nm.
C. 16,2. 10–26 N.
D. 9,36.10–26 Nm.

Câu 21: Dây thẳng, rất dài, tích điện đều, mật độ điện dài λ < 0, đặt trong không khí. Biết biểu thức tính cường độ điện trường tại điểm M cách dây một đoạn x là E = 2k|λ|/x. Chọn gốc điện thế tại điểm M0 cách dây một đoạn x0 = 1 mét. Tìm biểu thức tính điện thế tại điểm M.
A. VM = +2k|λ|lnx.
B. VM = +2k|λ|.x.
C. VM = –2k|λ|lnx.
D. VM = – 2k|λ|.x.

Câu 22: Điện tích Q phân bố đều với mật độ điện khối ρ trong khối cầu tâm O, bán kính R, đặt trong không khí. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Biểu thức tính điện thế tại điểm M cách tâm O một khoảng r > R là:
A. VM = kQ/2r
B. VM = kQ/r2
C. VM = σR3/3ε0r
D. VM = 4R3/3ε0r

Câu 23: Điện tích Q phân bố đều với mật độ điện khối 5.10–6 C/m3 trong khối cầu tâm O, bán kính 10 cm, đặt trong dầu có hằng số điện môi ε = 5. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Tính điện thế tại điểm M cách tâm O một đoạn 12 cm.
A. VM = 314 V.
B. VM = 62,7 V
C. VM = 314 kV.
D. VM = 1,6 kV.

Câu 24: Bắn electron vào điện trường đều E = 20 V/m, với vận tốc v0 = 6.104 m/s theo hướng đường sức điện trường. Bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực. Quãng đường nó bay được đến lúc dừng lại là:
A. 2.10-4 m
B. 1,5.10-3 m
C. 5,1 mm.
D. 0,1 mm.

Câu 25: Đĩa tròn phẳng, bán kính a, tích điện đều, mật độ điện mặt σ > 0, trong không khí. Biết EM = σ/2ε0(1 − h/√(a2 + h2)) là trị số cường độ điện trường tại điểm M trên trục của đĩa, cách tâm O một đoạn h. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Biểu thức điện thế tại M là:
A. VM = σ/2ε0(√(a2 + h2) − h)
B. VM = σ/2ε0(√(a2 − h2) − h)
C. VM = σ/2ε0(√(a2 + h2) + h)
D. VM = σ/2ε0(h − √(a2 + h2))

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)